A. Mức độ cần đạt
- Hiểu được hoàn cảnh éo le và tình cảm, tâm trạng của các nhân vật trong truyện.
- Nhận ra được cách kể chuyện của tác giả trong văn bản.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
1.Kiến thức
- Tình cảm anh em ruột thịt thắm thiết, sâu nặng và nỗi đau khổ của những đứa trẻ không may rơi vào hoàn cảnh bố mẹ li hôn.
- Những nét đặc sắc nghệ thuật của văn bản.
2. Kỹ năng
- Đọc – hiểu văn bản truyện, đọc diễn cảm lời đối thoại phù hợp với tâm trạng của các nhân vật.
- Kể lại và tóm tắt được truyện.
3. Thái độ: Có lòng đồng cảm và sẻ chia sâu sắc với các nhân vật trong truyện.
C. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, phân tích và cảm nhận tác phẩm.
D. Tiến trình dạy học
8 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 15057 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Trường THCS Lê Hồng Phong - Tiết 05, 06: Cuộc chia tay của những con búp bê (Khánh Hoài), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 02 Ngày soạn: 22/08/2013
Tiết: 05 - 06 Ngày dạy : 26/08/2013
CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ
(Khánh Hoài)
A. Mức độ cần đạt
- Hiểu được hoàn cảnh éo le và tình cảm, tâm trạng của các nhân vật trong truyện.
- Nhận ra được cách kể chuyện của tác giả trong văn bản.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
1.Kiến thức
- Tình cảm anh em ruột thịt thắm thiết, sâu nặng và nỗi đau khổ của những đứa trẻ không may rơi vào hoàn cảnh bố mẹ li hôn.
- Những nét đặc sắc nghệ thuật của văn bản.
2. Kỹ năng
- Đọc – hiểu văn bản truyện, đọc diễn cảm lời đối thoại phù hợp với tâm trạng của các nhân vật.
- Kể lại và tóm tắt được truyện.
3. Thái độ: Có lòng đồng cảm và sẻ chia sâu sắc với các nhân vật trong truyện.
C. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, phân tích và cảm nhận tác phẩm...
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 7A3 vắng ……, Lớp 7A4 vắng ……, Lớp 7A5 vắng ……
2. Bài cũ: Nêu cảm nhận của em sau khi học xong văn bản “Mẹ tôi”?
3. Bài mới: Trong cuộc sống, ngoài việc trẻ được sống đầy đủ về vật chất thì cha mẹ còn làm cho con trẻ đầy đủ, hoàn thiện về đời sống tinh thần. Cho dù rất hồn nhiên, ngây thơ nhưng trẻ vẫn cảm nhận, vẫn hiểu biết một cách đầy đủ về cuộc sống gia đình mình. Nếu chẳng may rơi vào hoàn cảnh bất hạnh, các em cũng biết đau đớn, xót xa, nhất là khi phải chia tay với gia đình thân yêu của mình. Để hiểu rõ hoàn cảnh đó, chúng ta đi vào tìm hiểu văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Giới thiệu chung
CEm biết gì về tác giả, tác phẩm này?
Hs căn cứ vào mục Chú thích *, trả lời.
CNêu xuất xứ và thể loại của văn bản?
Hoạt động 2: Hướng dẫn Đọc – hiểu văn bản
Gv nêu yêu cầu giọng đọc: rõ ràng, truyền cảm, chú ý ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật.
Gv đọc trước một đoạn, gọi Hs đọc tiếp.
Hãy kể lại văn bản này một cách ngắn gọn nhất?
Gv giải thích nghĩa những từ khó hs chưa hiểu.
* Tìm hiểu văn bản
CCó thể chia văn bản thành mấy phần? Nêu nội dung mỗi phần?
Hs chia đoạn, Gv nhận xét, bổ sung (nếu sai).
CNêu những phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong truyện ngắn này?
CVB sử dụng ngôi kể thứ mấy? Việc sử dụng ngôi kể này có tác dụng gì? Nhân vật chính trong truyện là người anh, người em hay cả hai anh em?
