Giáo án Ngữ văn 7 - Trường THCS Lê Hồng Phong - Tiết 09: Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình

A. Mức độ cần đạt

- Hiểu được khái niệm ca dao, dân ca.

- Nắm được giá trị tư tưởng, nghệ thuật của những câu ca dao, dân ca về tình cảm gia đình.

B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ

 1. Kiến thức

- Khái niệm ca dao, dân ca.

- Nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao về tình cảm gia đình.

 2. Kỹ năng

- Đọc – hiểu và phân tích ca dao, dân ca trữ tình.

- Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, những mô típ quen thuộc trong các bài ca dao trữ tình về tình cảm gia đình.

 3.Thái độ

- Quý trọng tình cảm gia đình.

- Thêm yêu ca dao, dân ca Việt Nam.

C. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, tiếp nhận tác phẩm

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 9213 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Trường THCS Lê Hồng Phong - Tiết 09: Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 03 Ngày soạn: 31/08/2013 Tiết: 09 Ngày dạy: 04/09/2013 CA DAO, DÂN CA NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH A. Mức độ cần đạt - Hiểu được khái niệm ca dao, dân ca. - Nắm được giá trị tư tưởng, nghệ thuật của những câu ca dao, dân ca về tình cảm gia đình. B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 1. Kiến thức - Khái niệm ca dao, dân ca. - Nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao về tình cảm gia đình. 2. Kỹ năng - Đọc – hiểu và phân tích ca dao, dân ca trữ tình. - Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, những mô típ quen thuộc trong các bài ca dao trữ tình về tình cảm gia đình. 3.Thái độ - Quý trọng tình cảm gia đình. - Thêm yêu ca dao, dân ca Việt Nam. C. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, tiếp nhận tác phẩm… D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 7A3 vắng ……, Lớp 7A4 vắng ……, Lớp 7A5 vắng …… 2. Bài cũ: C Tóm tắt truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê”. Nêu ý nghĩa truyện? 3. Bài mới: Đối với tuổi thơ mỗi người Việt Nam, ca dao – dân ca là dòng sữa ngọt ngào, vỗ về, an ủi. Điều đó được thể hiện qua lời ru ngọt ngào của bà, của mẹ vào những buổi trưa hè nắng lửa, hay những đêm đông lạnh giá. Để hiểu hơn về ca dao – dân ca, cô trò ta cùng tìm hiểu qua tiết học hôm nay. Hoạt động của Gv và Hs Nội dung bài dạy Hoạt động 1: Giới thiệu chung CEm hiểu thế nào là ca dao – dân ca? CNgoài những bài ca dao – dân ca có trong Sgk, em có thuộc bài ca dao – dân ca nào khác không? Gv giới thiệu thêm về ca dao, dân ca cho hs rõ. Hoạt động 2: Hướng dẫn Đọc - hiểu văn bản CCác em đã chuẩn bị bài ở nhà, hãy nêu cách đọc văn bản? -> Hs trả lời. Gv: Các em đọc dịu nhẹ, chậm êm, ân cần, tha thiết, chú ý ngắt nhịp đúng. Gv đọc 2 bài ca dao sau đó gọi Hs đọc lại. Cho Hs đọc bằng mắt phần chú thích. CTheo em, tại sao hai bài ca dao, dân ca khác nhau lại có thể kết hợp thành một văn bản? -> Vì cả 2 đều có nd là tình cảm gia đình. Bài 1: Gọi Hs đọc bài ca dao 1 C Bài 1 là lời của ai nói với ai? Vì sao em biết điều đó? -> Đây là lời của người mẹ ru con. Dấu hiệu để cho thấy điều đó là tiếng gọi “Con ơi.” CTình cảm mà bài 1 muốn diễn tả là tình cảm gì? Hãy chỉ ra cái hay của ngôn ngữ, hình ảnh, âm điệu của bài ca? -> Bài ca diễn tả công lao trời biển của