I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Qua tiết học giúp các em:
- Biết đọc – hiểu một văn bản nhật dụng;
- Hiểu được việc hạn chế sự bùng nổ và gia tăng dân số là đòi hỏi tất yếu của sự phát triển loài người.
- Thấy được sự kết hợp của phương thức biểu tự sự với lập luận tạo nên sức thuyết phục của bài viết.
- Thấy được cách trình bày một vấn đề của đời sống coa tính chất toàn cầu trong văn bản.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC:
1. Kiến thức:
- Sự hạn chế gia tăng dân số là con đường “tồn tại hay không tồn tại” của loài người.
- Sự chặt chẽ, khả năng thuyết phục của cách lập luận bắt đầu bằng một câu chuyện nhẹ nhàng mà hấp dẫn.
2. Kĩ năng:
9 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1303 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 13 (chuẩn kiến thức kỹ năng), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 13 Ngày soạn: 10/11/2013
Tiết : 49 Ngày dạy: 12/11/2013
Văn bản: BÀI TOÁN DÂN SỐ
Theo Thái An
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Qua tiết học giúp các em:
- Biết đọc – hiểu một văn bản nhật dụng;
- Hiểu được việc hạn chế sự bùng nổ và gia tăng dân số là đòi hỏi tất yếu của sự phát triển loài người.
- Thấy được sự kết hợp của phương thức biểu tự sự với lập luận tạo nên sức thuyết phục của bài viết.
- Thấy được cách trình bày một vấn đề của đời sống coa tính chất toàn cầu trong văn bản.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC:
1. Kiến thức:
- Sự hạn chế gia tăng dân số là con đường “tồn tại hay không tồn tại” của loài người.
- Sự chặt chẽ, khả năng thuyết phục của cách lập luận bắt đầu bằng một câu chuyện nhẹ nhàng mà hấp dẫn.
2. Kĩ năng:
a. Kĩ năng chuyên môn:
- Tích hợp phần Tập làm văn, vận dụng kiến thức đã học ở bài phương pháp thuyết minh để đọc – hiểu, nắm bắt được vấn đề có ý nghĩa thời sự trong văn bản.
- Vận dụng vào việc viết bài văn thuyết minh.
b. Kĩ năng sống:
- Trình bày suy nghĩ, phản hồi/lắng nghe tích cực về vấn đề dân số.
- Phân tích, bình luận về tính thuyết phục, tính hợp lí trong lập luận của văn bản.
3. Thái độ:
- Động viên mọi người cùng thực hiện hạn chế sự gia tăng dân số và nâng cao chất lượng dân số.
III. CHUẨN BỊ:
- GV: Giáo án.
- HS: Soạn bài.
IV. PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Phân tích tình huống.
- Thực hành.
- Học theo nhóm, trình bày trước tập thể.
V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
1.Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
* Câu hỏi: Tại sao thuốc lá gây nguy hại cho con người? Nó có những tác hại gì?
* Định hướng trả lời + chuẩn điểm:
- Đối với người hút: Gây viêm phế quản, ung thư, nhồi máu cơ tim, nêu gương xấu.(3đ)
- Đối với người xung quanh: Bị nhiễm độc, viêm phế quản, đau tim mạch, ung thư, thai nhiễm độc. (3đ)
- Về mặt xã hội: Trộm cắp, ma tuý, ảnh hưởng ngày công lao động. (4đ)
3. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hình thức hoạt động
Nội dung
Hoạt động 1: - GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.
- GV hướng dẫn HS đọc: nhẹ nhàng, chậm rãi, chú ý các mốc thời gian, các con số và các tên nước.
- Chú ý chú thích 3 (SGK).
H. Theo em, có thể gọi văn bản là văn bản nhật dụng không? Vì sao?
H. Xác định bố cục của văn bản và nêu nội dung chính của từng phần?
( Mở bài: từ đầu -> “sáng mắt ra”.
Thân bài: tiếp -> “ô thứ 31 của bàn cờ”.
Kết bài: phần còn lại).
H. Hãy nhận xét về bố cục của văn bản này?
Hoạt động 2: GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản.
- Cho HS đọc lại phần mở bài.
H. Tác giả đã nói“ sáng mắt ra” về điều gì?
H. Hãy giải nghĩa: “DS”, “KHHGĐ”?
H. Khi nói mình “sáng mắt ra”, tác giả muốn điều gì ở người đọc? (muốn người đọc cũng “sáng mắt ra” về vấn đề DS và KHHGĐ).
