A, Mục tiêu bài học:
Giúp HS hiểu
1. Kiến thức
- Tình yêu quê hương sâu nặng của nhà thơ được thể hiện chân thành, sâu sắc.
- Hình ảnh ánh trăng tác động đến tâm tình nhà thơ.
- Thấy được một số đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: phép đối, hình ảnh gần gũi, ngôn ngữ tự nhiên, bình dị,.
- Bước đầu nhận biết bố cục thường gặp trong một bài thơ tứ tuyệt, thủ pháp đối cùng tác dụng của nó.
14 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1083 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 10 năm 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16 / 10 / 2012
Ngày dạy: 7A: 19 / 10 / 2012
7B: 20 / 10 / 2012
Tiết 37
CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH
(Lý Bạch)
A, Mục tiêu bài học:
Giúp HS hiểu
1. Kiến thức
- Tình yêu quê hương sâu nặng của nhà thơ được thể hiện chân thành, sâu sắc.
- Hình ảnh ánh trăng tác động đến tâm tình nhà thơ.
- Thấy được một số đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: phép đối, hình ảnh gần gũi, ngôn ngữ tự nhiên, bình dị,...
- Bước đầu nhận biết bố cục thường gặp trong một bài thơ tứ tuyệt, thủ pháp đối cùng tác dụng của nó.
2. Kĩ năng
- Phân tích thơ trữ tình cổ thể qua bản dịch. Nhận diện nghệ thuật đối. Tập so sánh bản dịch với phiên âm.
3. Thái độ
- Bồi dưỡng tình yêu quê hương.
B – Chuẩn bị
- Gv: Soạn giáo án nghiên cứu bài dạy
- HS: Đọc và chuẩn bị theo sgk
C, GD- KNS: Nhận thức, tư duy, sáng tạo
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
1- Ổn định tổ chức: 7A: …………………….…7B: …………………….…
2, Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra 10 phút (Hs trình bày ra giấy)
Chép thuộc lòng bài thơ « Bạn đến chơi nhà », nêu ngắn gọn nội dung ?
3, Bài mới
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
- Mục tiêu:Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho hs
- Phương pháp: thuyết trình
- Thời gian: 1p
Lý Bạch – 1 nhà thơ đời Đường. Có người nói thơ Lý Bạch tràn ngập ánh trăng. Hình ảnh trăng trong thơ Lý Bạch hết sức đa dạng, ý nghĩa vô cùng phong phú. Chủ đề của bài thơ rất quen thuộc : “Vọng nguyệt hoài thương ” (Trông trăng nhớ quê) cách thể hiện giản dị mà độc đáo. Bài thơ “Cảm nghĩ đêm thanh tĩnh” … cũng nói về ánh trăng…
* Hoạt động 2: Tìm hiểu chung
-Mục tiêu: Nắm được tác giả tác phẩm, thể thơ.
-Phương pháp: Tái hiện, gợi tìm
-Thời gian: 8p
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HS nêu lại vài nét về cuộc đời, sự nghiệp văn chương của nhà thơ Lý Bạch
Gv hướng dẫn đọc, Gv đọc mẫu đọc hs đọc
- Bài thơ được sáng tác theo thể nào?
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
SGK/111
2. Tác phẩm
Thể thơ: Ngũ ngôn tứ tuyệt
* Hoạt động 3: Tìm hiểu chi tiết.
-Mục tiêu:Thấy được tình cảm quê hương sâu nặng của nhà thơ. Thấy được một số đặc điểm nghệ thuật của bài thơ : hình ảnh gần gũi, ngôn ngữ tự nhiên, bình dị, tình cảm giao hoà
- Phương pháp: Gợi mở. phân tích, giảng bình
Thời gian: 20p
Đọc lại 2 câu đầu: Cảnh đêm thanh tĩnh được gợi tả bằng hình ảnh nào? (trăng)
? Tác giả quan sát ánh trăng từ vị trí nào ?
- Câu thơ cho thấy nhà thơ đang nằm trên giường.
