A, Mục tiêu bài học
1/ Kiến thức
- Các chuẩn mực về ngôn ngữ khi nói hoặc viết.
2/ Kỹ năng
- Sử dụng từ đúng chuẩn mực
- Nhận biết được các từ sử dụng trong phạm vi chuẩn mực
3/ Thái độ
- Yêu thích tiếng Việt
B, Chuẩn bị
- Gv: Nghiên cứu và soạn giáo án. Bảng phụ ghi ví dụ.
- Hs: Đọc SGK và làm bàii ở nhà.
C, GD- KNS: Kỹ năng tự nhận thức, vận dụng sáng tạo
17 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1301 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 16 năm 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25 / 11 / 2012
Ngày dạy : 7A: 30 / 12 / 2012
7B: 1 / 12 / 2012
Tiết 61
CHUẨN MỰC SỬ DỤNG TỪ
A, Mục tiêu bài học
1/ Kiến thức
- Các chuẩn mực về ngôn ngữ khi nói hoặc viết.
2/ Kỹ năng
- Sử dụng từ đúng chuẩn mực
- Nhận biết được các từ sử dụng trong phạm vi chuẩn mực
3/ Thái độ
- Yêu thích tiếng Việt
B, Chuẩn bị
- Gv: Nghiên cứu và soạn giáo án. Bảng phụ ghi ví dụ.
- Hs: Đọc SGK và làm bàii ở nhà.
C, GD- KNS: Kỹ năng tự nhận thức, vận dụng sáng tạo
D, Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
1- Ổn định tổ chức: 7A: …………………….……7B: …………………….
2, Kiểm tra bài cũ:
Giải nghĩa và PT lối chơi chữ ở 2 câu đố sau:
- Có con mà chẳng có cha
Có lưỡi, không miệng, đó là vật chi ?
(Con dao)
3, Bài mới
*Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho hs
- Phương pháp: Nêu vấn đề
- Thời gian: 1p
Trong khi nói hoặc viết đôi lúc chúng ta sử dụng từ chưa chính xác dẫn đến hiện tượng sai nghĩa hoặc không đúng sắc thái biểu cảm. Để tránh các hiện tượng dùng sai đó bài học ngày hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu
* Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu bài học
-Mục tiêu: Nắm được cách thức sử dụng từ đúng chuẩn mực .
- Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, gợi mở, nêu ví dụ
-Thời gian: 35p
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
-Hs đọc ví dụ, chú ý các từ in đậm.
- Những từ in đậm: dùi, tập tẹ, khoảng khắc, dùng đó đúng chỗ chưa, có phù hợp với những từ ngữ xung quanh không ? Vì sao ?
Vì: Dùi là đồ dùng để tạo lỗ thủng, với nghĩa ấy thì từ dùi không thể kết hợp với các từ trong câu văn đã cho. Từ tập tẹ và từ khoảng khắc cũng như vậy.
-Những từ này dùng sai ở chỗ nào ? Cần phải sửa lại như thế nào cho đúng ?
-Việc viết sai âm, sai c.tả này là do n ng.nhân nào ?
- Nếu dùng sai c.tả thì sẽ dẫn đến tình trạng gì ?
ng đọc, ng nghe sẽ không hiểu được ý của ng viết.
- Qua 3 vd trên, em rút ra bài học gì về việc dùng từ khi nói, viết ?
-Hs đọc vd, chú ý các từ in đậm.
- Các từ in đậm: sáng sủa, cao cả, biết được dùng ở trong các ngữ cảnh trên đó đúng chưa, có phù hợp không ? Vì sao?
- Theo em từ sáng sủa có thể hiểu theo những nghĩa nào?
