Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 10 - Trường THCS Thạnh Đông

1. Mục tiêu:

 1.1. Kiến thức :

 - Hoạt động 1: Tạo hứng thú học tập.

 - Hoạt động 2:

 + Học sinh biết: Sơ giản về tác giả Lý Bạch.

 + Học sinh hiểu: nghĩa một số từ khĩ.

 - Hoạt động 3:

 + Học sinh biết: Tình quê hương được thể hiện một cách chân thành, sâu sắc của Lí Bạch.

 + Nghệ thuật đối và vai trò của câu kết trong bài thơ.

 + Học sinh hiểu: Hình ảnh ánh trăng – vầng trăng tác động đến tâm tình của nhà thơ.

 1.2. Kĩ năng:

- HS thực hiện được: Đọc – hiểu bài thơ qua bản dịch tiếng Việt. Nhận ra nghệ thuật đối trong bài thơ. Bước đầu tập so sánh bản dịch thơ với bản phiên âm chữ Hán, phân tích tác phẩm.

- HS thực hiện thành thạo: Đọc – hiểu bài thơ qua bản dịch tiếng Việt. Nhận ra nghệ thuật đối trong bài thơ.

 

doc15 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1841 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 10 - Trường THCS Thạnh Đông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 10 Tiết :37 Ngày dạy: /10/2013 CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH. (Tĩnh dạ tứ) - Lí Bạch. 1. Mục tiêu: 1.1. Kiến thức : - Hoạt động 1: Tạo hứng thú học tập. - Hoạt động 2: + Học sinh biết: Sơ giản về tác giả Lý Bạch. + Học sinh hiểu: nghĩa một số từ khĩ. - Hoạt động 3: + Học sinh biết: Tình quê hương được thể hiện một cách chân thành, sâu sắc của Lí Bạch. + Nghệ thuật đối và vai trò của câu kết trong bài thơ. + Học sinh hiểu: Hình ảnh ánh trăng – vầng trăng tác động đến tâm tình của nhà thơ. 1.2. Kĩ năng: - HS thực hiện được : Đọc – hiểu bài thơ qua bản dịch tiếng Việt. Nhận ra nghệ thuật đối trong bài thơ. Bước đầu tập so sánh bản dịch thơ với bản phiên âm chữ Hán, phân tích tác phẩm. - HS thực hiện thành thạo : Đọc – hiểu bài thơ qua bản dịch tiếng Việt. Nhận ra nghệ thuật đối trong bài thơ. 1.3. Thái độ: - Thói quen : Giáo dục HS về lòng yêu quê hương. - Tính cách : Tạo tình cảm gắn bó với quê hương. 2 .Nội dung hoc tập: -Tình cảm sâu nặng của nhà thơ đối với quê hương. 3. Chuẩn bị: .GV: Bảng phụ ghi bài thơ. HS: Đọc văn bản, tìm hiểu nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. 4. Các hoạt động học tập: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 7A1: 7A2: 7A3: 4.2. Kiểm tra miệng: àCâu hỏi kiểm tra bài cũ:  Đọc thuộc lòng bài thơ “Xa ngắm thác núi Lư” ? (4đ) ĩ HS đọc bài thơ. Nêu ý nghĩa của bài thơ? (6đ ). ĩ Bài thơ khắc họa được vẻ đẹp kì vĩ, mạnh mẽ của thiên nhiên và tâm hồn phóng khoáng, bay bổng của nhà thơ Lí Bạch. à Nhận xét, cho điểm. àCâu hỏi kiểm tra bài mới:  Hôm nay chúng ta học bài gì? Nêu những nét chính về tác giả? l Hôm nay chúng ta học bài “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”. - Lý Bạch (701- 762) là nhà thơ nổi tiếng đời Đướng , được mệnh danh là “ tiên thơ”. 