-> Ngôi kể thứ nhất, người anh xưng tôi.Việc lựa chọn ngôi kể này có tác dụng để nhân vật bộc lộ suy nghĩ, biểu lộ tình cảm một cách chân thực, sâu sắc, gợi nỗi xót xa cho người đọc trước hoàn cảnh bất hạnh của các em bé làm tăng thêm sức thuyết phục của truyện. Nhân vật chính trong truyện là cả hai anh em.
* Phân tích
CNêu hoàn cảnh xẩy ra câu chuyện này?
-> Truyện viết về tâm trạng hai em Thành và Thủy trong hoàn cảnh bố mẹ ly hôn.
CBức tranh thứ nhất minh hoạ cho sự việc nào?
-> Minh hoạ cho việc chia búp bê của hai anh em.
CThái độ và tâm trạng của hai anh em ntn khi nghe mẹ giục chia đồ chơi? -> Thủy như người mất hồn…
CTại sao hai anh em lại có thái độ như thế?
-> Vì chúng hiểu chia đồ chơi là giờ chia tay của hai anh em đã đến. Chúng rất thương yêu nhau, gắn bó với nhau mà nay phải rời xa nhau đối với chúng điều này thật khủng khiếp.
CTìm những chi tiết chứng tỏ 2 anh em Thành và Thuỷ rất thương yêu nhau? -> Chúng rất quan tâm lẫn nhau: em vá áo cho anh vì sợ anh bị mẹ mắng, anh chiều nào cũng đi đón em, trò chuyện với em…
CVì sao hai anh em không thể chia búp bê? Quan sát cuộc chia búp bê của hai anh em, em thấy họ có mong ước gì? Hình ảnh 2 con búp bê của hai anh em luôn đứng cạnh nhau mang ý nghĩa tượng trưng gì?
-> Vì với hai anh em, búp bê gắn với gia đình sum họp đầm ấm, là kỷ niệm êm đềm tuổi thơ, là hình ảnh anh em ruột thịt yêu thương gắn bó với nhau. Cả hai anh em đều mong muốn được sống bên nhau mãi mãi. Hình ảnh hai con búp bê luôn đứng cạnh nhau mang ý nghĩa tình anh em bền chặt không gì có thể chia rẽ.
CTại sao tên truyện lại là “Cuộc chia tay của những con búp bê”? Tên truyện có liên quan gì đến ý nghĩa của truyện không? Những con búp bê gợi cho em suy nghĩ gì? -> Những con búp bê vốn là những đồ chơi của tuổi nhỏ, thường gợi lên sự ngộ nghĩnh, trong sáng, vô tội. Tên truyện gắn với ý nghĩa truyện.
Hết tiết 5 chuyển tiết 6
CTại sao khi đến trường Thuỷ lại bật lên khóc thút thít? -> Vì trường học là nơi khắc ghi những niềm vui của Thuỷ mà giờ đây phải vĩnh viễn rời xa.
CChi tiết nào trong cuộc chia tay của Thuỷ với lớp học làm cô giáo bàng hoàng tái mặt và nước mắt giàn giụa?
-> Chi tiết cô giáo tặng Thuỷ quyển sổ và cây bút, Thuỷ không dám nhận vì em sẽ không được đi học nữa.
GV nêu thêm về nỗi bất hạnh của Thuỷ trong tương lai khi không còn được đi học cho dù tuổi còn rất nhỏ để nhấn mạnh hơn nữa tác hại của những cuộc ly hôn.
CEm thấy cô giáo và các bạn đã dành cho Thuỷ tình cảm như thế nào? -> Cô và các bạn đều rất thương Thuỷ, một tình thương yêu thắm thiết, chân thành giữa thầy trò, bè bạn. Họ không phải là ruột thịt nhưng khi chia tay lại đau đớn xót xa. Cuộc chia tay đầy nước mắt.
CCảm nghĩ của em trước cuộc chia tay? Em sẽ làm gì nếu chứng kiến cuộc chia tay đầy nước mắt này?
HS tự bộc lộ.
Thảo luận: Tại sao khi dắt em ra khỏi trường, Thành lại kinh ngạc khi thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật?
-> Chi tiết này làm tăng thêm nỗi đau buồn thấm thía và cảm giác bơ vơ, cô đơn, lạc lõng của nhân vật trước sự vô tình của người và cảnh.
CCuộc chia tay diễn ra vô cùng đột ngột, hình ảnh Thuỷ hiện lên như thế nào trong giây phút ấy?
