Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 59 đến tiết 160

A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp học sinh:

- Hiểu được luật thơ lục bát.

- Có cơ hội tập làm thơ lục bát.

B/ CHUẨN BỊ: Bảng phụ

C/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

* Ổn định lớp: 1

* Kiểm tra bài cũ: 5

? Nêu nét nghệ thuật đặc sắc nhất của ca dao ?

 (Sử dụng thể thơ dân tộc: lục bát).

? Đọc một vài bài ca dao viết theo thể thơ lục bát ?

* Bài mới: 35

 

doc166 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1174 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 59 đến tiết 160, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 59, 60 Soạn: 10/12/2006 Dạy: 21/12/2006. làm thơ lục bát A/ Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: - Hiểu được luật thơ lục bát. - Có cơ hội tập làm thơ lục bát. B/ Chuẩn bị: Bảng phụ c/ Tiến trình bài dạy: * ổn định lớp: 1’ * Kiểm tra bài cũ: 5’ ? Nêu nét nghệ thuật đặc sắc nhất của ca dao ? (Sử dụng thể thơ dân tộc: lục bát). ? Đọc một vài bài ca dao viết theo thể thơ lục bát ? * Bài mới: 35’ * Đọc kỹ bài ca dao. H: Bài ca dao được viết theo thể thơ lục bát ? ? Cặp thơ lục bát mỗi dòng có mấy tiếng ? Vì sao gọi là lục bát ? H: Nhắc lại quy định tiếng bằng, tiếng trắc ? H: Xác định tiếng bằng, trắc, vần của bài ca dao ? H:Nêu luật bằng, trắc, gieo vần ? (Tiếng lẻ tự do. Tiếng chẵn theo luật). H: Tương quan thanh điệu giữa tiếng thứ 6 và thứ 8 ? H: Qua đó em có những ghi nhớ gì về luật thơ lục bát ? I. luật thơ lục bát : 1. Ví dụ: Bài ca dao SGK. 2.Nhận xét: - Lục : 6 Cặp thơ một dùng 6 tiếng - Bát : 8 ở trên, dùng 8 tiếng ở dưới - Sơ đồ bằng, trắc, vần của bài ca dao: Anh đi anh nhớ … B B B T B B(v1) T B B T T B(v1)B B(v2) T B T T B B(v2) T B T T B B(v2)B B 2 4 6 8 - Luật bằng trắc : ở tiếng thứ 2 – bằng, tiếng thứ 4 là trắc (có thể ngoại lệ ngược lại). - Gieo vần ở tiếng thứ 6 và 8. - Trong câu 8 tiếng: tiếng thứ 6 thanh bổng -> tiếng thứ 8 thanh trầm. (hoặc ngược lại). 3. Ghi nhớ: Lưu ý học sinh phân biệt thơ lục bát với văn vần 6/8. - Giáo viên cho ví dụ, học sinh thảo luận. +Ví dụ 1: Con mèo, con chó có lông Bụi tre có mắt, nồi đồng có quai (Đồng dao). + Ví dụ 2: Tiếc thay hạt gạo trắng ngần Đã vo nước đục, lại vần than rơm. (Ca dao). -> Ví dụ 1: Có luật bằng, trắc, thanh, có số câu lục, bát nhưng không có giá trị biểu cảm (chỉ giúp trẻ em nhận biết được các SV quen thuộc) => Không phải là thơ lục bát – chỉ là văn vần. -> Ví dụ 2: Sử dụng hình ảnh ẩn dụ -> lời than thân, trách phận hẩm hiu của cô gái, sự thông cảm của người thân, người yêu cô -> thơ lục bát. Hết tiết 59, chuyển sang tiết 60 II. luyện tập : Bài 1: Ví dụ a): Điền thêm tiếng thứ 5, thứ 6 của câu bát. - Tiếng thứ 6 : vần “a” => “nhà”, “mà”, “là”. thanh trầm. ở nhà, kẻo mà, như là. Ví dụ b): - Tiếng thứ 6 : vần “ên” => tiến lên không ngừng, mới nên thân người, luyện rèn hăng say. Ví dụ c): Tạo sự đối hoặc phối cảnh: Gieo vần “im”. - Trong sân mèo mướp lim dim mắt chờ. - Hoa thơm, cỏ ngọt kiếm tìm đâu xa. - Mẹ ngồi khâu áo, em tìm câu thơ. Bài 2: - Phát hiện sai ở đâu sửa cho đúng luật. C1 