4.3.Tiến trình bài học: Hoạt động của thầy trò Nội dung bài dạy à HĐ 1 :Giới thiệu bài (1’) Tiết trước các em đã được tìm hiểu cảnh thiên nhiên hùng vĩ qua bài “Xa ngắm thác núi Lư”.Tiết này cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu về lòng yêu quê hương của một nhà thơ Trung Quốc - Lí Bạch - qua bài “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”. à HĐ 2 :Hướng dẫn HS đọc - hiểu văn bản. à GV hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu, gọi hs đọc, nhận xét.  Cho biết đôi nét về TP?  Kiểm tra việc nắm nghĩa một số từ khó. à HĐ 3 : Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản. ĩ GV giới thiệu cho HS biết đây là một bài thơ thuộc thơ cổ thể: mỗi câu thường có 5->7 chữ, không bị những quy tắc chặt chẽ về niêm, luật và đối ràng buộc.  Hai câu thơ đầu cho em biết điều gì ? Hãy giải thích ? l Nhà thơ nằm trên giường, không ngủ được thấy ánh trăng rọi vào đầu giường.  Tác giả cảm nhận về ánh trăng như thế nào? l Tưởng là sương phủ mặt đất à nghệ thuật liên tưởng. à GV liên hệ câu thơ của Tiêu Cương”Dạ nguyệt tự thu sương” (Trăng đêm giống như sương thu).  Theo em hai câu thơ trên câu nào là câu miêu tả, câu nào là câu biểu cảm? l Câu 1 : miêu tả, câu 2 : biểu cảm.  Ở đây tác giả thành công với những nghệ thuật gì?. à Liên hệ, GDHS.  Gọi hs đọc hai câu cuối .  Hai câu cuối thể hiện nội dung gì?  Từ “ngắm, nhìn” đồng nghĩa nhau nhưng khi làm thơ theo em sử dụng từ nào hay hơn?Vì sao? l GV có thể gợi ý cho HS thấy: từ ngắm là động tác nhìn với tâm hồn, với sự thưởng thức hoà nhập cái nhìn bên trong. “Trăng nhòm … ngắm nhà thơ”(HCM) õ GDHS ý thức lựa chọn từ khi sử dụng.  Có người cho rằng hai câu cuối hoàn toàn tả tình, Theo em đúng hay sai? Vì sao? l Sai vì tả tình nhưng có xen cảnh ( trăng sáng và quê hương)  Trong trạng thái mơ màng nhìn thấy trăng sáng quá, tác giả tưởng là sương phủ, do đó tác giả có hành động gì ? để làm gì? l Hành động “ Ngẩng đầu” như để kiểm nghiệm điều mà câu thứ hai đặt ra : vùng sáng trước giường là sương hay trăng.  Và khi thấy vầng trăng cũng đơn côi, lạnh lẽo như mình, tác giả lại có hành động gì? Hành động đó có ý nghĩa thế nào? l Cúi đầu : để suy ngẫm về quê hương. “Ngẩng đầu, cúi đầu” chỉ trong khoảnh khắc đã động mối tình quê, đủ thấy bình thường tình cảm đó sâu nặng biết bao.  Tại sao từ “vầng trăng sáng” mà lại “nhớ quê hương”, sự liên tưởng cảm xúc đó có tự nhiên không? Vì sao? l Có. Vì chủ đề phổ biến trong thơ Đường là “vọng nguyệt hoài hương”, càng say đắm với thiên nhiên, đất trời thì con người càng trở về với vẻ đẹp của quê hương, làng xóm, gia đình (Qua Đèo Ngang”…  Em hãy tìm những chi tiết đối rất đặc sắc trong bài thơ? ĩ Cho HS thảo luận nhóm 3’. à Gọi đại diện trình bày, nhận xét.  Ngoài nghệ thuật đối, trong bài thơ này tác giả còn kết hợp các phương thức biểu đạt nào? l Tả : sương, trăng : biểu cảm ( ngỡ) - Kể : ngẩng đầu, cúi đầu.  