Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 73 đến tiết 140

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Nắm được khái niệm tục ngữ.

- Thấy được giá trị nội dung, tư tưởng, ý nghĩa triết lí và hình thức nghệ thuât của những câu tục ngữ trong bài học.

2. Kĩ năng

- Đọc - hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.

- Vận dụng được ở mức độ nhất định một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất vào đời sống.

3. Thái độ: Giáo dục tinh thần yêu quý tục ngữ - kho tàng trí tuệ của nhân dân, ý thức tìm hiểu tục ngữ, vận dụng tục ngữ vào đời sống.

II.Chuẩn bị

1. GV: Tài liệu tham khảo về tục ngữ thiên nhiên và lao động sản xuất.

2. HS : Đọc bài, soạn bài.

 

doc156 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 934 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 73 đến tiết 140, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng Tiết 73 7A...../ 01/ 2013 7B.... / 01/ 2013 Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nắm được khái niệm tục ngữ. - Thấy được giá trị nội dung, tư tưởng, ý nghĩa triết lí và hình thức nghệ thuât của những câu tục ngữ trong bài học. 2. Kĩ năng - Đọc - hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất. - Vận dụng được ở mức độ nhất định một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất vào đời sống. 3. Thái độ: Giáo dục tinh thần yêu quý tục ngữ - kho tàng trí tuệ của nhân dân, ý thức tìm hiểu tục ngữ, vận dụng tục ngữ vào đời sống. II.Chuẩn bị 1. GV: Tài liệu tham khảo về tục ngữ thiên nhiên và lao động sản xuất.. 2. HS : Đọc bài, soạn bài. III.Tiến trình dạy và học 1. ổn định tổ chức (1’ ) 7A: Tổng.............vắng................................................................................ 7B: Tổng.............vắng................................................................................. 2. Kiểm tra ( 4’) Kiểm tra vở soạn của học sinh. 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung *Hoạt động 1: Giới thiệu bài TN là một thể loại VH dân gian. Nó được ví là kho báu của kinh nghiệm và trí tuệ dân gian, là "túi khôn của dân gian vô tận", TN là thể loại triết lí nhưng đồng cũng là "cây đời xanh tươi". Tục ngữ có nhiều chủ đề..... * Hoạt động 2: HDHS đọc, tìm hiểu chú thích. - GV hướng dẫn đọc -> đọc mẫu-> gọi HS đọc -> HS nhận xét – GV nhận xét. - Gọi HS đọc phần chú thích. + CH: Qua phần chú thích em hiểu thế nào là tục ngữ? * Hoạt động 3. HDHS Tìm hiểu VB. - Theo em có thể chia 8 câu tục ngữ trong bài làm mấy nhóm? Mỗi nhóm gồm những câu nào? Gọi tên từng nhóm đó? -> Chia 2 nhóm: Nhóm 1: Câu1, 2, 3, 4 là những câu tục ngữ về thiên nhiên; Nhóm 2: Câu 5, 6, 7, 8 là những câu tục ngữ về lao động sản xuất. - Gọi HS đọc câu 1. + CH: Em có nhận xét gì về vần, nhịp và biện pháp nghệ thuật trong câu tục ngữ ? ý nghĩa của câu TN ? -> Tháng 5 âm lịch đêm ngắn ngày dài. Tháng 10 âm lịch, đêm dài ngày ngắn. - HS đọc câu 2. - Câu 2 nêu nhận xét về hiện tượng gì? -> Thời tiết dự đoán nắng mưa. - Em có nhận xét về nghệ thuật? - Câu tục ngữ có nghĩa đen là gì? nghĩa bóng là gì? + CH: Vì sao người Việt Nam rất quan tâm đến