1.Mục tiêu :
1.1. Kiến thức: Giúp HS:
- Hoạt động 1:
+ Học sinh biết : một số nt chính về tc giả, tc phẩm.
+ Học sinh hiểu: nghĩa của một số từ khĩ.
- Hoạt động 2:
+ Học sinh biết : Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình đối với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người, nhất là với tuổi thiếu niên nhi đồng.
+ Học sinh hiểu: Lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản.
- Hoạt động 3:
+ Học sinh hiểu: cch lm bi tập
1.2. Kĩ năng:
- Học sinh thực hiện được: Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con.
- Học sinh thực hiện thnh thạo: Đọc – hiểu một văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật kí của một người mẹ.
- Liên hệ vận dụng khi viết bài văn biểu cảm.
17 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1038 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 1 - Trường THCS Thạnh Đông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:1
Tuần: 1
ND: 19/8/2013
CỔNG TRƯỜNG MỞ RA.
(Lí Lan)
1.Mục tiêu :
1.1. Kiến thức: Giúp HS:
- Hoạt động 1:
+ Học sinh biết : một số nét chính về tác giả, tác phẩm.
+ Học sinh hiểu: nghĩa của một số từ khĩ.
- Hoạt động 2:
+ Học sinh biết : Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình đối với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người, nhất là với tuổi thiếu niên nhi đồng.
+ Học sinh hiểu: Lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản.
- Hoạt động 3:
+ Học sinh hiểu: cách làm bài tập
1.2. Kĩ năng:
- Học sinh thực hiện được: Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con.
- Học sinh thực hiện thành thạo: Đọc – hiểu một văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật kí của một người mẹ.
- Liên hệ vận dụng khi viết bài văn biểu cảm.
1.3. Thái độ:
- Thĩi quen: Yêu thích mơn học.
- Tính cách: Giáo dục lòng yêu thương cha mẹ, ý thức tự giác học tập cho HS.
2. Nội dung học tập:
- Tình cảm của người mẹ đối với con và vai trò của giáo dục đối với mỗi người.
3.Chuẩn bị :
GV: Tranh ảnh sưu tầm về ngày khai trường ( nếu có).
HS: Đọc văn bản, tìm hiểu nội dung văn bản.
4. Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: KT sĩ số:
4. 2.Kiểm tra miệng:
àCâu hỏi kiểm tra bài cũ:
àCâu hỏi kiểm tra bài mới: : Kiểm tra sách vở của HS.
4.3.Tiến trình bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Giới thiệu bài: Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đã ra đi nhưng những sáng tác của ông mãi mãi để lại cho đời những giai
điệu thật đẹp - đặc biệt là về tình mẹ đối với con “Mẹ thương con có hay chăng, thương từ khi thai nghén trong lòng…” Thế đấy, mẹ lo lắng cho con từ lúc mang thai đến lúc sinh con ra lo cho con ăn ngoan chóng khoẻ rồi đến lúc con chuẩn bị bước vào một chân trời mới – trường học. Con sẽ được học hỏi, tìm tòi, khám phá những điều hay mới lạ. Đó cũng là giai đoạn mẹ lo lắng quan tâm đến con nhiều nhất. Để hiểu rõ tâm trạng của các bậc cha mẹ nhất là trong cái đêm trước ngày khai trường vào lớp 1 của con, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu văn bản “Cổng trường mở ra”.
Hoạt động 1:Hướng dẫn HS đọc -hiểu chú thích .
GV đọc, hướng dẫn HS đọc, gọi HS đọc.
GV nhận xét, sửa sai.
Cho biết đôi nét về tác giả tác phẩm?
HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.
Lưu ý một số từ ngữ khó SGK.
Hoạt động 2:Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản
Sau khi đọc, hãy tóm tắt nội dung của VB cổng trường mở ra bằng một vài câu văn ngắn gọn?
Bài văn viết về tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường vào lớp Một của con.
Hoàn cảnh nảy sinh tâm trạng người mẹ là gì?
Vào đêm trước ngày khai trường vào lớp 1 của con.
Tâm trạng của mẹ diễn biến như thế nào? Tìm những chi tiết thể hiện điều đó?
HS thảo luận nhóm, trình bày.
GV nhận xét, chốt ý.