Qua phân tích, em thấy tâm trạng “nhớ cố hương” của tác giả được thể hiện như thế nào? Bộc lộ rõ nhất ở câu thơ nào?( câu cuối).  Ẩn sau mỗi câu thơ, tác giả muốn thể hiện tình cảm gì? õ GDHS lòng yêu thiên nhiên .  Hãy xâu chuỗi các ý thơ để thấy sự thống nhất liền mạch trong bài thơ? l Nằm trên giường nhớ quêàkhông ngủ thao thức nhìn trăngà càng nhìn trăng càng nhớ quê.  Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ? ĩ HS trả lời. GV chốt ý .  Rút ra ý nghĩa của bài? GV c à Gọi HS đọc ghi nhớ SGK . GV n à HĐ 4 : Hướng dẫn HS luyện tập . ?. Hs  Tóm tắt yêu câu bài tập 1. I.Đọc-hiểu văn bản : 1. Đọc : 2. Chú thích : SGK/123,124 - Tác giả, tác phẩm: - Giải nghĩa từ: II. Tìm hiểu văn bản : 1.Hai câu đầu : - Cảnh đêm trăng thanh tĩnh, ánh trăng như sương mờ ảo, tràn ngập khắp phòng. - Cảm nhận về ánh trăng: “ Ngỡ là sương trên mặt đất” - Nghệ thuật :liên tưởng, miêu tả kết hợp biểu cảm. 2. Hai câu cuối : -Tả tình xen tả cảnh. - Nghệ thuật : + Đối : đầu giường >< nhớ quê. - Kết hợp tả, biểu cảm, kể. - Tâm trạng “nhớ cố hương” được thể hiện qua tư thế, cử chỉ. è Tâm hồn yêu thiên nhiên, quê hương sâu sắc của tác giả. à Ý nghĩa: - Nỗi lòng đối với quê hương da diết, sâu nặng trong tâm hồn, tình cảm người xa quê. * Ghi nhớ : SGK/124. III. Luyện tập : - Thể hiện khá đầy đủ ý và tình cảm của tác giả. - Các điểm khác: + Lí Bạch không dùng phép so sánh, sương chỉ xuất hiện trong cảm nghĩ của nhà thơ. + Bài thơ ẩn chủ ngữ, không nói rõ là Lí Bạch. + Năm động từ chỉ còn ba, bài thơ còn cho ta biết tác giả ngắm cảnh như thế nào. 4. 4. Tổng kết:  Nêu nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài thơ? l Ghi nhớ : SGK/124.  Đọc diễn cảm bài thơ. ĩ HS đáp ứng yêu cầu của GV.  Chủ đề cùa bài thơ là gì? -Vọng nguyệt hoài hương (trông trăng nhớ quê). 4.5. Hướng dẫn học tập : à Đối với bài học tiết này: - Học bài, học thuộc phần ghi nhớ trong SGK – 124. - Học thuộc lòng bài thơ theo bản dịch. - Dựa vào phần dịch nghĩa, tập so sánh để thấy đượcsự khác nhau giữa bản dịch thơ và nguyên tác. à Đối với bài học tiết sau: - Chuẩn bị bài “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”: Trả lời câu hỏi SGK. + Đọc văn bản. + Tình yêu quê hương biểu lộ như thế nào? 5. Phụ lục: - Sách giáo viên văn 7.( Nhà xuất bản Giáo dục) - Thiết kế bài giảng Ngữ văn 7 ( Nhà xuất bản Hà Nội) - Học và thực hành theo chuẩn kiến thức kỹ năng Ngữ văn 7 ( Nhà xuất bản GD Việt Nam) Tuần: 10 Tiết :38 Ngày dạy: /10/2013 NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ. (Hồi hương ngẫu thư). 