Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 15 đến tuần 20

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức : Giúp học sinh

_Hiểu được luật thơ lục bát. Có cơ hội tập làm thơ lục bát.

 2. Kỹ năng :

_ Phân tích thi luật thơ lục bát, bước đầu tập làm thơ lục bát đúng luật và có cảm xúc.

 3. Thái độ :

 _Yêu thích vẽ đẹp của thơ truyền thống việt nam, hứng thú làm thơ lục bát.

II. CHUẨN BỊ :

- Thầy : Kiến thức về thơ lục bát (luật, gieo vần, nhịp )

- Trò : Xem lại thể thơ lục bát qua các bài ca dao đã học, thơ

 Chuẩn bị câu hỏi ở SGK.

 

doc46 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1324 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 15 đến tuần 20, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15 Tiết 59 Ngày soạn : Ngày dạy : LÀM THƠ LỤC BÁT (02 tiết ) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức : Giúp học sinh _Hiểu được luật thơ lục bát. Có cơ hội tập làm thơ lục bát. 2. Kỹ năng : _ Phân tích thi luật thơ lục bát, bước đầu tập làm thơ lục bát đúng luật và có cảm xúc. 3. Thái độ : _Yêu thích vẽ đẹp của thơ truyền thống việt nam, hứng thú làm thơ lục bát. II. CHUẨN BỊ : - Thầy : Kiến thức về thơ lục bát (luật, gieo vần, nhịp…) - Trò : Xem lại thể thơ lục bát qua các bài ca dao đã học, thơ … Chuẩn bị câu hỏi ở SGK. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Ổn định lớp : kiểm tra sỉ số 2. Kiểm tra bài cũ : a) Đọc thuột lòng và đọc diễn cảm đoạn văn em yêu thích trong bài "Một thứ quà … ". Em thích đoạn văn ấy ở điểm nào ? b) Tại sao tác giả khuyên ăn cốm không nên ăn vội ? 3. Bài mới : HS : Ghi tựa bài. Hoạt Động 1 Tìm Hiểu Thơ Lục Bát - Cho học sinh đọc bài ca dao. - Cặp câu thơ lục bát mỗi dòng có mấy tiếng ? - Điền kí hiệu vào ô trống. - Em có nhận xét gì về sự tương quan thanh điệu giữa tiếng thứ 6 và tiếng thứ 8. - Hãy nêu nhận xét về luật thơ lục bát (số câu, tiếng, vần, vị trí vần …) - Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ. Cũng cố : - Vì sao gọi là lục bát ? - Cách ngắt nhịp, vần, luật. - Học sinh đọc kỹ phần ghi nhớ. - Học sinh : đếm tiếng và trả lời. - Câu 6 (lục), câu 8 (bát) lục bác. B B B T B BV TB B T T BV B BV T B T T B BV TB T T B BV B B - Học sinh : Nhận xét - trả lời. Nếu tiếng này có huyền thì tiếng kia có thanh ngang và ngược lại. - Học sinh : Đếm - nhận xét. Số câu : không giới hạn. Số tiếng : câu 6 - 8 Vần : Chữ thứ 6 (1) vần chữ thứ 6 (2) chữ thứ 8 vần chữ thứ 6 (cầu đầu) và cứ thế tiếp tục. - Luật bằng trắc : Tiếng thứ hai thanh bằng. tiếng thứ 4 thanh trắc. Các tiếng 1, 3, 5, 7 không bắc buộc theo luật bằng trắc. - Ngắt nhịp : Câu lục : 2/2/2 (3/3) Cầu bát : 2/2/2/2 (4/4; 3/5) - Học sinh ghi nhớ SGK/156 F I. Luật Thơ Lục Bát : - Lục bát là thể thơ độc đáo của văn học Việt Nam. - Luật thơ lục bát thể hiện tập trung ở khổ thơ lục bác gồm một câu 6 tiếng và 1 câu 8 tiếng sắp xếp theo mô hình sau đây (B: bằng; T: trắc; V: vần, chưa tính đến các dạng biến thể và ngoại lệ) - vẽ sơ đồ. - Các tiếng việt ở vị trí 1, 3 ,5 ,7 không bắt buộc theo luật bằng trắc, trong bảng đánh dấu (-). Tiếng thứ hai thường là thanh bằng. Tiếng thứ 4 thường là thanh trắc (nhưng có khi ngoại lệ, tiếng 2 trắc, tiếng 4 bằng). Trong câu 8, nếu tiếng thứ 6 là thanh ngang thì tiếng thứ 8 phải là thanh huyền. Ngược lại cũng vậy. Tiết 02 Tuần 15 Tiết 60 Ngày soạn : Ngày dạy : Hướng dẫn luyện tập. - Cho học sinh đọc yêu cầu BT1. điền từ đúng niêm luật. - Đọc yêu cầu BT2 học sinh trả lời cá nhân. - Cho học sinh tập làm thơ (2 đội, mỗi đội một bài). F II. Luyện Tập : 1/. Điền từ nối tiếp cho bài ca dao hoàn chỉnh : - Như là - Mới nên thân người. - 1 học sinh : đọc bài - trả lời. + chào mào, sáu sậu đi tìm người thân. Đảm bảo về mặt ý và vần. 2/. Sửa các câu lục bát cho đúng : Vườn em có nhãn có hồng Có cam có quýt cho bòng, có na. hoặc : Vườn em cây trái đủ loài Cam, chanh, bưởi quýt mận xoài, ổi Na. Thiếu nhi là tuổi học hành chúng em phấn đấu tiến nhanh mỗi ngày. hoặc : thiếu nhi là tuổi học hành chúng em phấn đấu trở thành đoàn viên. Các bạn trong lớp ta ơi ! Thi đua học tập phải thời tiến lên Tiến lên liên tục đừng quên Nhì trường, nhất khôí, khỏi phiền thầy cô Chúc mừng các bạn hoan hô Liên hoan sơ kết ta vô nhận quà ! 4. Cũng cố : _Nhắc lại luật thơ lục bát. 5. Dặn dò : _Học bài và chuẩn bị "ôn tập văn bản biểu cảm" _Ra chủ đề : "về thầy cô" lòng biết ơn, công lao, học sinh làm thơ lục bát. Tuần 16 Tiết 61 Ngày soạn : Ngày dạy : CHUẨN MỰC SỬ DỤNG TỪ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức : giúp học sinh _Nắm các yêu cầu trong việc sử dụng từ điển cơ sở nhận thức các yêu cầu đó, tự kiểm tra thấy được những nhược điểm của bản thân trong việc sử dụng từ, có ý thức dùng từ, có ý thức dùng từ đúng chuẩn mực, tránh thái độ cẩu thả trong nói, viết. 2. Kỹ năng : _Kỹ năng sử dụng từ chuẩn mực trong khi nói, viết. 3. Thái độ : _Cẩn thận, chuẩn mực trong cách sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả, nghĩa … II. CHUẨN BỊ : - Thầy : Tài liệu tham khảo (SGK và SGV) chú ý về từ, âm, ngữ, nghĩa, chính tả. - Trò : Cách sử dụng từ, rèn luyện ngôn ngữ nói, viết. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Ổn định lớp : kiểm tra sỉ số 2. Kiểm tra bài cũ : a) Thế nào là chơi chữ, cho ví dụ minh hoạ. b) Chơi chữ gồm có những lối nào ? cho ví dụ minh hoạ ở cái lối chơi chữ ? 3. Bài mới : Hoạt Động 1 Yêu Cầu Sử Dụng Từ - Gọi học sinh đọc mục I (SGK). - Hãy chỉ ra từ dùng sai trong các ví dụ trên ? sửa lại cho đúng. - Em hãy chỉ ra nguyên nhân dẫn đến sai trên ? - Do đó muốn không sai chính tả, ta cần phải chú ý điều gì ? - Học sinh đọc bài - Học : sinh quan sát - tìm kiếm từ dùng sai và sữa lại cho đúng. - Dùi sai chính tả vùi. - Tập tẹ sai chính tả tập toẹ (bập bẹ) - Khoảng khắc sai chính tả Khoảnh khắc. - Học sinh chỉ ra nguyên nhân dẫn đến sai + Do ảnh hưởng tiếng địa phương (Nam bộ) + Do đọc không đến nơi đến chốn. + Do liên tưởng sai. - Học sinh trả lời : Phát âm đúng không sai chính tả. F I. Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả : (không cần ghi). - Khi sử dụng từ phải chú ý : - Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả. Hoạt Động 2 Sử Dụng Từ Đúng Nghĩa - Học sinh đọc ví dụ chỉ ra những từ in đậm sai chỗ nào ? thay bằng từ thích hợp. - Hãy chỉ ra nguyên nhân dẫn đến sai trên ? - Do đó khi sử dụng từ cho đúng, ta cần chú ý đến mặt nào của từ ? Hoạt động 3 : Sử dụng từ đúng ngữ pháp - cho học sinh đọc ví dụ. - Hãy chữa lại từ in đậm đã dùng sai về tính chất ngữ pháp như thế nào ? - Hãy chữa lại cho đúng - Do đó, ở bài tập này cần chú ý sử dụng từ như thế nào cho phù hơp. - Học sinh : đọc ví dụ - nhận xét trả lời. + Sáng sủa thay bằng tươi đẹp. + Cao cả thay bằng sâu sắc. + Biết thay bằng có. - Học sinh : nêu nguyên nhân. + Do không nắm vững khái niệm của từ. + Không phân biệt các từ đồng nghĩa, gần nghĩa. - Học sinh : trả lời qua nhận xét trên. Cần chú ý mặt nghĩa của từ. - 1 học sinh : đọc ví dụ. - 1 học sinh : chữa từ đúng sai. + Hào quang (DT) không thể làm vị ngữ như tính từ. + Ăn mặc(ĐT) không thể dùng như danh từ. + Giả tạo phồn vinh : Trái quy tắc trật tự từ tiếng việt. - Học sinh : Chữa lại cho đúng. + Hào nhoáng + Sự ăn mặc (hoặc : Chị ăn mặc thật giản dị) + Bỏ từ nhiều thêm từ rất. + Phồn vinh giả tạo (trật tự tuyến tính) - Học sinh nhận xét. - Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp, về từ loại. - Sử dụng từ đúng nghĩa. - Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ. Hoạt Động 3 Sử Dụng Từ Đúng Sắc Thái Biểu Cảm - Hãy tìm từ thích hợp để thay vào những câu sai. - Vậy ở trường hợp trên người sử dụng từ như thế nào để đúng sắc thái biểu cảm ? - Học sinh : Tìm và thay từ + Lãnh đạo : Cầm đầu + Chú hổ : Không ổn (vì đặt trước danh từ chỉ động vật mang sắc thái đáng yêu) nên thay bằng con hổ. - Học sinh nhận xét + Đúng sắc thái biểu cảm. + Hợp với tình huống giao tíếp. - Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp với tình huống giao tiếp. Hoạt Động 4 Không Nên Lạm Dụng Từ Hán Việt Địa Phương - Vì sao trong trường hợp nào không nên dùng từ địa phương. - Tại sao không nên lạm dụng từ Hán Việt ? + Không nên lạm dụng từ địa phương, gây khó hiểu cho người ở vùng khác. (riêng tác phẩm văn học dùng từ địa phương vì mục đích nghiệ thuật). + Vì sẽ làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. - Không lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt. 4. Cũng Cố : _Cho học sinh nhắc lại các yêu cầu chuẩn mực sử dụng từ. _Giáo viên tổng kết lại những điều cần chú ý khi sử dụng từ đã nêu trên. 5. Dặn Dò : _Học bài và chuẩn bị "luyện tập sử dụng từ" _Học sinh chuẩn bị 2 bài tập trang 179 (SGK). Tuần : 16 Tiết : 62 Ngày soạn : Ngày dạy : Ôn tập : văn bản biểu cảm I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : Giúp học sinh _Ôn tập lại những điểm quan trọng nhất về lý thuyết làm văn biểu cảm. _Phân biệt tự sự, miêu tả, yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu mẫu. _Lập ý và lập dàn ý cho một đề văn biểu cảm, cách diễn đạt trong bài văn biểu cảm. 2. Kỹ năng : _Giải thích được văn biểu cảm gần với thơ. 3. Thái độ : _Yêu thích văn biểu cảm, lĩnh hội một cách sâu sắc tác phẩm trữ tình. II. CHUẨN BỊ : - Thầy : Kiến thức tổng hợp về văn biểu cảm, hướng dẫn học sinh học tập theo SGK. - Trò : Xem lại toàn bộ các văn bản về biểu cảm để tìm ra sự khác nhau giữa văn biểu cảm và văn miêu tả. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Ổn định lớp : kiểm tra sỉ số 2. Kiểm tra bài cũ : _ Em hãy nêu một số luật thơ lục bát. _ Kiểm tra phần làm thơ ở nhà của học sinh. 3. Bài mới : HS : Ghi tựa bài. Hoạt Động 1 Nội dung ôn tập - Em hãy nêu ngắn gọn thế nào là văn biểu cảm, đánh giá. - Muốn bài tỏ thái độ, tình cảm sự đánh giá của mình trước hết phải có yếu tố gì ? Tại sao ? 1/. Hãy cho biết văn biểu cảm và miêu tả có khác nhau như thế nào ? 2/. Văn biểu cảm khác với văn tự sự như thế nào ? 3/. Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm đóng vai trò gì ? Chúng thực hiện nhiệm vụ như thế nào ? 4/. Với một đề văn biểu cảm em sẽ thực hiện bài làm qua những bước nào ? 5/. Bài văn biểu cảm thường sử dụng biện pháp ngôn ngữ nào ? - Văn biểu cảm : Là kiểu văn bày bày tỏ thái độ tình cảm, sự đánh giá của con người đối với thiên nhiên và cuộc sống. - Yếu tố cần có để hình thành và thể hiện cảm xúc, thái độ tình cảm của người viết đó là tự sự và miêu tả. Vậy cảm xúc là yếu tố đầu tiên hết sức quan trọng trong văn biểu cảm. Ddó là sự xúc động của con người trước vẻ đẹp thiên nhiên và cuộc sống. Chính sự xúc động ấy nảy sinh nhu cầu biểu cảm của con người. 1/. Sự khác nhau giữa văn miêu tả và biểu cảm : Văn miêu tả nhằm tái hiện đối tượng (người, vật, cảnh vật) tạo cho son người cảm nhận được nó, còn văn biểu cảm miêu tả đối tượng nhằm mượn đạo đức phẩm chất của nó mà nói lên suy nghĩ cảm xúc của mình. Do đó văn biểu cảm thường sử dụng biện pháp tu từ, ẩn dụ, nhân hoá… 2/. Sự khác nhau giữa văn tự sự và văn biểu cảm : - Văn tự sự nhằm kể lại một câu chuyện (sự việc có đầu có đuôi, có nguyên nhân, có kết quả). - Văn biểu cảm yếu tố tự sự chỉ làm nền nhằm nói lên cảm xúc qua sự việc. Do đó yếu tố tự sự trong văn biểu cảm thường là nhớ lại sự việc trong quá khứ, sự việc để lại ấn tượng sâu sắc chứ không đi vào nguyên nhân kết quả. 3/. Vai trò, nhiệm vụ của tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm : Tự sự là miêu tả trong văn biểu cảm đóng vai trò làm giá đỡ cho tình cảm, cảm xúc của tác giả được bộc lộ. Thiếu tự sự, miêu tả thì tình cảm mơ hồ, không cụ thể. Bởi vì tình cảm, cảm xúc của con người nảy sinh từ sự việc, cảnh vật cụ thể. 4/. Thực hiện qua các bước sau "cảm nghĩ về mùa xuân" - Bước 1 : Tìm hiểu đề và tìm ý. - Bước 2 : Lập dàn bài. - Bước 3 : Viết bài. - Bước 4 : Đọc và sữa chữa. Đối với đề văn trên, ta thấy cảm nghĩ mùa xuân phải bắt đầu từ ý nghĩa của mùa xuân đối với con người. Ý nghĩa đó có thể ở 3 mặt sau : a) Mùa xuân đem lại đem lại cho môĩ người một tuổi trong đời. Đối với thiếu nhi, mùa xuân là mùa đánh dấu sự trưởng thành. b) Mùa xuân là mùa đâm chòi nảy lộc của thực vật là mùa sinh sôi của muôn loài. c) Mùa xuân là mùa mở đầu cho một năm, mở đầu cho một kế hoạch, một dự định. Với 3 mặt đó, mùa xuân đem lại cho em biết bao suy nghĩ về mình và về mọi người xung quanh. 