nắng mưa. -> Trồng lúa, nông nghiệp. - HS đọc câu 3. - Câu này so với hai câu trên về nội dung, hình thức có gì giống, khác nhau? -> Vẫn là kinh nghiệm thời tiết – kinh nghiệm dự đoán bão, hiện tượng thiên nhiên dữ dội, đem lại tai hoạ cho dân nghèo. - Câu tục ngữ có ý nghĩa gì? - HS đọc câu 4. -Nội dung câu tục ngữ này là gì? - Bốn câu vừa tìm hiểu có những đặc điểm gì chung? -> Tục ngữ đúc kết kinh nghiệm về thời gian, thời tiết, bão lụt cho thấy phần nào cuộc sống vất vả, thiên nhiên khắc nghiệt ở Việt Nam - ý nghĩa câu tục ngữ 5 là gì? Đây có phải là biện pháp so sánh không? ngoài ra còn có biện pháp gì nữa? Nội dung của câu tục ngữ? - HS đọc câu 6. - Nội dung, ý nghĩa câu tục ngữ là gì? - HS đọc câu 7. - Kinh nghiệm được tuyên truyền, phổ biến trong câu này là gì? -> Nước, phân,cần, giống. - Nội dung ý nghĩa câu tục ngữ là gì? - HS đọc câu tục ngữ 8. -> Thì: Thời vụ, thục: thành thạo - Nội dung câu tục ngữ trên là gì? - HS đọc phần ghi nhớ * Hoạt động 3: HDHS Luyên tập *Hoạt động nhóm( nhóm nhỏ) - GV nêu vấn đề: Qua tìm hiểu, em thấy tục ngữ thường phải có những tiêu chuẩn và yêu cầu gì về hình thức, nghệ thuật? - Nhiệm vụ: HS tập trung giải quyết vấn đề. - Đại diện nhóm trình bày kết quả. - HS nhận xét – GV nhận xét. (1') (6’) (24’) (5’) 5’ I. Đọc, tìm hiểu chú thích 1.Đọc 2. Tìm hiểu chú thích. * Tục ngữ: Là những câu nói dân gian ngắn gọn, có nhịp điệu hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt ( tự nhiên, lao động, sản xuất, xã hội.) được nhân dân vận dụng vào cuộc sống hàng ngày. II. Tìm hiểu văn bản 1. Tục ngữ về thiên nhiên * Câu 1. Đêm tháng năm/ chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười/ chưa cười đã tối. - Nhịp 3/4, vần lưng, phép đối, thậm xưng => nhận xét về sự thay đổi khoảng thời gian ngày đêm giữa các tháng trong năm. -> Giúp con người có ý thức chủ động để nhìn nhận, sử dụng thời gian, công việc sức lao động vào những thời điểm khác nhau trong năm có hiệu quả. * Câu 2. Mau sao thì nắng/ vắng sao thì mưa. - Nghệ thuật: Vần lưng, phép đối. - Nghĩa đen: Trời nhiều sao sẽ nắng, ít sao sẽ mưa. - Nghĩa bóng: Giúp con người biết nhìn sao để dự đoán thời tiết, sắp xếp công việc. * Câu 3. Ráng mỡ gà, ai có nhà thì giữ. - Trời có ráng vàng sắp có bão => kinh nghiệm dự đoán bão để có ý thức chủ động giữ gìn nhà cửa, hoa màu. * Câu 4. Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt => Kinh nghiệm quan sát kiến bò nhiều vào tháng bảy, thường bò lên cao là điềm báo sắp có lụt 2. Tục ngữ về lao động sản xuất. * Câu 5. Tấc đất, tấc vàng - Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại => vai trò, giá trị của đất đối với đời sống của con người - Phê phán hiện tượng lãng phí đất đai * Câu 6. - Nhất canh trì, nhị canh viên -> Giúp con người biết khai thác tốt điều kiện hoàn cảnh tự nhiên để tạo ra của cải vật chất * Câu 7. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống -> Khẳng định thứ tự quan trọng của các yếu tố ( nước, phân, cần cù lao động, giống lúa) đối với nghề trồng lúa nước của nhân dân ta. * Câu 8. Nhất thì, nhì thục-> Khuyên người làm ruộng không được quên thời vụ, không được sao nhãng việc đồng áng. *Ghi nhớ (SGK- 5) III. Luyện tập - Về hình thức: Ngắn gọn, vần lưng. - Nghệ thuật: Đối các vế cả nội dung và hình thức, giàu hình ảnh, lập luận chặt chẽ. 4. Củng cố ( 3’) - Tục ngữ là gì ? 