1. Mục tiêu: 1.1. Kiến thức: - Hoạt động 1: Tạo hứng thú học tập. - Hoạt động 2: + Học sinh biết: Sơ giản về tác giả Hạ Tri Chương. + Học sinh hiểu: nghĩa một số từ khĩ. - Hoạt động 3: + Cho HS biết: Nghệ thuật đối và vai trò của câu kết trong bài thơ. + Cho HS hiểu: Nét độc đáo về tứ của bài thơ. 1.2. Kĩ năng: - HS thực hiện được : - Đọc – hiểu bài thơ tuyệt cú qua bản dịch tiếng Việt. Nhận ra nghệ thuật đối trong bài thơ Đường.Bước đầu tập so sánh bản dịch thơ và bản phiên âm chữ Hán. - HS thực hiện thành thạo : - Đọc – hiểu bài thơ tuyệt cú qua bản dịch tiếng Việt. 1.3. Thái độ: - Thói quen : Giáo dục lòng yêu thương quê hương cho HS. - Tính cách : Tạo tình cảm gắn bó với quê hương. 2. Nội dung học tập: - Tình cảm quê hương sâu nặng của nhà thơ. 3. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ ghi bài thơ. .HS: Đọc văn bản, tìm hiểu nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. 4. Các hoạt động học tập: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: GV kiểm diện: 7A1: 7A2: 7A3: 4.2. Kiểm tra miệng: àCâu hỏi kiểm tra bài cũ:  Đọc thuộc lòng bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”. Nêu nội dung và nghệ thuật của bài? (8đ) ĩ Hs đọc thuộc lòng. Nêu phần ghi nhớ sgk / 124  Thể thơ trong bài “Tĩnh dạ tứ” cùng thể thơ với bài thơ nào sau đây? (2đ) à GV treo bảng phụ giới thiệu bài tập : A. Qua Đèo Ngang. C. Sông núi nước Nam. B. Bạn đến chơi nhà. D. Phò giá về kinh à Nhận xét, cho điểm. àCâu hỏi kiểm tra bài mới: Hôm nay chúng ta học bài gì? Nêu những nét chính về tác giả? lHôm nay chúng ta học bài “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”â. Tác giả Hạ Tri Chương (659- 744), tự Quý Chân, hiệu Tứ Minh cuồng khách, quê ở Vĩnh Hưng, Việt Châu( nay thuộc huyện Tiêu Sơn, tỉnh Chiết Giang), sinh sống, học tập và làm quan trên năm mươi năm ở kinh đô Trường An, rất được Đường Huyền Tông vị nể.. 4.3.Tiến trình bài học: Hoạt động của thầy trò Nội dung bài dạy à HĐ 1 : Giới thiệu bài: Tiết trước các em đã được tìm hiểu tình yêu quê hương qua bài “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”.Tiết này chúng ta lại tiếp tục tìm hiểu một bài thơ nói về tình yêu quê hương nữa của tác giả Hạ Tri Chương. Đó là bài “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”â. à HĐ 2 : Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản. à GV hướng dẫn cách đọc cho hs. GV đọc mẫu, gọi HS đọc, nhận xét. Gọi hs tóm tắt vài nét về tác giả Hạ Tri Chương.  Em biết gì về tác phẩm?  Kiểm tra việc nắm nghĩa một số từ khó. à HĐ 3 : Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.  Em hiểu cụm từ “ Ngẫu nhiên viết” nghiã là như thế nào?  GV chuyển ý.  Gọi hs đọc hai câu đầu.  Cho biết nội dung hai câu thơ?  Em thấy cái gì thay đổi, cái gì không? l Thay đổi : đi trẻ - về già, tóc bạc. l Không đổi : giọng nói quê hương.  Hai câu thơ này có gì đặc sắc về nghệ thuật? l Đối về từ loại : đi trẻ >< tóc đà thay đổi à tương phản.  Những trường hợp đối ngay trong câu ta gọi là gì? l Tiểu đối, tự đối. Theo em tác dụng của việc dùng phép đối trong hai câu thơ trên là gì? õ GDHS lòng yêu quê hương.  