- Với việc xác định vị trí và tư thế của nv trữ tình, câu thơ gợi mở cho ta hiểu nhân vật đang ở trong trạng thái ntn?
Đó là trạng thái mơ màng không ngủ được hoặc tỉnh dậy mà không ngủ được bởi không phải trăng sáng ngoài sân, cũng không phải trong không gian tự nhiên mà trăng trong phòng ngủ, nơi đầu giường
- Từ nào đã diễn tả cảm nhận của tác giả về trăng trong trạng thái mơ màng?
"Ngỡ là" bộc lộ tâm trạng như thế nào?
- Tại sao tác giả lại có cảm nhận "trăng như sương"?
- Vì: - Trăng sáng quá, chuyển thành màu trắng giống như sương.
- Vì thi nhân đang trong trạng thái mơ màng chưa phân biệt rõ trăng hay sương.
- Vậy có phải 2 câu đầu chỉ hoàn toàn tả cảnh, hoàn toàn không có suy tư cảm nghĩ của con người?
Gv bình ngắn: hai câu thơ đầu tưởng như chỉ tả cảnh nhưng thực ra là tả cảnh gợi tình. cảnh đẹp đêm trăng tác động vào trạng thái tình cảm, gợi tâm trạng suy tư nhớ cố hương
HS Đọc hai câu cuối
- Sau thái độ "nghi thị" là hành động "cử đầu". Theo em 'cử đầu" là hành động ngắm trăng đẹp hay là sự kiểm nghiệm ánh sáng kia là trăng hay sương? Vì sao?
- ánh sáng mới được cảm nhận từ mặt đất (xác định điểm nhìn) nên mới chỉ thấy ánh trăng, giờ ánh nhìn dõi lên bầu trời nên thấy cả vầng trăng sáng. Sự phát triển rất hợp lí của hành động và tâm trạng: Là sự kiểm nghiệm những nghi ngờ, ngỡ ngàng được nêu ở câu 2.
- Và khi thấy cả vầng trăng rồi, nhà thơ lại "cúi đầu" tại sao vậy?
- Vì nhớ quê hương.
- Tại sao "nhớ cố hương" lại phải cúi đầu?
Đó là những tình cảm lắng sâu, giấu kín trong lòng bất chợt trào dâng xúc động, thiết tha.
- Hãy so sánh về mặt từ loại của các chữ tương ứng ở 2 câu cuối từ đó chỉ ra tác dụng của phép đối trong việc biểu hiện tình cảm quê hương của tác giả.
+ cứ đầu >< đê đầu
vọng minh nguyệt >< tư cố hương
® Nhận xét: - Số lượng chữ bằng nhau.
- Cấu trúc ngữ pháp giống nhau
- Từ loại tương ứng
(Chỉ thơ cổ thể mới có thể dùng "đầu" đối "đầu" tức đối trùng thanh, trùng chữ - Trong thơ Đường luật không làm như thế).
-Nghệ thuật: đối về cấu trúc ngữ pháp, về từ loại; đối ý: ngẩng đầu nhìn ra ngoại cảnh, cúi đầu hướng nội trĩu nặng ưu tư.
® Tác dụng: - hai câu thơ đối nhau diễn tả 2 tư thế, hai tâm trạng đồng nhất trong tâm hồn thi nhân
+ Niềm yêu trăng sáng là bất tận.
+ Nỗi nhớ cố hương là khôn cùng.
Gv bổ sung phép đối - Khắc họa được cảnh ngộ hiện tại và những kỉ niệm quá khứ: Trăng sáng là hiện tại, cố hương là quá khứ. Cái hôm nay gợi nhớ gợi tưởng cái hôm qua. Cái hôm qua làm nền cho những gì có ở hôm nay.
Lưu ý: "Vọng nguyệt hoài hương" là một thành ngữ dùng nhiều trong văn học cổ Trung Quốc. Sáng tạo của nhà thơ là đưa thêm vào 2 cụm từ đối nhau (cử đầu >< đê đầu) để hình dung rõ hơn cái cách "vọng nguyệt hoài hương" ấy.