5/.Các biện pháp tu từ thường gặp trong văn biểu cảm : So sánh, ẩn dụ, nhân hoá, điệp ngữ. Ngôn ngữ văn biểu cảm gần với ngôn ngữ thơ vì nó có mục đích biểu cảm như thơ. Trong cách biểu cảm trực tiếp người viết sử dụng ngôi thứ nhất (tôi, em, chúng em) trực tiếp bộc lộ cảm xúc của mình bằng lời than, nhắn, lời hỏi … trong cách biểu cảm gián tiếp tình cảm ẩn trong các hình ảnh. 4. Cũng cố : _Nêu khái niệm về văn biểu cảm. - Các bước làm bài. - Nội dung các câu hỏi SGK. 5. Dặn dò: - Học phần lý thuyết vừa ôn , chuẩn bị tiết 2 ôn tập tiếp theo về tác phẩm trữ tình. - Chuẩn bị : 3 câu hỏi sách giáo khoa. Tuần 16 Tiết 63 Ngày soạn : Ngày dạy : VĂN BẢN : SÀI GÒN TÔI YÊU I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức : Giúp học sinh. _ Cảm nhận được nét đẹp riêng của sài gòn với thiên nhiên, khí hậu nhiệt đới nhất là phong cách con người sài gòn. nắm được nghệ thuật biểu cảm, cảm xúc qua những hiểu biết cụ thể, nhiều mặt của tác giả về sài gòn. 2. Kỹ năng : _Đọc và phân tích bố cục một bài tuỳ bút (vừa theo vấn đề, vừa theo mạch cảm xúc, liên tưởng) 3. Thái độ : _Yêu quê hương, yêu đất nước, con người sài gòn. II. CHUẨN BỊ : - Thầy : Một số đoạn thơ hình ảnh nói về sài gòn, Thành Phố Hồ Chí Minh, quanh Sài Gòn xưa và nay, nội dung bài dạy và tư liệu số 19. - Trò :Nét đẹp riêng của Sài Gòn, tình cảm, cảm xúc của tác giả qua Sài gòn. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Ổn định lớp : kiểm tra sỉ số 2. Kiểm tra bài cũ : - Bài văn "Một thứ quà của lúa non : Cốm" chia làm mấy đoạn ? Nêu ý chính mỗi đoạn ? - Nêu sự hình thành hạt cốm và ngợi ca giá trị của Cốm như thế nào ? - Thái độ trân trọng của tác giả như thế nào trong việc thưởng thức Cốm ? 3. Bài mới : HS : Ghi tựa bài. Hoạt Động 1 Đọc - Tìm Hiểu Chung Về Văn Bản. - Gọi học sinh đọc phần chú thích SGK. Chú ý một số từ địa phương (ui ui, cây mưa, xá, thị thiềng, chơn thành, hề hà … - Tác giả cảm nhận Sài gòn về những phương diện nào ? - Qua các phương diện trên, tác giả đã thể hiện suy nghĩ cảm xúc gì của mình về Sài gòn ? - Bài văn chia lám mấy đoạn ? Nêu ý chính mỗi đoạn. (có 2 cách chia đoạn). - Học sinh đọc bài - Thơ : Nhận xét - trả lời. - Cảm nhận Sài gòn trên các phương diện : thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, cuộc sống sinh hoạt của cư dân. - Thơ : Nêu cảm xúc - Cảm xúc của tác giả đó là : tình cảm mến yêu. - Học sinh : chia đoạn : 3 đoạn. a. từ đầu … tông chi họ hàng. Ấn tượng chung về Sài gòn và tình yêu của tác giả. b. Tiếp theo … hơn năm triệu. Cảm nhận và bình luận về phong cách con người sài gòn. c. Phần còn lại. Khẳng định tình yêu của tác giả với thành phố ấy. F I. Đọc - Hiểu Văn Bản: 1. Tác giả : Minh Hương 2. Thể loại : Tuỳ bút 3. Đại ý : * Bài tuỳ bút thể hiện tình cảm yêu mến và những ấn tượng bao quát về thành phố sài gòn trên các phương diện : Thiên nhiên, khí hậu, thời tiết cuộc sống sinh hoạt của thành phố, cư dân và phong cách con người sài gòn. - Bố cục : 2 đoạn a. Từ đầu … hơn năm triệu họ hàng. Tình cảm của tác giả đối với sài gòn - phong cách con người. b. Phần còn lại : Khẳng định sài gòn nơi đất lành. Hoạt Động 2 Phân Tích Đoạn 1 - Học sinh đọc đoạn : Từ đầu … họ hàng - Nét riêng biệt của tác giả cảm nhận tinh tế về thiên nhiên, khí hậu đặc biệt ở sài gòn như thế nào ? - Giải thích từ ui ui (địa phương), thời tiết không nắng hoặc nắng dịu nhưng oi oi khó chịu. - Tình cảm của tác giả đã được thể hiện như thế nào ? - Biện pháp nghệ thuật được sử dụng là