5. Hướng dẫn về nhà.( 1’) - Học thuộc lòng 8 câu tục ngữ. - Sưu tầm thêm những câu tục ngữ. - Soạn bài:Chương trình địa phương phần văn và tập làm văn. Ngày giảng 7A...../ 01/ 2013 Tiết 74 7B.... / 01/ 2013 CHƯƠNG TRìNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN VĂN VÀ TẬP LÀM VĂN I.Mục tiêu 1. Kiến thức - Nắm được yêu cầu và cách thức sưu tầm ca dao, tục ngữ địa phương. - Hiểu thêm về giá trị nội dung, đặc điểm, hình thức của tục ngữ, ca dao địa phương. 2. Kĩ năng - Biết cách sưu tầm tục ngữ, ca dao địa phương. - Biết cách tìm hiểu tục ngữ ca dao địa phương ở một mức độ nhất định. - Biết cách làm bài văn phát biểu cảm nghĩ về một bài ca dao, dân ca, tục ngữ của địa phương. 3. Thái độ - Yêu quý, trân trọng, giữ gìn vốn ca dao, dân ca, tục ngữ của các dân tộc thiểu số tỉnh Tuyên Quang. - Giáo dục lòng tự hào về vốn tục ngữ, ca dao, dân ca của quê hương mình. II. Chuẩn bị 1. GV: Tài liệu tham khảo: Ngữ văn địa phương Tuyên Quang, phòng học chung. 2. HS: Sưu tầm ca dao, dân ca, tục ngữ địa phương. III.Tiến trình dạy học 1.ổn định tổ chức (1’) 7A: Tổng.............vắng................................................................................ 7B: Tổng.............vắng................................................................................. 2.Kiểm tra (5’ ) - Đọc thuộc lòng tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất? Nêu nội dung chính của những câu tục ngữ đó? - Đáp án: Ghi nhớ SGK . 3.Bài mới. Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung * Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu ca dao dân ca. - Giáo viên trình chiếu PowerPoint nội dung bốn bài ca dao. - GV hướng dẫn đọc -> Gọi HS đọc bốn bài ca dao, dân ca -> HS nhận xét -> GV nhận xét, kết luận. - Lời của bài ca dao 1, 2 là lời của ai , được dùng để làm gì? -> Là lời của mẹ khi ru con, nói với con. - Tình cảm bài ca dao 1, 2 muốn diễn tả là tình cảm gì? -> Bài 1: Người mẹ dùng cách diễn tả bằng hình ảnh cụ thể, sinh động, cảm động về tình cảm, sự hi sinh vất vả của cha mẹ cho con. -> Bài 2: Bài ca có giai điệu nhẹ nhàng, êm dịu với những hình ảnh phong phú, sinh động về thế giới tự nhiên. - Bài 3 thể hiện điều gì? - Nội dung của bài ca dao 4 là gì? -> Bài ca dao thể hiện một cách sinh động tiết xuân ấm áp, muôn hoa rừng khoe sắc, từng đàn bướm rực rỡ sắc màu đùa giỡn bên những cánh hoa xuân. *Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu tục ngữ. - Giáo viên trình chiếu PowerPoint nội dung năm câu tục ngữ. - GV hướng dẫn đọc -> Gọi HS đọc năm câu TN -> HS nhận xét -> GV nhận xét, kết luận. -Có thể chia năm câu tục ngữ thành mấy nhóm? Đó là những nhóm nào? -> Nhóm 1: Câu 1, 2 nói về tình cảm gia đình. -> Nhóm 2: Câu 3, 4, 5 nói về kinh nghiệm ứng xử trong xã hội. - Nội dung của câu tục ngữ 1, 2 nói lên điều gì? -> Câu 1: Con cháu phải biết kính trọng cha mẹ, chăm sóc khi cha mẹ già yếu. đây là lời khuyên