?Cái hay của 2 câu thơ cuối này là gì ?
GV “ Ngẩng đầu” động tác tất yếu để kiểm nghiệm điều đặt ra ở câu thơ T2: Vầng trăng sáng trước giường là sương hay trăng ? ánh mắt của nhà thơ chuyển từ trong ra ngoài, từ mặt đất lên bầu trời, từ chỗ chỉ thấy ánh trăng ở đầu giường đến chỗ thấy cả vầng trăng. Và khi thấy vầng trăng cũng đơn côi, lạnh lẽo như mình thì lập tức cúi đầu, không phải 1 lần nưa nhìn sương trên MĐ mà để suy ngẫm về quê hương
- Hình ảnh con người cúi đầu nhớ cố hương gợi cho em cảm xúc gì?
- Nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
Bài thơ ngắn gọn, hàm súc, ngôn ngữ tinh luyện ® đặc sắc, cái hay của bài thơ
Tình cảm quê hương nhẹ nhàng mà thấm thía của 1 người sống xa quê trong đêm trăng sáng
II. Tìm hiểu văn bản
1, Hai câu đầu
Tả cảnh đêm trăng sáng, đẹp dịu êm, yêu tĩnh tác động vào cảm nhận của nhà thơ gợi tâm trạng suy tư, mơ màng.
2. Hai câu cuối
- Sử dụng nghệ thuật đối về cấu trúc ngữ pháp, về từ loại, đối ý.
- Diễn tả nỗi lòng nhớ quê da diết, trĩu nặng. và cả nỗi tủi hổ của con người xa quê mãi.
* Ghi nhớ/ 124
*Hoạt động 4: luyện tập
-Mục tiêu: Học sinh vận dung lí thuyết vào làm bài tập
- Phương pháp :Vấn đáp thảo luận …..
- Thời gian: 5p
Gv hướng dẫn hs so sánh bản dịch thơ và phiên âm
III. Luyện tập
Bản dịch - Thâu tóm được tương đối đầy đủ ý, tính chất của bài thơ.
Một số điểm khác
quang nghĩa là sáng không phải rọi
vọng: nhìn xa, trông xa dịch là nhìn chưa diễm tả được hết ý
4, Củng cố: Gv hệ thống bài học
Ý nghĩa của bài thơ trong cảm nhận của em?
5, Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Soạn bài: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
Tự rút kinh nghiệm giờ dạy
…………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………….
Ngày soạn: 16 / 10 / 2012
Ngày dạy: 7A: 19 / 10 / 2012
7B: 20 / 10 / 2012
Tiết 38
NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ
Hồi hương ngẫu thư
(Hạ Tri Chương)
A, Mục tiêu bài học
Giúp học sinh
1. Kiến thức
Sơ giản về tác giả Hạ Tri Chương. Nghệ thuật đối và vai trò kết cấu trong bài thơ, nét độc đáo về tứ của bài thơ.Thấy được tính độc đáo trong việc thể hiện tình cảm quê hương sâu nặng của nhà thơ
2. Kĩ năng
Đọc hiểu bài thơ tuyệt cú, nhận ra nghệ thuật đối trong bài thơ Đường. Bước đầu tâp so sánh bản thơ dịch và phiên âm chữ Hán.
3. Thái độ
Giáo dục học sinh tình cảm yêu quê hương, đất nước.
B. Chuẩn bị
GV: SGK+SGV+ Giáo án
HS: SGK+ vở soạn
C, GD- KNS: Nhận biết, cảm thụ, liên hệ, ...
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
1- Ổn định tổ chức: 7A: …………………….………7B: …………………….…
2, Kiểm tra bài cũ:
? Đọc thuộc lòng phiên âm hoặc dịch thơ bài thơ “ Tĩnh dạ tứ” ? Giải thích ý nghĩa của chủ đề “ Vọng nguyệt hoài hương ”
Phân tích tâm trạng của tác giả qua hai câu thơ cuối ?
