Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 85, 86

A- Mục tiêu cần đạt

Giúp học sinh :

 - Nắm được khái niệm trạng ngữ trong câu.

 - Ôn lại các loại trạng ngữ đã học ở tiểu học.

 - Rèn kĩ năng luyện tập cho học sinh.

B - Chuẩn bị : GV : Giáo án, sgk, bảng phụ

 HS : Bài tập, sgk, vở ghi

C- Tiến trình lên lớp

1- Tổ chức : 7A :

 7B :

2- Kiểm tra : Thế nào là câu đặc biệt? Làm bài tập 3 ( sgk 29 )?

3- Bài mới :

 

doc10 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1412 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 85, 86, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S : G : Tiết 86 : Thêm trạng ngữ cho câu A- Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh : - Nắm được khái niệm trạng ngữ trong câu. - Ôn lại các loại trạng ngữ đã học ở tiểu học. - Rèn kĩ năng luyện tập cho học sinh. B - Chuẩn bị : GV : Giáo án, sgk, bảng phụ HS : Bài tập, sgk, vở ghi C- Tiến trình lên lớp 1- Tổ chức : 7A : 7B : 2- Kiểm tra : Thế nào là câu đặc biệt? Làm bài tập 3 ( sgk 29 )? 3- Bài mới : Học sinh đọc ngữ liệu sgk - Xác định nòng cốt câu trong các ví dụ? - Dựa vào kiến thức đã học ở tiểu học, hãy xác định trạng ngữ trong mỗi câu? - Các trạng ngữ vừa tìm được bổ sung cho câu những nội dung gì? - Xác định vị trí của trạng ngữ trong câu? - Trạng ngữ thường được nhận biết bằng dấu hiệu nào? - Có thể chuyển các trạng ngữ nói trên sang những vị trí nào trong câu? - So sánh các câu trong văn bản với các câu chuyển vị trí trạng ngữ, câu nào diễn đạt hay hơn? Vì sao? ( Chú ý khi xếp đặt vị trí TN cần phù hợp liên kết, mạch lạc văn bản, tình huống giao tiếp ) - Trạng ngữ được thêm vào câu nhằm mục đích gì? - Vị trí trạng ngữ trong câu? HS đọc ghi nhớ sgk Đọc bài tập 1 - Trong câu nào cụm từ “ mùa xuân” là trạng ngữ? - Những câu còn lại, cụm từ “ mùa xuân” đóng vai trò gì? Đọc bài tập 2 - Tìm trạng ngữ trong các đoạn trích dưới đây? - Phân loại các trạng ngữ vừa tìm được ở bài tập 2? - Kể thêm một số trạng ngữ mà em biết? Cho ví dụ? I- Bài học 1- Đặc điểm của trạng ngữ * Ngữ liệu – Phân tích Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp … Tre với người như thế đã mấy nghìn năm. Một thế kỉ “ văn minh”, “ khai hoá” của thực dân cũng không làm ra được một tấc sắt. Tre vẫn phải còn vất vả mãi với người. Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc. ( Thép Mới ) - Dưới bóng tre xanh àbổ sung thông tin về đặc điểm - Đã từ lâu đời à Bổ sung thông tin về thời gian - Đời đời, kiếp kiếp à … về thời gian - Từ nghìn đời nay à … về thời gian à Trạng ngữ ở đầu câu, cuối câu, giữa câu ( Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết; Trạng ngữ đặt ở cuối câu thì yêu cầu này là bắt buộc vì nếu không, nó sẽ được hiểu là phụ ngữ của một cụm động từ hay cụm tính từ trong câu). - Người dân cày Việt Nam, dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. + Người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang, dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời. - Đời đời, kiếp kiếp , tre ăn ở với người. +Tre, đời đời, kiếp kiếp, ăn ở với người - Từ nghìn đời nay, cối xay tre nặng nề quay, xay nắm thóc. + Cối xay tre nặng nề quay, xay nắm thóc, từ nghìn đời nay. * Ghi nhớ ( sgk 39 ) II- Luyện tập 1- Bài 1 : - Câu b : Cụm từ “ mùa xuân” làm trạng ngữ - Câu a : Làm chủ ngữ và vị ngữ - Câu c : Làm phụ ngữ trong cụm động từ - Câu d : Câu đặc biệt 2- Bài 2 : a.