H. Đoạn văn mở bài có cách diễn đạt như thế nào? Tác dụng của những cách diễn đạt đó?
- Cho HS đọc lại bằng mắt phần thân bài.
H. Để làm rõ vấn đề DS và KHHGĐ, tác giả đã lập luận và thuyết minh trên các ý chính nào, tương ứng với mỗi đoạn văn bản nào?
H. Có thể tóm tắt bài toán cổ như thế nào? Tại sao có thể hình dung vấn đề gia tăng DS từ bài toán cổ này?
H. Bàn về vấn đề DS từ một bài toán cổ có tác dụng gì?
H. Hãy tóm tắt bài toán DS từ câu chuyện Kinh Thánh? Hãy chỉ ra các tư liệu thuyết minh DS ở đây và nêu tác dụng của việc dùng các tư liệu thuyết minh đó?
- Cho HS đọc lại đoạn 3 phần thân bài.
H. Ở đây tác giả đã đưa ra các con số thống kê để thuyết minh DS tăng từ khả năng sinh sản của người phụ nữ nhằm mục đích gì?
H. Theo thông báo của hội nghị Cai Rô, các nước có tỷ lệ sinh con cao nhất thuộc các châu lục nào?
H. Bằng hiểu biết của mình về các châu lục đó, em có nhận xét gì về sự gia tăng DS ở các châu lục này? Thực trạng kinh tế, văn hoá ở đây?
H.Từ đó, có thể rút ra kết luận gì về mối quan hệ giữa DS và sự phát triển của xã hội?
- GV diễn giải về cách lập luận của tác giả.
- Cho HS đọc lại phần kết bài.
H. Em hiểu ý của tác giả trong phần cuối này là gì?
H. Tại sao tác giả cho rằng “đó là con đường tồn tại hay không tồn tại” của chính loại người?
H. Qua những lời lẽ đó, tác giả đã bộc lộ quan điểm và thái độ gì của mình về vấn đề DS và KHHGĐ?
Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS tổng kết.
H. Văn bản này đem lại cho em những hiểu biết gì?
- Cho HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 4: GV hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1/132: Con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng DS là gì?
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Đọc.
2. Chú thích.
- Là văn bản nhật dụng – đề cập đến một vấn đề thời sự vừa cấp thiết, vừa lâu dài của nhân loại, đó là vấn đề gia tăng dân số của thế giới và hiểm họa của nó.
3. Bố cục:
- Mở bài: Nêu vấn đề DS và KHHGĐ.
- Thân bài: Làm rõ vấn đề DS và KHHGĐ.
- Kết bài: Bày tỏ thái độ về vấn đề này
-> mạch lạc, chặt chẽ theo vấn đề luận điểm.
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN
1. Nêu vấn đề về DS và KHHGĐ:
- DS gắn liền với KHHGĐ.
-> Vấn đề đã và đang được quan tâm.
-> Lời văn nhẹ nhàng, giản dị, thân mật, tình cảm gần gũi, tự nhiên, dễ thuyết phục.
2. Làm rõ vấn đề DS và KHHGĐ.
* Bài toán cho thấy:
- Số người sinh ra là con số khủng khiếp => Gây hứng thú, dễ hiểu.
* Câu chuyện Kinh Thánh:
- Cho mọi người thấy được mức độ gia tăng DS một cách nhanh chóng -> gây được lòng tin cho mọi người.
=> Tăng DS -> kìm hãm sự phát triển của xã hội -> nguyên nhân dẫn đến đói nghèo và lạc hậu.
3. Thái độ của tác giả về vấn đề DS và KHHGĐ
- KHHGĐ hạn chế sự gia tăng DS.
-> Vấn đề nghiêm túc và sống còn.
- Có trách nhiệm trân trọng cuộc sống tốt đẹp của con người.
III. TỔNG KẾT:
1. Nội dung:
2. Nghệ thuật:
* Ghi nhớ: SGK.
IV. LUYỆN TẬP:
- Đẩy mạnh giáo dục cho phụ nữ thoát khỏi áp bức và ngu dốt, không còn phụ thuộc vào quyền lực của kẻ khác ...
- Các thầy cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là người mẹ có vai trò quan trọng.
