Giáo án Ngữ văn 7 - Trường THCS Yên Bình

A. Mục tiêu cần đạt

 Kiểm tra đánh giá nhận thức của học sinh ở tất cả phân môn, văn, tiếng Việt, tập làm văn

B. Chuẩn bị

 - Giáo viên: ra đề- đáp án

 - Học sinh: Ôn bài

C. Tiến trình dạy học

1. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh

2. Kiểm tra

 

doc148 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1133 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Trường THCS Yên Bình, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Tiết - 70 Kiểm tra học kì I A. Mục tiêu cần đạt Kiểm tra đánh giá nhận thức của học sinh ở tất cả phân môn, văn, tiếng Việt, tập làm văn B. Chuẩn bị - Giáo viên: ra đề- đáp án - Học sinh: Ôn bài C. Tiến trình dạy học 1. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 2. Kiểm tra đề bài Câu 1(1 điểm): Bài thơ Sông núi nước Nam được viết theo thể thơ nào? Vì sao có thể coi bài thơ là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc? Câu 2(2 điểm): Thế nào là điệp ngữ? Chỉ ra và phân tích tác dụng của điệp ngữ trong đoạn văn sau: “Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào những buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với tiết trời đang ui ui bỗng nhiên trong vắt như thuỷ tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm”. (Sài Gòn tôi yêu- Minh Hương) Câu 3(7 điểm): Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh đáp án Câu 1(1 điểm): Học sinh nêu được ý cơ bản: - Bài thơ được viết theo thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt, mỗi bài có 4 câu, mỗi câu có 7 tiếng. - Vì bài thơ là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước, lời khẳng định ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó. Câu 2(2 điểm): - Điệp ngữ là: Tôi yêu - Tác dụng: khẳng định tình yêu nồng nàn, tha thiết của tác giả với Sài Gòn. Tác giả yêu tất cả những gì thuộc về Sài Gòn. Yêu thành phố ở cả vẻ ngọt ngào lẫn những cái bất thường về thời tiết. Yêu Sài Gòn ở tất cả mọi thời khắc khác nhau trong ngày. Câu 3(7 điểm): * Mở bài(1điểm): Giới thiệu về bài thơ và cảm nghĩ chung về bài thơ. * Thân bài(5điểm): Học sinh nêu được những cảm xúc, suy nghĩ, liên tưởng do bài thơ gợi lên: - Cảm nhận được âm thanh tiếng suối trong đêm rừng Việt Bắc - Khung cảnh đêm trăng Việt Bắc lung linh huyền ảo có sự hoà hợp của cây cổ thụ, hoa, lá với hai màu chủ đạo là: sáng, tối. - Cảm nhận được trạng thái của Bác trong đêm trăng đó: chưa ngủ, vì trăng đẹp và vì lo cho đất nước. - Suy nghĩ về vẻ đẹp trong tâm hồn Bác: có sự hoà hợp giữa tình yêu nước và tình yêu thiên. * Kết bài(1điểm): Khẳng định lại tình cảm, ấn tượng mà bài thơ để lại cho em. ************** ************* *********** ************** Ngày soạn: 24/ 12/2008 Tiết 71 Chương trình địa phương phần Tiếng Việt I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh khắc phục những lỗi chính tả do ảnh hưởng tiếng địa phương II. Chuẩn bị: - Giáo viên: Soạn bài - Học sinh: Ôn bài III. Tiến trình dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ 2. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Viết những đoạn , bài chứa các âm, đấu thanh đẽ mắc lỗi. Viết chính tả trí nhớ khổ 2-> 6 của bài thơ Tiếng gà trưa. Yêu cầu viết đúng chính tả các từ có phụ âm: ch, tr, n, l , r, d,x,s Điền một chữ cái, một dấu thanh hoặc một vần vào chỗ trống sao cho đúng chính tả Tìm tên các loài cá bắt đầu bằng chữ ch, tr Tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã - Tìm các từ hoặc cụm từ đựa theo nghĩa và đặc điểm của ngữ âm đã cho sẵn - Em tắt công tắc đi Bài 1 Bài 2 a. - xử lí, sử dụng, giả sử, xét sử - tiểu sử, tiểu trừ, tiểu thuyết, tuần tiễu - chung sức, trung thành, thủy chung, trung đại - mỏng manh, dũng mãnh, mãnh liệt, mảnh trăng b. - cá chép, cá trôi, cá trê, cá trắm - nghỉ ngơi, suy nghĩ, ngẫm nghĩ, chăm chỉ…. - giả dối, gian ác, ra hiệu….. c. - Bạn ấy có tính hay để giành. - Nhà em có cây hoa dành dành D.Củng cố và hướng dẫn về nhà 1. Củng cô - Phân biệt được các lỗi chính tả do cách phát âm địa phương gây ra 2. Hướng dẫn về nhà Lập sổ tay chính tả ********* ************* *********** ************** Ngày soạn: 24/12/2008 Tiết 72 Trả bài kiểm tra học kì I A. Mục tiêu cần đạt Qua bài kiểm tra học kì: Đánh giá trình độ, kĩ năng làm bài của các em qua một kì, giúp các em tự nhận ra những gì đã làm được và những gì cần khắc phục B. Chuẩn bị - Giáo viên: Chấm, chữa bài, cho điểm vào sổ - Học sinh: Lập dàn ý C. Tiến trình dạy học 1. Kiểm ra bài cũ 2. B ài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Nhắc lại nội dung các câu hỏi? Học sinh trình bày đáp án-> giáo viên nhận xét và treo đáp án trên bảng phụ Trả bài cho học sinh, yêu cầu học sinh đối chiếu bài làm với dàn ý và tự đánh giá bài viết của mình * Nhận xét: - ưu điểm: Đa số em nắm dược những kiến thức cơ bản và trả lời chính xác, trình bày hợp lí, sạch đẹp, ngôn từ có chọn lọc - Nhược điểm: Một số em : + Không nắm được kiến thức nên câu trả lời chưa chính xác + Viết sai chính tả, câu chưa đúng cú pháp, diễn đạt lủng củng… + Câu 3 một số em làm lạc đề, không tập trung bày tỏ tình cảm mà chủ yếu là tả hoặc kể thuần tuý, bài viết sơ sài * Chữa lỗi: - Lỗi diễn đạt - Lỗi bố cục - Lỗi sử dụng từ, dấu câu… Chọn đọc bài của : Vũ Bích Ngọc, Quách Thị Huyền 1.Đề bài 2. Đáp án Câu 1(1 điểm): Học sinh nêu được ý cơ bản: - Bài thơ được viết theo thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt, mỗi bài có 4 câu, mỗi câu có 7 tiếng. - Vì bài thơ là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước, lời khẳng định ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó. Câu 2(2 điểm): - Điệp ngữ là: Tôi yêu - Tác dụng: khẳng định tình yêu nồng nàn, tha thiết của tác giả với Sài Gòn. Tác giả yêu tất cả những gì thuộc về Sài Gòn. Yêu thành phố ở cả vẻ ngọt ngào lẫn những cái bất thường về thời tiết. Yêu Sài Gòn ở tất cả mọi thời khắc khác nhau trong ngày. Câu 3(7 điểm): * Mở bài(1điểm): Giới thiệu về bài thơ và cảm nghĩ chung về bài thơ. * Thân bài(5điểm): Học sinh nêu được những cảm xúc, suy nghĩ, liên tưởng do bài thơ gợi lên - Cảm nhận được âm thanh tiếng suối trong đêm rừng Việt Bắc - Khung cảnh đêm trăng Việt Bắc lung linh huyền ảo có sự hoà hợp của cây cổ thụ, hoa, lá với hai màu chủ đạo là: sáng, tối. - Cảm nhận được trạng thái của Bác