3, Bài mới
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho hs
- Phương pháp: Thuyết trình
- Thời gian: 1p
Xa quê nhớ quê là lẽ tất nhiên, nhưng về quê mà vẫn còn ngậm ngùi mới là điều lạ. đó chính là tình cảm của nhà thơ Hạ Tri Chương trong bài thơ “Hồi hương ngẫu thư” …
* Hoạt động 2: Tìm hiểu chung
-Mục tiêu: Nắm được tác giả, tác phẩm, thể thơ.
-Phương pháp: Vấn đáp, gợi tìm, nêu vấn đề.
-Thời gian: 10p
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hs quan sát chú thích sgk/127
? Những nét tiêu biểu về tác giả, tác phẩm?
- Hạ Tri Chương: đỗ tiến sỹ, làm quan 50 năm ở kinh Đô Trường An. Là người có tài, được trọng dụng.
- Bạn thân của Lý Bạch
- Là đại quan được quân thần trọng vọng.
- Bài thơ được viết 1 cách tình cờ, khi tác giả về quê lúc 86 tuổi sau bao năm xa quê.
GV: Nêu yêu cầu đọc; Chú ý ngắt nhịp.
- Có gì thay đổi về thể thơ ở bản dịch?
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Hạ Tri Chương (659 – 744) làm quan ở đời Đường, tính tình hào phóng, thích sáng tác thơ văn
2. Tác phẩm
- Được sáng tác khi nhà thơ cáo quan về quê.
- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt, bản dịch chuyển sang thể lục bát
* Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản.
- Mục tiêu: Nắm được nội dung, nghệ thuật của bài. Thấy được tình cảm quê hương sâu nặng của nhà thơ
- Phương pháp: Vấn đáp, gợi mở, giải thích.
-Thời gian: 20p
-Tiêu đề bài thơ gợi cho em cảm nhận nào ?
- Việc sáng tác bài thơ này là hoàn toàn ngẫu nhiên, tình cờ, không chủ định trước. “Ngẫu thư" là ngẫu nhiên viết vì tác giả không chủ định làm thơ ngay lúc mới đặt chân tới quê nhà.
Đằng sau sự tình cờ ấy lại là tình cảm quê hương sâu nặng, thường trực
- Đọc phiên âm và bản dịch thơ ?
- Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi
Hương âm vô cải, mấn mao tồi
( Đi xa quê từ nhỏ/ Lúc về quê đã già)
?Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ở đây?
-NT: Phép đối, đối các vế trong một câu thơ rất hoàn chỉnh đi- lại, trẻ- già( đối ý)
Gv: phép đối trong một câu thơ gọi là tiểu đối
?Xác định kiểu câu của hai câu thơ đầu?
C1 –Tự sự
- Mục đích biểu hiện: biểu cảm
Câu kể (tự sự) ® khái quát ngắn gọn quãng đời xa quê, làm quan, bước đầu hé lộ tình cảm quê hương của tác giả
® Cảm xúc buồn buồn, bồi hồi trước sự thay đổi của tác giả và tuổi tác
C2 – miêu tả
- Mục đích: biểu cảm
- Qua phép đối, người đọc nhận ra có sự thay đổi về vóc dáng, tuổi tác, song có một điều không thay đổi cùng thời gian. Đó là gì?
HS: trả lời/nhận xét (Tiếng quê không đổi).
- "Tiếng quê không đổi" được đặt trong sự đối lập với "tóc mai đã rụng" nhằm khẳng định điều gì?
- Lấy cái thay đổi khẳng định cho sự không thay đổi, tác giả khéo léo dùng một chi tiết vừa có tính chân thực vừa có ý nghĩa tượng trưng để làm nổi bật tình cảm gắn bó với quê hương (tiếng nói, giọng quê).
- Vậy từ đây em thấy phương thức biểu đạt của câu 1 câu 2 là gì? (dựa vào phần kẻ ô SGK tr. 127 để trả lời).
Câu 1: Biểu cảm qua tự sự.