4. Củng cố: GV khái quát lại tiết dạy.
5. Dặn dò: Về nhà học bài cũ.
- Đọc kĩ bài “Dấu ngoặc đơn và dấu ngoặc kép” và soạn theo câu hỏi trong SGK.
- Soạn bài: “Dấu ngoặc đơn và dấu ngoặc kép”.
Rút kinh nghiệm giờ dạy
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------- Oo0c & d0oo--------------------------
Tuần: 13 Ngày soạn: 11/11/2013
Tiết : 50 Ngày dạy: 13/11/2013
DẤU NGOẶC ĐƠN VÀ DẤU HAI CHẤM
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Qua tiết học giúp các em:
- Hiểu công dụng và biết cách sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm trong khi viết.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC:
1. Kiến thức:
- Công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
- Sửa lỗi về dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
3. Thái độ:
- Sử dụng linh hoạt dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm trong các hoàn cảnh khác nhau.
III. CHUẨN BỊ:
- GV: Giáo án.
- HS: Soạn bài.
IV. PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Phân tích tình huống, Thực hành. Động não.
- Học theo nhóm, trình bày trước tập thể.
V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
1.Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
* Câu hỏi: - Nêu quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép?
* Định hướng trả lời + chuẩn điểm:
- Các vế của câu ghép có quan hệ ý nghĩa với nhau khá chặt chẽ. (4đ)
- Những quan hệ thường gặp là: quan hệ nguyên nhân, quan hệ điều kiện (giả thiết), quan hệ tương phản, quan hệ tăng tiến, quan hệ lựa chọn, quan hệ bổ sung, quan hệ tiếp nối, quan hệ đồng thời, quan hệ giải thích. (6đ)
3. Bài mới: Giới thiệu bài:
Hình thức hoạt động
Nội dung
Hoạt động 1: GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu dấu ngoặc đơn
- Gọi HS đọc VD SGK
H. Dấu ngoặc đơn trong các câu trên được dùng để làm gì?
-> HS trả lời -> HS nhận xét -> GV nhận xét, ghi bảng.
H. Nếu bỏ những phần trong ngoặc đơn, thì nghĩa cơ bản của câu có thay đổi không?
- Gv đề cập đề những trường hợp dùng dấu ngoặc đơn đóng khung dấu chấm hỏi, chấm than; dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu xuất xứ của một câu, một đoạn trích , một văn bản .
H. Qua việc tìm hiểu trên, em hãy nêu các trường hợp sử dụng dấu ngoặc đơn?
GV Cho HS đọc ghi nhớ Sgk.
Hoạt động 2: GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu dấu hai chấm.
- Cho HS đọc các VD ( SGK)
H. Dấu hai chấm trong các câu trên được dùng để làm gì?
H. Từ các VD trên em hãy nhận xét vai trò của dấu hai chấm?
-> HS trả lời -> GV chốt ý, cho HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS luyện tập.
Bài tập 1: HS nêu yêu cầu của bài tập 1
Giải thích công dụng dấu ngoặc đơn?
HS trả lời – nhận xét, bổ sung. GV nhận xét.
Bài tập 2: HS nêu yêu cầu của bài tập 2
Giải thích công dụng của dấu hai chấm?
HS trả lời – nhận xét, bổ sung. GV nhận xét.
Bài tập 3: HS nêu yêu cầu của bài tập 3. GV hướng dẫn học sinh cách làm. HS làm. HS nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét cho điểm.
Bài tập 4: HS nêu yêu cầu của bài tập 4. GV hướng dẫn học sinh cách làm. HS làm. HS nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét cho điểm.
Bài tập 5: GV hướng dẫn học sinh cách làm. HS về nhà làm.
I. DẤU NGOẶC ĐƠN:
* VD: (134/SGK)
a. Phần giải thích về “họ”.
b. Phần thuyết minh về “con ba khía”.
c. Phần bổ sung năm sinh, năm mất của Lí Bạch và biết thêm Miên Châu thuộc tỉnh nào.
- Không - vì các phần này không thuộc nghĩa cơ bản; chỉ là phần bổ sung, giải thích.
* Ghi nhớ: SGK.
II. DẤU HAI CHẤM:
* Ví dụ: Sgk.
a. Báo trước lời đối thoại.
b. Báo trước lời dẫn trực tiếp.
c. Thuyết minh phần phía sau.
* Ghi nhớ: SGK.