- Như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. - Khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi. - Trong cái vỏ xanh kia - Dưới ánh nắng b.- Với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây 3- Bài 3 : - Như báo trước mùa về…TN cách thức - Khi đi qua … TN thời gian - Trong cái vỏ xanh kia : TN nơi chốn - Dưới ánh nắng : TN nơi chốn - Với khả năng … TN cách thức + TN chỉ mục đích : Để thực hiện kế hoạch của nhà trường, lớp em đã trồng xong vườn cây bạch đàn. - TN chỉ cách thức : Bằng cách bám vào từng mẩu đá, mọi người từ từ leo lên đỉnh núi. 4- Củng cố : - Trạng ngữ được thêm vào câu nhằm mục đích gì? - Vị trí trạng ngữ trong câu? - Liên hệ khi nói, viết 5- Về nhà : - Học bài, làm bài tập ( SBT ) - Chuẩn bị bài giờ sau : Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh. S : G : Tiết 87- 88 : Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh A- Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh : - Hiểu được thế nào là phép lập luận chứng minh - Nắm được mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận chứng minh. - Rèn kĩ năng tư duy, nhận biết cho học sinh. B- Chuẩn bị : GV : Giáo án, sgk HS : Vở ghi, sgk C- Tiến trình lên lớp 1- Tổ chức : 7A : 7B : 2- Kiểm tra : Nêu bố cục của bài văn nghị luận? 3- Bài mới : - Nêu ví dụ và cho biết : Trong đời sống, khi nào người ta cần chứng minh? - Khi cần chứng minh cho ai đó tin rằng lời nói của em là thật, em phải làm như thế nào? - Từ đó, em hiểu thế nào là chứng minh? - Trong văn bản nghị luận, khi người ta chỉ được sử dụng lời văn ( không được dùng nhân chứng, vật chứng) thì làm thế nào để chứng tỏ ý kiến là đúng sự thật và đáng tin cậy? HS đọc bài : Đừng sợ vấp ngã - Luận điểm cơ bản của bài này là gì? Hãy tìm những câu mang luận điểm đó? - Vấn đề nêu ra trong luận điểm có phải là một chân lí của đời sống không? - Để khuyên người ta “ đừng sợ vấp ngã”, bài văn đã lập luận như thế nào? - Bài văn đã lập luận theo phép chứng minh nào? - Các dẫn chứng tác giả đưa ra ntn? Có đáng tin không? Các bằng chứng có được phân tích không? ( Phân tích đối lập thay đổi theo từng dẫn chứng…) - Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả? - Qua đó, em hiểu phép lập luận chứng minh là gì? HS đọc ghi nhớ sgk HS đọc bài văn ( tr. 83 ) - Bài văn trên có phải là bài văn nghị luận không? Vì sao? - Vấn đề được nêu ra trong bài văn này là gì? ( Tìm luận điểm? ) - Tại sao em biết đây là luận điểm của bài? - Tìm các câu văn mang luận điểm? - Để chứng minh luận điểm của mình, người viết đã nêu ra những luận cứ nào? - Những luận cứ tác giả đưa ra có hiển nhiên và có sức thuyết phục không? Vì sao? - Luận cứ đưa ra để chứng minh cho luận điểm là luận cứ lí lẽ hay dẫn chứng? - Cách lập luận chứng minh của bài này có gì khác so với bài “ Đừng sợ vấp ngã”? GV đưa đoạn văn - Đây có phải là đoạn văn chứng minh không? - Đoạn văn chứng minh cho luận điểm nào? - Để chứng minh cho luận điểm, đoạn văn đã đưa ra những luận cứ nào? - Các luận cứ đưa ra có cụ thể, chính xác, tiêu biểu, toàn diện không? - Các dẫn chứng đưa ra có được phân tích không? - Những dẫn chứng ấy có sức thuyết phục không? - Tìm trạng ngữ trong câu 4? HS đọc đoạn văn - Đoạn văn này có phải là đoạn nghị luận tiêu biểu, toàn diện không? Vì sao? I- Bài học 1- Nhu cầu chứng minh trong đời sống - Trong đời sống, một khi bị nghi ngờ, hoài nghi chúng ta đều có nhu cầu chứng minh sự thật. Khi đưa ra tấm chứng minh thư là chứng minh tư cách công dân, khi đưa ra giấy khai sinh là đưa ra bằng chứng về ngày sinh. - Khi chứng minh điều ta nói là thật, thì ta dẫn sự việc ấy ra, dẫn người đã chứng kiến việc ấy. - Chứng minh là đưa ra bằng chứng để chứng tỏ một ý kiến ( luận điểm) nào đó là chân thực 2- Chứng minh qua văn bản nghị luận - Dùng lời lẽ, lời văn trình bày, lập luận để làm sáng rõ vấn đề + Văn bản : Đừng sợ vấp ngã - Luận điểm cơ bản : Đừng sợ vấp ngã ( Nhan đề là luận điểm, là tư tưởng cơ bản của bài nghị luận ) - “ Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại” ( Nhắc lại ở câu kết) - Là một chân lí của đời sống - Cách lập luận : - Nêu câu hỏi – Vấp ngã là thường và lấy ví dụ mà ai cũng có kinh nghiệm để chứng minh. - Những người nổi tiếng cũng từng vấp ngã, nhưng vấp ngã không gây trở ngại cho họ trở thành nổi tiếng. + Oan Đi- x nây từng bị toà báo sa thải vì thiếu ý tưởng. + Lúc còn học phổ thông Lu-i Pa- xtơ là một học sinh trung bình. + L.Tôn – xtôi bị đình chỉ đại học vì vừa không có năng lực vừa thiếu ý chí học tập + Hen- ri Pho thất bại và cháy túi 5 lần trước khi đi tới thành công. + Ca sĩ Ô-pê-ra nổi tiếng En-ri cô Ca-ru-xô bị thầy giáo cho là thiếu chất giọng, không hát được. - Kết bài : Bài viết nêu ra cái đáng sợ hơn vấp ngã là sự thiếu cố gắng. à Chứng minh quy nạp : luận điểm chứng minh được khái quát ở cuối bài. - Dẫn chứng một cách cụ thể, toàn diện, tiêu biểu bằng các sự việc chân thực ai cũng công nhận ( Người thật, việc thật, đời sống bình thường khi bước vào đời, thành công về mọi lĩnh vực, mỗi nhân vật là một sự đối lập về vấp ngã và thành công. Đó là các sự việc, con người chân thực, đã diễn ra trong cuộc sống) - Lập luận chặt chẽ ( Bài dùng toàn sự thật ai cũng công nhận, chứng minh từ gần đến xa, từ bản thân đến người khác) à Dùng lí lẽ kết hợp với những bằng chứng chân thực, xác đáng để chứng tỏ một luận điểm mà mình nêu ra là đáng tin cậy. * Ghi nhớ ( sgk 42 ) II- Luyện tập 1. Bài 1 : a. Luận điểm : Không sợ sai lầm ( Là tinh thần cơ bản của bài văn ) - Những câu mang luận điểm : + Không sợ sai lầm + Một người … làm gì cũng sợ sai lầm … tự lập được + Thất bại là mẹ của thành công + Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình. b. Luận cứ - Nếu muốn sống mà không phạm chút sai lầm nào thì chỉ là ảo tưởng hoặc hèn nhát trước cuộc đời. - Nếu sợ thất bại, sợ sai lầm thì không bao giờ có thể làm được việc gì à sợ hãi, trốn tránh thực tế, không thể tự lập trong cuộc sống. - Không ai tránh được sai lầm - Khi mắc sai lầm … tiến lên - Không sợ sai lầm mới là người làm chủ cuộc đời à Luận cứ hiển nhiên, ai cũng thừa nhận - Lập luận bằng lí lẽ 2. Bài 2 “ Tục ngữ, ca dao, dân ca diễn tả sâu sắc, gợi cảm tình yêu thương đồng loại, tinh thần đoàn kết dân tộc. Trong gia đình thân thuộc thì “ chị ngã em nâng”. Bà con xóm giềng thì “ tắt lửa tối đèn có nhau”. Trong cảnh cơ hàn hoạn nạn, nhân dân ta bằng tình thương, bằng đạo lí đã hết lòng giúp đỡ lẫn nhau, nhường cơm sẻ áo cho nhau trên tình cảm “ lá lành đùm lá rách”. Nghĩa đồng bào, tình