cha mẹ đối với con cái và đưa ra một lời khuyên sâu sắc: Bổn phận của kẻ làm con cần khắc sâu công ơn sinh thành của cha mẹ. Cái hay của bài ca dao là bài ca đã sử dụng sóng đôi hai biểu tượng truyền thống của văn hóa phương đông là núi và nước, lấy những cái to lớn, mênh mông, vĩnh hằng của thiên nhiên để so sánh với công ơn của cha mẹ, vì vậy đã nhấn mạnh được sự cao cả vĩ đại cũng như cái vô cùng, vô tận trong tình cảm của cha mẹ đối với con cái. Từ ngữ: Cù lao chín chữ tuy ngắn gọn song lại cụ thể hóa được công lao vất vả của cha mẹ với con cái từ lúc mới sinh cho đến lúc trưởng thành. Âm điệu bài ca thật tha thiết, chân thành và sâu lắng. GV: Ở bài ca dao này ta có thể dễ dàng nhận ra nội dung của bài nhưng cái hay của bài lại ở cách nói. Tuy nói về công lao cha mẹ và nhắc nhở bổn phận của kẻ làm con nhưng bài ca dao không phải là một lời giáo huấn khô khan mà với giọng điệu tâm tình, sâu lắng của một lời ru cùng với những hình ảnh biểu tượng truyền thống thật gần gũi cụ thể, bài ca trở thành một lời răn dạy thật nhẹ nhàng mà thấm thía đối với tất cả mọi người. C Tìm những bài ca dao nói về công cha, nghĩa mẹ như bài 1? Hs tìm và đọc. Gv bổ sung. Bài 4: CBài 4 nói về tình cảm anh em thân thương trong một nhà. Các em hãy nhận xét: Câu 2 muốn đặc biệt nhấn mạnh điều gì? Hình ảnh so sánh “Như thể tay chân” nhằm diễn tả ý gì? -> Câu 2 muốn đặc biệt nhấn mạnh tình cảm ruột thịt của anh em trong một nhà. Các từ “Cùng chung, một nhà, cùng thân” góp phần nhấn mạnh ý anh em tuy hai mà một, cùng một cha mẹ sinh ra cùng chung sống, sướng khổ có nhau. Hình ảnh so sánh gần gũi, dễ hiểu nhằm diễn tả ý gắn bó khăng khít không thể tách rời của tình cảm anh em như chân với tay là hai bộ phận không thể thiếu vắng trên cơ thể người. Cách so sánh đó càng thể hiện sự gắn bó thiêng liêng của tình anh em. HD HS tự liên hệ : CTrong cuộc sống hàng ngày chúng ta đã biết yêu thương, đoàn kết, gắn bó với anh em mình chưa? Hãy kể ra những việc làm thể hiện tình cảm của em đối với anh, chị, em của em. C Cả 2 bài ca dao có đặc điểm chung gì về nghệ thuật? Sử dụng thể thơ lục bát; âm điệu tâm tình, nhắn nhủ; Dùng các hình ảnh so sánh, ẩn dụ quen thuộc để bày tỏ tâm tình. * Tổng kết: CEm hãy cho biết những thành công nghệ thuật của 2 bài ca dao? Hs trả lời, Gv chốt ý CPhân tích xong 2 bài ca dao, em có nhận xét gì về chùm ca dao nói về tình cảm gia đình này? Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ. Hs đọc. * Luyện tập Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học Gv hướng dẫn Hs một số nội dung tự học ở nhà. I. Giới thiệu chung - Ca dao, dân ca là chỉ các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người. - Dân ca: những sáng tác dân gian kết hợp lời và nhạc, tức là những câu hát dân gian trong diễn xướng. - Ca dao: lời thơ của dân ca và những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ của dân ca. - Tình cảm gia đình là một trong những chủ đề góp phần thể hiện đời sống tâm hồn, tình cảm của người Việt Nam. II. Đọc – hiểu văn bản 1. Đọc , giải nghĩa từ khó 2. Tìm hiểu văn bản 2.1. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm 2.2. Phân tích a. Bài 1 - Bằng lời ru của mẹ, nghệ thuật so sánh, ẩn dụ quen thuộc, dễ nhớ dễ hiểu. - Khẳng định công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái. - Biểu lộ lòng biết ơn sâu nặng của con cái đối với cha mẹ. b. Bài 4 - Hình ảnh so sánh: như thể tay chân -> Nhắn nhủ anh em ruột thịt phải biết yêu thương, gắn bó, sống hoà thuận với nhau để gia đình êm ấm, cha mẹ vui lòng. 3. Tổng kết a. Nghệ thuật: - Sử dụng biện pháp so sánh, ẩn dụ, đối xứng, tăng cấp… - Có giọng điệu ngọt ngào mà trang nghiêm. - Diễn tả tình cảm qua những mô típ. - Sử dụng thể thơ lục bát và lục bát biến thể… b. Nội dung * Ý nghĩa của các văn bản: Tình cảm đối với ông bà, cha mẹ, anh em và tình cảm của ông bà, cha mẹ đối với con cháu luôn là những tình cảm sâu nặng, thiêng liêng nhất trong đời sống mỗi con người. 4. Luyện tập III. Hướng dẫn tự học 1. Làm bài tập 2. 2. Học thuộc 2 bài ca dao, nắm vững nội dung. 3. Soạn bài mới “Những câu hát về tình yêu quê hương…” E. Rút kinh nghiệm Tuần: 03 Ngày soạn: 31/08/2013 Tiết: 10 Ngày dạy: 04/09/2013 NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG, A. Mức độ cần đạt ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI Nắm được giá trị tư tưởng, nghệ thuật của những câu ca dao, dân ca về tình yêu quê hương, đất nước, con người. B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ: 1. Kiến thức: Nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, con người. 2. Kỹ năng - Đọc – hiểu và phân tích ca dao, dân ca trữ tình. - Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, những mô típ quen thuộc trong các bài ca dao trữ tình về tình yêu quê hương, đất nước, con người. 3. Thái độ: Thêm yêu quê hương, đất nước, con người qua những bài ca dao dân ca. C. Phương pháp Vấn đáp, thuyết trình, phân tích và tiếp nhận tác phẩm… D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 7A3 vắng ……, Lớp 7A4 vắng ……, Lớp 7A5 vắng …… 2. Bài cũ: C Thế nào là ca dao – dân ca? Đọc thuộc lòng 2 bài ca dao đã học về tình cảm gia đình và nêu nội dung bài ca dao thứ nhất? 3. Bài mới: Trong kho tàng ca dao - dân ca cổ truyền VN, cùng với các bài ca dao về tình cảm gia đình thì các bài ca về chủ đề tình yêu quê hương, đất nước, con người rất phong phú. Mỗi miền quê trên đất nước ta đều có không ít những câu ca hay, đẹp, mượt mà và mộc mạc tô điểm cho niềm tự hào của riêng địa phương mình. Hôm nay chúng ta tìm hiểu 2 bài tiêu biểu trong kho tàng quý báu đó. Hoạt động của Gv và Hs Nội dung bài dạy Hoạt động 1: Giới thiệu chung Gv cho hs nhắc lại khái niệm ca dao, dân ca. Gv chốt: Chủ đề về tình yêu quê hương, đất nước, con người là một trong những chủ đề góp phần thể hiện đời sống tâm hồn, tình cảm của người Việt Nam. Hoạt động 2: Hướng dẫn Đọc – hiểu văn bản CTheo em, cần đọc văn bản ca dao này bằng giọng điệu nào? -> Tươi vui, chậm rãi, trong sáng. CPhương thức biểu đạt chính của văn bản này là gì? -> Biểu cảm. Bài 1: CBài ca dao này lời của 1 người hay 2 người? Họ đang nói về điều gì? -> Lời của 2 người, họ đối đáp với nhau về các danh lam thắng cảnh của đất nước. Hỏi đáp là một trong những hình thức của ca dao dân ca. Những địa danh được dùng để hỏi đáp cho thấy những nét đặc sắc của một số núi, sông, vùng đất nhưng đồng thời qua đó nó còn thể hiện tình yêu quê hương đất nước tự nhiên và sâu sắc của người dân Việt Nam. CQua những lời hỏi đáp ta thấy những chàng trai cô gái ở đây như thế nào? -> Qua những lời hỏi đáp ta có thể thấy cả người hỏi và người đáp đều là những người