đầy giá trị nhân văn. -> Câu 2: Anh chị em trong một nhà phải biết thương yêu, giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau. - Nội dung của câu tục ngữ 3, 4, 5 nói lên điều gì? * Hoạt động 3: HDHS luyện viết bài văn phát biểu cảm nghĩ về một bài ca dao, dân ca, tục ngữ của Tuyên Quang. - Mở bài cần nêu vấn đề gì? - Thân bài cần giải quyết những vấn đề gì? - Viết phầm mở bài và kết bài - h/s khá đọc bài, h/s nhận xét GV kết luận (10’) (10’) (15’) I. Những câu hát về tình cảm gia đình, tình yêu thiên nhiên, tình yêu lao động. - Bài 1: Bài ca thể hiện công lao của cha mẹ đối với con, đồng thời nhắc nhở con cháu ghi sâu công ơn của cha mẹ đối với mình. - Bài 2: Bài ca vừa thể hiện tình yêu con tha thiết của mẹ vừa cung cấp cho trẻ những tri thức đầu tiên về cuộc đời. - Bài 3: Thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết. - Bài 4: Thiên nhiên hiện lên đa dạng, tươi đẹp thể hiện tình cảm gắn bó máu thịt của tác giả đối với quê hương. II. Tục ngữ - Câu 1: Cha mẹ là chỗ dựa của con khi con còn nhỏ, khi cha mẹ già phải cậy nhờ con. - Câu 2: Nhấn mạnh và khẳng định tình cảm chị em là hết sức thiêng liêng, gắn bó. - Câu 3: Con người phải biết suy nghĩ, khiêm tốn học hỏi, tích lũy kinh nghiệm vì kiến thức là vô bờ, nếu không sẽ dễ vấp ngã, dễ phạm sai lầm. - Câu 4: Dạy con phải dạy ngay từ khi còn nhỏ. - Câu 5: Đoàn kết tạo nên sức mạnh giúp con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Nhiều người hợp sức sẽ làm nên việc lớn. III. Luyện viết bài văn phát biểu cảm nghĩ về ca dao, dân ca, tục ngữ của Tuyên Quang. - Đề bài: Hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về một bài ca dao, dân ca , tục ngữ của các dân tộc thiểu số tỉnh Tuyên Quang mà em đã được học. * Dàn bài. - Mở bài: Giới thiệu bài ca dao, dân ca, tục ngữ mà em thích và cảm nghĩ chung của em. - Thân bài: + Cảm nhận, tưởng tượng về hình tượng trong bài ca dao, dân ca, tục ngữ đã học. + Cảm nghĩ về từng chi tiết trong bài ca dao, dân ca, tục ngữ đã học. + Cảm nghĩ về cách nói, cách nghĩ của nhân dân các dân tộc thiểu số trong sáng tác dân gian đó. - Kết luận: Tình cảm của em đối với bài ca dao, dân ca, tục ngữ đã học. 4.Củng cố (3’) - Em có nhận xét gì về cách diễn tả tình cảm trong những bài ca dao, dân ca, tục ngữ của Tuyên Quang. - Trong kho tàng tục ngữ của người Việt có những câu tục ngữ nào có nội dung tương tự với những câu tục ngữ đã tìm hiểu trong bài. 5. Hướng dẫn về nhà ( 1’) - Tìm đọc và chép lại một số bài ca dao khác của các dân tộc ở Tuyên Quang thể hiện tình cảm gia đình, tình yêu thiên nhiên và tình yêu lao động. - Hoàn thiện bài viết văn phát biểu cảm nghĩ về VH dân gian địa phương trên cơ sở dàn bài đã làm ở lớp. Ngày giảng 7A...../ 01/ 2013 Tiết 75 7B.... / 01/ 2013 Tìm hiểu chung về văn nghị luận I.Mục tiêu 1. Kiến thức: - Khái niệm văn nghị luận. - Nhu cầu nghị luận trong đời sống. - Những đặc điểm chung của văn nghị luận. - Bước đầu biết cách vận dụng những kiễn thức về văn nghị luận vào đọc- hiểu văn bản. 2. Kĩ năng: Nhận biết văn bản nghị luận khi đọc sách báo, chuẩn bị để tiếp tục tìm hiểu sâu, kĩ hơn về kiểu văn