Câu 2: Biểu cảm qua miêu tả.
- Giọng điệu hai câu thơ này bình thản, khách quan song vẫn phảng phất nỗi buồn? Vì sao vậy?
li biệt gián đoạn từ thuở thơ ấu sống nơi đất khách quê người (trên 50 năm) mãi lúc về già mới về thăm cố hương "li gia", nỗi đau cuộc đời.
? Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp đối và cách biểu cảm qua tự sự và miêu tả trên ?
GV: Chốt: Phép đối đã khái quát được quãng đời xa quê làm quan của tác giả ® nổi bật sự thay đổi về vóc người và tuổi tác, nổi bật thời gian xa cách.
Đọc 2 câu thơ cuối ?
“ Nhi đồng tương kiến, bất tương thức
Tiếu vấn: khách tòng hà xứ lai ?”
? Tình huống nào đã xảy ra khi nhà thơ vừa đặt chân đến làng ?
(khi tác giả vừa đặt chân đến làng quê, một lũ trẻ con ùa ra, tò mò nhìn ông lão đầu tóc bạc phơ, chống gậy bước xuống kiệu. Ông lão chưa kịp hỏi thì chúng đã nhanh miệng hỏi: Ông khách từ đâu đến làng ?
? Theo em tình huống này có lý hay vô lý ? Việc bọn trẻ cười hỏi khách đã tác động như thế nào đến thái độ và tâm trạng của nhà thơ ?
- Nhà thơ ngạc nhiên , buồn tủi, ngậm ngùi, xót xa: trở về nơi chôn rau cắt rốn mà lại bị “ xem” như là “khách” lạ. Nỗi nhớ quê hương dồn nén, tích tụ hơn nữa thế kỉ lại được đền đáp như vậy (Gv liên hệ mọt đoạn trong bài thơ Mẹ Tơm)
- Theo em tại sao không phải người già ra đón mà lại là trẻ con?
Þ Thay đổi của quê hương nhiều quá. Có lẽ những người cùng lứa tuổi với nhà thơ nay không còn ai, hoặc có còn hẳn cũng không ai nhận ra nhà thơ nữa.
- Nhận xét về giọng điệu 2 câu cuối có 2 ý kiến khác nhau: Một cho rằng giọng hài hước hóm hỉnh, một cho rằng giọng ngậm ngùi xót xa. Em đồng ý với ý kiến nào? Vì sao?
- Kết luận; Cả hai: Dí dỏm trong cách nói, ngậm ngùi xót xa trong tâm khảm. Lấy cái dí dỏm để làm nổi bật nỗi buồn trước những đổi thay sau bao năm trở về quê hương. Tha thiết, gắn bó chính là tình cảm của nhà thơ dạt dào nơi mỗi câu chữ.
- Đến đây em hãy lí giải tại sao khi trở về quê tác giả lại "ngẫu thư"?
- Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung bài thơ
* NT: dùng phương thức tự sự để biểu cảm, nghệ thuật đối trong câu( tiểu đối)
* ND: Tình yêu gắn bó với quê hương: thể hiện ở chi tiết “hưởng âm vô cải” còn thể hiện ở thái độ đau xót ngậm ngùi kín đáo trước những thay đổi của quê nhà.
HS: đọc ghi nhớ SGK.
II. Tìm hiểu văn bản
1. Hai câu đầu
Nghệ thuật: Đối hài hòa cân xứng khái quát được quãng đời xa quê làm quan của tác giả ® làm nổi bật sự thay đổi về vóc người, tuổi tác và thời gian xa cách.
2. Hai câucuối
- Trở về nơi chôn rau cắt rốn mà lại bị “ xem” như là “khách” lạ khiến nhà thơ buồn tủi, ngậm ngùi, xót xa
Ghi nhớ/ sgk/128
* Hoạt động 4 : Luyện tập
- Mục tiêu : HS vận dung lí thuyết vào làm bài tập
- Phương pháp: vấn đáp, thảo luận.