Vì: sáng sủa có 4 nghĩa: 1 có nghĩa là ánh sánh TN chiếu vào, gây cảm giác thích thú; 2.có n nét lộ vẻ th.minh; 3.cách diễn đạt rò ràng, mạch lạc; 4.tốt đẹp, có nhiều triển vọng. ở câu 1 có lẽ ng viết dùng sáng sủa với nghĩa thứ 4, tuy nhiên dùng như vậy là không phù hợp với ý định thông báo, tức là dùng chưa đúng nghĩa.
-Em hãy tìm những từ gần nghĩa với từ sáng sủa để thay thế nó ? (tươi đẹp).
- Cao cả có nghĩa là gì?
-Cao cả là cao quý đến mức không còn có thể hơn.
- Dùng từ cao cả ở câu 2 đó phù hợp với đ2 của câu tục ngữ chưa ?
- Từ nào có thể thay thế cho từ này ?
-Gv: Lương tâm là yếu tố nội tâm giúp con ng có thể tự đánh giá hành vi của mình về mặt đ.đức; biết là nhận rõ được ng, sự vật hay 1 điều gì đó hoặc có k.năng làm được việc gì đó.
-Vậy có thể nói biết lương tâm được không ? Có thể nói có lương tâm hay vô lương tâm được không ?
- Những từ: sáng sủa, cao cả, biết ở trên được dùng đúng nghĩa hay sai nghĩa ? Vì sao ?
-Từ 3 vd trên, em rút ra bài học gì cho việc dùng từ ?
-Hs đọc ví dụ (bảng phụ)
- N từ in đậm trong những câu trên dùng sai như thế nào? Vì sao lại dùng sai như vậy ?
- Em hiểu hào quang là gì? dùng từ này trong câu có phù hợp không vì sao?
- Cần sửa lại ntn?
- Câu trên vì sao lại dùng sai?
Hiểu nhầm nghĩa hoặc lựa chọn từ chưa đúng
Dùng sai về t.chất NP của từ – Là do không nắm được đ2 NP của từ
-Hs đọc ví dụ, chú ý các từ in đậm.
- Các từ in đậm trong các câu trên sai như thế nào?
- ở bài từ HV (bài 6) chúng ta đó rút ra được bài học: Khi nói, viết không nên lạm dụng từ HV. Vì sao ?
vì lạm dụng từ HV sẽ làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với h.cảnh g.tiếp
- Gv đưa ra tình huống: Một ng dân Nghệ An ra HN thăm bà con, bị lạc đg, muốn hỏi đg, ng đó hỏi: Cháu ơi, đg ni là đg đi mô ? Cậu bé được hỏi trả lời: Cháu không hiểu bác muốn hỏi gì ?
-T.sao cậu bé lại không hiểu câu hỏi trên ?
Vì câu hỏi có dùng n từ đ.phg
I- Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả
*Ví dụ: sgk (166 ).
-dùi -> vùi
-tập tẹ -> bập bẹ
- khoảng khắc -> khoảnh khắc
-> Những từ trên dùng sai âm, sai c.tả.
=>Khi nói, viết phải dùng đúng âm, đúng c.tả.
II- Sử dụng từ đúng nghĩa
*Ví dụ: sgk (166 ).
sáng sủa-> tươi đẹp
cao cả-> quý báu
biết lương tâm-> có lương tâm
->Dùng từ không đúng nghĩa là do không nắm được nghĩa của từ hoặc không phân biệt được các từ đồng nghĩa.
=>Dùng từ là phải dùng đúng nghĩa.
III, Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ
*Ví dụ: sgk.
-Hào quang -> hào nhoáng.
- Thêm từ vào đầu câu hoặc chuyển vị trí các từ cho hợp lý
Chị ăn mặc thật giản dị
-Thảm hại -> thảm bại
- Giả tạo phồn vinh -> phồn vinh giả tạo
IV, Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách
*Ví dụ: sgk
-Lãnh đạo -> cầm đầu
-Chú hổ -> nó
V, Không lạm dụng từ đ.phg, từ HV
*Ghi nhớ: sgk (167 ).