GV kẻ bảng phương thức biểu đạt vào bảng phụ. Cho biết câu 1, 2 viết theo phương thức biểu đạt nào? l Câu 1 : biểu cảm qua tự sự. Câu 2 : biểu cảm qua miêu tả. à Gọi HS đọc hai câu cuối .  Hai câu cuối cho thấy tình huống gì khi tác giả về quê?  Tình huống trên là có lí hay vô lí? Vì sao? l Có lí, vì tác giả đi quá lâu mới trở về, bọn trẻ không thể biết tác giả là ai, ở đâu.  Tình huống trên làm cho tâm trạng tác giả như thế nào?  Em có nhận xét gì về giọng điệu của hai câu thơ đầu và hai câu thơ cuối? lHai câu trên giọng phảng phất buồn, bình thản. Hai câu cuối giọng bi hài, ẩn hiện những lời tường thuật khách quan, hóm hỉnh. à HS làm bài vào VBT.  Qua tìm hiểu bài thơ, em hãy nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ?  Rút ra ý nghĩa của bài thơ? à Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/128. l GV nhấn mạnh ý về nội dung và nghệ thuật.  Mặc dù ngẫu nhiên viết nhưng em thấy bài thơ hay như thế nào? l Vì đằng sau cái ngẫu nhiên, tình cờ ấy là tình cảm quê hương sâu nặng, luôn thường trực trong tâm hồn nhà thơ. Từ “ Ngẫu” không làm giảm đi ý nghĩa mà còn tăng lên nhiều lần. õ GDHS tình cảm đối với quê hương.  Theo em phương thức biểu đạt của bài thơ là gì? l Biểu cảm gián tiếp vì có những yếu tố miêu tả tự sự. à HĐ 4 : Hướng dẫn HS luyện tập .  Gọi hs tóm tắt yêu cầu bài tập SGK. HS thảo luận trình bày. l Bản dịch của Trần Trọng Sang. - Câu 1 : đối chưa cân. - Câu 2 : dịch hay hơn. I.Đọc hiểu văn bản : 1. Đọc 2. Chú thích : a.Tác giả, tác phẩm :SGK/127. Giải nghĩa từ II. Tìm hiểu văn bản : 1.Nhan đề bài thơ : - “ Ngẫu nhiên viết”: không chủ định viết. 2. Hai câu đầu : - Quãng đời xa quê, con người có những thay đổi và không thay đổi. - Nghệ thuật : đối từ loại, tiểu đối(đối trong câu) à Nhấn mạnh tình cảm gắn bó với quê hương. 3. Hai câu cuối : - Trẻ con…. chào : - Tình huống bất ngờ: tưởng khách ở đâu đến chơi. - Tâm trạng : ngậm ngùi, xót xa, khi thấy mình thành người xa lạ ngay trên mảnh đất quê hương. à Nghệ thuật: - Sử dụng các yếu tố tự sự. - Cấu tứ độc đáo. - Sử dụng biện pháp tiểu đối hiệu quả. - Giọng điệu bi hài thể hiện ở cả hai câu cuối à Ý nghĩa: - Tình quê hương là một trong những tình cảm lâu bền và thiêng liêng nhất của con người. * Ghi nhớ : sgk/128. III. Luyện tập : - Bản dịch của Phạm Sĩ Vĩ . - Câu 1 : làm rõ phép đối chỉnh câu 3/3. - Câu 2 : dịch chưa hay, còn thô. Bản dịch của Trần Trọng San Câu 1: phép đối chưa thật chỉnh (2/4) Câu 2 dịch hay. 4.4. Tổng kết:  Nêu nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài thơ? l Ghi nhớ : SGK/128.  Đọc diễn cảm bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”. ĩ HS đọc bài thơ.  Tâm trạng của tác giả trong bài thơ là? A. Vui mừng, háo hức khi trở về quê. B. Buồn thương trước cảnh quê hương nhiều thay đổi. C. Ngậm ngùi, hẫng hụt khi trở thành khách lạ giữa quê hương. D. Đau đớn, luyến tiếc khi phải rời xa chốn kinh thành. 