-Thời gian : 5p
GV yêu cầu HS đọc bài tập
* GV gợi ý
*Vậy 2 bản dịch thơ trên, em thích bản dịch thơ nào ? vì sao ?
III. Luyện tập
Hs bày tỏ ý kiến cá nhân
4, Củng cố: - Gv củng cố lại bài
5, Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc lòng bài thơ. Đọc thêm các bài thơ có cùng chủ đề
- Chuẩn bị bài Từ trái nghĩa
Tự rút kinh nghiệm giờ dạy:
…………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………….
*********************
Ngày soạn: 18 / 10 / 2012
Ngày dạy : 7A: 22 / 10 / 2012
7B: 23 / 10 / 2012
Tiết 39
TỪ TRÁI NGHĨA
A, Mục tiêu bài học
Giúp học sinh
1-Kiến thức
Khái niệm về từ trái nghĩa.Thấy được tác dụng của việc sử dụng các cặp từ trái nghĩa trong văn bản.
2-Kĩ năng
Nhận biết từ trái nghĩa trong văn bản. Có ý thức sử dụng phù hợp từ trái nghĩa trong văn cảnh.
3-Thái độ
- Yêu quý, trân trọng từ ngữ Việt Nam
B. Chuẩn bị
GV: SGK+SGV+ Giáo án, ngữ liệu phục vụ bài học
HS: Đọc trước SGK
C, GD- KNS: Nhận thức, vận dụng
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
1- Ổn định tổ chức: 7A: …………………….……7B: …………………….……
2, Kiểm tra bài cũ
- Thế nào là từ đồng nghĩa ? Các loại từ đồng nghĩa ? VD ? Sử dụng từ đồng nghĩa như thế nào cho tốt ?
- Làm bài tập 6,7 (116, 117)
3, Bài mới
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho hs
- Phương pháp: Nêu vấn đề
- Thời gian: 1p
ở tiểu học các em đã được học về từ trái nghĩa. Vậy từ trái nghĩa là gì ? Ta nên sử dụng từ trái nghĩa như thế nào ? Bài học hôm nay sẽ giúp ta điều đó …
* Hoạt động 2: Khái niệm từ trái nghĩa
-Mục tiêu: Khái niệm về từ trái nghĩa.Thấy được tác dụng của việc sử dụng các cặp từ trái nghĩa trong văn bản.
-Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, minh hoạ, phân tích.
-Thời gian: 10p
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- Gọi HS đọc lại hai bài thơ: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (bản dịch thơ)
? Dựa vào các kiến thức đã học ở tiểu học tìm các cặp từ trái nghĩa ở đó ?
Ngẩng – cúi (phương diện hoạt động)
Trẻ - già (tuổi tác)
Đi - về (hướng di chuyển)
Gv hướng dẫn hs tìm hiểu cơ sở của sự trái nghĩa
* GV đưa ra VD:
- Bà em đã già rồi.
- Mớ rau này già.
? Tìm từ trái nghĩa với mỗi ngữ cảnh ? (Giải nghĩa từ)
? Trên cơ sở nào, em tìm được những từ trái nghĩa đó ?
? Từ "già" là từ nhiều nghĩa. Từ đó em có nhận xét gì ?
Già > < trẻ: tuổi tác
- Già > < non: mức độ
-> một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều cặp từ trái nghĩa.
Đẹp – xấu, tốt –xấu
Hs tìm một số cặp từ trái nghĩa?
Gv bổ sung: Mức độ của các cặp từ trái nghĩa
Ngắn- dài, cao –thấp(trái nghĩa tương đối)
chết- sống (Trái nghĩa tuyệt đối)
I. Thế nào là từ trái nghĩa
Ví dụ; Ngẩng- cúi, già- trẻ, đi- về
* Ghi nhớ : SGK/128
* Hoạt động 3: Tìm hiểu việc sử dụng từ trái nghĩa trong giao tiếp.
Mục tiêu: Giúp HS biết cách sử dụng từ trái nghĩa phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
Phương pháp : vấn đáp, thảo luận, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề…
- Thời gian: 10’
?Trong hai bài dịch thơ trên việc sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng gì?