VD a: gieo vần “oai” mà viết “bằng” -> xoài. VD b: gieo vần “anh” mà viết “lên” -> thành. C2 VD a: sửa vần “oai” câu lục -> vần “ông” – “ba trồng”. VD b : sửa vần “anh” câu lục -> vần “iên” – “thần tiên”. Bài 3: - Tổ chức thi 2 đội. + Hình thức 1: Thi đọc thơ lục bát (5 phút). + Hình thức 2: Trên cơ sở những câu thơ lục bát vừa đọc thi ngẫu hứng làm thơ. (Có thể lấy luôn câu lục vừa đọc rồi đội kia làm câu bát khác ). Đội nào thắng sẽ được quyền xướng câu lục Giáo viên làm trọng tài, sửa, cho điểm. (Giáo viên lưu ý các em những vần dễ gieo: “a”, “an”, “ươi”, “non”,… Một số vần khó gieo tiếp: “ê”.) Bài 4: (Thêm – GV ghi ra bảng phụ) GV cho HS quan sát những câu thơ và yêu cầu nx xem có sai luật không. a. Tò vò mày nuôi con nhện Ngày sau nó lớn nó quện nhau đi Tò vò ngồi khóc tỉ ti Nhện ơi! Nhện hỡi! Nhện đi đằng nào. ( Ca dao ) b. Mồ hôi mà đổ xuống đồng Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương. ( Ca dao ) - GV gợi ý: câu a không sai luật mà theo lục bát biến thể; câu b: Không sai luật mà chỉ đổi vị trí vần lưng (đồng/ trùng) * củng cố: 3’ 1. Nhắc lại luật thơ lục bát. 2. GV nhận xét hoạt động làm thơ của HS. *. hướng dẫn về nhà : 1’ - Đọc, tập làm thơ lục bát. - Chuẩn bị bài Chuẩn mực sử dụng từ. Tuần 16 Bài 14, 15 Tiết 61 – Tiếng Việt: Soạn:14/12 Dạy: chuẩn mực sử dụng từ A/ Mục tiêu bài học. Giúp HS : - Nắm được các yêu cầu trong việc sử dụng từ. - Trên cơ sở nhận thức được các yêu cầu đó, tự kiểm tra thấy được những nhược điểm của bản thân trong việc sử dụng từ, có ý thức dùng từ đúng chuẩn mực, tránh cẩu thả khi nói, viết. B/ Chuẩn bị: Bảng phụ C/ tiến trình bài dạy: * ổn định lớp: 1' * Kiểm tra bài cũ: 5' 1. Thế nào là chơi chữ? Nêu các lối chơi chữ thường gặp? 2. Câu ca dao sau sử dụng lối chơi chữ nào? (Ghi ra bảng phụ) “Ngày xuân em đi chợ hạ, mua cá thu về, chợ hãy còn đông.” A. Dùng từ đồng âm C. Dùng các từ cùng trường nghĩa B. Dùng cặp từ trái nghĩa D. Dùng lối nói lái. * Bài mới: 35’ - Học sinh đọc ví dụ SGK. ? Các từ in đậm trong các câu dùng sai n/t/n ? - Giáo viên chia bảng phụ đã hệ thống (sau khi học sinh trả lời Từ dùng sai Lỗi sai ở Nguyên nhân Sửa H: Khi sử dụng từ cần chú ý những gì ? (Đúng âm, đúng chính tả). - Đọc các ví dụ. H: Các từ in đậm trong những ví dụ sai n/t/n ? H: Hãy sửa lại bằng cách thay những từ khác thích hợp ? Giáo viên cho học sinh giải nghĩa các từ in đậm, tìm từ khác thích hợp (có giải nghĩa). + Làm việc theo nhóm. + Các nhóm báo cáo kết quả, giáo viên ghi vào bảng phụ chung. VD: Từ dùng sai Nghĩa của từ Từ thích hợp Nghĩa của từ * Khi sử dụng từ cần chú ý đúng nghĩa. - Đọc ví dụ: H: Những từ được dùng sai như thế nào ? H: Sửa lại bằng cách thay từ khác cho thích hợp ? - Bảng phụ: Từ Nghĩa của từ Sắc thái Từ thích hợp Nghĩa của từ Sắc thái * Chú ý sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách. - Đọc ví dụ. H: Xác định chức vụ ngữ pháp của các từ in đậm ? Xác định từ loại của các từ in đậm ? H: Vì sao các từ đó lại bị dùng sai ? - Bảng phụ: Từ Từ loại Chức vụ ngữ pháp Kết luận Sửa * Sử dụng từ đúng chức vụ ngữ pháp. Do những đặc điểm về lịch sử, địa lý, phong tục tập quán, mỗi địa phương có những từ ngữ riêng gọi là từ địa phương. VD: ... H: Vậy trong trường hợp nào không nên sử dụng từ địa phương ? VD: Cho tôi mua chục bát. Không nên dùng: Cho tôi mua chục chén..