trong đêm trăng đó: chưa ngủ, vì trăng đẹp và vì lo cho đất nước. - Suy nghĩ về vẻ đẹp trong tâm hồn Bác: có sự hoà hợp giữa tình yêu nước và tình yêu thiên. * Kết bài(1điểm): Khẳng định lại tình cảm, ấn tượng mà bài thơ để lại cho em. 3. Trả bài 4. Nhận xét- chữa lỗi 5. Đọc bài văn mẫu D. Củng cố và hướng dẫn về nhà - Chữa lại những lỗi cô đã phê trong bài Ngày soạn: 18/12/2008 Bài 18 Tiết 73 Văn bản Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: - Hiểu sơ lược thế nào là tục ngữ. - Hiểu nội dung, một số hình thức nghệ thuật( kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận) và ý nghĩa của những câu tục ngữ trong bài học. - Thuộc lòng những câu tục ngữ trong bài học. II.Chuẩn bị: - Giáo viên: Soạn bài - Học sinh: Soạn bài III.Tiến trình dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ 2. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Thế nào là tục ngữ? - Tục : là thói quen có từ lâu đời, được mọi người công nhận - Ngữ: lời nói - Về hình thức: tục ngữ là một câu nói ngắn gọn, có kết cấu bền vững, có hình ảnh và nhịp điệu vì vậy rất rễ nhớ và dễ lưu truyền. - Về ND: tục ngữ diễn đạt những kinh nghiệm về cách nhìn nhận của ND đối với thiên nhiên, lao động sản xuất, con người, xã hội. Có những câu tục ngữ chỉ có nghĩa đen nhưng có rất nhiều câu tục ngữ có nghĩa bóng. - Về sử dụng: tục ngữ được ND sử dụng vào mọi hoạt động nhìn nhận cuộc sống để ứng xử và thực hành. Chú thích SGK Có thể chia 8 câu tục ngữ trong bài làm mấy nhóm? Học sinh có thể đưa ra cách khác miễn sao là hợp lý và lôgic. Rõ ràng, lưu loát, chú ý phát âm đúng chính tả I. Giới thiệu chung 1.Thể loại Tục ngữ: là một thể loại văn học dân gian ,được trình bày dưới những câu nói ngắn gọn, thể hiện những kinh nghiệm của ND về mọi mặt 2. Chú thích 3. Bố cục - Nhóm 1: Câu 1, 2, 3, 4 là những câu tục ngữ về thiên nhiên - Nhóm 2: Câu 5, 6, 7, 8 là những câu tục ngữ về lao động sản xuất. II.Tìm hiểu văn bản 1. Đọc 2. Tìm hiểu văn bản Câu 1 Nghĩa của câu tục ngữ này là gì? Câu tục ngữ trên được đúc kết từ kinh nghiệm nào trong thực tế? Câu tục ngữ trên có thể vận dụng vào đời sống ntn? Em có nhận xét gì về cách diễn đạt và gieo vần trong câu trên? - Qua cách nói hình ảnh, câu tục ngữ trên muốn nói đêm … - Tháng năm âm lịch trời nắng ráo, mặt trời mọc sớm, lặn muộn nên đêm ngắn, ngay dài. Ngựơc lại tháng mười nhiều mây, trời âm u, mặt trời mọc muộn và lặn sớm nên ngày ngắn, đêm dài Câu 2 Giải thích nghĩa của các từ mau, vắng? Từ đó em hiểu nghĩa của câu tục ngữ này ntn? - Mau: nhiều, dày - Vắng: ít, thưa - Còn có câu tương tự: “Dày sao thì nắng, vắng sao thì mưa” Tuy nhiên, cần chú ý, không phải bao giời cũng đúng như vậy. Vì phán đoán trong tục ngữ , do dựa trên kinh nghiệm, nên không phải bao giờ cũng đúng Câu tục ngữ trên được đúc kết trên cơ sở nào? Có ý nghĩa gì với cuộc sống của con người? Câu tục ngữ này có mấy vế? Nhận xét về ý nghĩa của các vế đó? Giải thích nghĩa của từ Ráng? Em hiểu nghĩa câu này ntn? Câu 4 ở nước ta, mùa lũ xảy ra vào tháng bảy âm lịch nhưng cũng có năm kéo dài sang cả tháng tám. Từ kinh nghiệm qun sát, ND tổng kết nên quy luật: kiến bò