III. LUYỆN TẬP:
* Bài tập 1: Giải thích công dụng của dấu ngoặc đơn:
Đánh dấu phần giải thích.
Đánh dấu phần thuyết minh.
c1. Đánh dấu phần bổ sung.
c2. Đánh dấu phần thuyết minh.
* Bài tập 2:
a. Báo trước phần giải thích.
b. Báo trước lời đối thoại.
c. Báo trước phần thuyết minh.
Bài tập 3: Được – Nhưng nghĩa của phần đặt sau dấu hai chấm không được nhấn mạnh bằng.
* Bài tập 4:
- Được, vì nghĩa cơ bản không thay đổi.
- Không thể được vì trong câu này vế “động khô và động nước” không thể coi là thuộc phần chú thích.
Bài tập 5: Sai – vì dấu ngoặc đơn bao giờ cũng được dùng thành cặp – cho HS sửa lại. Phần đánh dấu bằng dấu ngoặc không phải là một bộ phận của câu.
4. Củng cố: - Nêu công dụng của dấu ngoặc đơn?
- Nêu công dụng của dấu ngoặc kép?
5. Dặn dò: - Học bài cũ.
- Làm bài tập 5, 6.
- Soạn bài. “Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh”.
Rút kinh nghiệm giờ dạy
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------- Oo0c & d0oo--------------------------
Tuần: 13 Ngày soạn: 12/11/2013
Tiết : 51 Ngày dạy: 14/11/2013
ĐỀ VĂN THUYẾT MINH VÀ
CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Qua tiết học giúp các em:
- Nhận dạng, hiểu được đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC:
1. Kiến thức:
- Đề văn thuyết minh.
- Yêu cầu cần đạt khi làm một bài văn thuyết minh.
- Cách quan sát, tích lũy tri thức và vận dụng các phương pháp để làm bài văn thuyết minh.
2. Kĩ năng:
- Xác định yêu cầu của một đề văn thuyết minh.
- Quan sát nắm được đặc điểm, cấu tạo, nguyên lí vận hành, công dụng,... của đối tượng cần thuyết minh.
- Tìm ý, lập dàn ý, tạo lập một văn bản thuyết minh.
3. Thái độ:
- Sử dụng linh hoạt văn bản thuyết minh trong các hoàn cảnh khác nhau.
III. CHUẨN BỊ:
- GV: Giáo án.
- HS: Soạn bài.
IV. PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Phân tích tình huống, Thực hành.
- Học theo nhóm, trình bày trước tập thể.
V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
1.Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
* Câu hỏi: - Để làm tốt bài văn thuyết minh người ta phải làm gì?
- Trình bày những phương pháp thuyết minh?
* Định hướng trả lời + chuẩn điểm:
- Để làm tốt bài văn thuyết minh người viết phải quan sát, tìm hiểu sự vật, hiện tượng cần thuyết minh, nhất là phải nắm bắt được bản chất, đặc trưng của chúng, để tránh sa vào trình bày các biểu hiện không tiêu biểu, không quan trọng.(6đ)
- Các phương pháp thuyết minh: nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân tích, phân loại,... (4đ)
3. Bài mới: Giới thiệu bài:
Hình thức hoạt động
Nội dung
Hoạt động 1: GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh.
- Cho HS đọc các vấn đề thuyết minh (SGK).
GV treo bảng phụ có chép 12 đề trong Sgk.
H. Đề nêu lên điều gì?
H. Đối tượng thuyết minh gồm những loại nào? (Con người, đồ vật, di tích, con vật, thực vật, nấu ăn, đồ chơi, lễ tết, ...)
H. Làm sao em biết đó là đề văn thuyết minh?
- GV: 12 đề trong SGK, có đề nêu rõ yêu cầu giới thiệu, nhưng nhiều đề chỉ nêu tên đối tượng phải miêu tả mà thôi. VD: Chỉ cần nêu “Chiếc nón lá Việt Nam” là chúng ta phải biết đó là thuyết minh, giới thiệu chiếc nón lá.
H. Hãy đặt 1 đề văn thuyết minh?
-> Gọi nhiều em đặt -> GV ghi bảng.
- Cho HS đọc bài văn “Xe đạp” (SGK).
H. Đề nêu lên đối tượng nào? Yêu cầu gì?
- GV: Đề này khác với miêu tả vì miêu tả thì sẽ chú ý đến màu sắc, xe nam hay nữ, trang trí, đời mới hay đời cũ. Còn đề thuyết minh thì yêu cầu trình bày cấu tạo, tác dụng, tầm quan trọng của xe đạp trong đời sống của con người.
