A. Mức độ cần đạt
- Hiểu được tác dụng của từ Hán Việt và yêu cầu về sử dụng từ Hán Việt.
- Có ý thức sử dụng từ Hán Việt đúng nghĩa, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
1. Kiến thức
- Tác dụng của từ Hán Việt trong văn bản.
- Tác hại của việc lạm dụng từ Hán Việt.
2. Kỹ năng
- Sử dụng từ Hán Việt đúng nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh.
- Mở rộng vốn từ Hán Việt.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng từ Hán Việt phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
C. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 7A3 vắng , Lớp 7A4 vắng , Lớp 7A5 vắng
2. Bài cũ: Từ ghép Hán Việt có mấy loại? Đó là những loại nào? Nêu trật tự các yếu tố trong từ ghép chính phụ Hán Việt?
3. Bài mới: Ở tiết học trước các em đã làm quen với đơn vị cấu tạo từ Hán Việt và từ ghép Hán Việt. Hôm nay chúng ta cùng đi sâu tìm hiểu việc sử dụng từ Hán Việt để tạo các sắc thái biểu cảm phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp và cách sử dụng từ Hán Việt thế nào cho đúng, tránh hiện tượng lạm dụng từ Hán Việt.
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1863 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Trường THCS Lê Hồng Phong - Tiết 23, 24: Từ Hán Việt (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 06 Ngày soạn: 23/09/2013
Tiết: 23 Ngày dạy : 25/09/2013
TỪ HÁN VIỆT
(Tiếp theo)
A. Mức độ cần đạt
- Hiểu được tác dụng của từ Hán Việt và yêu cầu về sử dụng từ Hán Việt.
- Có ý thức sử dụng từ Hán Việt đúng nghĩa, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
1. Kiến thức
- Tác dụng của từ Hán Việt trong văn bản.
- Tác hại của việc lạm dụng từ Hán Việt.
2. Kỹ năng
- Sử dụng từ Hán Việt đúng nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh.
- Mở rộng vốn từ Hán Việt.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng từ Hán Việt phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
C. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình…
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 7A3 vắng ……, Lớp 7A4 vắng ……, Lớp 7A5 vắng ……
2. Bài cũ: CTừ ghép Hán Việt có mấy loại? Đó là những loại nào? Nêu trật tự các yếu tố trong từ ghép chính phụ Hán Việt?
3. Bài mới: Ở tiết học trước các em đã làm quen với đơn vị cấu tạo từ Hán Việt và từ ghép Hán Việt. Hôm nay chúng ta cùng đi sâu tìm hiểu việc sử dụng từ Hán Việt để tạo các sắc thái biểu cảm phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp và cách sử dụng từ Hán Việt thế nào cho đúng, tránh hiện tượng lạm dụng từ Hán Việt.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hướng dẫn Tìm hiểu chung
* Hướng dẫn sử dụng từ Hán Việt tạo sắc thái biểu cảm
CTrong giao tiếp hằng ngày hay trong khi viết văn bản, chúng ta thường gặp các cặp từ đồng nghĩa thuần Việt - Hán Việt, các em hãy tìm một số trường hợp như vậy? -> Phụ nữ – đàn bà; nhi đồng – trẻ em; phu nhân – vợ; từ trần – chết; huynh đệ – anh em; bằng hữu – bạn bè; thân mẫu – mẹ…
Gv treo bảng phụ ghi các ví dụ trong Sgk.
a. Hãy nhận xét cách sử dụng các từ in đậm trong các câu văn trên?
b. Em hãy giải thích nghĩa các từ kinh đô, yết kiến, trẫm, bệ hạ, thần. Cho biết các từ này được sử dụng vào thời nào?
-> Là những từ cổ, dùng trong xã hội phong kiến.
CTừ ví dụ a, b em hãy rút ra kết luận về cách sử dụng từ Hán Việt?
Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ. Gọi Hs đọc.
CTìm ví dụ chứng minh việc sử dụng từ Hán Việt để tạo sắc thái biểu cảm?
* Tránh hiện tượng lạm dụng từ Hán Việt
CCó ý kiến cho rằng chỉ nên dùng từ thuần Việt mà không nên sử dụng từ Hán Việt. Vậy theo em, ý kiến trên có đúng không? Vì sao?
-> Ý kiến không hoàn toàn đúng, vì trong một số trường hợp nhất định phải bắt buộc sử dụng từ Hán Việt để tạo sắc thái biểu cảm. Nếu không trong một số trường hợp cách sử dụng không chính xác về nghĩa lại dễ gây cười.
Gv treo bảng phụ ghi ví dụ a, b, Sgk trang 82.