nhiều vào tháng bảy và bò lên cao là điềm báo sắp có lũ lụt. Kiến là loài côn trùng rất nhạy cảm với những thay đổi của khí hậu, thời tiết, nhờ cơ thể có những tế bào cảm biến chuyen bịêt. Khi trời chuẩn bị có những đợt mưa to kéo dài hay lũ lụt, kiến sẽ từ trong tổ kéo dài hàng đàn, để tránh mưa, lụt và để lợi dụng đất mềm sau mưa làm tổ mới. Câu5 Người ND đặc biệt coi trọng đất đai vì đất nuôi sống con người, đất là nơi người ở, người phải nhờ lao động và đổ bao mồ hoio, xương máu mới có đất và bảo vệ đất. - Tấc đất: chỉ một mảnh đất nhỏ( tấc: đơn vị cũ đo chiều dài, bằng 1/10 thước mộc) - Vàng: là kim loại quý thường được cân đo bằng cân tiểu li, hiếm khi cân đo bằng tấc thước. - Tấc vàng: chỉ lượng vàng lớn, vô cùng quý giá. - Câu tục ngữ này lấy cái rất nhỏ so sánh với ái rất lớn để đề cao giá trị của đất Câu 6 - Kinh nghiệm trên không phải áp dụng ở nơi nào cũng đúng. ậ vùng nào có thể làm tốt ba nghề đó thì trật tự đó là đúng Câu ý nghĩa Cơ sở đúc kết Vận dụng Nghệ thuật 1 - Đêm tháng năm, ngày tháng mười rất ngắn -> mùa hè đêm ngắn, ngày dài còn mùa đông đêm dài ngày ngắn Kinh nghiệm xem thời gian qua mặt trời, thời tiết của ND ta - Giúp người ND chủ động sử dụng thời gian, sức lao động vào những thời điểm khác nhau trong năm - Con người giữ gìn sức khoẻ cho trong từng mùa - Phóng đại - Gieo vần lưng 2 Đêm nào trời có nhiều sao thì ngày mai nắng, có ít sao thì ngày mai mưa Dựa vào sự quan sát trời và sao Sắp xếp công việc cho phù hợp - Đối x-ứng cả về HT- ND - Gieo vần lưng 3 Khi trên trời có sắc màu vàng mỡ gà tức là sắp có gió to, bão nên phải chủ động giữ gìn nhà cửa, hoa màu Kinh nghiệm xem tự nhiên để đoán thời tiết Đoán được thời tiết để chủ động đề phòng gió, bão - Gieo vần lưng - Hai vế đối xứng 4 Kiến bò nhiều và lên cao vào tháng bảy là điềm báo sắp có lũ lụt Quan sát chi tiết trong thực tế Dự đoán để chủ động phòng, chống lũ - Hai vế đối xứng - Gieo vần lưng 5 Mỗi tấc đất là một tấc vàng, đất quý như vàng -> đề cao giá trị của đất Thực tế sử dụng đất - Đề cao giá trị của đất, đề cao sức lao động - Phê phán hiện tượng lười lao động, lãng phí đất đai - So sánh - Vần lưng 6 Đem lại lợi ích kinh tế nhiều nhất là nghề nuôi ca-> làm vườn->làm ruộng Giá trị thực tế của các nghề Giúp con người khai thác tốt điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên để làm ra của cải vật chất - Liệt kê - Vần lưng 7 Khẳng định thứ tự quan trọng, cần thiết đối với nghề trồng lúa Thực tế trồng lúa của ND Giúp ND nhận thấy rõ tầm quan trọng của từng yếu tố để nâng cao năng suất lao động - Liệt kê - Vần lưng 8 Khẳng định tầm quan trọng của thời vụ và việc cày bừa để có đất tốt Kinh nghiệm làm đát và gieo trồng từng thời vụ Gieo trồng hiệu quả, có năng suất cao - Liệt kê - Vần lưng Câu 7: - Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân - Một lượt tát, một bát cơm Câu 8 Một số kinh nghiệm gieo trông theo từng thời vụ Tháng hai trồng cà, tháng ba trồng đỗ - Bao giờ đom đóm bay ra Hoa gạo rụng xuống thì tra hạt vừng - Được mùa lúa, úa mùa cau Kinh nghiệm làm đất - Đất đập nhỏ, luống đánh to - Thứ nhất cày ải, thứ nhì vãi phân… III. Tổng