4, Củng cố:
-Gv hệ thống lại kiến thức toàn bài.
5, Hướng dẫn học ở nhà:
-Học thuộc ghi nhớ, chuẩn bị bài: Ôn tập văn biểu cảm
Tự rút kinh nghiệm giờ dạy
Ngày soạn: 25 / 11 / 2012
Ngày dạy : 7A: 30 / 12 / 2012
7B: 4 / 12 / 2012
Tiết 62
ÔN TẬP VĂN BIỂU CẢM
A, Mục tiêu bài học
1/ Kiến thức
- Văn tự sự, miêu tả và các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.
- Cách lập ý và cách lập dàn bài cho một đề văn biểu cảm. Cách diễn đạt trong bài văn BC
2/ Kỹ năng
Nhận biết, phân tích đặc điểm văn biểu cảm. Tạo lập văn bản biểu cảm.
3/ Thái độ
Làm cho Hs có thái độ yêu thích văn biểu cảm hơn
B, Chuẩn bị
Gv: Đọc sách tham khảo, hệ thống lại toàn bộ kiến thức và soạn giáo án.
Hs: Ôn tập theo sự hướng dẫn của giáo viên.
C, GD- KNS: Xác định giá trị, vận dụng...
D, Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1- Ổn định tổ chức: 7A: …………………….…7B: …………………
2, Kiểm tra bài cũ:
3, Bài mới
*Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho hs
- Phương pháp: Nêu vấn đề
- Thời gian: 1p
Gv yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm văn biểu cảm. Nêu mục đích của giờ học
* Hoạt động 2: HDHS ôn tập
-Mục tiêu: Hệ thống lại những kiến thức của văn biểu cảm
- Phương pháp: Vấn đáp, tái hiện
-Thời gian: 25p
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- Hãy nhắc lại cho ở các lớp 6,7 em đã được tìm hiểu về những kiểu loại văn bản nào ?
-Văn tự sự, văn miêu tả, văn biểu cảm
-Thế nào là văn tự sự ?
Văn tự sự nhằm tái hiện lại một câu chuyện có đầu, có cuối có nguyên nhân, có diễn biến, kết quả
GV Là văn bản gồm một chuỗi các sự việc, sự việc này nối tiếp sự việc kia cuối cùng dẫn đến một kết thúc, nêu lên một ý nghĩa
-Thế nào là văn miêu tả?
-Văn miêu tả là nhằm tái hiện lại đối tượng (người và cảnh vật) làm sao cho người đọc, người nghe cảm nhận được nó.
- Còn văn biểu cảm là một văn bản như thế nào?
Văn biểu cảm là văn bản nhằm viết ra để biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi sự đồng cảm nơi người đọc
- Vận dụng kiến thức về ba loại văn bản trên em hãy lên bảng làm bài tập ?
Bài tập: Hãy điền dấu (X) vào cột chỉ phương thức biểu đạt chính của những văn bản sau.
Stt
Tên văn bản
Phương thức biểu đạt
Tự sự
Miêu tả
Biểu cảm
1
Sơn Tinh Thủy Tinh
x
(Truyền thuyết)
2
Về An Giang
x
(M.V. Tạo)
3
Sông nước Cà Mau
x
(Đoàn Giỏi)
4
Hoa học trò(X.Diệu)
x
5
Kẹo mầm (Băng Sơn)
x
Học sinh lên bảng làm.
- Vì sao văn bản ST- TT em lại cho là văn bản tự sự?
- Vì sao văn bản “sông nước Ca Mau” lại là văn bản miêu tả?
Gv: Bằng nghệ thuật miêu tả tác giả Đoàn Giỏi đã làm tái hiện lại trước mắt người đọc vẻ đẹp rộng lớn hoang dã và cuộc sống trù phú độc đáo ở vùng đất tận cùng của Tổ quốc.