dân tộc làm nên sức mạnh Việt Nam để chiến thắng thiên tai, địch hoạ, để vượt qua mọi thử thách nặng nề. Câu ca tiếng hát như làm đẹp lòng người, như nâng đỡ hồn người. “ Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước thì thương nhau cùng” Hoặc : “ Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. - Luận điểm : Tục ngữ, ca dao … đoàn kết dân tộc - Luận cứ : 3 câu tục ngữ 2 câu ca dao à Luận cứ chính xác, tiêu biểu, toàn diện, được phân tích bằng lí lẽ xác đáng. 3. Bài 3 “ Ca dao nói nhiều tới tình yêu quê hương, đất nước của người lao động Việt Nam. Ví dụ như : “ Đường vô xứ Huế quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ Ai vô xứ Huế thì vô”. Hay như : “ Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương Nhớ ai dãi nắng dầm sương Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”. Hoặc : “ Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương Mịt mù khói toả ngàn sương Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”. - Chưa tiêu biểu - Vì mới chỉ đưa ra dẫn chứng mà chưa phân tích để làm rõ vấn đề. 4- Củng cố : - Phép lập luận chứng minh trong văn nghị luận - Yêu cầu về lí lẽ, bằng chứng dùng trong phép lập luận chứng minh. 5- Về nhà : - Học bài - Đọc bài đọc thêm : Có hiểu đời mới hiểu văn : + Tìm luận điểm chính của bài văn + Tìm dẫn chứng cho luận điểm - Chuẩn bị bài giờ sau : Thêm trạng ngữ cho câu ( Tiếp ) S : G : tiết 89 : Thêm trạng ngữ cho câu ( Tiếp theo ) A- Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh : - Nắm được công dụng của trạng ngữ ( bổ sung những thông tin tình huống và liên kết các câu, các đoạn trong bài ). - Nắm được tác dụng của việc tách trạng ngữ thành câu riêng ( nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc bộc lộ cảm xúc). - Rèn kĩ năng luyện tập cho học sinh. B- Chuẩn bị : GV : Giáo án, sgk, bảng phụ HS : Bài tập, vở ghi, sgk C- Tiến trình lên lớp 1- Tổ chức : 7A : 7B : 2- Kiểm tra : Xác định và gọi tên các trạng ngữ trong câu sau : “ Buổi sáng, trên cây gạo ở đầu làng, những con chim hoạ mi, bằng chất giọng thiên phú, đã cất lên những tiếng hót thật du dương”. 3- Bài mới : GV đưa ngữ liệu sgk - Đoạn văn trên trích từ bài nào? Của ai? - Tìm trạng ngữ trong những câu văn ở 2 ví dụ trên? - Các trạng ngữ đó bổ sung cho câu về những mặt nào? - Em có nhận xét gì về cấu tạo, vị trí của các trạng ngữ đó? - Em thử lược bỏ TN trong những câu văn trên và so sánh với các câu trong văn bản, nhận xét cách viết trong trường hợp nào hay hơn? Vì sao? - Vậy theo em, có nên lược bỏ các TN trong 2 câu trên không? Vì sao? - Trong một bài văn nghị luận em phải sắp xếp luận cứ theo những trình tự nhất định. TN có vai trò gì trong việc thể hiện trình tự lập luận ấy? - Qua phần tìm hiểu trên, em thấy TN có những công dụng gì? HS đọc ghi nhớ sgk HS đọc ngữ liệu - Tìm trạng ngữ trong ví dụ trên? - Em hãy so sánh 2 trạng ngữ trên, 2 TN ấy giống và khác nhau ở điểm nào? - Việc tách TN trên thành 1 câu riêng sẽ có tác dụng gì? HS đọc ghi nhớ sgk Đọc bài 1 - Tìm trạng ngữ và nêu các công dụng của trạng ngữ trong các đoạn trích? - Tìm TN được tách thành câu riêng trong những câu sau? - Các TN được tách thành câu riêng như vậy có tác dụng gì? GV hướng dẫn- HS làm, trình bày Lớp nhận xét – GV sửa, bổ sung I- Bài học 1- Công dụng của trạng