-> Mặt tái xanh như tàu lá chuối - chạy vội vào nhà ghì lấy con búp bê khóc nức lên - dặn dò búp bê - nắm tay áo anh dặn dò - đột ngột nhường hết búp bê cho anh đặt con em nhỏ quàng tay vào con vệ sĩ - nhắc anh không bao giờ được để chúng rời xa nhau.
Tất cả những chi tiết ấy cho thấy Thuỷ là một cô bé có tâm hồn trong sáng, nhạy cảm, yêu thương anh thắm thiết. Thật bất công khi cô bé phải chịu một nỗi đau không đáng có.
Tổng kết: C Viết về những cuộc chia tay không đáng có VB này gửi đến chúng ta thông điệp gì về quyền trẻ em?
-> Không thể để trẻ em rơi vào tình cảnh bất hạnh. Cần phải chú trọng nhiều hơn nữa đến vai trò của gia đình trong sự phát triển của trẻ thơ; đồng thời, người lớn và xã hội hãy chăm lo và bảo vệ hạnh phúc của tuổi thơ.
CTrong truyện ai là người kể chuyện? Việc sử dụng ngôi kể thứ nhất có tác dụng gì?
-> Thành là người kể chuyện, là người chứng kiến các việc xẩy ra, là người cùng chịu nỗi đau như em gái mình nên thể hiện được một cách sâu sắc những suy nghĩ, tình cảm, tâm trạng nhân vật một cách chân thực.
CEm học tập được gì từ cách kể truyện của tác giả?
- Biết chọn ngôi kể phù hợp.
- Kể theo trình tự hợp lý.
- Kể phù hợp với tâm lý trẻ em.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv hướng dẫn thêm những nội dung để Hs tự học ở nhà.
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả: Khánh Hoài
2. Tác phẩm:
* Xuất xứ: (Sgk/26)
* Thể loại: Truyện ngắn.
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc, tìm hiểu nghĩa từ khó
2. Tìm hiểu văn bản
2.1. Bố cục: 3 phần
* Đ1: Từ đầu đến “…hiếu thảo như vậy.”: Tâm trạng của hai anh em đêm trước và sáng hôm sau khi mẹ giục chia đồ chơi.
* Đ2: Tiếp… đến “trùm lên cảnh vật.”: Cuộc chia tay giữa bé Thuỷ với cô giáo và các bạn.
* Đ3: Phần còn lại: Cuộc chia tay đột ngột giữa hai anh em.
2.2. Phương thức biểu đạt: Tự sự + miêu tả + biểu cảm.
2.3. Phân tích
a. Hoàn cảnh xẩy ra chuyện
Bố mẹ Thành và Thủy li hôn.
b. Cuộc chia tay búp bê
* Tình thương yêu giữa hai anh em:
-Thủy mang kim chỉ ra tận sân vận động vá áo cho anh.
- Thành giúp em mình học.
- Chiều nào cũng đón em đi học về, dắt tay nhau vừa đi vừa trò chuyện…
-> Hai anh em rất yêu thương nhau.
*Cuộc chia tay:
+ Đêm trước chia tay hai anh em đều khóc.
+ Thành: Không phải chia, anh cho em hết.
+ Thủy: Không… Em để hết cho anh.
+ Phải chia: Thủy tru tréo, giận dữ… dịu lại, kêu lên “lấy ai gác đêm cho anh”.
-> Đau khổ vô cùng vì chia đồ chơi đồng nghĩa với việc chia tay nhau.
Hết tiết 5 chuyển tiết 6
c. Cuộc chia tay với lớp học
- Lớp sững sờ, cô giáo bàng hoàng.
- Cô, các bạn và Thủy đều khóc.
-> Cuộc chia tay bất ngờ, đầy xúc động.
=> Tình cảm thương yêu, nỗi xót xa chân thành của cô giáo và bạn bè dành cho Thuỷ.
=> Quyền của trẻ em là phải được đi học, được chăm sóc, yêu thương.
d. Cuộc chia tay của hai anh em
- Thủy như người mất hồn, mặt tái xanh như tàu lá…
- Em chạy vội vào nhà ghì lấy con búp bê khóc nức lên.
- Đột ngột nhường hết búp bê cho anh.