GDHS ý thức kính yêu cha mẹ, luôn chăm ngoan, học giỏi để xứng đáng với lòng yêu thương, lo lắng của mẹ.ï
Tìm những từ ngữ biểu hiện tâm trạng của con?
Gương mặt thanh thoát, tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở thỉnh thoảng chúm lại…
Từ những chi tiết trên, em biết tấm lòng và tình cảm của mẹ như thế nào?
So sánh tâm trạng của mẹ và tâm trạng của con em thấy như thế nào? Ở đây tác giả sử dụng nghệ thuật gì?
Trái ngược nhau, đối lập, tương phản.
Theo em tại sao người mẹ lại không ngủ được?
Một phần do háo hức ngày mai là ngày khai trường của con. Một phần do nhớ lại kỉ niệm thuở mới cắp sách đến trường của mình.
Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường đã để lại dấu ấn thật sâu đậm trong tâm hồn mẹ?
Cứ nhắm mắt lại… dài và hẹp.
Trong VB có phải người mẹ đang nói trực tiếp với con không? Theo em, người mẹ đang tâm sự với ai?Cách viết này có tác dụng gì?
Mẹ không trực tiếp nói với con mà cũng không nói với ai. Mẹ nhìn con ngủ như đang tâm sự với con nhưng thực ra đang nói với chính mình.
Cách viết này làm nổi bật được tâm trạng khắc họa được tâm tư, tình cảm, những điều sâu kín khó nói.
GD HS về lòng kính yêu mẹ.
Khi cổng trường mở cửa ra suy nghĩ của mẹ như thế nào -> GV chuyển ý.
Câu văn nào trong bài nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?
Người mẹ nói: “… bước qua… mở ra”. Đã 7 năm bước qua cánh cổng trường, bây giờ em hiểu thế giới kì diệu đó là gì?
Được vui cùng bạn bè, biết thêm nhiều kiến thức, tràn đầy tình cảm của thầy cô…
GD HS ý thức tự giác học tập.
Bài văn sử dụng phương thức biểu đạt nào?
Bài văn giúp ta hiểu biết điều gì?
HS trả lời, GV chốt ý.
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
Hoạt động 3: Luyện tập.
Gọi HS đọc BT1.
Hãy chọn đọc một đoạn mà em thích nhất?
Em hãy kể một kỉ niệm đẹp của em đối với mẹ?
Gọi 1 HS kể. Gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
GV cho HS làm bài vào vở BT.
I. Đọc - Tìm hiểu chú thích:
1. Đọc :
2. Chú thích:
a. Tác giả: Lí Lan.
b.Tác phẩm:
VB in trên báo “Yêu trẻ”û số 166. TP. HCM, ngày 1-9-2000
c. Giải nghĩa từ:
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Diễn biến tâm trạng người mẹ:
- Mẹ không tập trung được vào việâc gì cả.
- Lên giường nằm là trằn trọc.
- Vẫn không ngủ được.
- Ấn tượng về buổi khai trường đầu tiên.
èRất yêu thương, lo cho con.
- Nghệ thuật: đối lập, tương phản.
2. Suy nghĩ của mẹ về ngày mai khi cổng trường mở ra:
- “Ai cũng biết…sau này”.
- “Ngày mai…mở ra”.
àNhà trường có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi người đặc biệt là thế hệ trẻ.
Nghệ thuật : - Lựa chọn hình thức tự bạch như những dòng nhật kí của người mẹ nói với con.
Sử dụng ngôn ngữ biểu cảm.
Ý nghĩa :Văn bản thể hiện
tấm lòng, tình cảm của người mẹ đối với con, đồng thời nêu lên vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người.
Ghi nhớ: SGK/9
III. Luyện tập:
BT1: Đọc
BT2: Kể về một kỉ niệm
4.4. Tổng kết:
GV treo bảng phụ giới thiệu bài tập :
VB cổng trường mở ra viết về nội dung gì?
A. Miêu tả quang cảnh ngày khai trường.
B. Bàn về vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ.
C. Kể về tâm trạng của một chú bé trong ngày đầu tiên đến trường.
D. Tái hiện lại tâm tư, tình cảm của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường vào lớp 1 của con.
4.5. Hướng dẫn học tập:
à Đối với bài học tiết này:
Học bài, học thuộc phần ghi nhớ trong SGK – 9
Làm hoàn chỉnh các BT trong VBT.
Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của bản thân về ngày khai trường đầu tiên.
Sưu tầm và đọc một số đoạn văn bản về ngày khai trường.
à Đối với bài học tiết sau:
Soạn bài “Mẹ tôi”: Trả lời câu hỏi trong phần đọc hiểu văn bản. Tìm hiểu:
+ Thái độ của người bố đối với En-ri-cô qua bức thư.
+ Thái độ của En-ri-cô khi đọc thư của bố.
5. Phụ lục:
- Sách giáo viên văn 7.( Nhà xuất bản Giáo dục)
- Thiết kế bài giảng Ngữ văn 7 ( Nhà xuất bản Hà Nội)
- Học và thực hành theo chuẩn kiến thức kỹ năng Ngữ văn 7 ( Nhà xuất bản GD Việt Nam)
Tuần:1
Tiết :2
ND: 19/8/2013
MẸ TÔI
(Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi)
1.Mục tiêu :
1.1. Kiến thức: Giúp HS:
- Hoạt động 1:
+ Học sinh biết : một số nét chính về tác giả, tác phẩm.
+ Học sinh hiểu: nghĩa của một số từ khĩ.
- Hoạt động 2:
+ Học sinh biết: Sơ giản về Eùt- môn- đô đơ A-mi – xi.
+ Học sinh hiểu: Cách giáo dục vừa nghiêm khắc vừa tế nhị, có lí và có tình của người cha khi con mắc lỗi. Nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hình thức một bức thư.
- Hoạt động 3:
+ Học sinh hiểu: cách làm bài tập
1.2. Kĩ năng:
- Học sinh thực hiện được: Đọc – hiểu một văn bản dưới hình thức một bức thư.
- Học sinh thực hiện thành thạo:Phân tích một số chi tiết liên quan đến hình ảnh người cha ( tác giả bức thư) và người mẹ nhắc đến trong bức thư.
1.3. Thái độ:
- Thĩi quen: Giáo dục lòng yêu thương, kính trọng cha mẹ cho HS.
- Tính cách: Giáo dục kĩ năng tự nhận thức và xác định được giá trị của lòng nhân ái, kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về cách ứng xử thể hiện tình cảm của nhân vật.
2.Nội dung học tập:
- Cách giáo dục vừa nghiêm khắc vừa tế nhị của người cha khi con mắc lỗi.
3.Chuẩn bị :
GV: Những câu văn nói về tấm lòng yêu thương của mẹ đối với con.
HS: Đọc văn bản, tìm hiểu về tấm lòng yêu thương của mẹ và nội dung chính của văn bản.
4..Tổ chức các hoạt động học tập :
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: KT sĩ số:
4. 2.Kiểm tra miệng:
àCâu hỏi kiểm tra bài cũ:
Bài học sâu sắc nhất mà em rút ra được từ bài cổng trường mở ra là gì? (8đ)
Bài văn giúp em hiểu thêm tấm lòng thương yêu, tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với con và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người.
àCâu hỏi kiểm tra bài mới:
Văn bản là một bức thư của người bố gửi cho con nhưng tại sao tác giả lại lấy nhan đề là “Mẹ tôi”?(2đ)
Nhan đề ấy là của chính tác giả đặt cho đoạn trích nội dung thư nói về mẹ, ta thấy hiện lên một hình tượng người mẹ cao cả và lớn lao.
4.3.Tiến trình bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học.
Giới thiệu bài: Từ xưa đến nay người Việt Nam ta luôn có truyền thống thờ cha kính mẹ. Dầu xã hội có văn minh tiến bộ như thế nào đi nữa thì sự hiếu thảo, thờ kính cha mẹ vẫn là biểu hiện hàng đầu của con cháu. Tuy nhiên không phải lúc nào ta cũng ý thức được điều đó, có lúc vì vô tình hay tự nhiên mà ta phạm phải những lỗi lầm đối với cha mẹ. Chính những lúc ấy cha mẹ mới giúp ta nhận ra được những tội lỗi mà ta đã làm. Văn bản “Mẹ tôi” mà chúng ta cùng tìm hiểu ngày hôm nay sẽ cho ta thấy được tình cảm của các bậc cha mẹ đối với con cái của mình.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chú thích.
