Giáo án Ngữ văn 7 - Trường THCS Lê Hồng Phong - Tuần 1 - Tiết 1, 2, 3

A. Mức độ cần đạt

- Thấy được tình cảm sâu sắc của người mẹ đối với con thể hiện trong một tình huống đặc biệt: đêm ngày trước khai trường.

- Hiểu được những tình cảm cao quý, ý thức trách nhiệm của gia đình đối với trẻ em – tương lai nhân loại.

- Hiểu được giá trị của những hình thức biểu cảm chủ yếu trong một văn bản nhật dụng.

B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ

 1. Kiến thức

- Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người, nhất là với tuổi thiếu niên, nhi đồng.

- Lời văn thể hiện tâm trạng của người mẹ đối với con trong văn bản.

 2. Kỹ năng

- Đọc – hiểu một văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật ký của một người mẹ.

- Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị ngày khai trường đầu tiên cho con.

- Liên hệ vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm.

 3. Thái độ

- Có lòng yêu mến, biết ơn cha mẹ mình.

- Có ý thức trách nhiệm với bản thân bằng việc nỗ lực học tập tại nhà trường thật tốt.

C. Phương pháp: Vấn đáp; thuyết trình

 

doc9 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1242 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Trường THCS Lê Hồng Phong - Tuần 1 - Tiết 1, 2, 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 01 Ngày soạn: 16/08/2013 Tiết: 01 Ngày dạy : 19/08/2013 CỔNG TRƯỜNG MỞ RA (Lý Lan) A. Mức độ cần đạt - Thấy được tình cảm sâu sắc của người mẹ đối với con thể hiện trong một tình huống đặc biệt: đêm ngày trước khai trường. - Hiểu được những tình cảm cao quý, ý thức trách nhiệm của gia đình đối với trẻ em – tương lai nhân loại. - Hiểu được giá trị của những hình thức biểu cảm chủ yếu trong một văn bản nhật dụng. B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 1. Kiến thức - Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người, nhất là với tuổi thiếu niên, nhi đồng. - Lời văn thể hiện tâm trạng của người mẹ đối với con trong văn bản. 2. Kỹ năng - Đọc – hiểu một văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật ký của một người mẹ. - Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị ngày khai trường đầu tiên cho con. - Liên hệ vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm. 3. Thái độ - Có lòng yêu mến, biết ơn cha mẹ mình. - Có ý thức trách nhiệm với bản thân bằng việc nỗ lực học tập tại nhà trường thật tốt. C. Phương pháp: Vấn đáp; thuyết trình… D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 7A3 vắng ……, Lớp 7A4 vắng ……, Lớp 7A5 vắng …… 2. Bài cũ: Kiểm tra vở soạn của hs. 3. Bài mới: Từ lớp 1 đến lớp 7, em đã dự bảy lần khai trường. Lần khai trường đầu tiên ai đưa em tới? Em có nhớ đêm hôm trước ngày khai trường vào lớp 1, mẹ em đã làm gì và nghĩ gì không? Chắc là không phải không nào? Bài văn học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu được đêm trước ngày khai trường để vào học lớp 1 của em, những người mẹ đã làm gì và suy nghĩ gì. Hoạt động của Gv và Hs Nội dung bài dạy Hoạt động 1: Giới thiệu chung CVăn bản “Cổng trường mở ra” do ai viết? C Nêu xuất xứ của văn bản? CVăn bản này thuộc thể loại nào? Thuộc hình thức nào? Gv cho Hs nhắc lại khái niệm văn bản nhật dụng đã học ở lớp 6, kỳ II cho hs nhớ. Gv nhắc lại. Hoạt động 2: Hướng dẫn Đọc – hiểu văn bản Gv nêu yêu cầu giọng đọc: Rõ ràng, nhỏ nhẹ, thiết tha và chậm rãi. Gv đọc mẫu 1 đoạn, gọi Hs đọc nối tiếp toàn bộ văn bản. CTìm từ Hán Việt có trong phần Chú thích và giải nghĩa chúng? * Hướng dẫn tìm hiểu văn bản VB có thể chia làm mấy phần? Ý của mỗi phần? Văn bản được chia làm hai phần : * P1: Từ đầu đến “…đầu năm học”: Tâm trạng của hai mẹ con trong buổi tối trước ngày khai trường. * P2: Tiếp đến hết: Ấn tượng tuổi thơ và liên tưởng của mẹ. C Phương thức biểu đạt chính của văn bản này là gì? CEm hãy tóm tắt đại ý của văn bản bằng một vài câu ngắn gọn? * Hướng dẫn phân tích CNgười mẹ nghĩ đến con trong thời điểm nào? Đêm trước ngày con vào lớp một. CMẹ cảm nhận được điều gì thay đổi trong tình cảm của người con? Mẹ cảm thấy nỗi vui mừng, háo hức của con khi con được chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng cho ngày đầu đi học. Mẹ cảm thấy con mình đã lớn, đã chững chạc lên rất nhiều qua hành động (giúp mẹ thu dọn đồ chơi). Trong đêm không ngủ ấy, bao nhiêu suy nghĩ của mẹ đều hướng vào con, hình dung ra tâm trạng của con. Mẹ xúc động và yêu thương biết bao trước sự hồn nhiên, ngây thơ và những thay đổi của con mình. CMẹ đã làm gì trong đêm trước ngày khai trường của con? Trong đêm đó, tâm trạng của mẹ ntn? -> Mẹ dỗ cho con ngủ, đắp mền, buông mùng, ém góc cẩn thận rồi không biết làm gì nữa, không tập trung được vào việc gì cả. Mẹ nhìn con ngủ rồi đi xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con. Mẹ cố ngủ nhưng không sao ngủ được những kỷ niệm rạo rực bâng khuâng, xao xuyến về ngày tựu trường thời quá khứ lại ùa về đầy ắp trong tâm trí mẹ. CCách dùng từ láy liên tiếp như vậy có tác dụng gì trong việc diễn tả tình cảm của người mẹ? Nhằm gợi tả cảm xúc phức tạp trong lòng mẹ: vui, buồn, nhớ thương lẫn lộn. Mẹ nhớ về bà ngoại, về mái trường xưa với kỷ niệm sâu sắc về ngày tựu trường. Gv bình từ “Trằn trọc” - một động từ được dùng rất đắt. Trằn trọc có nghĩa là trở mình luôn, cố ngủ mà không ngủ được vì đang có điều phải lo nghĩ. Người mẹ ấy đang rất lo cho con nhưng cũng rất tin tưởng ở con mình. CEm hãy nêu những cảm nghĩ của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con? Mẹ nghĩ về ngày khai trường, nghĩ về ảnh hưởng của giáo dục đối với trẻ em. Mẹ liên tưởng đến ngày khai trường ở Nhật Bản và mong sao ở nước mình rồi cũng được như vậy. CNgày khai trường ở Nhật Bản diễn ra rất long trọng. Còn ngày khai trường ở nước ta thì ra sao? Em hãy miêu tả về ngày khai trường mà em cảm thấy thích nhất trong những ngày khai trường mà em đã trải qua. Hs miêu tả miệng về ngày khai trường: không khí chung, cảnh HS tới trường, các đại biểu… CTrong đoạn văn cuối xuất hiện thành ngữ: “Sai một ly, đi một dặm”. Em hiểu thành ngữ này có ý nghĩa gì khi gắn với sự nghiệp giáo dục? Thành ngữ này