I. YÊU CẦU:
Giúp học sinh:
- Khái niệm câu chủ động, câu bị động.
- Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
iI. LÊN LỚP:
1. Ổn định.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3735 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 94: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 94: CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
I. YÊU CẦU:
Giúp học sinh:
- Khái niệm câu chủ động, câu bị động.
- Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
iI. LÊN LỚP:
1. Ổn định.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
* Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm câu chủ động và câu bị động:
- Yêu cầu học sinh đọc ví dụ: SGK/57.
? Nội dung miêu tả của 2 câu trên như thế nào?
? Hãy chỉ ra chủ thể hoạt động, hoạt động, đối tượng hoạt động trong 2 câu trên?
? Xây dựng chủ ngữ-vị ngữ trong 2 câu trên?
? Ý nghĩa của chủ ngữ trong ví dụ 1 khác ví dụ 2 như thế nào?
GV: Những câu có chủ ngữ chỉ chủ thể của hoạt động nêu trong câu thì gọi là câu chủ động. Những câu có chủ ngữ chỉ đối tượng của hoạt động nêu trong câu thì gọi là câu bị động.
? Thế nào là câu chủ động? Thế nào là câu bị động? Cho ví dụ.
- Cho HS làm bài tập bổ sung : nhận biết câu chủ động, câu bị động.
* Hoạt động 2: Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
- Yêu cầu học sinh đọc ví dụ: SGK/57.
? Em sẽ chọn câu (a) hay câu (b) để diền vào chỗ trống trong đoạn văn này?
? Vì sao em chọn câu (a)?
? Mục đích của việc chuyển đổi từ câu chủ động sang câu bị động là gì?
? Ngoài ra còn có tác dụng gì?
GV: Câu văn cũng như cuộc đời, cuộc đời luôn luôn có sự đổi thay cho phù hợp với hoàn cảnh điều kiện thì câu văn cũng phải có sự thay đổi để thoả mãn nhu cầu giao tiếp của con người. Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động là một trong những cách góp phần làm cho giao tiếp trở nên sinh động và có hiệu quả hơn.
- Yêu cầu học sinh quan sát lại một số ví dụ.
? Dựa vào dấu hiệu nào giúp ta phân biệt câu chủ động với câu bị động?
- Cho HS quan sát VD.
? Hai câu trên có từ (bị, được) nhưng có phải là câu bị động không ? Vì sao?
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập nhanh.
à Nội dung miêu tả hoàn toàn giống nhau.
à Chủ thể hoạt động: mọi người
Hoạt động: yêu mến
Đối tượng hoạt động: em.
à Chủ ngữ: mọi người (1), em (2).
Vị ngữ : yêu mến em (1), được mọi người yêu mến (2).
à Chủ ngữ (1): biểu thị chủ thể của hoạt động – người thực hiện một hoạt động hướng vào một đối tượng khác.
Chủ ngữ (2): biểu thị đối tượng của hoạt động – người được hoạt động của người khác hướng vào.
à Câu (a).
à Vì nhân vật đang nói đến trong đoạn văn là Thuỷ nên chọn câu (a) sẽ giúp cho mạch văn trong đoạn được liên tục, cùng nói về một người, hợp logic diễn đạt.
à Liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất.
à Thay đổi cách diễn đạt, tránh lặp mô hình câu.
à Trong câu bị động thường có từ : bị , được.
à Không phải câu bị động.
I. Câu chủ động và câu bị động:
Ghi nhớ: SGK/57.
II. Mục đích của việc chuyển đổi từ câu chủ động thành câu bị động:
Ghi nhớ: SGK/58.
5. Dặn dò:
- Học bài học, đặt 10 câu chủ động, chuyển sang câu bị động; tìm câu bị động trong các văn bản đã học.
- Soạn bài mới: Xem lại toàn bộ kiến thức về văn chứng minh à Chuẩn bị bài viết số 5.
File đính kèm:
- van.doc