GV đọc, hướng dẫn HS đọc, gọi HS đọc.
GV nhận xét, sửa sai.
Cho biết đôi nét về tác giả – tác phẩm?
HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.
Lưu ý một số từ ngữ khó SGK
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.
Văn bản là một bức thư của người bố gửi cho con nhưng tại sao tác giả lại lấy nhan đề là “Mẹ tôi”?
Nhan đề ấy là của chính tác giả đặt cho đoạn trích nội dung thư nói về mẹ, ta thấy hiện lên một hình tượng người mẹ cao cả và lớn lao.
- Qua cái nhìn của người bố mà thấy hình ảnh và phẩm chất của người mẹ.
Đặc điểm này có tác dụng gì?
Làm tăng tính khách quan cho sự việc và đối tượng, thể hiện tình cảm và thái độ của người kể.
Thái độ của người bố đối với En-ri-cô qua bức thư là thái độ như thế nào?
HS thảo luận nhóm, trình bày.
Dựa vào đâu mà em biết được?
Thái độ đó thể hiện qua lời lẽ ông viết trong bức thư gửi cho En-ri-cô.
“… như một nhát dao… vậy”
“… bố không thể… đối với con”
“Thật đáng xấu hổ… đó”
“… thà rằng… với mẹ”
“…bố sẽ… con được”
Lí do gì đã khiến ông có thái độ ấy?
En-ri-cô đã phạm lỗi “lúc cô giáo đến thăm, tôi có nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ”.
Thái độ của bố nĩi lên điều gì?
Trong truyện có những hình ảnh chi tiết nào nói về mẹ của En-ri-cô?
Qua đó em thấy bà mẹ là người thế nào?
HS trình bày.
GD HS về lòng kính yêu mẹ.
Thái độ của En-ri-cô khi đọc thư của bố như thế nào?
Theo em, điều gì đã khiến En-ri-cô “xúc động vô cùng” khi đọc thư của bố?
Hãy tìm hiểu và lựa chọn những lí do mà em cho là đúng trong các lí do a, b, c, d, e?
HS trả lời
Trước tấm lòng thương yêu, hi sinh vô bờ bến của mẹ dành cho En-ri-cô người bố khuyên con điều gì?
Em thấy lời khuyên nhủ của bố như thế nào?
GD KNS: Sử dụng kĩ thuật động não:
Theo em, tại sao người bố không nói trực tiếp với En-ri-cô mà lại viết thư ?
Vừa giữ được sự kín đáo, tế nhị, vừa không làm người mắc lỗi mất lòng tự trọng.
HS trả lời, GV chốt ý.
* GD KNS HS thảo luận nhóm (3’):
Trong bài tác giả đã sử dụng thành công những nghệ thuật nào?
Nêu nội dung , ý nghĩa của VB “Mẹ tôi”?
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
GD HS về lòng kính yêu cha mẹ.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập.
Gọi HS đọc BT1.
Hãy chọn một đoạn trong thư của bố En - ri – cô có nội dung thể hiện vai trò vô cùng lớn lao của người mẹ đối với con?
GV hướng dẫn HS làm.
Nhắc HS làm bài vào vở bài tập.
I. Đọc – Tìm hiểu chú thích:
1. Đọc:
2. Chú thích:
a/Tác giả: Eùt-môn-đô-đơ A-mi-xi (1946-1908) nhà văn Ý.
b/ Tác phẩm: VB trích trong “Những tấm lòng cao cả”.
c/ Giải nghĩa từ:
II. Tìm hiểu VB:
1. Thái độ của người bố đối với En- ri-cô qua bức thư:
- Buồn bã tức giận khi En-ri-cô nhỡ thốt ra lời lẽ thiếu lễ độ với mẹ.
- Mong con hiểu được công lao, sự hi sinh vô bờ bến của mẹ.
2. Hình ảnh người mẹ của En-ri-cô:
- Chăm sóc, lo lắng, quan tâm đến con. - Hi sinh mọi thứ vì con
à Hết lòng thương yêu con.
3. Thái độ của En-ri-cô khi đọc thư
của bố, lời khuyên nhủ của bố:
- Xúc động vô cùng khi đọc thư của bố.
Lời khuyên nhủ của bố:
+ Không bao giờ được thốt ra một lời nói nặng với mẹ.