H. Em hãy chỉ ra phần mở bài, thân bài, kết bài và cho biết nội dung của mỗi phần?
H. Ở phần mở bài có thể bỏ 1 câu được không? (được – vì xe đạp là phương tiện giao thông phổ biến, không ai là không biết).
H. Để giới thiệu về cấu tạo của xe đạp thì phải dùng phương pháp gì? (Dùng phương pháp phân tích, chia sự vật ra nhiều bộ phận để giới thiệu).
H. Nên chia chiếc xe đạp ra thành mấy phần để trình bày? (chia làm 3 bộ phận: Hệ thống truyền động, hệ thống điều khiển, hệ thống chuyên chở).
H. Có thể có cách phân tích nào khác không? (Nếu trình bày theo lối liệt kê: Khung, bánh, càn, xích, líp... thì không nói được cơ chế hoạt động của xe).
H. Em hãy giới thiệu cụ thể từng hệ thống đã nêu trên?
H. Trong văn bản có yếu tố miêu tả, biểu cảm không? (không-vì mục đích của người viết là giúp cho người đọc hiểu về cấu tạo và nguyên lý của chiếc xe đạp).
H. Bài làm đã thực hiện đúng yêu cầu của đề chưa?
H. Phương pháp thuyết minh có thích hợp không?
H. Diễn đạt có dễ hiểu không?
- GV chốt ý, cho HS đọc ghi nhớ (SGK).
Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS luyện tập.
HS đọc bài tập 1.
Em hãy nêu yêu cầu bài tập1
HS nêu. HS làm bài tập. HS trình bày, nhận xét. GV nhận xét, bổ sung.
I. ĐỀ VĂN THUYẾT MINH VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH :
1. Đề văn thuyết minh : SGK.
- Nêu đối tượng thuyết minh (có nhiều đối tượng).
- Không yêu cầu kể chuyện, miêu tả, biểu cảm tức là yêu cầu giới thiệu, thuyết minh, giải thích.
2. Cách làm bài văn thuyết minh:
* Bài văn “xe đạp” ( SGK).
a. Đối tượng: Xe đạp - đề không có 2 chữ thuyết minh nhưng rõ ràng là phải thuyết minh.
b. Bố cục và nội dung:
* Mở bài: Giới thiệu khái quát về phương tiện xe đạp.
* Thân bài: Giới thiệu cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của xe đạp.
- Kết bài: Nêu vị trí của xe đạp trong đời sống của người Việt Nam và trong tương lai.
* Ghi nhớ: SGK.
II. LUYỆN TẬP:
* Bài tập 1:
+ Mở bài: Giới thiệu về vẽ đẹp đặc trưng của chiếc nón lá Việt Nam.
+ Thân bài: Giới thiệu nghề làm nón lá và lợi ích kinh tế; giới thiệu quy trình làm nón; giới thiệu giá trị của chiếc nón lá Việt Nam.
+ Kết bài: Tình cảm của người dân Việt Nam với chiếc nón lá.
4. Củng cố: GV khái quát lại bài.
5. Dặn dò: - Học bài cũ.
- Làm một số dàn ý cho các đề bài khác.
- Soạn bài: “Chương trình địa phương” (phần văn).
Rút kinh nghiệm giờ dạy
......................................................................................................................................................................
------------------------- Oo0c & d0oo--------------------------
Tuần: 14 Ngày soạn: 12/11/2012
Tiết : 52 Ngày dạy: 14/11/2012
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
Văn bản:
KHOẢNG TRỜI LÁ THÔNG
Phạm Đức Long
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Qua tiết học giúp các em:
- Thấy được tình cảm chân thành, tha thiết của tác giả đối với đất và người Plâyku.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC:
1. Kiến thức:
- Tình cảm chân thành, tha thiết của tác giả đối với đất và người Plâyku.
- Đặc điểm nghệ thuật nổi bật là cách dùng điệp câu, điệp ngữ và lối thơ có tính tự sự.
2. Kĩ năng:
- Cảm nhận được đặc điểm nỗi bật của bài thơ: dùng điệp câu, điệp ngữ khá thành công, lời thơ có tính tự sự, dễ đi vào lòng người.