4.5. Hướng dẫn học tập : à Đối với bài học tiết này: - Học bài, học thuộc phần ghi nhớ trong SGK – 128. - Học thuộc lòng một trong hai bản dịch thơ. - Phân tích tâm trạng của tác giả trong bài thơ. - Làm hoàn chỉnh các BT trong VBT. à Đối với bài học tiết sau: - Đọc, tóm tắt phần chú thích, tập trả lời các câu hỏi trong phần đọc - hiểu văn bản bài của bài “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”. - Xem lại những văn bản đã học từ tuần 1 đến tưần 10. Chuẩn bị giấy, viết học tiết 42 kiểm tra Văn. 5. Phụ lục: - Sách giáo viên văn 7.( Nhà xuất bản Giáo dục) - Thiết kế bài giảng Ngữ văn 7 ( Nhà xuất bản Hà Nội) - Học và thực hành theo chuẩn kiến thức kỹ năng Ngữ văn 7 ( Nhà xuất bản GD Việt Nam) Tuần: 10 Tiết :39 Ngày dạy: /10/2013 TỪ TRÁI NGHĨA. 1. Mục tiêu: 1.1. Kiến thức: - Hoạt động 1: Tạo hứng thú học tập. - Hoạt động 2: + Cho HS biết:Nắm được khái niệm từ trái nghĩa. - Hoạt động 3: + Cho HS hiểu: Thấy được tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa trong văn bản. - Hoạt động 4: + Cho HS hiểu: cách làm bài tập. 1.2. Kĩ năng: - HS thực hiện được: - Rèn kĩ năng sử dụng từ trái nghĩa phù hợp với ngữ cảnh. - HS thực hiện thành thạo : Nhận biết từ trái nghĩa trong văn bản 1.3. Thái độ: - Thói quen : Giáo dục ý thức sử dụng từ trái nghĩa khi nói, viết. - Tính cách : Giáo dục kĩ năng sống : kĩ năng ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng từ trái nghĩa phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.Kĩ năng trình bày suy nghĩ về cách sử dụng từ trái nghĩa. 2. Nội dung học tập: -Khái niệm và tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa. 3. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ ghi ví dụ. .HS: Tìm hiểu :Thế nào là từ trái nghĩa, cách sử dụng từ trái nghĩa. 4. Các hoạt động học tập: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: GV kiểm diện : 4.2. Kiểm tra miệng: àCâu hỏi kiểm tra bài cũ:  Thế nào là từ đồng nghĩa? Cho ví dụ.(8đ) l Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau. VD: chết: mất, hi sinh, qua đời, bỏ mạng……..  Gạch chân những từ và cụm từ đồng nghĩa trong những câu thơ sau: (2đ) l Bác đã đi rồi sau bác ơi. - Bác đã lên đường theo tổ tiên. Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời Mác Lê - nin thế giới người hiền. àCâu hỏi kiểm tra bài mới:  Hôm nay chúng ta học bài gì? Những nội dung chính nào cần nắm được trong tiết học này? lHôm nay chúng ta học bài “Từ trái nghĩa”.Cần nắm được khái niệm từ trái nghĩa và cách sử dụng từ trái nghĩa. 4.3. Tiến trình bài học: Hoạt động của thầy trò Nội dung bài dạy à HĐ 1 Giới thiệu bài: Tiết trước các em đã được tìm hiểu về từ đồng nghĩa. Tiết này cô sẽ tiếp tục hướng dẫn các em về một loại từ nữa, đó là từ trái nghĩa. à HĐ 2 :Hướng dẫn HS tìm hiểu từ trái nghĩa. * GD KNS:Vận dụng kĩ thuật phân tích mẫu.  