+ Con phải xin lỗi mẹ.
àLời khuyên nhủ chân tình sâu sắc.
Nghệ thuật :- Sáng tạo nên hoàn cảnh xảy ra chuyện : En-ri-cô mắc lỗi với mẹ.
- Lồng trong câu chuyện một bức thư có nhiều chi tiết khắc họa người mẹ tận tụy, giàu đức hy sinh, hết lòng vì con.
- Lựa chọn hình thức biểu cảm trực tiếp, có ý nghĩa giáo dục, thể hiện thái độ nghiêm khắc của người cha đối với con.
* Ý nghĩa văn bản :
- Người mẹ có vai trò quan trọng trong gia đình.
- Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng nhất đối với mỗi con người.
* Ghi nhớ: SGK/12
III. Luyện tập:
Bài1:
“ Con hãy nhớ rằng…tình yêu thương đó’.
4.4. Tổng kết:
GV treo bảng phụ giới thiệu bài tập :
Cha của En-ri-cô là người như thế nào?
A. Rất yêu thương và nuông chiều con.
B. Luôn nghiêm khắc và không tha thứ lỗi lầm của con.
C. Yêu thương, nghiêm khắc và tế nhị trong việc giáo dục con.
D. Luôn luôn thay mẹ En-ri-cô giải quyết mọi vấn đề trong gia đình.
Nêu nội dung chính của văn bản “Mẹ tôi”?
Ghi nhớ – SGK – 12.
4.5. Hướng dẫn học tập:
à Đối với bài học tiết này:
Học bài, học thuộc phần ghi nhớ trong SGK 12.
Đọc phần đọc thêm.
Sưu tầm những bài ca dao, thơ nói về tình cảm của cha mẹ dành cho con và tình cảm của con đối với cha mẹ.
à Đối với bài học tiết sau:
Soạn bài “Cuộc chia tay của những con búp bê”: Trả lời các câu hỏi SGK. Tìm hiểu về
cuộc chia tay của Thành và Thuỷ.
5. Phụ lục:
- Sách giáo viên văn 7.( Nhà xuất bản Giáo dục)
- Thiết kế bài giảng Ngữ văn 7 ( Nhà xuất bản Hà Nội)
- Học và thực hành theo chuẩn kiến thức kỹ năng Ngữ văn 7 ( Nhà xuất bản GD Việt Nam)
Tuần: 1
Tiết :3
ND:
TỪ GHÉP
1.Mục tiêu :
1.1. Kiến thức: Giúp HS:
- Hoạt động 1:
+ Học sinh biết: Cấu tạo của từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập.
- Hoạt động 2:
+ Học sinh hiểu: Đặc điểm của các từ ghép chính phụ và đẳng lập.
- Hoạt động 3:
+ Học sinh hiểu: cách làm bài tập
1.2. Kĩ năng:
- Học sinh thực hiện được: Nhận diện các loại từ ghép.
-Học sinh thực hiện thành thạo:
+ Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ.
+ Sử dụng từ: dùng từ ghép chính phụ khi cần diễn đạt cái cụ thể, dùng từ ghép đẳng lập khi cần diễn đạt cái khái quát.
1.3. Thái độ:
- Thĩi quen: Giáo dục tính cẩn thận khi xác định từ ghép , sử dụng từ ghép phù hợp khi tạo lập văn bản và khi giao tiếp.
- Tính cách: Giáo dục kĩ năng sống: Kĩ năng ra quyết định :Lựa chọn cách sử dụng từ ghép; kĩ năng giao tiếp: Trình bày suy nghĩ về cách sử dụng từ ghép.
2.Nội dung học tập:
- Cấu tạo, đặc điểm của các từ ghép chính phụ và đẳng lập.
3.Chuẩn bị :
- GV: Các VD về từ ghép.
- HS: Tìm hiểu về các loại từ ghép và nghĩa của từ ghép.
4..Tổ chức các hoạt động học tập :
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: KT sĩ số:
4. 2.Kiểm tra miệng:
àCâu hỏi kiểm tra bài cũ: ( không có)
àCâu hỏi kiểm tra bài mới: Kiểm tra sự chuẩn bị vở bài tập của học sinh.
4.3 Tiến trình bàimới:
Hoạt động của GV và HS.