lịch lãm, tế nhị. Người hỏi biết chọn nét tiêu biểu của từng địa danh để mà hỏi. Người đáp hiểu rất rõ và trả lời đúng ý người hỏi. Hỏi đáp như vậy là để thể hiện, chia sẻ sự hiểu biết cũng như niềm tự hào, tình yêu đối với quê hương đất nước. Đồng thời đây cũng là cơ sở để họ bày tỏ tình cảm với nhau. Bài 4: CHai câu thơ đầu có những đặc biệt gì về từ ngữ? Những nét đặc biệt ấy có tác tác dụng gì? -> Mỗi dòng 12 tiếng, sử dụng nhiều điệp từ, đảo ngữ, đối xứng có tác dụng gợi vẻ mênh mông, bát ngát, thể hiện cảm xúc dạt dào trước không gian bao la, cánh đồng rộng lớn. CPhân tích hình ảnh cô gái trong 2 câu thơ cuối? -> Cô gái được so sánh với chẽn lúa đòng đòng dưới nắng hồng ban mai. Như vậy giữa cô gái và cảnh vật như có sự tương đồng về nét trẻ trung phơi phới đầy sức sống. Hình ảnh cô đứng trước cánh đồng lúa do chính bàn tay lao động của cô tạo nên gợi ra một sự hài hoà tuyệt đẹp giữa cảnh và người. Cảnh làm nền cho con người xuất hiện và khi con người xuất hiện thì cảnh lại càng thêm đẹp, thắm tình người. CBài ca là lời của ai? Người ấy muốn biểu hiện tình cảm gì? có những cách hiểu nào khác nữa? -> Là lời của chàng trai ca ngợi vẻ đẹp của cánh đồng, ca ngợi vẻ đẹp của cô gái. Bày tỏ tình cảm với cô gái. Cách hiểu khác là lời của cô gái: cô nghĩ về thân phận mình như một chẽn lúa nhỏ nhoi, vô định giữa biển lúa mênh mông. Cô lo lắng không biết số phận mình rồi sẽ ra sao. * Tổng kết: CCả 2 bài ca thể hiện chung một nội dung gì? Cách tả ra sao? -> Cả 2 bài đều thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, con người.với những tình cảm mến yêu chân chất và lòng tự hào về cảnh đẹp của quê hương, đất nước. Các bài ca thường gợi nhiều hơn tả. * Luyện tập Gv hướng dẫn Hs thực hiện Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học Gv đưa ra những yêu cầu cụ thể để Hs về nhà làm. I. Giới thiệu chung Tình yêu quê hương, đất nước, con người là một trong những chủ đề góp phần thể hiện đời sống tâm hồn, tình cảm của người Việt Nam. II. Đọc - hiểu văn bản 1. Đọc, tìm hiểu từ khó 2. Tìm hiểu văn bản 2.1. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm 2.2. Phân tích a. Bài 1 - Lời của 2 người (người hỏi – người đáp). - Đặc sắc của mỗi vùng nhưng đều là những di sản văn hoá lịch sử nổi tiếng của nước ta. => Bộc lộ những hiểu biết và tình cảm yêu quý tự hào vẻ đẹp văn hoá lịch sử dân tộc. d. Bài 4 - Hai câu đầu: Phép đảo, lặp và đối xứng ở 2 dòng đầu. -> Vẻ đẹp mênh mông, bát ngát của đồng quê; - Hai câu sau: Cô gái được so sánh với chẽn lúa đòng đòng dưới nắng hồng ban mai -> Vẻ đẹp và sức sống thanh xuân đầy hứa hẹn của người thôn nữ. => Biểu hiện tình cảm yêu quí, tự hào, lòng tin vào cuộc sống tốt đẹp nơi quê hương. Sự hài hòa giữa cảnh và người. 3. Tổng kết a. Nghệ thuật: - Sử dụng kết cấu lời hỏi đáp, lời chào mời, lời nhắn gửi...thường gợi nhiều hơn tả. - Có giọng điệu tha thiết, tự hào. - Cấu tứ đa dạng, độc đáo. - Sử dụng thể thơ lục bát và lục bát biến thể… b. Nội dung: * Ý nghĩa của các văn bản: Ca dao bồi đắp thêm tình cảm cao đẹp của con người đối với quê hương đất nước. 4. Luyện tập III. Hướng dẫn tự học 1. Tìm những bài ca dao có nội dung tương tự. 2. Nắm nội dung bài học, học thuộc văn bản. 3. Chuẩn bị bài: Từ láy. E. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docVan 7 Tuan 03 Tiet 9 10.doc