(Từ Nam bộ). - Do hoàn cảnh lịch sử, văn hoá, có số lượng lớn từ Hán Việt. H: Tại sao chúng ta không nên lạm dụng từ Hán Việt ? VD: + Cha mẹ nào chẳng thương con. Không nên dùng: + Phụ mẫu nào chẳng thương con. + Giáo viên nêu lại môt số ví dụ từ: - Gần âm, gần nghĩa (h/s đã tìm hiểu) => Giải nghĩa => Sử dụng đúng nghĩa. - Những từ có thể đảo trật tự, không thể đảo, không nên đảo ... I. sử dụng đúng âm, đúng chính tả: - VD a: dùi -> vùi (sai cặp phụ âm đầu d -> v - phát âm theo vùng Nam bộ). - VD b: tập tẹ -> bập bẹ, tập toẹ (sai vì gần âm nhớ không chính xác). - VD c: khoảng khắc -> khoảnh khắc (sai vì gần âm nhớ không chính xác). II. sử dụng từ đúng nghĩa: - VD a: + sáng sủa: nhận biết bằng thị giác. + tươi đẹp: nhận biết bằng tư duy, cảm xúc, liên tưởng. => dùng từ "tươi đẹp". - VD b: + cao cả: lời nói (việc làm) có phẩm chất tuyệt vời. + sâu sắc: Nhận thức và thẩm định bằng tư duy, cảm xúc, liên tưởng. - VD c:+ biết: nhận thức được, hiểu được. + có: tồn tại (cái gì đó). IiI. sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách: - VD a: + lãnh đạo: đứng đầu các tổ chức hợp pháp, chính danh -> sắc thái tôn trọng. + cầm đầu: đứng đầu các tổ chức phi pháp, phi nghĩa -> sắc thái khinh bỉ. - VD b: + chú hổ: từ để nhân hoá -> sắc thái đẹp -> không phù hợp với văn cảnh. + con hổ, nó: gọi tên con vật-> sắc thái bình thường -> phù hợp văn cảnh. Iv. sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ: - VD a: hào quang (danh từ) -> không trực tiếp làm vị ngữ -> hào nhoáng. - VD b: ăn mặc (động từ) -> không có bổ ngữ qua quan hệ từ "của" -> cách ăn mặc. - VD c: thảm hại (tính từ) -> không thể làm bổ ngữ cho tính từ "nhiều" -> bỏ tính từ "nhiều". - VD d: sự giả tạo phồn vinh -> trật tự từ sai -> sự phồn vinh giả tạo. v. không lạm dụng từ địa phương, từ hán việt: - Trong các tình huống giao tiếp trang trọng và trong các văn bản chuẩn mực (hành chính, chính luận) không nên sử dụng từ địa phương. - Chỉ dùng từ Hán Việt trong những trường hợp tạo sắc thái phù hợp. Nếu từ Hán Việt nào có từ tiếng Việt tương đương mà phù hợp văn cảnh thì nên dùng từ tiếng Việt. * Ghi nhớ chung: VI. luyện tập: - VD: + hồn nhiên - tiếng cười hồn nhiên của trẻ thơ. + tự nhiên - anh ấy cứ tự nhiên ... - Đảo được: + ao ước - ước ao. - Không đảo được: + hồn nhiên - Không nên đảo: + ngơ ngác - ngác ngơ.(sắc thái ý có bị thay đổi). * Củng cố: 3’ Khi sử dụng từ ta cần chú ý những điều gì? * Hướng dẫn về nhà : 1’ - Nắm nội dung bài, học thuộc ghi nhớ - Chuẩn bị bài Ôn tập văn biểu cảm. Tiết 62: Soạn: 14/ Dạy: ôn tập văn bản biểu cảm A/ Mục tiêu bài học: Giúp h/sinh: - Ôn lại những điểm quan trọng nhất về lý thuyết làm văn bản biểu cảm. - Cách lập ý và lập dàn bài cho một đề văn biểu cảm. - Cách diễn đạt trong bài văn biểu cảm. B/ Chuẩn bị: c/ tiến trình bài dạy: * ổn định lớp: 1’ * Kiểm tra bài cũ: 5’ - Kiểm tra bài về nhà * Bài mới: 35’ H: Thế nào