Ngẩng đầu – cúi đầu: diễn tả tâm trạng của nhà thơ.
Trẻ - già: ,đi -về: sự thay đổi về tuổi tác của nhà thơ.
?Tìm một số thành ngữ có sử dụng từ trái nghĩa và nêu tác dụng?
Chân ướt chân ráo.
Gương vỡ lại lành
Quan xa nha gần
Gần mũi xa mồm
Tác dụng : tạo hình tượng tương phản gây ấn tượng mạnh.
?Từ trái nghĩa được sử dụng như thế nào?
-Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối, tạo các hình tượng tương phản gây ấn tượng mạnh,làm cho lời nói thêm sinh động.
Ví dụ : Chân ướt chân ráo.
Gương vỡ lại lành
* Ghi nhớ/128
* Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập
Mục tiêu: Hướng dẫn HS củng cố lí thuyết qua BT thực hành.
Phương pháp: đàm thoại, thực hành
Thời gian: 15’
HS đọc BT, xác định từ trái nghĩa.
Gv nhận xét, bổ sung
Điền các từ trái nghĩa?
Bài tập bổ sung
Xác định từ trái nghĩa trong đoạn thơ sau và cho biết tác dụng?
"Thiếu tất cả, ta rất giàu dũng khí.
Sống chẳng cúi đầu, chết vẫn ung dung
Giặc muốn nô lệ ta lại hoá anh hùng
Sức nhân nghĩa mạnh hơn cường bạo"
III/ Luyện tập
Bài tập 1
1. Lành - rách
2. Giàu - nghèo.
3. Ngắn - dài.
4.Sáng - tối, đêm - ngày.
Bài tập 2
1. Tươi - ôi; tươi - héo
2. Yếu - khoẻ; yếu - tốt
3. Xấu - đẹp; xấu - tốt
Bài tập 3
_ Chân cứng đá mềm.
_ Có đi có lại.
_ Gần nhà xa ngõ
_ Mắt nhắm mắt mở.
_ Chạy sấp chạy ngửa.
_ Vô thưởng vô phạt .
_ Bên trọng bên khinh.
_ Buổi đực buổi cái.
_ Bước thấp bước cao.
4, Củng cố: - Gv hệ thống lại bài.
Hs nhắc lại khái niệm từ trái nghĩa, lấy thêm ví dụ
5, Hướng dẫn về nhà
- Làm bài tập 4
- Chuẩn bị bài luyện nói
Tự rút kinh nghiệm giờ dạy
…………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………….
*********************
Ngày soạn: 21 / 10 / 2012
Ngày dạy: 7A: 24 / 10 / 2012
7B: 25 / 10 / 2012
Tiết 40 LUYỆN NÓI:
VĂN BIỂU CẢM VỀ CON NGƯỜI VÀ SỰ VẬT
A, Mục tiêu bài học
1-Kiến thức
Các cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong việc trình bày và nói biểu cảm.Những yêu cầu khi trình bày văn nói biểu cảm
2-Kĩ năng
Tìm ý, lập dàn ý bài văn biểu cảm về sự vật con người. Biết cách bộc lộ tình cảm về sự vật và con người trước tập thể. Diễn đạt mạch lạc rõ ràng những tình cảm của bản thân về sự vật con người bằng ngôn ngữ nói.
3- Thái độ:
Biểu đạt tình cảm trong sáng
B, Chuẩn bị
GV: SGK+SGV+ bài soạn, đoạn văn mẫu
HS: SGK+ vở ghi đã chuẩn bị bài luyện nói
C, GD- KNS: Đảm nhận trách nhiệm, tự tin
D,Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
1- Ổn định tổ chức: 7A: …………………….…7B: …………………….…
2, Kiểm tra bài cũ:
Nêu những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm?