GV ghi bản dịch bài “ Cảm nghĩ trong ….tĩnh”. “ Ngẫu nhiên… quê”, và một số vd khác.  Chúng tôi không sợ chết chính là chúng tôi muốn sống. l Dòng sông bên lở, bên bồi Bên lở thì đục, bên bồi thì trong.  Dựa vào kiến thức đã học ở tiểu học, em hãy tìm những từ có nghĩa trái ngược nhau? l Ngẩng đầu >< trở lại. - Trẻ >< khác bao. - Chết >< trong.  Em hãy tìm từ trái nghĩa với từ :rau già, người giàø, áo lành, tính lành. l Rau non, người trẻ, áo rách, tính dữ.  Hãy cho biết trong các vd trên từ nào có nhiều nghĩa? l Già, lành.  GV giảng giải. Cho biết qua tìm hiểu em rút ra được điều gì về từ trái nghĩa? à Gọi HS đọc ghi nhớ. à GV nhấn mạnh hai ý trong ghi nhớ. à HĐ 3 : Hướng dẫn HS sử dụng từ trái nghĩa.  GV treo bảng giới thiệu 2 vd. Việc sử dụng từ trái nghĩa trong bài “ Hồi hương ngẫu thư” có tác dụng gì? l Khái quát ngắn gọn quãng đời xa quê, nhấn mạnh sự không đổi.  Việc sử dụng từ trái nghĩa trong bài “ Cảm …. tĩnh” có tác dụng gì? l Ngẩng đầu… cúi đầu : diễn tả tâm trạng, một khoảnh khắc về một mối tình quê hương thuờng trực và sâu nặng.  Sử dụng từ trái nghĩa thường làm cho vế câu như thế nào? l Tạo nên phép đối hoàn chỉnh. õ Tích hợp kĩ năng sống: KN giao tiếp -Sử dụng kĩ thuật động não:  Tìm một số thành ngữ sử dụng từ trái nghĩa? ĩ Cho hs thảo luận( 3 ,) ĩ Đại diện trình bày.  Qua những vd trên em thấy dùng từ trái nghĩa có những tác dụng gì? ĩ HS đọc ghi nhớ. à GV nhấn mạnh ý trong ghi nhớ. õ GD HS ý thức sử dụng từ trái nghĩa phù hợp trong giao tiếp. àHĐ 4: Hướng dẫn HS luyện tập .  Gọi hs tóm tắt yêu cầu của các bài tập.  Tìm những từ trái nghĩa với các từ in đậm.  Điền từ trái nghĩa vào các thành ngữ. I.Thế nào là từ trái nghĩa? VD: - Trẻ - già - Chết - sống * Ghi nhớ : sgk/128. II. Sử dụng từ trái nghĩa : - Thành ngữ “ Bảy nổi ba chìm”, “ Đầu xuôi đuôi lọt” à Tạo tình huống tương phản, nhấn mạnh lời nói thêm sinh động. * Ghi nhớ : sgk/128. III. Luyện tập : 1.Lành >< tối. 2.Cá ươn, hoa héo, ăn khoẻ, học lực giỏi, chữ đẹp, đất tốt,. 3. Các từ cần điền : mềm, lại, xa, mở, ngửa, phạt, trọng, đực, cao, ráo. 4.4.Tổng kết:  Thế nào là từ trái nghĩa? l Ghi nhớ sgk/128.  Sử dụng từ trái nghĩa như thế nào ? l Ghi nhớ : sgk/128. à GV treo bảng phụ, ghi câu hỏi.  Cặp từ trái nghĩa nào phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau: Non cao tuổi vẫn chưa già. Non sao … nước, nước mà … non. A. Xa - gần. C. Nhớ - quên. B. Đi - về. D. Cao - thấp. 4.5. Hướng dẫnï học tập: à Đối với bài học tiết này: - Học bài, học thuộc hai phần ghi nhớ. - Làm BT 4 trong VBT. - Tìm các cặp từ trái nghĩa được sử dụng để tạo hiệu quả diễn đạt trong một số văn bản đã học. à Đối với bài học tiết sau: - Chuẩn bị trước bài “Thành ngữ”. Tìm hiểu trước các VD và nội dung của bài. - Tập tìm hiểu nghĩa và tác dụng của thành ngữ trong văn bản. Tìm VD về thành ngữ.. 5. Phụ lục: - Sách giáo viên văn 7.