Giáo án Ngữ văn 7 - Trường THCS Bưng Bàng - Tiết 120: Văn bản đề nghị

1. MỤC TIÊU: Giúp HS:

1.1. Kiến thức:

*HĐ1:

- HS biết nhận diện các nội dung của VB đề nghị cho sẵn.

- HS hiểu được đặc điểm của văn bản đề nghị: Mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm loại VB này.

*HĐ2:

- HS biết cáh làm VB đề nghị.

- HS hiểu các bước làm VB đề nghị và vận dụng được vào thực tế.

*HĐ3:

- HS biết vận dụng lý thuyết vào thực hành.

- HS hiểu đặc điểm của 1 số VB hành chính và so sánh được sự giống và khác nhau giữa chúng.

1.2. Kĩ năng:

- HS thực hiện được: Kĩ năng nhận biết văn bản đề nghị.

- HS thực hiện thành thạo:Kĩ năng viết VB đề nghị đúng qui cách;nhận ra những lỗi sai sót thường gặp khi viết văn bản đề nghị.

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1575 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Trường THCS Bưng Bàng - Tiết 120: Văn bản đề nghị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ Tuần 31 - Tiết : 120 Ngày dạy : 8/4/2013 1. MỤC TIÊU: Giúp HS: 1.1. Kiến thức: *HĐ1: - HS biết nhận diện các nội dung của VB đề nghị cho sẵn. - HS hiểu được đặc điểm của văn bản đề nghị: Mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm loại VB này. *HĐ2: - HS biết cáh làm VB đề nghị. - HS hiểu các bước làm VB đề nghị và vận dụng được vào thực tế. *HĐ3: - HS biết vận dụng lý thuyết vào thực hành. - HS hiểu đặc điểm của 1 số VB hành chính và so sánh được sự giống và khác nhau giữa chúng. 1.2. Kĩ năng: - HS thực hiện được: Kĩ năng nhận biết văn bản đề nghị. - HS thực hiện thành thạo:Kĩ năng viết VB đề nghị đúng qui cách;nhận ra những lỗi sai sót thường gặp khi viết văn bản đề nghị. 1.3. Thái độ: - Thói quen: Giáo dục HS thói quen tìm hiểu và vận dụng nghiêm túc việc tìm hiểu lý thuyết vào thực tế đời sống. - Tính cách:Giáo dục HS tính cẩn thận khi viết VB đề nghị. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP: Đặc điểm của văn bản đề nghị ; kĩ năng viết một văn bản đề nghị đúng qui cách. 3. CHUẨN BỊ 3.1.GV: Một số văn bản mẫu. 3.2.HS: Tìm hiểu đặc điểm của văn bản đề nghị ( soạn vào vở BT) 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 4.2. Kiểm tra miệng: Câu hỏi của GV Câu trả lời của HS àCâu hỏi kiểm tra bài cũ:  Thế nào là văn bản hành chính? Cho một số ví dụ thuộc văn bản hành chính?(4đ)  Nêu đặc điểm của văn bản hành chính? So sánh với văn bản truyện, thơ em thấy như thế nào? (5đ) àCâu hỏi kiểm tra nội dung tự học:  Viết giấy đề nghị nhằm mục đích gì?(1đ) l Loại văn bản dùng để truyền đạt những nội dung, yêu cầu nào đó từ cấp trên hoặc cấp dưới hoặc bày tỏ nguyện vọng của cá nhân hay tập thể tới cơ quan hoặc người có quyền hạn giải quyết…VD:Báo cáo, thông báo, đơn từ… l Quốc hiệu, tiêu ngữ, địa điểm, ngày tháng năm làm văn bản, họ tên chức vụ của người hay cơ quan gửi, nhận văn bản, nội dung văn bản… kí tên, phải chính xác, theo mẫu. Văn bản truyện, thơ chỉ có nội dung, có thể hư cấu. l Nhằm gởi tới một người hay một tổ chức có thẩm quyền để xin giải quyết một điều gì đó. 4.3 .Tiến trình bài học: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học ô Hoạt động 1: ( 10 phút) Hướng dẫn HS tìm hiểu về đặc điểm của văn bản đề nghị. à Gọi HS đọc các văn bản SGK. ? Văn bản 1 trình bày nguyện vọng gì của HS đối với cô giáo?  Văn bản 2 trình bày nguyện vọng gì của nhân dân đối với UBND phường?  Viết giấy đề nghị nhằm mục đích gì? l Nhằm gởi tới một người hay một tổ chức có thẩm quyền để xin giải quyết một điều gì đó. * GD KNS: giao tiếp với người khác bằng văn bản đề nghị.  