kết và luyện tập 1. Tổng kết * Nội dung Truyền đạt những kinh nghiẹm quý báu của ND trong việc quan sát thiên nhiên và trong lao động sản suất. Những câu tục ngữ đó chỉ có tính chất tương đối. * Nghệ thuật - Ngắn gọn, gieo vần lưng - So sánh, liệt kê - Kết cấu đối xứng 2. Luyện tập Sưu tầm thêm một số câu tục ngữ vè nội dung trên D.Củng cố và hướng dẫn về nhà: 1. Củng cố Nhắc lại nội dung chung của các câu tục ngữ đã học và biện pháp nghệ thuật chủ yếu được sử dụng 2. Hướng dẫn về nhà - Học thuộc lòng các cau tục ngữ trong bài - Nắm được gí trị ND- NT của tục ngữ, khái niệm về tục ngữ, phân biệt được tục ngữ với thành ngữ ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Ngày soạn: 29/12/2008 Bài 18 Tiết 74 Chương trình địa phương phần Văn và Tập làm văn I. Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh: - Biết cách sưu tầm ca dao, tục ngữ theo chủ đề và bước đầu biết chọn lọc, sắp xếp, tìm hiểu ý nghĩa của chúng. - Tăng thêm hiểu biết và tình cảm gắn bó với địa phương quê hương mình. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: Soạn bài - Học sinh: Soạn bài III. Tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ 2. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Thế nào là tục ngữ? Thế nào là ca dao, dân ca? Thế nào là ca dao, tục ngữ lưu hành ở địa phương? - Là những bài nói về địa phương hoặc do địa phương sáng tác Có thể sưu tầm bằng cách nào? - Mỗi học sinh tự sưu tầm rồi chép vào vở - Phân loại ca dao, dân ca, tục ngữ riêng - Các câu cùng loại xếp theo thứ tự ABC của chữ cái đầu câu Các tổ, nhóm trình bày những bài mình đã sưu tầm được - Các tổ khác nhận xét, thảo luận về những đặc sắc của những bài đó - Giáo viên tổng kết, rút kinh nghiệm I.Ôn lại khái niệm tục ngữ, ca dao, dân ca - Tục ngữ: - Ca dao, dân ca II. Nguồn sưu tầm - Hỏi cha mẹ, người địa phương, người già, nghệ nhân, nhà văn…. ở địa phương - Tìm trong sách địa phương - Tìm trong các bộ sưu tập lớn về tục ngữ, ca dao nói về địa phương mình III. Cách sưu tầm IV. Trình bày D. Củng cố và hướng dẫn về nhà: - Tiếp tục sưu tầm những bài ca dao, dân ca về địa phương Ngày soạn: 30/ 12/2008 Bài 18 Tiết 75 Tìm hiểu chung về văn nghị luận I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: Hiểu được nhu cầu nghị luận trong đời sống và đặc điểm chung của văn nghị luận. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: Soạn bài - Học sinh: Xem trước bài ở nhà III. Tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ 2. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Trong đời sống em có thường gặp các vấn đề và câu hỏi kiểu như dưới đây không: Gặp các vấn đề và kiểu câu hỏi đó em sẽ trả lời bằng các kiểu văn bản đã học như TS, MT, BC hay không? Vì sao? - Trong cuộc sống ta thường gặp những vấn đề đòi hỏi phải tư duy khái niệm, sử dụng lí lẽ thì mới đáp ứng được yêu cầu Bản thân câu hỏi buộc người ta phải trả lời bằng lí lẽ, phải sử dụng khái niệm thì mới trả lời thông suốt được -> nghị luận VD, con người không thể thiếu tình bạn. Vậy tình bạn là gì, không thể kể về một người bạn cụ thể mà giải quyết được vấn đề. Cũng vậy , nói không hút thuốc lácó hại rồi kể chuyện một người hút thuốc lá bị ho lao,….