gì ? và biểu hiện tình cảm của tác giả ? - Học sinh đọc đoạn văn 1 - phát hiện và trả lời. Hiện tượng thời tiết : nắng sớm, buổi chiều gió lộng, cơn mưa nhiệt đới ào ào và mau dứt. + Sự thay đổi nhanh chóng, đột ngột của thời tiết (trời ui ui buồn bã … như thuỷ tinh). + không khí, nhịp địu, thời khắc khác nhau (đêm khuya, thưa thớt, tiếng ồn, náo nhiệt, xe cộ giờ cao điểm không khí mát dịu, thanh sạch) - Học sinh : Nhận xét trả lời. + Tình cảm ấy đã thể hiện qua câu ca dao : "Yêu nhau yêu cả đường đi … + Sử dụng biện pháp điệp ngữ ở đầu câu tạo hiện quả nhấn mạnh tình cảm của mình và thể hiện sự phong phú của thiên nhiên, khí hậu sài gòn. F II. Phân Tích : 1/. Lòng mến yêu về sài gòn ở nhiều phương diện : - Tình yêu nồng nhiệt thiết tha với thành phố sài gòn của mình qua + sự thay đổi đột ngột của thời tiết. + Không khí, nhịp điệu cuộc sống của thành phố trong thời khắc khác nhau thở thành cái đáng yêu đáng nhớ. Điệp từ "yêu" nhấn mạnh tình cảm và thể hiện sự phong phú của thiên nhiên, khí hậu sài gòn. Hoạt Động3 Phân Tích Đoạn 2 - Cho học sinh đọc đoạn 2 "Tiếp theo … hơn năm triệu". - Nét nỗi bật trong phong cách người sài gòn ở đây là gì ? (từ địa phương : chơn thành, Thị thiềng) Bình : Nét phong cách nỗi bật của người sài gòn theo sự nhận xét của tác giả đã chứng minh cho ta thấy : sự hiểu biết lâu dài của mình về con người Sài gòn gần 50 năm được gần gũi họ và được biểu hiện trong đời sống hằng ngày và trong hoàn cảnh lịch sử, cả về hình ảnh các cô gài Sài gòn trước năm 1945. _Thái độ tình cảm của tác giả đối với con người sài gòn như thế nào ? (qua cảm nhận của em).. _Tổng kết giá trị nội dung nghệ thuật : - Học sinh : Đọc thầm và trả lời câu hỏi. - Đặc điểm dân cư sài gòn : Nơi hội tụ 4 phương nhưng hoà hợp, không phân biệt nguồn gốc người Sài gòn. + phong cách người sài gòn : Chân thành, bộc trực, cởi mở, các cô gái có vẻ đẹp tự nhiên, dễ gần mà ý nhị. + Sài gòn là nơi đất lành, dù ít chim chóc. 2/. Phong cách con người sài gòn : - Đặc điểm dân cư sài gòn nơi hội tụ bốn phương người sài gòn. - Phong cách người sài gòn : chân thành, cởi mở, tự nhiên. - Sài gòn là nơi đất lành. ð Tình cảm sâu đậm chân thành, nồng nhiệt về mảnh đất mà ông đã từng gắn bó. Hoạt Động4 Luyện Tập _Luyện tập cũng cố và dặn dò : - Học sinh : Nêu nhận xét. - Tình cảm sâu đậm, chân thành, nồng nhiệt của Minh Hương nhớ về sài gòn cùng với con người và mảnh đất mà ông đã từng gắn bó.. - Học sinh :Dựa vào ghi nhớ SGK. F IV. Tổng Kết : - Nội dung : Sài gòn với nhiều nét hấp dẫn về thiên nhiên và khí hậu. Người sài gòn có phong cách cởi mở, bộc trực, chân tình và trọng đạo nghĩa. - Nghệ thuật : Điệp từ , tình cảm Tuần 16 Tiết 64 Ngày soạn : Ngày dạy : MÙA XUÂN CỦA TÔI (Vũ Bằng) I. MỤC TIÊU : 1.Kiến thức : _Cảm nhận được nét đặc sắc của cảnh sắc mùa xuân ở Hà Nội và ở miền Bắc tái hiện trong bài tuỳ bút. _ Thấy được tình yêu quê hương, đất nước thiết tha sâu đậm của tác giả được thể hiện qua ngòi bút tài hoa, tinh tế, giàu cảm xúc và hình ảnh. 2. Kỹ năng : _Đọc và tìm hiểu, phân tích tuỳ bút - hồi kí áng văn xuôi giàu chất trữ tình, man mát như một bài thơ buồn có phần da diết khắc