- Nhắc anh không bao giờ được để chúng rời xa nhau.
-> Diễn ra đột ngột, cảm động và đau đớn. Thủy rất yêu thương anh. Cả hai anh em phải chịu những nỗi đau không đáng có.
3. Tổng kết
a) NT:
- Xây dựng tình huống tâm lí.
- Ngôi kể thứ nhất..., lời kể tự nhiên.
- Khắc họa hình tượng nhân vật trẻ nhỏ
b) ND:
* Ý nghĩa của văn bản: Là câu chuyện của những đứa con nhưng lại gợi cho những người làm cha, mẹ phải suy nghĩ. Trẻ em cần được sống trong mái ấm gia đình. Mỗi người cần phải biết giữ gìn gia đình hạnh phúc.
III. Hướng dẫn tự học
1. Đóng vai nhân vật Thủy để kể lại câu chuyện.
2. Tìm các chi tiết trong truyện thể hiện tình cảm gắn bó giữa hai anh em Thành và Thủy.
3. Soạn bài: Bố cục trong văn bản.
E. Rút kinh nghiệm
Tuần: 02 Ngày soạn: 25/08/2013
Tiết: 07 Ngày dạy : 28/08/2013
BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN
A. Mức độ cần đạt
- Hiểu tầm quan trọng và yêu cầu của bố cục trong văn bản; trên cơ sở đó, có ý thức xây dựng bố cục khi tạo lập văn bản.
- Bước đầu xây dựng được những bố cục rành mạc, hợp lý cho các bài làm.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
1. Kiến thức: Tác dụng của việc xây dựng bố cục.
2. Kỹ năng
- Nhận biết, phân tích bố cục trong văn bản
- Vận dụng kiến thức về bố cục trong việc đọc – hiểu văn bản, xây dựng bố cục cho một văn bản nói (viết) cụ thể.
3. Thái độ: Có ý thức xây dựng bố cục trước và trong khi nói hoặc viết.
C. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp...
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 7A3 vắng ……, Lớp 7A4 vắng ……, Lớp 7A5 vắng ……
2. Bài cũ: CThế nào là liên kết trong văn bản? Muốn văn bản có tính liên kết người viết phải làm gì?
3. Bài mới: Trong những năm học trước, các em đã được làm quen với công việc xây dựng dàn bài. Dàn bài chính là kết quả, hình thức thể hiện của bố cục. Vì thế bố cục trong văn bản không phải là một vấn đề hoàn toàn mới mẻ. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn có rất nhiều học sinh không qua tâm đến bố cục, và rất ngại xây dựng bố cục trong lúc làm bài. Vì vậy, bài học hôm nay sẽ giúp các em thấy rõ tầm quan trọng của bố cục trong văn bản, bước đầu giúp các em xây dựng được bố cục rành mạch, hợp lí.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hướng dẫn Tìm hiểu chung
* Tìm hiểu bố cục trong văn bản
Gọi Hs đọc yêu cầu phần 1 trong Sgk.
Gv yêu cầu Hs viết trình tự lá đơn.
Gv treo bảng phụ ghi trình tự một lá đơn chưa hợp lý.
Hãy so sánh trình tự của lá đơn này với lá đơn xin gia nhập Đội mà em đã chuẩn bị?
Như vậy, trong lá đơn em có thể tùy tiện ghi nội dung nào trước cũng được hay không? Vì sao.
-> Nội dung trong đơn phải được sắp xếp theo trật tự trước sau một cách hợp lý thì mới có sức thuyết phục.
CVậy, em hãy sắp xếp lại trình tự lá đơn cho hợp lý?
Gv treo bảng phụ ghi trình tự lá đơn hoàn chỉnh.
Hs so sánh, chỉnh sửa phần bài làm của mình.
CTừ đó, em thấy bố cục một văn bản cần đạt những yêu cầu gì để người đọc có thể hiểu được vb đó?
Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ 1. Hs đọc.
Gv cho Hs làm bt1 để khắc sâu kiến thức về bố cục.
* Tìm hiểu những yêu cầu về bố cục trong văn bản
Gọi hs đọc 2 câu chuyện trong mục 2.
CCách kể chuyện như trên đã hợp lý chưa? Vì sao.