là văn biểu cảm, đánh giá ? H: Muốn bày tỏ thái độ, tình cảm và sự đánh giá của mình trước hết cần phải có các yếu tố gì ? Tại sao ? => Cảm xúc là yếu tố đầu tiên và hết sức quan trọng trong văn biểu cảm. Đó là sự xúc động của con người trước vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống. Chính sự xúc động ấy đã làm nảy sinh nhu cầu biểu cảm của con người. H: Nhắc lại những yêu cầu của văn bản miêu tả, tự sự ? H: Vậy trong văn bản biểu cảm có yếu tố tự sự và miêu tả, tại sao chúng ta không gọi là văn tự sự, miêu tả tổng hợp H: Trong văn bản biểu cảm, tự sự, miêu tả đóng vai trò gì ? * Cho bài ca dao: " Sông kia bên lở bên bồi ........................................... Biết rằng bên đục, bên trong, bên nào" H: Tìm hiểu các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ? H: Các hình ảnh trong bài ca dao có ý nghĩa gì ? H: Tâm trạng của người viết như thế nào ? H: Phương thức biểu đạt của bài ca dao là gì ? H: Qua đó em có nhận xét gì về đặc trưng của văn biểu cảm ? *Câu 1: Khái niệm văn biểu cảm ? Là kiểu văn bản bày tỏ thái độ, tình cảm và sự đánh giá của con người đối với thiên nhiên và cuộc sống. * Câu 2: - Các yếu tố cần có để qua đó hình thành và thể hiện cảm xúc, thái độ, tình cảm của người viết là tự sự và miêu tả. * Câu 3: Phân biệt văn bản biểu cảm với văn bản miêu tả, văn bản tự sự ? - Văn tự sự là yêu cầu kể lại một sự việc, một câu chuyện có đầu, có đuôi, có ngôn ngữ, diễn biến, kết quả nhằm tái hiện những sự việc hoặc những kỷ niệm trong kí ức để người nghe, người đọc có thể hiểu và nhớ, kể lại được. - Văn miêu tả yêu cầu tái hiện đối tượng nhằm dựng một chân dung đầy đủ, chi tiết, sinh động về đối tượng ấy để người đọc, nghe có thể hình dung rõ ràng về đối tượng ấy. - Trong văn biểu cảm, tự sự và miêu tả chỉ là phương tiện để người viết thể hiện thái độ, tình cảm, sự đánh giá. - Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm có vai trò như cái cớ, cái nền cho cảm xúc. Do đó nó thường không tả, không kể, không thuật đầy đủ như khi nó có tư cách là một kiểu văn bản độc lập. * Câu 4: Đặc trưng của văn bản biểu cảm : - Bài ca dao có sử dụng: + Điệp ngữ. + ẩn dụ. + Từ trái nghĩa. - ý nghĩa tượng trưng, ám chỉ những sự kiện trong đời sống tình cảm của con người. - Tâm trạng phân vân xen hồi hộp bâng khuâng. -> Bài ca dao trên là một văn bản biểu cảm, rất gần gũi với văn bản trữ tình. * Câu 5: Luyện tập văn bản biểu cảm. Đề bài: Cảm nghĩ mùa xuân ? ? Nêu các thao tác cần tiến hành. I. tìm hiểu đề - Kiểu văn bản: Phát biểu cảm nghĩ. - Đối tượng biểu cảm: Mùa xuân. II. tìm ý: 1. Mùa xuân của thiên nhiên: - Cảnh sắc, thời tiết, khí hậu, cây cỏ, chim muông, ... 2. Mùa xuân của con người: - Tuổi tác, nghề nghiệp, tâm trạng, suy nghĩ, ... 