ngữ * Ngữ liệu- Phân tích a. Thường thường, vào khoảng đó ( Thời gian ) - Sáng dậy ( Thời gian ) - Trên giàn hoa lí ( Địa điểm ) - Chỉ độ tám chín giờ sáng ( Thời gian) - Trên nền trời trong trong ( Địa điểm) b. Về mùa đông ( Thời gian) à Là các từ, cụm danh từ, cụm số từ, cụm động từ, đứng ở vị trí đầu câu, có khi nối tiếp nhau. - Trường hợp có sử dụng trạng ngữ hay hơn. Vì nó làm cho nội dung của câu được rõ ràng, đầy đủ, chính xác hơn, đảm bảo được tính liên kết, mạch lạc của văn bản. ( 2 câu cuối đoạn a : không thể bỏ được trạng ngữ) - Không nên lược bỏ. Vì các trạng ngữ bổ sung ý nghĩa cho câu về thời gian, địa điểm giúp cho nội dung miêu tả của câu chính xác hơn, giúp người đọc hiểu sự việc xảy ra vào lúc nào, ở đâu và tạo cho câu có tính liên kết. - Giúp cho việc sắp xếp các luận cứ trong văn bản nghị luận theo những trình tự nhất định về thời gian, không gian hoặc các quan hệ nguyên nhân- kết quả, suy lí … Nó còn giúp cho việc nối kết các câu, các đoạn được hoàn chỉnh và mạch lạc, chặt chẽ. * Ghi nhớ ( sgk 46 ) 2- Tách trạng ngữ thành câu riêng * Ngữ liệu – Phân tích “ Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình. Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó” - Giống : Về ý nghĩa, cả hai đều có quan hệ như nhau với chủ ngữ và vị ngữ. ( Có thể gộp 2 câu đã cho thành 1 câu có 2 trạng ngữ) - Khác : Trạng ngữ “ để tin … của nó” được tách ra thành 1 câu riêng - Nhấn mạnh vào ý của trạng ngữ đứng sau- Có giá trị tu từ ( thể hiện cảm xúc của người viết. Việc tách trạng ngữ … do chủ ý của người viết). * Ghi nhớ ( sgk 47) - Chú ý : Không phải trường hợp nào cũng nên tách trạng ngữ. II- Luyện tập 1. Bài 1 a. ở loại bài thứ nhất - ở loại bài thứ hai b. Đã bao lần - Lần đầu tiên chập chững bước đi - Lần đầu tiên tập đi - Lần đầu tiên chơi bóng bàn - Lúc còn học phổ thông - Về môn Hoá à Trạng ngữ vừa có tác dụng bổ sung những thông tin tình huống, vừa có tác dụng liên kết các luận cứ trong mạch lập luận của bài văn, giúp cho bài văn trở nên rõ ràng, dễ hiểu. 2. Bài 2 a. Năm 72 : Nhấn mạnh đến thời điểm hy sinh của nhân vật được nói đến trong câu đứng trước. b. Trong lúc … bồn chồn : Làm nổi bật thông tin ở nòng cốt câu, nhấn mạnh sự tương đồng của thông tin mà trạng ngữ biểu thị, so với thông tin ở nòng cốt câu. ( Thể hiện thời điểm của sự việc và cảm xúc về thời điểm đó) 3. Bài 3 Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về sự giàu đẹp của tiếng Việt. Chỉ ra các trạng ngữ và giải thích vì sao cần thêm trạng ngữ trong những trường hợp ấy. Ví dụ : Từ khi còn thơ bé, em đã nằm lắng nghe tiếng mẹ ru êm. Những hình ảnh “ con cò bay lả. bay la”, những từ ngữ “ gập ghềnh, lắt lẻo” đã dần dần in sâu vào tâm trí em. Lớn lên, em được đi học và mỗi năm lên một lớp cao hơn. Qua sách giáo khoa, qua các bài giảng của thầy, qua sách báo đọc thêm, em đã thuộc bao câu văn hay, câu thơ đẹp … Càng ngày em càng hiểu ra tiếng Việt của mình thật là giàu và đẹp và em càng yêu quý tiếng Việt như yêu quý cảnh bờ sông, đồng lúa quê em. 4- Củng cố : - Công dụng của trạng ngữ - Tác dụng của việc tách trạng ngữ thành câu riêng - Liên hệ khi nói, viết 5- Về nhà : - Học bài, hoàn chỉnh đoạn văn - Ôn tập - giờ sau kiểm tra 1 tiết tiếng Việt.

File đính kèm:

  • docVan 7 tiet 86-98.doc
Giáo án liên quan