có ý nghĩa nhấn mạnh việc không được phép sai lầm trong giáo dục. Đối tượng giáo dục của nhà trường là con người, là HS, là thế hệ tương lai của đất nước vì vậy giáo dục có tính chất quyết định tương lai của dân tộc cho nên không bao giờ được phép sai lầm. Thảo luận nhóm: CEm hiểu câu nói của mẹ: “Bước qua cổng trường là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra” như thế nào? HS cần nêu được các ý chính sau: - Khẳng định vai trò to lớn của giáo dục nhà trường đối với con người. - Khẳng định việc học tập là vô cùng cần thiết đối với mọi trẻ em. * Tổng kết: CEm có nhận xét gì về giọng điệu của bài văn? Có phải người mẹ ấy đang nói trực tiếp với con không? Nêu ý nghĩa của văn bản? Với giọng điệu tâm tình sâu lắng, người mẹ như đang tâm sự với con nhưng là nói với chính mình. Qua lời tâm sự ấy ta cảm nhận được tình thương yêu con tha thiết của mẹ. Đồng thời cũng nhận ra vai trò to lớn của giáo dục đối với con người Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ Sgk. * Luyện tập: Kể lại kỷ niệm của em về ngày khai trường năm lớp một? Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học Gv hướng dẫn Bt2, Hs về nhà làm. I. Giới thiệu chung 1. Tác giả: Lý Lan 2. Tác phẩm: - Xuất xứ: (Sgk/7) - Thể loại: Bút kí.(Văn bản nhật dụng) II. Đọc – hiểu văn bản 1. Đọc và tìm hiểu nghĩa từ khó 2. Tìm hiểu văn bản 2.1. Bố cục: 2 phần 2.2. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm 2.3. Đại ý: Bài văn viết về tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ được trước ngày khai trường đầu tiên của con. 2.4. Phân tích a. Những tình cảm dịu ngọt người mẹ dành cho con: - Trìu mến quan sát những việc làm của con. - Vỗ về để con ngủ, xem lại những thứ đã chuẩn bị cho ngày khai trường của con. + Tâm trạng: - Không tập trung được vào việc gì. - Trằn trọc không ngủ được. -> Suy nghĩ về việc làm cho ngày đầu tiên con đi học thật sự có ý nghĩa. => Là người mẹ có tấm lòng cao đẹp. b. Cảm nghĩ của người mẹ - Mẹ nghĩ về ngày hội khai trường ở Nhật; hoài niệm về bà ngoại, về ngày đầu tiên đi học của bản thân với những kỷ niệm sâu đậm. - Nghĩ về vai trò to lớn và cực kỳ quan trọng của nhà trường đối với việc giáo dục trẻ em. -> Khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục đối với thế hệ tương lai. 3. Tổng kết a) NT: - Lựa chọn hình thức tự bạch như những dòng nhật kí của người mẹ nói với con. - Sử dụng ngôn ngữ biểu cảm. b) ND: * Ý nghĩa văn bản: Văn bản thể hiện tấm lòng, tình cảm của người mẹ đối với con, đồng thời nêu lên vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người. 4. Luyện tập III. Hướng dẫn tự học 1. Làm Bt2; Sưu tầm một số văn bản về ngày khai trường. 