Nội dung bài học.
Giới thiệu bài: Ở lớp 6 các em đã học cấu tạo từ, trong đó phần nào các em đã nắm được khái niệm về từ ghép (Đó là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có nghĩa với nhau) để giúp các em có một kiến thức sâu rộng hơn về cấu tạo, trật từ sắp xếp và nghĩa của từ ghép chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài “Từ ghép”.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu các loại từ ghép.
GD KNS: Phân tích các tình huống mẫu để hiểu cấu tạo của từ ghép.
GV treo bảng phụ, ghi VD SGK/13.Gọi HS đọc.
Cho biết VD trên trích từ văn bản nào?
Cổng trường mở ra, Một thứ quà…Cốm
Trong các từ ghép bà ngoại, thơm phức ở VD, tiếng nào là tiếng chính, tiếng nào là tiếng phụ? Tiếng nào bổ sung ý nghĩa cho tiếng nào? (Bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính).
Bà, thơm: tiếng chính.
Ngoại, phức: tiếng phụ.
àTiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính.
Em có nhận xét gì về trật tự của các tiếng trong từ ngữ ấy?
Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
Lưu ý HS cũng có ít trường hợp từ ghép chính phụ nhưng tiếng chính đứng sau.VD:
GV treo bảng phụ ghi VD SGK/14.
Các tiếng trong hai từ ghép : quần áo, trầm bổng ở VD có phân ra tiếng chính tiếng phụ không? Không
Từ ghép có mấy loại?
Thế nào là từ ghép chính phụ? Thế nào là từ ghép đẳng lập?
HS trả lời, GV chốt ý.
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/14.
GD HS ý thức sử dụng đúng các loại từ ghép.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa của từ ghép.
GD KNS: Phân tích các tình huống mẫu để hiểu cấu tạo và cách dùng từ ghép.
So sánh nghĩa của từ bà ngoại với nghĩa của từ bà, nghĩa của từ thơm phức với nghĩa của từ thơm, em thấy có gì khác nhau?
So sánh nghĩa của từ quần áo với nghĩa của mỗi tiếng quần, áo, nghĩa của từ trầm bổng với nghĩa của mỗi tiếng trầm, bổng, em thấy có gì khác nhau?
Cho HS thảo luận nhóm 3 phút.
Gọi đại diện trình bày, nhận xét.
GV nhận xét chung, chốt ý.
Bà ngoại: người đàn bà sinh ra mẹ.
Bà: người đàn bà sinh ra mẹ hoặc cha.
Thơm: có mùi như hương của hoa, dễ chịu, làm cho thích ngửi.
Thơm phức: có mùi thơm bốc lên mạnh hấp dẫn.
Nghĩa của từ bà ngoại hẹp hơn nghĩa của từ bà.
Nghĩa của từ thơm phức hẹp hơn nghĩa của từ thơm.
Nghĩa của từng tiếng phân ra ở hai tiếng hay hợp trong một tiếng?
Phân ra à phân nghĩa
àNghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
Quần áo: quần và áo nói chung. Trầm bổng (âm thanh): lúc trầm lúc bổng nghe rất êm tai.
Quần áo, trầm bổng không phân ra tiếng chính, tiếng phụ. àhợp nghĩa è Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.
GV nhấn mạnh 2 ý trong ghi nhớ.
Gọi HS đọc ghi nhớ2, SGK/14.
GV nhấn mạnh 3 ý trong ghi nhớ.
GD HS ý thức sử dụng từ ghép đúng nghĩa.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập.
Gọi HS tóm tắt yêu cầu BT1.
Xếp các từ trên theo bảng phân loại?
GV hướng dẫn HS làm.
HS thảo luận nhóm, trình bày.
GV nhận xét, sửa sai.
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
Điền thêm tiếng vào các tiếng dưới đây để tạo thành từ ghép chính phụ?
GV hướng dẫn HS làm.
GV nhận xét, sửa sai.
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
Điền thêm tiếng vào các tiếng dưới đây để tạo thành từ ghép đẳng lập?
GV hướng dẫn HS làm.
GV nhận xét, sửa sai.
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
*GD KNS: Thực hành có hướng dẫn: sử dụng từ ghép.