3. Cảm nghĩ: - Thích hay không thích mùa xuân ? Vì sao ? Mong đợi hay không ? Vì sao ? - Kể hoặc tả để bộc lộ cảm nghĩ thích hay không thích ? Mong đợi hay không mong đợi ? * Giáo viên giao cho học sinh lập dàn ý theo nhóm. - Trình bày dàn ý. - Thống nhất dàn ý. * Củng cố: 3’ - GV chốt lại những nội dung cần ghi nhớ trong tiết ôn tập *. hướng dẫn về nhà : 1’ - Hoàn chỉnh dàn ý. - Viết bài, sửa bài. - Soạn bài Sài Gòn tôi yêu. ..................................................................... Tiết 63 Hướng dẫn đọc thêm văn bản: sài gòn tôi yêu (Minh Hương) Soạn: Dạy: A/ Mục tiêu bài học: Giúp h/sinh: - Cảm nhận được nét đẹp riêng của Sài Gòn với thiên nhiên, khí hậu nhiệt đới và nhất là phong cách của người Sài Gòn. - Nắm được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc qua những hiểu biết cụ thể, nhiều mặt của tác giả về Sài Gòn. B/ Chuẩn bị: Bảng phụ C/ tiến trình bài dạy: * ổn định lớp: 1’ * Kiểm tra bài cũ: 5’ 1. Văn bản “Một thứ quà........: Cốm” đã viết về cốm trên những phương diện nào? (Ghi ra bảng phụ) A. Nguồn gốc và cách thức làm cốm C. Sự thưởng thức cốm B. Vẻ đẹp và công dụng của cốm D. Cả ba phương diện trên 2. Em hiểu gì về tác giả Thạch Lam qua văn bản “Một thứ quà....” * Bài mới: 35’ H: Qua chú thích, em hiểu những gì về tác giả viết về Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh? H: Em có thể kể tên những tác phẩm viết về Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh ? H: Nhắc lại những hiểu biết của em về tuỳ bút ? - Đây là bài tuỳ bút cần được đọc với giọng hồ hởi, vui tươi, hăm hở, sôi động, chú ý các từ ngữ địa phương. - Giáo viên hướng dẫn học sinh giải nghĩa từ khó theo SGK. H: Theo em, bài tuỳ bút này có bố cục như thế nào ? (Bố cục văn bản khá mạch lạc, theo cảm xúc của người viết trước những mặt khác nhau của Sài Gòn.) * Đọc đoạn văn. H: Đoạn văn đầu tiên này, tác giả đã bày tỏ những cảm nhận chung về thiên nhiên và cuộc sống nơi Sài Gòn ? H: Tác giả đã so sánh Sài Gòn với những ai và những cái gì ? Tác dụng của so sánh ấy ? H: Bên cạnh sự so sánh ấy, tác giả còn có những cảm nhận về thiên nhiên, khí hậu Sài Gòn. Em hãy tìm các chi tiết, hình ảnh nói về điều ấy ? (Những cảm nhận về thời tiết như thế nào ? Qua đó , em thấy thời tiết của Sài Gòn có đặc điểm gì ?) H: Ngoài những nét riêng, thời tiết Sài Gòn còn có điều gì khác biệt ? H: Không khí, nhịp điệu cuộc sống đa dạng của thành phố trong những thời khắc khác nhau được tác giả cảm nhận ra sao ? H: Khi nêu cảm nhận về Sài Gòn, tác giả đã sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật gì ? H: Nhờ cách sử dụng những nghệ thuật ấy tác giả đã bày tỏ tình cảm của mình như thế nào ? (Đọc đoạn văn, chúng ta cũng được lây phần nào cái tình cảm thiết tha ấy > Đó chính là thành công của đoạn đầu tiên của bài tuỳ bút này: Gợi được sự đồng cảm nơi người đọc.) H: Và với tình yêu nồng nhiệt ấy tác giả tập trung nói về nét nổi bật nào ? * Đọc đoạn 2: H: Đọc câu văn tác giả nêu nhận xét về đặc điểm cư dân Sài Gòn? H: Em hiểu tại sao ở đây chỉ toàn người Sài Gòn mặc dù không ít người gốc nơi khác ? H: Và đã là con người Sài Gòn, nhất là các cô gái Sài Gòn thì nét phong cách nổi bật là gì ? H: Em hãy tìm câu văn thể hiện rõ nhất đặc điểm riêng của cư dân Sài Gòn. H: Và tất cả những hình ảnh, đặc điểm đó đã tạo nên một Sài Gòn có đặc điểm chung về con người ra sao ? - Với một loạt những cảm nhận hết sức tinh tế về thiên nhiên, cảnh vật, con người Sài Gòn tác giả đã bộc lộ tình yêu của