2. Nắm vững nội dung bài học, học thuộc phần Ghi nhớ. Soạn bài mới “Mẹ tôi”. E. Rút kinh nghiệm Tuần: 01 Ngày soạn: 17/08/2013 Tiết: 02 Ngày dạy : 19/08/2013 MẸ TÔI (Ét-môn-đô đơ A-mi-xi) A. Mức độ cần đạt Qua bức thư của một người cha gửi cho đứa con mắc lỗi với mẹ, hiểu tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng đối với mỗi người. B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 1. Kiến thức - Sơ giản về tác giả Ét-môn-đô đơ A-mi-xi. - Cách giáo dục vừa nghiêm khắc vừa tế nhị, có lý và có tình của người cha khi con mắc lỗi. - Nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hình thức một bức thư. 2. Kỹ năng - Đọc – hiểu một văn bản viết dưới hình thức một bức thư. - Phân tích một số chi tiết liên quan đến hình ảnh người cha (tác giả bức thư) và người mẹ nhắn đến trong bức thư. 3. Thái độ: Phải biết kính trọng, yêu thương cha mẹ mình. C. Phương pháp : Vấn đáp, thuyết trình... D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 7A3 vắng ……, Lớp 7A4 vắng ……, Lớp 7A5 vắng …… 2. Bài cũ: CBài học sâu sắc nhất mà em rút ra được từ văn bản “Cổng trường mở ra” là gì? 3. Bài mới: Trong cuộc đời ai cũng có mẹ. Đó là người phụ nữ yêu thương con, lo lắng cho con vô điều kiện nhưng không phải ai cũng nhận thức được điều đó. Chỉ đến khi trưởng thành, xa vòng tay mẹ chúng ta mới biết mẹ có vai trò, vị trí như thế nào trong trái tim ta. Bài học hôm nay sẽ cho các em một bài học sâu sắc về mẹ. Hoạt động của Gv và Hs Nội dung bài dạy Hoạt động 1: Giới thiệu chung CDựa vào Chú thích *, em hãy nêu vài nét chính về tác giả? C Nêu xuất xứ của văn bản? CCũng là văn bản nhật dụng nhưng văn bản này có gì khác với văn bản “Cổng trường mở ra”? Hoạt động 2: Hướng dẫn Đọc – hiểu văn bản Gv nêu yêu cầu giọng đọc: tâm tình, khuyên nhủ. Gv đọc mẫu 1 đoạn, gọi hs đọc hết văn bản. Gv nhận xét, uốn nắn cách đọc cho Hs. Gv yêu cầu hs đọc bằng mắt phần Chú thích và giải nghĩa thành ngữ “Vong ân bội nghĩa”. * Hướng dẫn tìm hiểu văn bản CNêu bố cục văn bản? -> Chia làm 2 phần: Phần 1 là lời kể của En-ri-cô; phần 2 là toàn bộ bức thư của bố gửi cho En-ri-cô. C Phương thức biểu đạt chính của văn bản? * Phân tích CTại sao bức thư do bố viết cho con lại lấy nhan đề là “Mẹ tôi”? Vì sao bố lại viết thư cho En-ri-cô? -> Nhan đề này do tác giả đặt. Người mẹ không xuất hiện trong bức thư nhưng là đối tượng chủ yếu được người bố nói đến. Qua đó, người mẹ được phác họa là một người cao cả, lớn lao và yêu thương con vô hạn. C Trước lỗi lầm của En-ri-cô, người bố đã có thái độ như thế nào? Không nén được cơn tức giận: Con lại xúc phạm đến mẹ con ư?; Thật đáng xấu hổ và nhục nhã... C Qua đây, em thấy bố En-ri-cô là người thế nào? CQua lời lẽ mà ông nói với con thì em hiểu mẹ của En-ri-cô là người như thế nào? -> Hết lòng yêu thương con, hy sinh vì con. C Từ hình tượng mẹ của En-ri-cô, em có suy nghĩ gì về những người mẹ? Tìm và đọc to những câu văn, câu thơ nói về mẹ mà em biết. Hs xem Sgk và đọc. C Trước tấm lòng yêu thương con của mẹ, người bố đã khuyên En-ri-cô những gì? * Thảo luận (2p): Theo em, tại sao người bố không nói trực tiếp cho con biết những suy nghĩ của mình mà lại viết thư? -> Tình cảm sâu sắc thường tế nhị và kín đáo, khó nói trực tiếp. Hơn nữa, viết thư là cách giúp người đọc cảm nhận một cách sâu sắc tình cảm đó, đồng thời không làm mất đi tính tự trọng của con. CQua phân tích, em thấy bố của En-ri-cô là người thế nào? * Tổng kết C Là một người con, vậy em rút ra được bài học gì khi học xong văn bản “Mẹ tôi”? Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ Sgk. Hs đọc. * Luyện tập BT1: Về nhà làm BT2: Làm miệng Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học Gv nêu những yêu cầu cho hs về nhà tự học. I. Giới thiệu chung 1. Tác giả: (Sgk/11) 2. Tác phẩm: - Xuất xứ: Trích từ cuốn “Những tấm lòng cao cả” của A-mi-xi. - Kiểu loại: Văn bản nhật dụng viết dưới dạng một bức thư. II. Đọc – hiểu văn bản 1. Đọc, tìm hiểu nghĩa từ khó 2. Tìm hiểu văn bản 2.1. Bố cục: 2 phần 2.2. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm. 2.3. Phân tích a. Nguyên nhân khiến bố viết thư cho En-ri-cô En-ri-cô phạm lỗi, nói lời “thiếu lễ độ” với mẹ khi cô giáo đến nhà. b. Thái độ, cảm xúc của bố đối với En-ri-cô - Tức giận, buồn bã và đau đớn: Con mà lại xúc phạm đến mẹ con ư? -> Cảnh cáo nghiêm khắc lỗi lầm của En-ri-cô. - Gợi lại hình ảnh cao cả lớn lao của mẹ: hết lòng yêu thương con, hy sinh vì con. - Làm nổi bật vai trò của mẹ trong gia đình: bến đỗ bình yên. Con dù lớn cũng là con của mẹ Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con. (Chế Lan Viên) c. Lời khuyên của bố - Phải sửa chữa lỗi lầm, không được nặng lời với mẹ. - Xin lỗi mẹ, cầu xin mẹ yêu thương. => Yêu thương con tha thiết, khuyên nhủ con chân tình. 3. Tổng kết a) NT: - Sáng tạo nên hoàn cảnh xẩy ra chuyện: En-ri-cô mắc lỗi với mẹ. - Lồng trong câu chuyện một bức thư có nhiều chi tiết khắc họa người mẹ tận tụy, giàu đức hi sinh, hết lòng vì con. - Lựa chọn hình thức biểu cảm trực tiếp qua bức thư, có ý nghĩa giáo dục lớn, thể hiện thái độ nghiêm khắc của cha với con. b) ND: * Ý nghĩa văn bản: - Người mẹ có vai trò vô cùng quan trọng trong gia đình. - Tình thương yêu, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng nhất đối với mỗi con người. 4. Luyện tập III. Hướng dẫn tự học 1. Tìm những bài thơ, bài văn, ca dao nói về tình yêu thương của mẹ đối với con. 2. Chuẩn bị bài tiếp theo: “Từ ghép”. E. Rút kinh nghiệm Tuần: 01 Ngày soạn: 19/08/2013 Tiết: 03 Ngày dạy : 21/08/2013 TỪ GHÉP A. Mức độ cần đạt - Nhận diện được 2 loại từ ghép: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ. - Hiểu được tính chất phân nghĩa của từ ghép chính phụ và tính chất hợp nghĩa của từ ghép đẳng lập. - Có ý thức trau dồi vốn từ và biết sử dụng từ ghép một cách hợp lý. B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 1. Kiến thức - Cấu tạo của từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ. - Đặc điểm về nghĩa của các từ ghép chính phụ và đẳng lập. 2. Kỹ năng - Nhận diện các loại từ ghép. - Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ. - Sử dụng từ: dùng từ ghép chính phụ khi cần diễn đạt cái cụ thể, dùng từ ghép đẳng lập khi cần diễn đạt cái khái quát. 3. Thái độ - Có ý thức trau dồi vốn từ. - Có lòng yêu mến tiếng Việt. C. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình… D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 7A3 vắng ……, Lớp 7A4 vắng ……, Lớp 7A5 vắng …… 2. Bài cũ: Kiểm tra vở soạn của hs. 3. Bài mới: Ở lớp 6, các em đã biết khái niệm từ ghép. Đó là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết các loại từ ghép. Hoạt động của Gv và Hs Nội dung bài dạy Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung CThế nào là từ ghép? (Hs nhắc lại khái niệm từ ghép.) Gv treo bảng phụ ghi ví dụ trang 13/Sgk, Hs đọc. C Tìm từ ghép có trong ví dụ? (Bà ngoại; Thơm phức) C Trong từ ghép “Bà ngoại” tiếng nào là tiếng chính, tiếng nào là tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính? C Em có nhận xét gì về vị trí của tiếng chính và tiếng phụ qua từ ghép trên? -> Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau. Gv: Những từ có cấu tạo như từ “Bà ngoại” gọi là từ ghép chính phụ. C Vậy từ “thơm phức” có phải là từ ghép chính phụ không? Vì sao em biết. Hs trả lời. Gv treo bảng phụ ghi ví dụ 2/sgk CNhững từ như “quần áo”, “trầm bổng” có phân ra tiếng chính và tiếng phụ không? -> Không phân ra tiếng chính, tiếng phụ vì các tiếng bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp. Gv: Những từ như vậy gọi là từ ghép đẳng lập. C Vậy có mấy loại từ ghép? Nêu khái niệm mỗi loại. Hs dựa vào phần ghi nhớ sgk trả lời. Cho Hs đặt câu có sử dụng từ ghép. * Tìm hiểu nghĩa của từ ghép C So sánh nghĩa của từ “bà ngoại” với nghĩa của từ “bà” có gì khác nhau? CTương tự, so sánh nghĩa của từ “thơm phức” và nghĩa của từ “thơm”? CQua đó em có nhận xét gì về nghĩa của từ ghép chính phụ so với nghĩa của tiếng chính tạo nên nó? -> Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính: tính chất phân nghĩa CEm hãy so sánh nghĩa của từ “quần áo” với nghĩa của mỗi tiếng “quần”, “áo”?-> Nghĩa của từ “quần áo” khái quát hơn nghĩa của “quần” hoặc “áo”. -> Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó: tính chất hợp nghĩa. Thực hiện tương tự với từ “trầm bổng”. Thảo luận (2p): Em hãy nêu những điểm khác biệt về nghĩa của từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ? Đại diện nhóm trả lời. Nhóm khác nhận xét. Gv chốt ý dẫn đến ghi nhớ 2/sgk. * Lưu ý: Vd các từ mờ nghĩa: dưa hấu, cá trích, ốc bươu.. (ghép chính phụ) và giấy má, viết lách, quà cáp...(từ ghép đẳng lập) nhưng căn cứ vào đặc điểm nghĩa của hai loại từ này mà người ta vẫn phân biệt được các từ thuộc loại từ ghép nào... Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập Bt1: Cho Hs sắp xếp từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ theo bảng phân loại. Bt2: Gọi hs đọc yêu cầu của bt2. Gọi 2 Hs lên bảng làm. Bt3: Gọi 2 Hs lên bảng làm Bt4: Có thể nói “một cuốn sách”, “một cuốn vở” mà không thể nói “một cuốn sách vở” vì “sách vở” là từ ghép đẳng lập có nghĩa tổng hợp chỉ chung 2 loại nên không đếm được còn “sách” hoặc “vở” là danh từ chỉ sự vật tồn tại dưới dạng cá thể, có thể đếm được. Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học Gv hướng dẫn, Hs nghe, thực hiện. I. Tìm hiểu chung 1. Các loại từ ghép a. Phân tích ví dụ * Ví dụ 1: Bà ngoại Tiếng chính – tiếng phụ Từ ghép chính phụ. Vd: nước mắt, đường sắt, cá thu, nhà khách, sân băng, xanh biếc… * Ví dụ 2: - Quần áo -> quần áo nói chung. - Trầm bổng -> (âm thanh) lúc trầm, lúc bổng nghe rất êm tai. Từ ghép đẳng lập. Vd: trời đất, vợ chồng, đưa đón, xa gần, tìm kiếm, mẹ con, đi lại, cá nước, non sông, buôn bán….. b. Ghi nhớ 1: (Sgk/14) 2. Nghĩa của từ ghép a. Phân tích ví dụ * Ví dụ 1: Bà: người sinh ra bố hoặc mẹ. Bà ngoại: người sinh ra mẹ. -> Nghĩa của từ “bà ngoại” hẹp hơn nghĩa của từ “bà”. * Ví dụ 2: Quần áo: quần áo nói chung. Quần: chỉ riêng quần. Áo: chỉ riêng áo. -> Nghĩa của từ “quần áo” khái quát hơn nghĩa của “quần” hoặc “áo”. b. Ghi nhớ 2: (Sgk/14) * Lưu ý: - Không suy luận một cách máy móc nghĩa của từ ghép chính phụ từ nghĩa của các tiếng (vd: cà chua là một loài cây, quả chứ không phải là cà có vị chua). - Có hiện tượng mất nghĩa, mờ nghĩa của tiếng đứng sau ở một số từ ghép. II. Luyện tập Bt1: Từ ghép chính phụ Lâu đời, xanh ngắt, cây cỏ, nhà máy, nhà ăn, cười nụ. Từ ghép đẳng lập Suy nghĩ, chài lưới, ẩm ướt, đầu đuôi. Bt2: Điền từ để có từ ghép chính phụ: Bút bi, thước kẻ, mưa phùn, làm nhà, ăn cơm, trắng tinh, vui vẻ, nhát gan. Bt3: Điền từ để có từ ghép đẳng lập - Núi đồi, núi sông, ham thích, ham mê, mặt mũi, mặt mày - Xinh đẹp, xinh tươi, học tập, học hỏi, tươi đẹp, tươi non. Bt4: III. Hướng dẫn tự học 1. Nhận diện từ ghép trong đoạn cuối văn bản “Mẹ tôi”. 2. Soạn bài: Liên kết trong văn bản. E. Rút kinh nghiệm Tuần: 01 Ngày soạn: 19/08/2013 Tiết: 04 Ngày dạy : 21/08/2013 LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN A. Mức độ cần đạt - Hiểu rõ liên kết là một trong những đặc tính quan trọng nhất của văn bản. - Biết vận dụng những hiểu biết về liên kết vào việc đọc – hiểu và tạo lập văn bản. B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 1. Kiến thức - Khái niệm liên kết trong văn bản. - Yêu cầu về liên kết trong văn bản. 2. Kỹ năng - Nhận biết và phân tích tính liên kết của các văn bản. - Viết các đoạn văn, bài văn có tính liên kết. 3. Thái độ: Có ý thức tìm hiểu, phát hiện và tạo lập các văn bản có tính liên kết. C. Phương pháp : Vấn đáp, thuyết trình... D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 7A3 vắng ……, Lớp 7A4 vắng ……, Lớp 7A5 vắng …… 2. Bài cũ: Kiểm tra vở soạn của Hs. 3. Bài mới: Để tạo lập được một văn bản tốt phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố, một trong những yếu tố quan trọng là phải tạo được sự liên kết. Vậy thế nào là liên kết trong văn bản? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi này? Hoạt động của Gv và Hs Nội dung bài dạy Hoạt động 1: Hướng dẫn Tìm hiểu chung về liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản Gọi Hs đọc đoạn văn và nêu ý của mỗi câu. CTheo em, chỉ đọc mấy câu văn trên En-ri-cô có hiểu được ý bố không? Vì sao. CCho biết lý do nào trong các lý do kể sau đây khiến En-ri-cô chưa hiểu ý bố? - Vì câu văn viết chưa đúng ngữ pháp. - Vì có câu văn nội dung chưa thật rõ ràng. - Vì giữa các câu chưa có sự liên kết. -> Đáp án 3. Gv: Chỉ có những câu văn chính xác, rõ ràng vẫn chưa đủ để làm nên văn bản. Đồng thời không