bản quan trọng này. 3. Thái độ: Yêu thích văn nghị luận, năng luyện tập tìm hiểu phương pháp làm bài văn nghị luận. II. Chuẩn bị 1. GV: Các văn bản nghị luận. 2. HS : Soạn bài. III.Tiến trình dạy và học 1. ổn định tổ chức ( 1’) 7A: Tổng.............vắng................................................................................ 7B: Tổng.............vắng................................................................................. 2. Kiểm tra Kết hợp trong bài. 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò TG nội dung *Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận. - -HS đọc mục a SGK. - Vì sao em đi học? - Vì sao con người cần phải có bạn bè? - Theo em như thế nào là sống đẹp? - Trẻ em hút thuốc lá là tốt hay xấu, lợi hay hại? - Vì sao em thích đọc sách, thích xem phim? - Làm thế nào để học giỏi môn Ngữ văn? - Gặp các vấn đề và câu hỏi loại đó, em có thể trả lời bằng các kiểu văn bản đã học như kể chuyện, miêu tả, biểu cảm hay không? Vì sao? - Hàng ngày trên báo chí, đài phát thanh, truyền hình, em thường gặp những kiểu văn bản nào? Kể tên một vài văn bản mà em biết? *HS đọc văn bản. - Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích gì? - Để thực hiện mục đích ấy, bài viết nêu ra những ý kiến nào? Những ý kiến ấy được diễn đạt thành những luận điểm nào? - Để luận điểm có sức thuyết phục, bài viết đã nêu ra những lí lẽ nào? Liệt kê các lí lẽ đó? - Tác giả có thể thực hiện mục đích của mình bằng văn kể truyện, miêu tả, biểu cảm được không? vì sao? -> Không, vì khó có thể vận dụng để thực hiện được mục đích trên, khó giải quyết được vấn đề kêu gọi mọi người chống nạn thất học một cách chặt chẽ, rõ ràng, đầy đủ như vậy. - Từ những nội dung phân tích trên em hiểu thế nào là văn nghị luận? - HS đọc phần ghi nhớ. (39’) I. Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận. 1. Nhu cầu nghị luận Văn bản nghị luận là loại văn bản được viết (nói) nhằm nêu và xác lập cho người đọc (nghe) một tư tưởng, một vấn đề nào đó. Văn nghị luận nhất thiết phải có luận điểm (tư tưởng) rõ ràng, lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục. 2. Thế nào là văn bản nghị luận * Văn bản: Chống nạn thất học. Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích: Chống giặc dốt, một trong ba thứ giặc rất nguy hại sau cách mạng tháng 8. 1945. - Luận điểm: Một trong những việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là: Nâng cao dân trí. - Lí lẽ: + Chính sách ngu dân của thực dân Pháp làm cho hầu hết người Việt Nam mù chữ. + Phải biết đọc biết viết chữ Quốc ngữ thì mới có kiến thức để tham gia xây dựng nước nhà. Góp sức vào bình dân học vụ. + Đặc biệt phụ nữ cần phải học. + Thanh niên sẵn sàng giúp đỡ. + Công việc quan trọng và to lớn ấy có thể và nhất định làm được. *Ghi nhớ ( SGK T. 9 ) 4. Củng cố ( 3’) - Thế nào là văn bản nghị luận? 5. Hướng dẫn về nhà ( 1’) - Sưu tầm những văn bản nghị luận. - Soạn phần còn lại. Ngày giảng Tiết 76 7A...../ 01/ 2013 Tìm hiểu chung về văn nghị luận 7B.... / 01/ 2013 ( Tiếp) I.Mục tiêu 1. Kiến thức: - Khái niệm văn nghị luận. - Nhu cầu nghị luận trong đời sống. - Những đặc