đều không thuyết phục, vì có rất nhiều người vẫn đang hút. Cái hại không thấy ngay trước mắt, cho nên phải phân tích, cung cấp số liệu, thì người ta mới hiểu và tin được Vậy em có nhận xét gì về nhu cầu nghị luận của con người? Trong đời sống ta thường tiếp xúc với văn nghị luận dưới những dạng nào? Hãy kể tên một vài kiẻu văn bản mà em biết? Cho học sinh đọc văn bản Bác Hồ viết văn bản này huớng tới đối tượng nào, nhằm mục đích gì? - Đối tượng rất đông đảo và rộng rãi - Một trong ba thứ giặc rất nguy hại sau CM Tháng Tám( giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm)- chống nạn thất học do chính sách ngu dân của TDP để lại Để thực hiện mục đích ấy, bài viết nêu ra các ý chính nào? Các câu đó được gọi là luận điểm vì nó mang tư tưởng, quan điểm của tác giả. Với các luận điểm đó, Bác đã nêu ra nhiệm vụ cho mọi người. Qua đây ta thấy câu mang luận điểm thường là những câu khẳng định một ý kiến, một tư tưởng Để làm sáng tỏ vấn đề ấy tác giả đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng nào? + Chính sách ngu dân của TDP làm cho hầu hết người VN mù chữ + Phải biết đọc biết viết chữ Quốc ngữ thì mới tham gia kiến quốc được + Những người đã biết chữ dạy cho những người chưa biết…. - Đặc biệt phụ nữ càng cần học. - Thanh niên cần sốt sắng giúp đỡ. Em có nhận xét gì luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng trong bài văn này? - Rõ ràng và có sức thuyết phục Tác giả có thể thực hiện mục đích của mình bằng văn tự sự- miêu tả, biểu cảm được không? Vì sao? Vậy thế nào là văn nghị luận?Lí lẽ, dẫn chứng trong bài văn phải đảm bảo yêu cầu gì? * Bài tập củng cố Đoạn trích sau đây có phải là văn bản nghị luận không? Vì sao? CTTV-62 Trong bài văn trên tác giả nêu lên ý kiến gì? Để thuyết phục người đọc, tác giả đưa ra những luận điểm nào? Để làm sáng tỏ luận điểm nêu trên, tác giả đưa ra những lí lẽ nào? I. Tìm hiểu bài 1. Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận a. Nhu cầu nghị luận * Ví dụ - Vì sao em đi học? ( hoặc: Em đi học để làm gì?) - Vì sao con người cần phải có bạn bè? - Theo em, như thế nào là sống đẹp? - Trẻ em hút thuốc lá là tốt hay xấu, lợi hay hại? -> Đối với các câu hỏi này ta phải vận dụng lí lẽ, hiểu biết của mình để trả lời. Đó là kiểu văn bản nghị luận * Kết luận:Trong đời sống con người: - Nhu cầu nghị luận tồn tại ở khắp nơi - Tồn tại dưới dạng: ý kiến nêu ra trong cuộc họp, cuộc thảo luận, bài xã luận, bài bình luận, bài phát biểu… b. Thế nào là văn bản nghị luận * Ví dụ - Đối tượng: Toàn thể NDVN - Mục đích: Kêu gọi mọi người dân VN cố gắng học để chống nạn mù chữ Để thực hiện mục đích ấy, tác giả nêu ra các ý kiến: - Nâng cao dân trí là công việc cấp tốc trong lúc này - Mọi người dân VN phải hiểu biết, trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ -> Đó chính là luận điểm Để ý kiến có sức thuyết phục, tác giả nêu ra các lí lẽ, dẫn chứng: - Tình trạng lạc hậu, nạn thất học của dân ta trước CM tháng Tám - Những điều kiện cần có để người dân tham gia xây dựng đất nước + Những việc cụ thể cần làm để chống nạn thất học => VB nghị