3, Bài mới
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho hs
- Phương pháp: Nêu vấn đề
- Thời gian: 1p
Bố cục của văn BC cũng như các thể loại khác gồm 3 phần: MB, TB, KB. Tuy nhiên để tạo ý cho bài BC khơi nguồn cho mạch cảm xúc nảy sinh, người viết có thể hồi tưởng kỷ niệm quá khứ, suy nghĩ về hiện tại, mơ ước tới tương lai, tưởng tượng những tình huống gợi cảm, hoặc vừa quan sát, vừa thể hiện cảm xúc…Những điều đó đôi khi được bộc lộ trực tiếp bằng lời nói theo bố cục của một bài tập làm văn -> luyện nói
* Hoạt động 2: HDHS củng cố kiến thức
- Mục tiêu: Ôn lại khái niệm biểu cảm và văn biểu cảm, các cách biểu cảm.
- Phương pháp: Tái hiện, vấn đáp
- Thời gian: 5p
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- Em hiểu thế nào về biểu cảm?
- Đối tượng để biểu cảm?
- Có mấy cách để biểu cảm?
I. Củng cố kiến thức
- Biểu cảm về sự vật con người là bộc lộ tình cảm, thái độ của mình với đối tượng đó
- Các cách thức biểu cảm: trực tiếp, gián tiếp.
* Hoạt động 3: Thực hành luyện nói trước lớp
- Mục tiêu: Hs trình bày được dàn ý của bài luyện nói về một đối tượng cụ thể.
- Phương pháp: Thực hành, Thuyết trình
- Thời gian: 30p
Gv hướng dẫn
Hs dựa vào dàn ý đã chuẩn bị ở nhà về bài văn biểu cảm để trình bày trước lớp
Gv dành 3 phút cho hs ôn lại sau đó gọi 2 hs xung phong, 2 hs chỉ định lên trình bày
Gv gợi ý: Mẫu chung của bài nói
VD Đề 1: Cảm nghĩ về thầy, cô giáo những “người lái đò” đưa thế hệ trẻ cập bến tương lai
- Khi bạn trình bày, yêu cầu HS khác lắng nghe để bổ sung, sửa chữa.
Hs trình bày xong gv nhận xét, cho điểm
- Gv: Muốn người nghe hiểu thì người nói phải lập ý và trình bày theo thứ tự ý: ý 1, ý 2... Muốn truyền được cảm xúc cho người nghe thì: Tình cảm phải chân thành, từ ngữ phải chính xác trong sáng, bài nói phải mạch lạc và đảm bảo tính liên kết chặt chẽ
II- Thực hành
a- Mở đầu
- Kính thưa cô giáo và các bạn!
Tất cả những ai đó từng cắp sách tới trường đều có những kỉ niệm sâu sắc về mái trường, về thầy cô, bè bạn. Một trong những kỉ niệm sâu sắc nhất để lại cho em nhiều suy nghĩ và tình cảm là hình ảnh về cô giáo Mai người lái đò đưa thế hệ trẻ cập bến tương lai.
b- Nội dung của câu chuyện, kỉ niệm:
- Một lần cô Mai trả bài TLV, em bị điểm kém. Nhận bài, em vò nhàu rồi bỏ vào trong cặp…
Tối hôm đó, vừa làm bài em vừa vuốt tờ giấy kiểm tra cho phẳng, nhưng vuốt mãi mà tờ giấy vẫn còn nhăn nhúm. Em nghĩ ra sáng kiến lấy bàn là là cho phẳng...
c- Kết thúc: Em xin được ngừng lời ở đây. Cảm ơn thầy cô và các bạn đã chý ý lắng nghe!
4, Củng cố
- Gv hệ thống lại bài, lưu ý hs về cách trình bày, ngữ điệu, cử chỉ khi trình bày bài nói
5, Hướng dẫn về nhà
- Tham khảo các bài viết về văn biểu cảm
- Ôn tập chuẩn bị cho kiểm tra văn học một tiết. Ôn tập các văn bản văn học Việt Nam
Tự rút kinh nghiệm giờ dạy
…………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………….
*********************
File đính kèm:
- Tuan 10.doc