điểm chung của văn nghị luận. - Bước đầu biết cách vận dụng những kiễn thức về văn nghị luận vào đọc - hiểu văn bản. 2. Kĩ năng: Nhận biết văn bản nghị luận khi đọc sách báo, chuẩn bị để tiếp tục tìm hiểu sâu, kĩ hơn về kiểu văn bản quan trọng này. 3. Thái độ: Yêu thích văn nghị luận, năng luyện tập tìm hiểu phương pháp làm bài văn nghị luận. II. Chuẩn bị 1. GV: Các bài văn nghị luận.. 2. HS: Sưu tầm các bài văn nghị luận. III. Tiến trình dạy học 1. ổn định tổ chức ( 1’) 7A: Tổng.............vắng................................................................................ 7B: Tổng.............vắng................................................................................. 2. Kiểm tra (5’) - Thế nào là văn bản nghị luận? Nêu những loại văn bản nghị luận thường gặp? - Đáp án: Ghi nhớ SGK. 3. Bài mới. Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung *Hoạt động II: HDHS luyện tập - HS đọc văn bản. - Đây có phải là văn bản nghị luận không? ->Văn bản trên, từ nhan đề đến phần mở bài, thân bài, kết bài đều thể hiện rõ nét tính nghị luận. - Tác giả đề xuất ý kiến gì? - Những câu văn nào thể hiện ý kiến đó? - Để thuyết phục người đọc, tác giả nêu ra những lý lẽ và dẫn chứng nào? *Hoạt động nhóm ( nhóm nhỏ). - GV nêu vấn đề: Bài nghị luận có nhằm giải quyết vấn đề có trong thực tế hay không? Em có tán thành ý kiến đó không? vì sao? - Đại diện nhóm trình bày kết quả. - HS nhận xét – GV nhận xét. HS đọc văn bản. - Văn bản trên từ nhan đề đến nội dung đều thuộc văn bản miêu tả, cụ thể là miêu tả hai biển hồ ở Pa-Le- xtin; Kể truyện về 2 biển hồ; Biểu cảm về 2 biển hồ; Nghị luận về cuộc sống về 2 cách sống qua việc kể truyện về 2 biển hồ. Theo em ý kiến nào đúng? Vì sao? - Văn bản nghị luận thường chặt chẽ, rõ ràng, khúc chiết, cũng có khi trình bày gián tiếp, hình ảnh bóng bẩy kín đáo. Văn bản trên thuộc loại thứ hai. Bởi vậy nó là văn bản nghị luận. (35’) 5’ II.Luyện tập * Bài tập 1 - Bài văn: Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội. - Là văn bản nghị luận vì: Vấn đề nêu ra để bàn luận và giải quyết là một vấn đề xã hội, cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội một vấn đề thuộc về lối sống đạo đức. + Tác giả sử dụng khá nhiều lí lẽ, lập luận và dẫn chứng để trình bày bảo vệ quan điểm của mình. - Cần phân biệt thói quen tốt và thói quen xấu, cần tạo thói quen tốt và khắc phục thói quen xấu trong đời sống hàng ngày. - Có thói quen tốt và thói quen xấu… có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã quen nên rất khó bỏ… Thói quen này thành tệ nạn… tạo được thói quen tốt là rất khó… cho xã hội. -> Đó cũng chính là lí lẽ của người viết. - Bài nghị luận nhằm đúng vấn đề có trong thực tế. - Tán thành ý kiến trong bài viết. Vì những ý kiến của tác giả đưa ra đều đúng đắn và cụ thể. * Bài tập 2 - Bố cục ba phần: + Mở bài: Từ đầu -> quen tốt. + Thõn bài: Tiếp -> nguy hiểm. + Kết bài: Phần còn lại. * Bài tập 4 * Văn bản: Hai biển hồ. - Đây là văn bản nghị luận vì: Văn bản có tả hồ, tả cuộc sống tự nhiên và con người xung quanh hồ nhưng chủ yếu làm sáng tỏ về hai cách sống: Cách sống cá nhân thu mình, không