CEm có nhận xét gì về cách dùng từ Hán Việt trong hai câu a, b?
-> Dùng từ Hán Việt không đúng chỗ, không cần thiết. Làm cho câu văn kém trong sáng.
Thảo luận(2p): CTrong khi nói hoặc viết, nếu gặp một cặp từ thuần Việt – Hán Việt đồng nghĩa chúng ta sẽ giải quyết ntn?
-> Để tạo sắc thái biểu cảm thì dùng từ Hán Việt, nhưng cũng không nên quá lạm dụng.
CQua việc phân tích các ví dụ, em rút ra bài học gì về việc sử dụng từ Hán Việt?
Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ. Gọi Hs đọc.
Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập
Bt1: Hs làm miệng
Bt2: Cho Hs thảo luận theo nhóm
Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét. Gv chữa bài.
Gv lấy ví dụ chứng minh cho Hs rõ.
Bt3: Gọi Hs lên bảng tìm những từ ngữ Hán Việt tạo sắc thái cổ xưa.
Hs khác nhận xét, Gv chữa bài.
Bt4: Hs đứng tại chỗ trả lời miệng.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv nêu những yêu cầu để Hs về nhà tự học.
I. Tìm hiểu về cách sử dụng từ Hán Việt
1. Sử dụng từ Hán Việt để tạo sắc thái biểu cảm
1.1. Phân tích ví dụ
a. Ví dụ 1:
- Dùng “phụ nữ” thay “đàn bà”.
- Dùng “từ trần”, “mai táng” thay “chết”, “chôn” -> Tạo sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính.
- Dùng “tử thi” thay “xác chết”.
-> Tạo sắc thái tao nhã, tránh cảm giác ghê sợ.
b. Ví dụ b:
Các từ kinh đô, yết kiến, trẫm, bệ hạ, thần.
-> Tạo sắc thái cổ, phù hợp với bầu không khí xã hội xưa.
1.2. Ghi nhớ: (Sgk/82)
2. Không nên lạm dụng từ Hán Việt
2.1. Phân tích ví dụ
a. Dùng từ Hán Việt làm cho lời nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng.
b. Dùng không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, không thể hiện được sắc thái biểu cảm.
2.2. Ghi nhớ: (Sgk/83)
II. Luyện tập
Bt1
Bt2: Vì từ Hán Việt mang sắc thái trang trọng.
Bt3: Giảng hòa, cầu thân, hòa hiếu, nhan sắc tuyệt trần.
Bt4: Bảo vệ -> giữ gìn; mĩ lệ -> đẹp đẽ.
III. Hướng dẫn tự học
- Làm hoàn thiện các bài tập vào vở bài tập.
- Nắm nội dung bài học, học thuộc phần Ghi nhớ.
- Soạn bài: Đặc điểm của văn bản biểu cảm.
E. Rút kinh nghiệm
Tuần: 06 Ngày soạn: 23/09/2013
Tiết: 24 Ngày dạy : 25/09/2013
ĐẶC ĐIỂM VĂN BẢN BIỂU CẢM
A. Mức độ cần đạt
- Nắm được các đặc điểm của bài văn biểu cảm.
- Hiểu được đặc điểm của phương thức biểu cảm.
- Biết cách vận dụng những kiến thức về văn biểu cảm vào đọc – hiểu văn bản.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
1. Kiến thức
- Bố cục của bài văn biểu cảm.
- Yêu cầu của việc biểu cảm.
- Cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp.
2. Kỹ năng: Nhận biết các đặc điểm của bài văn biểu cảm.
3. Thái độ: Nhận biết tác dụng của việc biểu cảm để sử dụng trong khi nói và viết.
C. Phương pháp:Vấn đáp, thuyết trình…
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 7A3 vắng ……, Lớp 7A4 vắng ……, Lớp 7A5 vắng ……
2. Bài cũ: CThế nào là văn biểu cảm? Nêu đặc điểm của văn biểu cảm.
3. Bài mới: Ở tiết học trước chúng ta đã tìm hiểu thế nào là văn biểu cảm. Tiết học hôm nay cô trò ta sẽ đi sâu vào văn biểu cảm để tìm hiểu những đặc điểm của nó.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hướng dẫn Tìm hiểu chung
* Xác định đặc điểm của văn biểu cảm
Gọi Hs đọc, trả lời các câu hỏi về bài“Tấm gương”.
C Văn bản “Tấm gương” biểu đạt tình cảm gì?
-> Ca ngợi đức tính trung thực của con người, ghét thói xu nịnh.
CĐể biểu đạt tình cảm, tác giả đã làm như thế nào?