-> Bố cục không hợp lý, các sự kiện sắp xếp lộn xộn, các phần, các đoạn không thống nhất -> Câu chuyện trở nên khó hiểu, khó tiếp nhận.
CMuốn tiếp nhận được dễ dàng thì các đoạn trong văn bản phải ntn? -> Phải sắp xếp theo trình tự hợp lý.
CVậy em rút ra được bài học gì về một bố cục rành mạch, hợp lý? Tác dụng của nó.
Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ 2. Hs đọc.
* Tìm hiểu các phần của bố cục
Gọi Hs đọc mục 3 trong Sgk, trang 29.
C Em hãy nhắc lại nhiệm vụ 3 phần MB, TB, KB trong văn miêu tả và tự sự?
- Trong văn tự sự:
Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật, sự việc.
Thân bài: Kể diễn biến của sự việc.
Kết bài: Kết thúc câu chuyện.
- Trong văn miêu tả:
Mở bài: Giới thiệu chung về đối tượng được tả.
Thân bài: Đi sâu vào việc miêu tả đối tượng.
Kết bài: Phát biểu cảm nghĩ về đối tượng miêu tả.
CCó ý kiến cho rằng phần Mb chỉ là sự tóm tắt, rút gọn của phần Tb, phần Kb chẳng qua chỉ là sự lặp lại lần nữa của Mb. Nói như vậy có đúng không. Vì sao?
-> Yêu cầu về sự rành mạch trong văn bản không cho phép các phần trong văn bản lặp lại. Mở bài không chỉ để thông báo đề bài mà còn gây hứng thú với người tiếp nhận văn bản, giúp họ hình dung các bước đi của bài văn. Kết bài là phần nhằm tạo ấn tượng tốt đẹp cho người đọc, người nghe.
CNhư vậy, văn bản được xây dựng với bố cục ntn?
Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ 3. Hs đọc.
Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập
Bt2: Ghi lại bố cục của truyện Cuộc chia tay của những con búp bê.
Hs thực hiện ra nháp.
Gv gọi 1 hs lên bảng thực hiện. Lớp nhận xét.
Gv sửa bài. (Tôn trọng ý riêng của Hs miễn là hợp lý)
CEm có thể kể lại câu chuyện ấy theo một bố cục khác được không?
-> Có thể. Bởi vì một văn bản có thể có nhiều cách chia bố cục khác nhau, miễn là hợp lý và người đọc, người nghe dễ tiếp nhận.
Bt3: Hs đọc thầm văn bản ở Bt3.
CEm hãy nhận xét bố cục của văn bản trên?
-> Chưa thuyết phục được người tiếp nhận. Vì các điểm 1, 2, 3 kể về việc học tốt, chưa phải kinh nghiệm học tốt. Điểm 4 không phải nói về học tập.
CVậy, với đề bài đó em hãy viết lại bố cục theo trình tự hợp lý, có sức thuyết phục?
Hs thực hành.
Gv chỉnh sửa, nhận xét.
Gv treo bảng phụ ghi bố cục hoàn chỉnh. Hs so với bài làm của mình và chữa bài vào vở bài tập.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv hướng dẫn thêm một số nội dung tự học để Hs học thêm ở nhà.
I. Tìm hiểu chung về bố cục và những yêu cầu về bố cục trong văn bản
1. Bố cục của văn bản
a. Tìm hiểu ví dụ: Trình tự một lá đơn xin gia nhập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh:
- Quốc hiệu và tiêu ngữ.
- Địa điểm, ngày / tháng / năm.
- Tên đơn.
- Nơi gửi.
- Họ tên, địa chỉ người gửi.
- Lý do vào Đội.
- Lời hứa.
- Ký, ghi rõ họ tên.
-> Theo trật tự trước sau một cách hợp lí, chặt chẽ, rõ ràng.
b. Ghi nhớ 1: (Sgk/30)
2. Những yêu cầu về bố cục trong văn bản
a. Tìm hiểu ví dụ: Câu chuyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng và Lợn cưới, áo mới:
- Các phần, các đoạn sắp xếp lộn xộn, khó tiếp nhận và bất hợp lý (chuyện xẩy ra sau kể trước).
-> Chưa có bố cục, chưa hợp lí.