Em hãy nêu một tình huống sinh hoạt, học tập ở trường lớp mà em thấy cần viết giấy đề nghị? l Sửa đèn, quạt… à GV ghi 4 tình huống trong bảng phụ. Trong các tình huống trên, tình huống nào cần phải viết văn bản đề nghị? l a, c à giấy đề nghị. b à bản tường trình. d à bản kiểm điểm.  Giấy đề nghị cần chú ý những yêu cầu gì về nội dung và hình thức trình bày? ô Hoạt động 2: ( 20 phút) Hướng dẫn HS tìm hiểu về cách làm văn bản đề nghị.  Hãy đọc 2 văn bản đề nghị trên và xem các mục trong văn bản đề nghị được trình bày theo thứ tự nào? Cả 2 văn bản có những điểm gì giống nhau và khác nhau? l- Người hay cơ quan nhận văn bản đề nghị. - Người đứng ra viết văn bản đề nghị. - Nội dung chính của văn bản : Đề nghị điều gì? - Mục đích của việc đề nghị hoặc hướng giải quyết vấn đề do người viết văn bản đề xuất. - Giống: ở cách trình bày các mục, khác ở nội dung cụ thể.  Những phần nào là quan trọng trong cả hai văn bản đề nghị? l ND chính của văn bản (các phần khác cũng không thể thiếu).  Từ hai văn bản trên, hãy rút ra cách làm một bài văn bản đề nghị?  Nêu dàn mục của một văn bản đề nghị? ó HS trả lời, GV nhận xét, sửa sai. à GV treo bảng phụ, ghi dàn mục của một văn bản đề nghị. à GV nhắc HS nắm một số điều cần lưu ý SGK.  Khi nào cần viết văn bản đề nghị? Các mục quan trọng trong văn bản đề nghị là gì? ó HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý. à Gọi HS đọc ghi nhớ SGK. õ Giáo dục HS nắm cách làm văn bản đề nghị. ô Hoạt động 3: ( 5 phút) Hướng dẫn HS luyện tập. * GD KNS: Phân tích tình huống. à Gọi HS đọc BT1, 2. à GV hướng dẫn HS làm. ó HS thảo luận nhóm, trình bày. à GV nhận xét, sửa chữa. àYêu cầu HS làm đầy đủ vào VBT. õ GDHS ý thức viết văn bản đề nghị phù hợp. I. Đặc điểm của văn bản đề nghị: 1.Các VB: SGK/124. VB 1: Đề nghị sơn lại bảng VB 2: Đề nghị giải quyết việc lấn chiếm xây dựng gây tắc cống, ngập nước. 2. Đặc điểm của văn bản đề nghị: - Nội dung: rõ ràng, ngắn. - Trình bày sạch sẽ, trang trọng lời lẽ đúng mực. II. Cách làm văn bản đề nghị: 1. Tìm hiểu cách làm văn bản đề nghị. - Khi viết một văn bản đề nghị cần viết rõ: Ai đề nghị? Đề nghị ai? đề nghị điều gì? 2. Dàn mục của một văn bản đề nghị. 3. Lưu ý :SGK/126. * Ghi nhớ:SGK/126. II. Luyện tập: BT1:Lí do Giống: Cả hai đều là những nhu cầu và nguyện vọng chính đáng. Khác: - V iết đơn thường là nguyện vọng cá nhân. - Đề nghị thường là nguyện vọng tập thể. 4.4.Tổng kết: Câu hỏi của GV Câu trả lời của HS  Trong cuộc sống sinh hoạt và học tập, khi nào cần phải làm văn bản đề nghị? A. Khi có một sự kiện quan trọng sắp xảy ra, cần phải cho mọi người điều biết. B. Khi xuất hiện một nhu cầu, quyến lợi chính đáng nào đó của cá nhân hay tập thể muốn các cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền giải quyết. C. Khi muốn gia nhập một tổ chức nào đó. D. Khi muốn trình bày về tình hình, sự việc và các kết quả đạt được của một cá nhân hay tập thể. l B. Khi xuất hiện một nhu cầu, quyến lợi chính đáng nào đó của cá nhân hay tập thể muốn các cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền giải quyết. 4.5. Hướng dẫn học tập: à Đối với bài học ở tiết học này: - Học bài, làm đầy đủ các BT vào VBT. -Nắm được đặc điểm của văn bản đề nghị. - Sưu tầm một số văn bàn đề nghị làm tài liệu học tập. à Đối với bài học ở tiết tiếp theo: - Đọc, tìm hiểu trước phần I, II, tóm tắt yêu cầu phần III bài “Dấu gạch ngang” và “Văn bản báo cáo”. Tìm hiểu kĩ đặc điểm của văn bản báo cáo và công dụng của dấu gạch ngang. 5. PHỤ LỤC:

File đính kèm:

  • docTIET 120.doc