mình dành cho thành phố này. Song ở đoạn cuối tình yêu ấy được khẳng định đầy đủ hơn nữa? * Đọc đoạn cuối. H: ở trong đoạn này em có nhận thấy tác giả muốn gửi gắm tới chúng ta điều gì ? H: Nói đến ý này, em có liên tưởng đến một câu thành ngữ nào đó ? (Đất lành chim đậu.) H: Vậy hiện tượng trên cho thấy điều gì ? H: Thành phố có nhiều người hào phóng nhưng hiếm hoi dần chim chóc. Đọc những ý văn này, em thèm được nghe âm thanh gì, thèm được có cảm giác như thế nào ? (Hãy nhớ đến một văn bản đã học trong lớp 6: Lao xao - Duy Khán.) H: Tuy có những khó khăn như vậy nhưng ưu điểm của Sài Gòn vẫn là cơ bản. Và với những ưu điểm ấy, chúng ta hiểu được tác giả muốn khẳng định điều gì ? H: Đoạn tuỳ bút đã có những thành công nào ? - Trên cơ sở những hiểu biết, tình yêu của em đối với Sài Gòn thông qua sự đồng cảm với Minh Hương, em hãy học tập nhà văn truyền tình yêu dành cho quê hương mình sang mọi người bằng một đoạn văn viết về tình cảm của mình dành cho một miền quê nào đó mà em yêu nhất. I. tìm hiểu chung: 1. Tác giả: - Là một nhà báo. 2. Tác phẩm: - Là bài mở đầu trong tập tuỳ bút-bút kí "Nhớ Sài Gòn" tập 1 của Minh Hương. II. đọc, hiểu văn bản: 1. Đọc- tìm hiểu chú thích: 2. Bố cục: 3 đoạn. - Đoạn 1: Những ấn tượng chung bao quát về Sài Gòn. (Từ đầu đến "họ hàng".) - Đoạn 2: Đặc điểm cư dân và phong cách người Sài Gòn. ( Tiếp đến "1975".) - Đoạn 3: Sài Gòn - đô thị hiền hoà, đất lành -> T/c của T/g. (phần còn lại). 3. Phân tích: a, ấn tượng chung bao quát về Sài Gòn: - So Sài Gòn với nhiều thành phố khác trên đất nước ta, so với 5000 năm tuổi của đất nước -> nhấn mạnh độ trẻ trung, còn xuân của Sài Gòn. - Thời tiết: nắng sớm ngọt ngào, gió lộng buổi chiều, cơn mưa nhiệt đới ào ào và mau dứt -> nét riêng. - Trời đang buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh -> sự thay đổi nhanh chóng, đột ngột của thời tiết. - Đêm : Thưa thớt tiếng ồn. - Giờ cao điểm: náo động, dập dìu xe cộ. - Buổi sáng tinh sương: không khí mát dịu, thanh sạch. -> Điệp từ, điệp cấu trúc câu. -> Tình yêu nồng nhiệt, tha thiết với Sài Gòn. b, Phong cách người Sài Gòn: - "ở trên đất này ... Sài Gòn cả" -> Sự hoà hợp, hội tụ không phân biệt nguồn gốc. - Người Sài Gòn nói chung: hề hà, dễ dãi, ít dàn dựng, chân thành, thẳng thắn. - Các cô gái Sài Gòn: chân thành, bộc trực, cởi mở, vẻ đẹp tự nhiên mà ý nhị. -> "Sài Gòn bao giờ cũng ... kéo đến". -> Sức sống, nét đẹp riêng của thành phố, của con người nơi thành phố ấy. c, Sài Gòn đất lành, đô thị hiền hoà: - Sài Gòn là nơi đất lành nhưng rất ít chim. -> Vấn đề môi trường và T/y của T/g dành cho thiên nhiên, môi trường. => Khẳng định tình yêu Sài Gòn dai dẳng và bền chặt với mơ ước mọi người ai cũng yêu Sài Gòn của tác giả. 4. Tổng kết: Ghi nhớ: SGK III. luyện tập: - Đoạn văn: Miền quê em yêu. (Giới hạn 5-7 câu. Chuẩn bị trong 5 phút). *củng cố: 3’ 1. Nội dung chính của văn bản này là gì? 2. Sức lôi cuốn của văn bản này là ở chỗ nào? * Hướng dẫn về nhà: 1’ 1. Nắm chắc nội dung của bài. 2. Hoàn thành bài tập ở trên. 3. Soạn bài Mùa xuân của tôi ................................................................................ Tiết 64 - Soạn: Dạy: Văn bản mùa xuân của tôi Vũ Bằng A/ Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: - Cảm nhận được nét đặc sắc riêng của cảnh sắc mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc được tái hiện trong bài tuỳ bút. - Thấy được tình yêu quê hương, đất nước thiết tha sâu đậm của tác giả được thể hiện qua ngòi bút tài hoa, tinh tế, giàu cảm xúc và hình ảnh. B/ Chuẩn bị: Bảng phụ C/ Tiến trình bài dạy: * ổn định lớp: 1’ * Kiểm tra bài cũ: 5’ - Qua văn bản “Sài Gòn tôi yêu”, tác giả Minh Hương đã giúp em hiểu những gì về Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh ? - KT đoạn văn ? * Bài mới: 35’ - Có rất nhiều hình ảnh dường như trở thành cái cớ để mọi người bộc lộ cảm xúc. Nếu như Lí Bạch nhìn trăng mà … H: Đọc chú thích và nêu những hiểu biết của em về tác giả Vũ Bằng. H: Nêu xuất xứ của văn bản ? (Đây là tác phẩm được đánh giá là xuất sắc nhất của Vũ Bằng. Trong những năm chiến tranh, đất nước bị chia cắt, sống ở Sài Gòn, nhà văn đã gửi vào trang sách nỗi niềm thương nhớ da diết, quặn xót về đất Bắc, về Hà Nội, về gia đình với lòng mong mỏi đất nước hoà bình, thống nhất như tâm sự sau: "Ai đi về Bắc ta theo với Thăm lại non sông, đất Lạc Hồng Từ thuở mang gươm đi mở cõi Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long" (Huỳnh Văn Nghệ) - Bài văn này là một bài tuỳ bút. H: Em hãy nhắc lại đặc điểm chung của thể tuỳ bút ? - Là thể văn biểu cảm nên khi đọc bài này chú ý giọng chậm rãi, sâu lắng, mềm mại, hơi buồn se sắt, chú ý giọng phù hợp với những câu cảm trong bài. * Giải nghĩa từ theo SGK. H: Bài này chỉ là một đoạn trích nên không có bố cục hoàn chỉnh. Song theo em bài này có thể chia làm mấy đoạn ? * Đọc đoạn 1: H: Đoạn văn viết về một quy luật tất yếu đó là tình yêu dành cho mùa xuân. Trong đoạn văn tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ? H: Tác dụng của việc sử dụng biện pháp nghệ thuật đó ? H: Em có hiểu vì sao mùa xuân lại được mọi người đều dành cho tình yêu như vậy không ? H: Nhưng liệu đó có phải là những lý do cơ bản để khiến tác giả mè luyến mùa xuân ? -> Đoạn 2. H: Tác giả đã gợi tả cảnh sắc mùa xuân đất Bắc, Hà Nội qua cách lập ý nào ? H: Trong dòng hồi ức của nhà văn về mùa xuân đất Bắc, mùa xuân Hà Nội, những hình ảnh, chi tiết nào là đặc trưng, tiêu biểu nhất ? H: Vì sao em lại cho rằng đó là những hình ảnh đặc trưng, tiêu biểu nhất ? H: Và với những nét đặc trưng ấy, mùa xuân đem lại một sức sống cho thiên nhiên và con người như thế nào ? H: Tác giả đã sử dụng hình ảnh như thế nào ? H: Giọng văn trong đoạn này ra sao ? (Quả là mùa xuân bao giờ cũng thật tuyệt vời và cảm xúc của con người trong mùa xuân là bất tận. Với Vũ Bằng, thông qua nhiều cách khác nhau, suy tưởng và hồi nhớ trong tình cảnh và tâm trạng buồn, xa, bồi hồi đã bao năm tháng trôi qua, xa cách cả về không gian và thời gian nhưng nhớ đến mùa xuân tháng Giêng là cái miên man rạo rực, xôn xao và ấm áp lại hiện về, sống lại trong lòng. Và nhà văn cho chúng ta được sống cùng trong dòng cảm xúc miên man đó để mà cảm nhận thật rõ nét sức sống của thiên nhiên