Tại sao có thể nói một cuốn sách, một cuốn vở mà không thể nói một cuốn sách vở?
Có phải mọi thứ hoa có màu hồng đều gọi là hoa hồng không?
GV hướng dẫn HS làm.
GV nhận xét, sửa sai.
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
I. Các loại từ ghép:
VD:
- Bà ngoại, thơm phức..
à Từ ghép chính phụ.
VD: quần áo, trầm bổng
àTừ ghép đẳng lập.
Ghi nhớ 1 : SGK/14.
II. Nghĩa của từ ghép:
VD:
Ghi nhớ2 - SGK/14.
III. Luyện tập:
Bài 1.
Từ ghép CP
Từ ghép ĐL
Lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, cười nụ
Chài lưới, cây cỏ, ẩm ướt, đầu đuôi, suy nghĩ.
Bài 2 : Điền tiếng: Thứ tự:
bi, kẻ, rào, cỏ,
cơm, nõn, tai, gan.
Bài 3:
- núi, đồi, muốn. mê, đẹp, tươi, mũi, mày, hành, hỏi, tốt, đẹp.
Bài 4:
- Vì danh từ: sách, vở là những từ chỉ sự vật tồn tại dưới dạng cá thể, có thể đếm được.
- Còn sách vở là từ ghép đẳng lập có nghĩa tổng hợp chỉ chung cả loại.
Bài 5:
a) Không, vì hoa hồng có màu trắng, màu vàng. Nhiều hoa có màu hồng nhưng không phảøi là hoa hồng.
4.4. Tổng kết:
Có mấy loại từ ghép? Nêu mỗi loại từ ghép một ví dụ?
lVD: Ghép chính phụ:xanh ngắt. mưa ngâu:
Ghép đẳng lập: học tập, vui chơi.
Có hai loại từ ghép: ghép chính phụ và ghép đẳng lập.
Từ ghép có nghĩa như thế nào?
Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa, từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa.
4.5. Hướng dẫn học tập:
à Đối với bài học tiết này:
Học thuộc 2 phần ghi nhớ trong SGK – 14.
Tìm thêm ví dụ minh hoạ về từ ghép, làm B5b, c, d, 6, 7 trong VBT.
-Nhận diện từ ghép trong văn bản “ Mẹ tôi”.
à Đối với bài học tiết sau:
Đọc, tìm hiểu trước bài “Liên kết trong văn bản”. Tìm hiểu về liên kết và các phương tiện liên kết trong văn bản.
5. Phụ lục:
- Sách giáo viên văn 7.( Nhà xuất bản Giáo dục)
- Thiết kế bài giảng Ngữ văn 7 ( Nhà xuất bản Hà Nội)
- Học và thực hành theo chuẩn kiến thức kỹ năng Ngữ văn 7 ( Nhà xuất bản GD Việt Nam)
Tuần: 1
Tiết :4
ND:
LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN
1.Mục tiêu :
1.1. Kiến thức: Giúp HS:
- Hoạt động 1:
+ Học sinh biết: Khái niệm liên kết trong văn bản.
+ Học sinh hiểu: Yêu cầu về liên kết trong văn bản.
- Hoạt động 2:
+ Học sinh hiểu: cách làm bài tập
1.2. Kĩ năng:
- Học sinh thực hiện được: Nhận biết và phân tích tính liên kết của các văn bản.
- Học sinh thực hiện thành thạo: Viết các đoạn văn, bài văn có tính liên kết.
1.3. Thái độ:
- Thĩi quen: yêu thích mơn học:
- Tính cách: Giáo dục ý thức tạo lập văn bản có tính liên kết cho HS.
2.Nội dung học tập:
-Khái niệm liên kết trong văn bản và yêu cầu về liên kết trong văn bản.
3.Chuẩn bị :
GV: Đoạn văn liên kết chặt chẽ về nội dung và hình thức.
HS: Tìm hiểu về liên kết và phương tiện liên kết.
4..Tổ chức các hoạt động học tập :
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: KT sĩ số:
4. 2.Kiểm tra miệng:
àCâu hỏi kiểm tra bài cũ: (không có)
àCâu hỏi kiểm tra bài mới: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
4.3. Tiến trình bài mới:
Hoạt động của GV và HS.
Nội dung bài học.
File đính kèm:
- TUAN 1.doc