quan hệ, giao lưu thật đáng buồn và chết dần chết mòn và cách sống chia sẻ, hòa nhập làm cho tâm hồn con người tràn ngập niềm vui. 4. Củng cố ( 3’) - Thế nào là văn bản nghị luận? 5. HD học ở nhà ( 2’) - Làm bài tập 4. - Soạn bài:Tục ngữ về con người xã hội. Ngày giảng Tiết 77 7A...../ 01/ 2013 7B.... / 01/ 2013 Tục ngữ về con người và xã hội I.Mục tiêu 1. Kiến thức: - Nội dung của tục ngữ về con người và xã hội, tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về lối sống đạo đức đúng đắn, cao đẹp, tình nghĩa của con người Việt Nam. - Thấy được đặc điểm hình thức của tục ngữ về con người và xã hội. 2. Kĩ năng: - Củng cố, bổ sung, thêm hiểu biết về tục ngữ. - Đọc - hiểu phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về con người và xã hội. - Vận dụng ở mức độ nhất định tục ngữ về con người và xã hội trong đời sống. 3. Thái độ: - Giáo dục tinh thần yêu mến trân trọng kho tàng tục ngữ - trí tuệ của nhân dân. - Có thái độ đúng đắn trong các mối quan hệ gia đình, thầy trò, bạn bè và xã hội. II.Chuẩn bị 1. GV: SGV, SGK, sưu tầm những câu tục ngữ theo chủ đề trên. 2. HS: Soạn bài. III. Tiến trình dạy và học 1. ổn định ( 1’) 7A: Tổng.............vắng................................................................................ 7B: Tổng.............vắng................................................................................. 2. Kiểm tra (5’) - Đọc thuộc lòng 8 câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất? Nêu nội dung chính của bài? - ĐA: Ghi nhớ SGK. 3.Bài mới Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung *Hoạt động 1: HDHS đọc, tìm hiểu từ chú thích. - GV hướng dẫn đọc -> đọc mẫu-> HS đọc -> HS nhận xét – GV nhận xét. - HS đọc phần chú thích. - Em hiểu thế nào là Mặt người, mặt của? *Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu nội dung văn bản. - Hãy phân nhóm các câu tục ngữ trong bài? -> Tục ngữ về con người: câu 1,2. -> Tục ngữ về học tập: câu 4, 5, 6 -> Tục ngữ về ứng xử: câu 3, 7, 8, 9. - HS đọc câu 1. - Câu tục ngữ sử dụng nghệ thuật gì? ý nghĩa câu tục ngữ? ->So sánh con người và của cải là thứ vô tri, được nhân hoá, được đếm mặt. Đặt người bằng mười lần của, câu tục ngữ đề cao giá trị con người. - Tìm những câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự? -> Người sống đống vàng. - Ngoài nghĩa trên câu tục ngữ còn có nghĩa nào khác không? -> Phê phán những ai coi của hơn người. – An ủi những trường hợp không may mất mát: Của đi thay người. - HS đọc câu 2. - Góc con người là như thế nào? Tại sao cái răng, cái tóc là góc của con người? -> Răng, tóc phần nào thể hiện được tình trạng sức khoẻ của con người. Một phần thể hiện hình thức, tính tình tư cách con người. - Câu tục ngữ được sử dụng trong những trường hợp nào? - Tìm câu tục ngữ tương tự? -> Một yêu tóc bỏ đuôi gà, Hai yêu răng trắng như ngà dễ thương. - HS đọc câu 3. - Nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ là gì? Nội dung của câu tục ngữ? -> Nghĩa đen:Dù đói vẫn phải ăn ở sạch sẽ, dù rách vẫn phải giữ quần áo thơm tho. -> Nghĩa bóng dù đói rách, nghèo khổ vẫn phải sống trong sạch, tử tế. Không vì