luận * Kết luận(SGK- 9) - Luận đề: Chào thầy là một nét đẹp văn hoá - Luận điểm: + Chào thày, cô giáo là một biểu hiện của truyền thống “Tôn sư trọng đạo” + Tình huống chào thầy trước khi vào tiết học + Nhiều khi học sinh làm chưa tốt hành vi văn hoá chào thầy, cô giáo trước khi vào tiết học + Lời chào nói chung là cách ứng xử văn hoá - Lí lẽ: + Học sinh chào thầy, cô giáo là một hành vi văn hoá bình thường +Cao hơn bình thường thể hiện sự tôn trọng thầy ở mọi góc độ: Tuổi tác, học vấn, tư cách... + Chào thầy, cô giáo ở bất kì lúc nào ta gặp thầy, gặp cô D. Củng cố và hướng dẫn về nhà - Nắm được khái niệm VB nghị luận - Biết nhận diện VB nghị luận - Làm bài tập 3 trang 10 ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. Ngày soạn: 30/12/2008 Bài 18 Tiết 76 Tìm hiểu chung về văn nghị luận(Tiếp theo) I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: Hiểu được nhu cầu nghị luận trong đời sống và đặc điểm chung của văn nghị luận. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: Soạn bài - Học sinh: Xem trước bài ở nhà III. Tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: Trình bày những hiểu biết của em về nghị luận trong đời sống và văn nghị luận? 2. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Đây có phải là một bài văn nghị luận không? Vì sao? Trong văn bản tác giả đề xất ý kiến gì? Những dòng, câu văn nào thể hiện ý kiến đó? Để thuyết phục người đọc, tác giả đã đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng nào? Bài văn này có nhằm gải quyết vấn đề trong thực tế hay không? ý kiến của em về vấn đề này ntn? Các em tự nêu ý kiến - Đoạn 2: Tác giả dùng lí lẽ để khẳng định một lẽ sống: con người cần phải biết sống chan hoà, chia sẻ với mọi người xung quanh. Ai sống được như vậy người đó sẽ có hạnh phúc. Còn ai chỉ biết giữ cho riêng mình thì bất hạnh.Hai cái hồ thực sự được đưa vào bai văn có ý tượng trưng, từ hai cái hồ mà nghĩ đến hai cách sống. Học sinh tự sưu tầm II. Luyện tập Bài 1 a. Đây là một VB nghị luận, vì viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một quan điểm, tư tưởng - Tác giả đề xuất ý kiến: “Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội” b. ý kiến đó được thể hiện: + Trong nhan đề VB + Trong câu: “Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội” - Lí lẽ: + Có thói quen tốt và thói quen xấu + Có người phân biệt được tốt, xấu, nhưng thành thói quen khó bỏ + Tạo được thói quen tốt rất khó, nhiễm thói quen xấu thì dễ + Vì vậy, mỗi người hãy luôn ý thức xem lại mình - Dẫn chứng: + Thói quen tốt: dậy sớm, đúng hẹn, giữ lời hứ, đọc sách… + Thói quen xấu: hút thuốc lá, cáu giận, mất trật tự, không giữ vệ sinh môi trường… c. Bài văn nghị luận này nhằm giải quyết một vấn đề có trong thực tế, đó là: không giữ vệ sinh môi trường Bài 2 Bố cục ba phần: - Mở bài: Từ đầu->là thói quen tốt ND: nêu vấn đề cần giải quyết - Thân bài: Tiếp ->nguy hiểm ND: Nêu ra các thói qune tốt và thói quen xấu. Chủ yéu là bàn luận về các thói quen xấu cần loại bỏ - Kết bài: còn lại ND: Kết luận vấn đề-lời nhắn nhủ với mọi người Bài 4 - Đoạn 1: Từ đầu-> muông thú, con người là đoạn tự sự – kể về hai biển hồ ở Pa- le –xtin - Đoạn 2: tiếp -> hết là đoạn nghị luận -> Đây là văn bản nghị luận. Đoạn đầu bài viết có tự sự nhưng nhằm mục đích nghị luận. từ hai cái hồ trong thực tế mà nghĩ đến hai cách sống. Bài 3 D. Củng cố và hướng dẫn về nhà - Nắm được khái niệm VB nghị luận - Biết nhận diện VB nghị luận - Làm bài tập 3 trang 10 ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. Ngày soạn: 4/1/2009 Bài 19 Tiết 77 Văn bản Tục ngữ về con người và xã hội I. Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh: - Hiểu nội dung, ý nghĩa và một số hình thứễn đạt( so sánh, ẩn dụ, nghĩa đen và nghĩa bóng) của những câu tục ngữ trong bài học. - Thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản II. Chuẩn bị - Giáo viên: Soạn bài - Học sinh: Soạn bài III. Tiến trình dạy học 1.Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bốn câu tục ngữ về thiên nhiên và giải thích ý nghĩa của câu: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối” 2.Bài mới: Người bình dân Việt Nam nhìn nhận và đúc kết những gì về chính mình và cuộc sống xã hội của mình qua những câu tục ngữ? Những câu tục ngữ chúng ta học ở tiết này mới chỉ là những câu phổ biến, tiêu biểu nhất Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Văn bản này thuộc thể loại nào? Tục ngữ Nhắc lại khái niệm tục ngữ, và đặc điểm của tục ngữ? Xem SGK. Lưu ý chú thích 1 Có thể chia các câu tục ngữ trên thành mấy nhóm? Tại sao ba nhóm trên lại có thể kết hợp vào một văn bản? - Về ND: Chúng đều là những kinh nhhiệm và bài học của dân gian về con người và XH. Chú ý vần lưng, đối, hai câu lục bát thứ 9. Giọng đọc rõ, chậm I. Giới thiệu chung 1. Thể loại 2.Chú thích 3. Bố cục - Nhóm1: Câu 1,2,3 -> Tục ngữ về phẩm chất con người - Nhóm 2: Câu 4,5,6 -> Tục ngữ về học tập, tu dưỡng - Nhóm 3: Câu 7,8,9 -> Tục ngữ về quan hệ ứng xử II. Tìm hiểu văn bản 1. Đọc 2. Tìm hiểu văn bản Câu 1: Giải thích nghĩa của từ: - Mặt người: Chỉ con người - Mặt của: Chỉ của cải Câu tục ngữ này có ý nghĩa gì?Đề cao đối tượng nào? Đề cao giá trị của con người so với mọi thứ của cải. Không phải ND ta không coi trọng của cải, nhưng ND ta đặt con người lên trên mọi thứ của cải. Câu này còn có dị bản: “Một mặt người hơn mười mặt của” Trong câu tục ngữ này ND ta sử dụng BPNT gì? - Mặt người: Là cách nói hoán dụ, lấy cái bộ phận để chỉ cái tổng thể - Mặt của: cách nhân hoá của cải - Cách dùng từ mặt người, mặt của là để tương ứng với hình thức và ý nghĩa của sự so sánh trong câu, đồng thời tạo nên những điểm nhấn sinh động về từ ngữ và nhịp điệu cho người đọc, người nghe chú ý Dị bản của câu tục ngữ này: Một mặt người hơn mười mặt của càng khẳng định điều đó Bài học chúng ta rút ra được từ câu tục ngữ này là gì? - Yêu quý, tôn trọng bảo vệ con người Câu tục ngữ này có thể sử dụng trong những văn cảnh nào?(Giá trị kinh nghiệm của câu tục ngữ này là gì?) Hãy tìm những câu tục ngữ tuơng tự? - Người sống đống vàng - Người là vàng, của là ngãi( nghĩa) - Người làm ra của chứ của không làm ra người - Của đi thay người Câu 2: - Góc: chỉ một phần có ý nghĩa nhất định của một sự vật, hiện t

File đính kèm:

  • docvan 7tiet 112.doc