và con người trong mùa xuân.) H: Trong cả mùa xuân tuyệt vời của đất Bắc, của Hà Nội ấy tác giả tập trung niềm thương nhớ vào thời điểm nào nhất -> Đoạn 3. H: Em đã học bài thơ "Nguyên tiêu" của Bác. Hãy đọc lại bài thơ ấy ? H: Còn ở đây, Vũ Bằng viết về mùa xuân sau ngày rằm tháng Giêng như thế nào ? -> Đọc đoạn 3. H: Có gì khác nhau giữa cảnh sắc và hương vị mùa xuân Hà Nội trước và sau ngày rằm tháng Giêng ? * Giáo viên treo bảng phụ, so sánh. C/sắc, HV, c/sống Trước RTG Đào Tươi nhuỵ phong. Cỏ: mướt xanh. Trời: nồm. Mưa: phùn. Nền trời: đùng đục như màu pha lê Bữa cơm: có thịt mỡ, dưa hành. Cúng lễ: Màn điều vẫn treo, chưa hoá vàng. C/sống: nhiều trò vui diễn ra. H: Cảnh sắc nào làm em thích thú nhất ? Vì sao ? (Học sinh thảo luận 2 phút.) H: Cảnh sắc đó được nhớ lại theo trình tự nào ? Đặc điểm của cách kể, tả này ? H: Em có nhận xét gì về cách quan sát và cảm nhận của tác giả ? H: Em hiểu được tác giả là người như thế nào ? H: Qua tìm hiểu đoạn trích em hãy nêu những cảm nhận nổi bật nhất về cảnh mùa xuân và tình cảm của tác giả ? H: Cho biết nét đặc sắc trong ngòi bút của nhà văn Vũ Bằng ? H: Đọc diễn cảm lại bài văn? H: Viết đoạn văn diễn tả cảm xúc của em về 1 mùa trong năm? I. tìm hiểu chung: 1. Tác giả: - Vũ Bằng (1913-1984) là nhà văn, nhà báo có sở trường về truyện ngắn, tuỳ bút, bút ký. 2. Tác phẩm: - Trích trong tập “Thương nhớ mười hai” (1960-1971). - Văn bản “Mùa xuân của tôi”là đoạn trích trong bài “Tháng giêng mơ về trăng non, rét ngọt”. II. đọc, hiểu văn bản: 1. Đọc- tìm hiểu chú thích: 2. Bố cục: 3 đoạn. - Đoạn 1: Từ đầu đến “…mê luyến mùa xuân” ? (Tình cảm của con người với mùa xuân – quy luật tất yếu.) - Đoạn 2: Tiếp … “mở hội liên hoan”. (Cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đất trời và lòng người.) - Đoạn 3: Còn lại. (Cảnh sắc riêng của đất trời mùa xuân.) 3. Phân tích: a) Tình yêu mùa xuân – quy luật tất yếu: - Nghệ thuật điệp ngữ, điệp kiểu câu. -> Giọng văn duyên dáng mà vẫn không kém phần mạnh mẽ -> Khẳng định quy luật tất yếu của tình cảm con người: Yêu mùa xuân, mùa đầu của tình yêu, hạnh phúc, tuổi trẻ, của đất trời và lòng người. b) Cảnh sắc và không khí mùa xuân đất Bắc - mùa xuân Hà Nội: - Mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng. Có cái rét ngọt ngào. Có bàn thờ, đèn nến, hương trầm. -> Nét đặc trưng cả trong thiên nhiên và sinh hoạt của con người. Trong thời tiết khí hậu có cái lạnh của mùa đông còn vương lại nhưng có cái ấm áp, nồng nàn của khí xuân, hơi xuân với tình cảm gia đình yêu thương, thắm thiết. “Nhựa sống của con người căng lên Tim dường như … Con người sống lại và … Lòng anh ấm … Ra ngoài … yêu thương”. -> Hình ảnh gợi cảm, so sánh cụ thể, giọng văn kể, tả, biểu cảm nhịp nhàng, hài hoà, trôi chảy tự nhiên theo dòng cảm xúc. -> Sức sống của thiên nhiên và con người trong tháng Giêng mùa xuân. c) Cảnh sắc, hương vị mùa xuân Hà Nội sau ngày rằm tháng Giêng: - Sau rằm tháng Giêng. + hơi phai nhuỵ vẫn còn phong. + nức mùi hương ngan ngát. + hết nồm. + Xuân. + Trong, có những nàn ánh sáng

File đính kèm:

  • docGiao an mon Ngu Van Lop 7 tu tiet 59.doc