nghèo túng mà làm điều xấu xa, tội lỗi. - Tìm câu tục ngữ tương tự? - HS đọc câu 4. - Cấu tạo câu tục ngữ có đặc biệt? -> Câu tục ngữ có 4 vế vừa đẳng lập, vừa bổ sung cho nhau. Điệp từ học lặp lại bốn lần vừa nhấn mạnh, vừa mở ra những điều con người cần phải học. -Nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ là gì? ý nghĩa của câu tục ngữ? ->Nghĩa đen: Là gói một vật gì vào, mở một vật đã được gói ra -> gói mở vẫn cần phải học. -> Nghĩa bóng của gói và mở cũng áp dụng cho nói năng. Biết mở câu truyện cho khéo léo, biết kết thúc gói vấn đề lại đúng lúc, đúng chỗ cũng là biểu hiện lịch lãm, có văn hoá cao trong giao tiếp. - HS đọc câu 5, 6. - Theo em những điều khuyên răn trong hai câu tục ngữ mâu thuẫn với nhau hay bổ sung cho nhau?Vì sao ? - HS đọc câu 7. - Em hiểu câu tục ngữ như thế nào? - Tìm những câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự ? - HS đọc câu 8. - Tìm hiểu nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ? - HS đọc câu 9. - Trong cách diễn đạt câu tục ngữ có điều gì vô lí? Câu tục ngữ truyền lại kinh nghiệm gì? - Tìm những câu tục ngữ có nội dung tương tự? -> Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết. - HS đọc phần ghi nhớ. (5’) (30’) I. Đọc, tìm hiểu chú thích 1. Đọc 2. Tìm hiểu chú thích II.Tìm hiểu văn bản. * Câu 1. Một mặt người bằng mười mặt của - Nghệ thuật: so sánh, nhân hoá, vần lưng -> Đề cao giá trị con người với mọi thứ của cải vật chất. Người quý hơn của. * Câu 2. Cái răng, cái tóc là góc con người. - Khuyên nhủ nhắc nhở mỗi người cần giữ gìn răng tóc của mình cho sạch đẹp. * Câu 3. Đói cho sạch, rách cho thơm. -> Câu tục ngữ nhắc nhở mọi người phải giữ gìn cái sạch, cái thơm của nhân phẩm. Giáo dục con người có lòng tự trọng. * Câu 4. Học ăn, học nói, học gói, học mở. - Câu tục ngữ có ý nghĩa là muốn sống có văn hoá, lịch sự cần phải học từ cái lớn, đến cái nhỏ, học hàng ngày. * Câu 5, 6. Không thầy đố mày làm nên. Học thầy không tày học bạn. - Hai câu tục ngữ bổ sung cho nhau. Một mặt đề cao vai trò của thầy, mặt khác không quên vai trò của bạn.-> cùng đề cao việc học. * Câu 7. Thương người như thể thương thân. - Khuyên nhủ con người thương yêu người khác như chính bản thân mình. * Câu 8. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. - Câu tục ngữ có ý nghĩa nhắc nhở mọi người khi được hưởng thành quả( nào đó ) phải nhớ người đã có công gây dựng nên, phải biết ơn những người đã giúp mình. * Câu 9. Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. -> Dùng hình ảnh so sánh. Nhân dân đã khẳng định chia rẽ, lẻ loi thì chẳng làm được việc gì. Có sự đoàn kết, hợp sức đồng lòng sẽ làm nên việc lớn. * Ghi nhớ ( SGK T. 13) 4. Củng cố ( 3’) - Những biện pháp nghệ thuật nào được dùng trong các câu tục ngữ? 5. Hướng dẫn về nhà (1’) - Tìm những câu tục ngữ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với những câu có trong bài. - Soạn bài: Rút gọn câu. Ngày giảng Tiết 78 7a:...../....../ 2013 Rút gọn câu 7b:..../....../ 2013 I.Mục tiêu 1.Kiến thức: - Khái niệm câu rút gọn. - Tác dụng của việc rút gọn câu. - Biết

File đính kèm:

  • docNgu Van ky II2013.doc