khoải vì hoàn cảnh và tâm sự riêng của tác giả. 3. Thái độ : _Yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên mùa xuân. II. CHUẨN BỊ : - Thầy : Ảnh chân dung Vũ Bằng, tư liệu số 20, tranh phóng to nghiên cứu tài liệu (SGK, SGV) 1 bảng phụ so sánh cảnh sắc thiên nhiên. - Trò : Đọc văn bản trước, soạn theo câu hỏi SGK để làm nổi bật cảnh sắc tháng giêng Hà Nội, tình yêu quê hương đất nước của tác giả III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 1. Ổn định lớp : kiểm tra sỉ số 2. Kiểm tra bài cũ : 1) Nêu vài nét về suy nghĩ cảm súc của Minh Hương về Sài gòn ? 2) Lòng mến yêu sài gòn của tác giả về những phương diện nào ? Phong cách của người Sài gòn ra sao ? 3. Bài mới : Giới thiệu bài mới. Hoạt Động 1 Đọc - Tìm Hiểu Chung Văn Bản. - Gọi học sinh đọc phần chú thích SGK. Tóm tắt nét chính về cuộc đời sự nghiệp của Vũ Bằng. - Bài văn viết với thể loại gì ? - Bài văn viết về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đâu ? - Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả khi viết bài này như thế nào ? - Cho học sinh nêu đại ý bài ? - Bài văn chia làm mấy đoạn ? Nêu ý chính mỗi đoạn. - HS : đọc chú thích - tìm hiểu và trả lời. - HS : nêu thể loại - HS : nhận xét trả lời cảnh sắc và không khí mùa xuân ở Hà Nội - HS : nêu vấn đề. - hoàn cảnh : Đất nước bị chia cắt, tác giả sống trong nỗi sầu xa xứ mang tâm trạng nhớ thương da diết của một người xa quê. - HS : nêu khái quát về đại ý của bài. - HS : Tìm - phát hiện trả lời. F I. Đọc Hiểu Văn Bản: 1. Tác giả : Vũ Bằng (1913 - 1984) quê ở Hà Nội. Là nhà văn, nhà báo, ông có sở trường về truyện ngắn, tùy bút kí… 2. Thể loại : Tùy bút. 3. Đại ý : * Bài văn viết về cảnh sắc thiên nhiên và không khí mùa xuân trong tháng giêng ở Hà Nội và miền Bắc qua nỗi nhớ thương da diết của một người xa quê. 4. Bố cục : 3 đoạn. a. Từ đầu … mê luyến mùa xuân là một quy luật tất yếu, tự nhiên. b. tiếp theo … liên hoan. Cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đất trời và lòng người. c. Phần còn lại Cảnh sắc riêng của đất trời mùa xuân từ khoảng sau ngày rằm tháng giêng ở Miền Bắc. Tuần 17 Tiết 66 Ngày soạn : Ngày dạy : Trả Bài Tập Làm Văn Số 3 (đã soạn ở sổ chấm trả bài) Dặn dò : Xem lại kiểu bài văn biểu cảm để chuẩn bị thi HKII. Tuần 17 Tiết 67 Ngày soạn : Ngày dạy : ÔN TẬP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : giúp học sinh. _Bước đầu nắm được khái niệm trữ tình và một số đặc điểm nghệ thuật phổ biến của tác phẩm trữ tình, thơ trữ tình. _Cũng cố những kiến thức cơ bản và duyệt lại một số kỹ năng đơn giản đã được cung cấp và rèn luyện, trong đó cần đặc biệt lưu ý tiếp cận một tác phẩm trữ tình. 2. Kỹ năng : _Rèn kỹ năng so sánh, hệ thống hóa phương pháp tiếp cận và phân tích một tác phẩm trữ tình 3.Thái độ : _Hứng thú, yêu cái hay cái đẹp của đặc trưng bộ môn. II. CHUẨN BỊ : _Thầy : Bảng phụ, sơ đồ, kiến thức cơ bản trong chương trình. _Trò : Trả lời các câu hỏi SGK (180-181) III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 1. Ổn định lớp : kiểm tra sỉ số 2. Kiểm tra bài cũ : 1) Nêu vài nét về tác giả, đại ý và bố cục củ

File đính kèm:

  • docGiao an 47.doc