3. Thái độ:
- Yêu thích những tác phẩm thơ văn của các tác giả ở Gia Lai.
III. CHUẨN BỊ:
- GV: Giáo án.
- HS: Soạn bài.
IV. PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Phân tích tình huống, Thực hành.
- Học theo nhóm, trình bày trước tập thể.
V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
1.Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
* Câu hỏi: Con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số là gì?
* Định hướng trả lời + chuẩn điểm:
- Đẩy mạnh giáo dục cho phụ nữ thoát khỏi áp bức và ngu dốt, không còn phụ thuộc vào quyền lực của kẻ khác ... (5đ)
- Phải hành động tự giác hạn chế sinh đẻ để làm giảm sự bùng nổ và gia tăng dân số.(5đ)
3. Bài mới:
HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
Hoạt động 1: GV cung cấp thông tin: ngày 31/10/2011 dân số thế giới chạm ngưỡng 7 tỉ người.
- HS đọc chú thích.
- Nêu vài nét tiêu biểu về tác giả, tác phẩm?
- HS đọc bài thơ.
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài thơ.
- Hình ảnh cây thông gợi cho em những suy nghĩ gì?
- Từ thời xưa, cây thông thường được ví như thế nào?
- Qua đó, gợi lên trong tác giả điều gì về Plâyku cách đây 20 năm?
- Hình ảnh Plâyku xưa hiện ra trong bài thơ như thế nào?
- Tìm những câu thơ tập trung miêu tả về Plâyku?
- Em có nhận xét gì về vẻ đẹp của Plâyku?
- Tâm sự của tác giả như thế nào?
Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS tổng kết.
- Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
HS đọc ghi nhớ SGK.
Hoạt động 4: GV hướng dẫn HS luyện tập.
HS đọc diễn cảm bài thơ.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả:
- Phạm Đức Long sinh năm 1960 quê ở tỉnh Nghệ An.
- Là một trong những cây bút của Gia Lai viết khá thành công về đề tài thiếu nhi.
2. Tác phẩm:
- Sáng tác mồng một tết năm 1987.
- Thể thơ: tự do.
II. TÌM HIỂU BÀI THƠ:
1. Hình ảnh cây thông:
- Là loại cây vững chãi, chịu đựng được mọi thử thách khắc nghiệt của thời gian.
- Ví với khí phách kiên cường, cứng rắn của người quân tử.
-> là thị xã với ngàn thông, một trời thông bao phủ gắn với con người Plâyku-con người "phố núi".
2. Hình ảnh Plâyku xưa:
- Khoảng trời có ô
- Khoảng trời có tán
- Nắng ràn rụa cháy...
- Gió thì thầm hát...
- Hương chín rụng như mơ
- Dầu nắng dầu mưa – vẫn tinh khiết một sắc xanh óng ả.
-> vùng đất gắn với hình ảnh cây thông.
=> vẽ đẹp của núi rừng Tây Nguyên: vừa rắn rỏi, hùng vĩ, khoáng đạt vừa thơ mộng, trong trẻo, thuần khiết.
3. Tâm sự của tác giả:
- Tôi có tuổi 20 ở đó
- Tôi có nắng...đời.
- Bạn và tôi: Dẫu nghèo... thăng trầm.
Vẫn làm thơ, vẫn yêu thơ...
-> Gắn bó, chia sẽ buồn vui với mảnh đất Plâyku, dù khó khăn, vất vả vẫn giữ tròn lẽ sống, yêu và gắn bó tha thiết với nghiệp thơ.
III. TỔNG KẾT:
1. Nội dung:
- Bài thơ là khúc ca ca ngợi vẻ đẹp của mảnh đất Plâyku; đồng thời củng là lời tâm sự tha thiết, chân thành của tác giả đối với đất và người nơi này.
2. Nghệ thuật:
- Sử dụng điệp câu, điệp ngữ.
- Lời thơ có tính chất tự sự.
* Ghi nhớ: SGK.
IV. LUYỆN TẬP:
4. Củng cố: GV khái quát lại nội dung bài dạy.
5. Dặn dò: - Học bài cũ.
- Sưu tầm các bài thơ, bài văn của các tác giả của địa phương.
- Soạn bài: “Dấu ngoặc kép”.
Rút kinh nghiệm giờ dạy
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------- Oo0c & d0oo--------------------------
File đính kèm:
- NGU VAN 8 TUAN 13.doc