-> Mượn hình ảnh tấm gương, vì gương luôn phản chiếu trung thành mọi vật xung quanh.
Bố cục 3 phần: mở bài (đoạn đầu tiên): đặt vấn đề; thân bài nói về các đức tính trung thực của tấm gương, lấy ví dụ về Mạc Đĩnh Chi và Trương Chi; kết bài (đoạn cuối): tổng kết lại vấn đề.
Nội dung chính của bài là biểu dương tính trung thực.
CĐoạn văn 2 thể hiện tình cảm gì? Cách biểu hiện tình cảm của nhân vật? Cơ sở của nhận xét đó?
-> Dấu hiệu: Lời hô gọi tha thiết: “Mẹ ơi!” Lời than: “Con khổ quá mẹ ơi!” Câu hỏi: “Sao mẹ đi lâu thế?”
CQua hai ví dụ vừa phân tích, có thể rút ra những kết luận gì về đặc điểm của văn bản biểu cảm?
Hs trả lời, dẫn đến Ghi nhớ, Sgk/86.
CTừ việc đã học văn miêu tả, chúng ta thử so sánh đặc điểm của văn miêu tả và biểu cảm?
Hs thực hiện, sau đó Gv treo bảng phụ để tham khảo.
Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập
C Bài văn thể hiện tình cảm gì? Việc miêu tả hoa phượng đóng vai trò gì trong bài văn biểu cảm này? Vì sao tác giả gọi hoa phượng là hoa – học – trò?
CNêu mạch ý của bài văn?
- Phượng nở… phượng rơi
- Phượng nhớ: + Người sắp xa…
+ Một trưa hè…
+ Một thoáng xưa…
- Phượng: khóc, mơ…
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv hướng dẫn Hs về nhà học bài.
I. Tìm hiểu chung về đặc điểm của văn bản biểu cảm
1. Phân tích ví dụ
a. Ví dụ 1
- Bài văn “Tấm gương” ngợi ca đức tính trung thực của con người, ghét thói xu nịnh, dối trá.
- Để biểu đạt tình cảm, tác giả mượn hình ảnh tấm gương làm điểm tựa để nói về thái độ sống đúng đắn của con người.
- Bố cục 3 phần.
- Tình cảm và sự đánh giá của tác giả là rõ ràng, chân thực. Hình ảnh tấm gương có sức khơi gợi, tạo nên giá trị của bài văn.
b. Ví dụ 2
- Đoạn văn thể hiện tình cảm cô đơn của người con, cầu mong sự đồng cảm và giúp đỡ của mẹ.
- Tình cảm biểu hiện trực tiếp.
- Dấu hiệu: tiếng kêu, lời than, câu hỏi tu từ.
2. Ghi nhớ: (Sgk/86)
II. Luyện tập
Văn bản “Hoa học trò” (Xuân Diệu)
a)
- Bày tỏ nỗi buồn nhớ của hoa phượng khi phải xa trường, xa bạn.
- Mượn hoa phượng để nói về những cuộc chia li.
- Hoa phượng là loài hoa nở rộ vào dịp kết thúc năm học – biểu tượng của sự chia li ngày hè đối với tuổi học trò.
b) Được tổ chức theo mạch tình cảm, suy nghĩ.
c) Bài văn được biểu cảm gián tiếp thông qua hình ảnh hoa phượng.
III. Hướng dẫn tự học
- Tìm một văn bản biểu cảm yêu thích, xem xét đặc điểm của bài văn đó.
- Nắm nội dung bài học, học thuộc Ghi nhớ.
- Soạn bài: Bánh trôi nước và sau phút chia li.
* Bảng phụ so sánh văn miêu tả với văn biểu cảm
VĂN MIÊU TẢ
VĂN BIỂU CẢM
- Có nhiệm vụ tái hiện cảnh, người, vật, việc một cách đầy đủ, sinh động để người nghe, người đọc thấy như như đang ở trước mắt. Tức là phải dựng được chân dung của đối tượng.
- Loại văn thể hiện được năng lực quan sát, tưởng tượng, liên tưởng của người viết, người nói.
- Nhiệm vụ là truyền được tình cảm, cảm xúc và sự đánh giá, nhận xét của người nói, người viết tới người nghe, người đọc để tạo được sự đồng cảm sâu sắc với những suy nghĩ và tình cảm của người nói, người viết.
- Ngoài cách biểu hiện trực tiếp ý nghĩ, tình cảm, còn có cách biểu hiện gián tiếp thông qua miêu tả, kể chuyện.
E. Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- Van 7 Tuan 06 Tiet 23 24.doc