=> Phải sắp xếp các phần các đoạn rành mạch, rõ ràng, hợp lý.
b. Ghi nhớ 2: (Sgk/30)
3. Các phần của bố cục
Bố cục gồm 3 phần:
- Mở bài
- Thân bài
- Kết bài
-> Mỗi phần có một nhiệm vụ riêng, giúp cho văn bản hoàn chỉnh.
Ghi nhớ 3: (Sgk/30)
II. Luyện tập
Bt2: Bố cục truyện Cuộc chia tay của những con búp bê:
- Đoạn 1: Từ đầu... hiếu thảo như vậy: Tâm trạng và thái độ của Thành và Thủy trong đêm trước và sáng hôm sau khi chia đồ chơi.
- Đoạn 2: Tiếp theo... nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật: Thủy chia tay với lớp học.
- Đoạn 3: Phần còn lại: Cuộc chia tay đầy xúc động của hai anh em.
-> Một câu chuyện có thể có nhiều cách chia bố cục khác nhau.
Bt3:
- Các điểm 1, 2, 3 kể về việc học tốt, chưa phải kinh nghiệm học tốt.
- Điểm 4 không phải nói về học tập.
-> Bố cục của văn bản chưa rành mạch, hợp lý.
* Bố cục bản Báo cáo kinh nghiệm học tập:
Mb: Chào mừng hội nghị, giới thiệu bản thân
Tb: Nêu các kinh nghiệm giúp học tốt:
- Tập trung nghe thầy, cô giáo giảng bài.
- Làm bài tập, ôn bài cũ trước khi đến lớp.
- Học nhóm, hỏi thêm các thầy giáo, cô giáo.
- Tham khảo thêm các tài liệu bổ ích.
- Tìm tòi sáng tạo khi học các môn.
- Nhờ rút kinh nghiệm, việc học tiến bộ hẳn.
- Nguyện vọng nghe ý kiến trao đổi, góp ý.
Kb: Chúc hội nghị thành công tốt đẹp.
III. Hướng dẫn tự học
1. Xác định bố cục của một văn bản tự chọn, nêu nhận xét về bố cục của văn bản đó.
2. Nắm kỹ nội dung bài học; học thuộc Ghi nhớ.
3. Soạn bài mới: Mạch lạc trong văn bản.
E. Rút kinh nghiệm
Tuần: 02 Ngày soạn: 26/08/2013
Tiết: 08 Ngày dạy : 28/08/2013
MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN
A. Mức độ cần đạt
- Có những hiểu biết bước đầu về mạch lạc trong văn bản và sự cần thiết phải làm cho văn bản có tính mạch lạc.
- Vận dụng kiến thức về mạch lạc trong văn bản vào đọc – hiểu văn bản và thực tiễn tạo lập văn bản viết, nói.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
1. Kiến thức
- Mạch lạc trong văn bản và sự cần thiết của mạch lạc trong văn bản.
- Điều kiện cần thiết để một văn bản có tính mạch lạc.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nói, viết mạch lạc.
3. Thái độ: Tự giác tìm hiểu tính mạch lạc trong văn bản để ứng dụng trong khi nói hoặc viết.
C. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề...
D. Tiến trình
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 7A3 vắng ……, Lớp 7A4 vắng ……, Lớp 7A5 vắng ……
2. Bài cũ: CBố cục của văn bản là gì? Một bố cục như thế nào được gọi là rành mạch và hợp lí? Cho ví dụ minh hoạ.
3. Bài mới: Nói đến bố cục là nói đến sự sắp đặt, sự phân chia nhưng văn bản lại không thể không liên kết. Vậy làm thế nào để các phần, các đoạn của một văn bản vẫn được phân cách rành mạch mà lại không mất đi sự liên kết chặt chẽ với nhau? Để làm được điều đó thì cô cùng các em tìm hiểu tiết học hôm này, bài “Mạch lạc trong văn bản”.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hướng dẫn Tìm hiểu chung
* Tìm hiểu mạch lạc trong văn bản
Gọi Hs đọc mục 1, sau đó trả lời các câu hỏi.
CEm hãy xác định mạch lạc trong vb có những tính chất gì trong số 3 tính chất được nêu?
Hs suy nghĩ, trả lời.
CVậy sự mạch lạc có vai trò như thế nào trong văn bản?