( Nhà xuất bản Giáo dục) - Thiết kế bài giảng Ngữ văn 7 ( Nhà xuất bản Hà Nội) - Học và thực hành theo chuẩn kiến thức kỹ năng Ngữ văn 7 ( Nhà xuất bản GD Việt Nam) Tuần: 10 Tiết :40 Ngày dạy: /10/2013 LUYỆN NÓI: VĂN BIỂU CẢM VỀ SỰ VẬT, CON NGƯỜI 1. Mục tiêu: 1.1. Kiến thức: - Hoạt động 1: Tạo hứng thú học tập. - Hoạt động 2: + Cho HS biết: Các cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong việc trình bày văn bản nói biểu cảm. - Hoạt động 3: + Cho HS hiểu: Những yêu cầu khi trình bày văn bản nói biểu cảm. 1.2. Kĩ năng: - HS thực hiện được: Tìm ý, lập dàn ý bài văn biểu cảm về sự vật và con người. Biết cách bộc lộ tình cảm về sự vật và con người trước tập thể. - HS thực hiện thành thạo : Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng những tình cảm của bản thân về sự vật và con người bằng ngôn ngữ nói. 1.3. Thái độ: - Thói quen : Giáo dục tính sáng tạo, mạnh dạn khi phát biểu miệng. - Tính cách : mạnh dạn trong giao tiếp. 2.Nội dung học tập: - Diễn đạt bằng lời rõ ràng, mạch lạc một bài văn biểu cảm trước tập thể lớp. 3. Chuẩn bị: .GV: Bảng phụ ghi đoạn văn. .HS: Chuẩn bị dàn ý cho đề bài : Cảm nghĩ về thầy cô giáo. 4.Các hoạt động học tập: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: GV kiểm diện: 7A1: 7A2: 7A3: 4.2 Kiểm tra miệng.: àCâu hỏi kiểm tra bài cũ:  Để tạo ý cho bài biểu cảm, khơi nguồn cho mạch cảm xúc nảy sinh, người viết có thể làm gì? (3đ) - Hồi tưởng kỉ niệm quá khứ. - Suy nghĩ về hiện tại, mơ ước tới tương lai. - Tưởng tượng những tình huống gợi cảm, hoặc vừa quan sát, vừa suy ngẫm, vừa thể hiện cảm xúc.  Làm BT1c VBT? (7đ) ĩ HS đáp ứng yêu cầu của GV. - Xác định người thân định viết, mối quan hệ. - Hồi tưởng lại ấn tượng, kỷ niệm có trong quá khứ. - Nêu lên sự gắn bó giữa mình và người đó. - Nghĩ đến hiện tại, tương lai của người đó… ĩ HS trả lời, GV nhận xét, ghi điểm. à Câu hỏi kiểm tra bài mới: Hôm nay chúng ta học bài gì?Nội dung cần chuẩn bị là gì? lHôm nay chúng ta học bài “Luyện nói văn biểu cảm về sự vật, con người”.Nội dung cần chuẩn bị là: lập dàn bài cho đề bài Cảm nghĩ về thầy, cô giáo, những “ người lái đò” đưa thế hệ trẻ cập bến tương lai. 4.3.Tiến trình bài học: Hoạt động của GV và HS. Nội dung bài học. à Hoạt động 1:Giới thiệu bài: Tiết trước chúng ta đã đi vào tìm hiểu cách lập ý của bài văn biểu cảm, tiết này chúng ta sẽ đi vào luyện nói văn biểu cảm về sự vật, con người. à Hoạt động 2:GV kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS và nhận xét. ĩ HS trình bày dàn bài theo đề đã chọn. à GV ghi đề lên bảng. ĩ HS thảo luận nhóm trình bày dàn bài cho đề bài đã chọn. ĩ Các nhóm khác nhận xét. à GV nhận xét, sửa chữa. àGV treo bảng phụ ghi dàn bài hoàn chỉnh cho HS tham khảo. à Hoạt động 3: Luyện nói. ĩ HS pha

File đính kèm:

  • docTUAN 10.doc