thể có văn bản nếu các câu, các đoạn trong văn bản không nối liền nhau, tức là không liên kết với nhau. Vậy, một văn bản có thể hiểu được thì các câu, các đoạn không thể nào không liên kết. CVậy liên kết là gì? Nêu tác dụng. Hs trả lời dẫn đến ghi nhớ mục 1. Hs đọc. Gv: Liên kết có vai trò quan trọng trong văn bản. Vậy liên kết được thực hiện bằng phương tiện gì, chúng ta sang phần 2. CĐọc lại đoạn văn ở mục 1, cho biết nó thiếu ý gì mà trở nên khó hiểu? Sửa lại đoạn văn để En-ri-cô hiểu được ý bố. Hs căn cứ văn bản “Mẹ tôi” trả lời. Gv: Vậy liên kết trong văn bản trước hết là sự liên kết về nội dung ý nghĩa. Nội dung phải thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau. C Hãy so sánh đoạn văn với nguyên văn trong văn bản “Cổng trường mở ra” để thấy người viết chép thiếu hay sai chỗ nào? C Tại sao việc chép thiếu hay sai như vậy lại làm cho đoạn văn trở nên rời rạc? -> Làm cho đoạn văn trở nên rời rạc, khó hiểu. CTừ 2 ví dụ vừa phân tích, ta thấy văn bản cần có sự liên kết ở những mặt nào? Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ 2. Hs đọc. Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập Bt1: Gọi Hs đọc yêu cầu bài tập và đoạn văn, sau đó gọi 1 hs đứng tại chỗ trả lời. Bt2: Cho Hs thảo luận trong 2 phút. Đại diện các nhóm trả lời. Gv nhận xét, bổ sung. Bt3: Làm miệng Bt4: Gọi Hs đọc yêu cầu của bài tập 4. Hs xung phong trả lời. Hai câu văn dẫn nếu tách ra có vẻ rời rạc, câu trước nói về mẹ, câu sau nói về con nhưng đoạn văn còn có câu thứ ba đứng tiếp sau nối hai câu trên thành thể thống nhất và hoàn chỉnh, làm cho đoạn văn trở nên liên kết chặt chẽ với nhau. Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học Gv hướng dẫn Hs một số nội dung tự học. Hs chú ý lắng nghe. I. Tìm hiểu chung về liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản 1. Tính liên kết của văn bản a. Tìm hiểu ví dụ: (Sgk/17) - Câu 1: Việc con thiếu lễ độ với mẹ - Câu 2, 3, 4: Việc mẹ không quản khó nhọc chăm sóc con. - Câu 5: Lời trách mắng của cha. -> Các câu chưa có sự liên kết. => Chưa thể hiện được điều bố En-ri-cô muốn nói. b. Ghi nhớ 1: (Sgk/18.) 2. Phương tiện liên kết trong văn bản a. Phân tích ví dụ Vd1: Đoạn văn thiếu “sợi dây tư tưởng” nối các ý với nhau nên gây ra sự khó hiểu. -> Đoạn văn chưa có sự liên kết về phương diện nội dung, ý nghĩa. Vd2: So sánh đoạn văn với nguyên văn trong văn bản: - Viết thiếu: “còn bây giờ” - Viết sai từ “đứa trẻ” -> “con” -> Các câu chưa có sự nối kết, gắn bó với nhau về phương diện hình thức ngôn ngữ. b. Ghi nhớ 2: (Sgk/18) II. Luyện tập Bt1: Thứ tự đúng: Câu 1 -> câu 4 -> câu 2 -> câu 5 -> câu 3. Bt2: Các câu không hướng về một nội dung, không cùng một chủ đề. -> Các câu văn không có sự liên kết. Bt3: Các từ ngữ lần lượt là: Bà, bà, cháu, bà, bà, cháu, thế là. Bt4 III. Hướng dẫn tự học 1. Tìm hiểu, phân tích tính liên kết trong văn bản “Cổng trường mở ra” của Lý Lan. 2. Soạn bài “Cuộc chia tay của những con búp bê”. (Khánh Hoài) E. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docVan 7 Tuan 01.doc