* Tìm hiểu các điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc
Gọi Hs đọc mục 2 Sgk.
C Truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” đề cập đến nhiều nội dung khác nhau: Mẹ bắt 2 con chia đồ chơi; 2 anh em Thành và Thủy rất yêu thương nhau; chuyện kể về 2 con búp bê… Hãy cho biết toàn bộ sự việc trên xoay quanh sự việc chính nào?
“Sự chia tay” và “những con búp bê” đóng vai trò gì trong truyện? Hai anh em Thành và Thuỷ có vai trò gì trong truyện?
C Các từ ngữ: chia tay, chia đồ chơi, chia ra, chia đi, chia rẽ, xa nhau, khóc… cứ lặp đi lặp lại trong bài. Một loạt từ ngữ và chi tiết khác biểu thị ý không muốn phân chia cũng lặp đi lặp lại… Theo em đó có phải là chủ đề (vấn đề chủ yếu) liên kết các sự việc nêu trên thành một thể thống nhất không? => Phải.
Đó có thể xem là mạch lạc của văn bản không? => Có thể.
C Trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” có đoạn kể việc hiện tại, có đoạn kể việc quá khứ, có đoạn kể việc ở nhà, có đoạn kể việc ở trường, có đoạn kể chuyện hôm nay, có đoạn kể chuyện sáng mai. Hãy cho biết các đoạn ấy được nối với nhau theo mối liên hệ nào?
=> Sử dụng tất cả các mối liên hệ trong Sgk.
CVậy, một văn bản có tính mạch lạc là văn bản như thế nào?
Hs trả lời, gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ. Hs đọc.
Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập
Bt1: Tìm hiểu tính mạch lạc của các văn bản “Lão nông và các con”:
Hs thảo luận, làm bài.
Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét. Gv chữa bài.
Tương tự, văn bản 2: Ý chủ đạo xuyên suốt toàn đoạn văn là sắc vàng trù phú, đầm ấm của làng quê vào ngày mùa.
Bt2: Ý chủ đạo của câu chuyện xoay quanh việc chia tay của 2 đứa trẻ và 2 con búp bê. Việc thuật lại quá tỉ mỉ nguyên nhân dẫn đến cuộc chia tay của 2 người lớn có thể làm cho ý tứ chủ đạo trên bị phân tán, không giữ được sự thống nhất, và do đó, làm mất sự mạch lạc của câu chuyện.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv hướng dẫn Hs một số nội dung tự học ở nhà.
I. Tìm hiểu chung về mạch lạc và những yêu cầu về mạch lạc trong văn bản
1. Mạch lạc trong văn bản
Mạch lạc là:
- Trôi chảy thành dòng, thành mạch.
- Tuần tự đi khắp qua các phần, các đoạn trong văn bản.
- Thông suốt, liên tục, không đứt đoạn.
-> Được hiểu như là mạch máu trong cơ thể
2. Các điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc
- Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” đều nói về một vấn đề: đó là “Sự chia tay”
- “Sự chia tay” và “những con búp bê” là chủ đề của truyện. Thành và Thuỷ là nhân vật chính của truyện.
- Các đoạn trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” được nối với nhau với nhiều mối liên hệ:
+ Liên hệ thời gian.
+ Liên hệ không gian.
+ Liên hệ tâm lý (nhớ lại).
+ Liên hệ ý nghĩa (tương đồng, tương phản).
* Ghi nhớ: (Sgk/32)
II. Luyện tập
Bt1:
Văn bản 1: Chủ đề xuyên suốt trong văn bản “Lão nông và các con”: Lao động tạo ra giá trị lớn lao cho cuộc sống con người.
- Trình tự các đoạn thể hiện chủ đề liên tục và thông suốt. Cụ thể:
Mb: 2 câu đầu: Lời khuyên của lão nông.
Tb: 14 câu tiếp: Diễn biến câu chuyện.
Kb: 4 câu cuối: Ý nghĩa của câu chuyện.
Bt2
III. Hướng dẫn tự học
1. Tìm hiểu tính mạch lạc trong một văn bản đã học.
2. Nắm nội dung bài học; học thuộc Ghi nhớ.
3. Soạn bài mới: “Ca dao – dân ca, những câu hát về tình cảm gia đình”.
E. Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- Van 7 Tuan 02.doc