-Vậy tại văn bản “Hoa học trò” em lại cho là văn bản biểu cảm?
Vì văn bản này người viết tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu đó là cảm giác bâng khuâng buồn nhớ của người học trò khi phải xa trường.
Văn bản này dùng hình ảnh nhân hóa đã lấy hình ảnh hoa phượng làm nên cho cảm xúc của mình.
Gv: Văn bản “Hoa học trò” đã biểu đạt tình cảm một cách sâu đậm của người học trò với trường lớp với bạn bè.
- Qua đây em thấy văn bản tự sự, biểu cảm, miêu tả khác nhau ở điểm nào?
Giáo viên gợi ý
- Trong văn bản tự sự yếu tố nào đóng vai trò chính?
Yếu tố kể.
- Trong văn bản miêu tả yếu tố nào là yếu tố chính?
Yếu tố tả.
- Còn văn bản biểu cảm khác với hai loại văn bản trên ở điểm nào?
Yếu tố biểu cảm là chính.
Gv: Tình cảm cảm xúc là yếu tố đầu tiên và là yếu tố quan trọng nhất trong văn bản biểu cảm. Vì tình cảm cảm xúc làm nảy sinh nhu cầu biểu cẩm của con người.
Gv: Văn bản biểu cảm là bộc lộ cảm xúc của người viết. Vậy văn bản biểu cảm có đặc điểm gì?
-Tình cảm trong văn bản biểu cảm được bộc lộ như thế nào?
- Khi phát biểu cảm nghĩ về một đối tượng nào đó thì tình cảm ấy là tình cảm của ai?
Tình cảm ấy phải là tình cảm của chính mình (người viết).
- Vậy trong văn biểu cảm có mấy cách để thể hiện cảm xúc?
- Bộc lộ trực tiếp và bộc lộ gián tiếp khác nhau ở điểm nào?
Giống nhau: Đều là tình cảm, cảm xúc của con người.
Khác nhau:
+ Biểu cảm gián tiếp là cách thể hiện tình cảm, cảm xúc thông qua cách miêu tả, tự sự để khêu gợi sự đồng cảm một cách kín đáo, không nói thẳng ra cảm xúc của mình.
- Biểu cảm trực tiếp thường dùng các từ ngữ ntn?
nhớ, thương, yêu, bâng khuâng, xao xuyến, một số từ biểm cảm; ôi, than ôi, hỡi ôi..
- Hãy theo dõi văn bản: Cốm. Một thứ quà của lúa non đã được học ở tiết trước?
- Hãy trình bày nội dung của văn bản này?
-Văn bản này được viết theo phương thức biểu đạt nào?
Đây là văn bản tùy bút, được viết theo phương thức biểu đạt chính là biểu cảm.
- Ngoài phương thức biểu đạt chính là biểu cảm ra tác giả còn sử dụng phương thức biểu đạt nào nữa?
- Hãy tìm một vài yếu tố tự sự và miêu tả trong văn bản để minh họa?
- Vậy các yếu tố tự sự, miêu tả có tác dụng gì trong văn bản này?
Các yếu tố tự sự và miêu tả nhằm khêu gợi cảm xúc tình cảm trân trọng ca ngợi một thứ quà đặc biệt đó là Cốm.
Gv: Thứ quà đặc biệt này là nét đẹp trong văn hóa ẩm thực Việt Nam và chỉ có người Việt Nam mới có.
- Qua đây em thấy muốn bày tỏ tình cảm cảm xúc của mình về đối tượng nào đó trước hết các em phải có những yếu tố nào?
Các yếu tố để hình thành cảm xúc và sự đánh giá của người viết trước hết phải là các yếu tố tự sự miêu tả.
- Em thấy các yếu tự sự, miêu tả có tác dụng gì trong văn bản biểu cảm?
Các yếu tố tự sự miêu tả là phương tiện để người viết bày tỏ cảm xúc của mình.
Gv: Như vậy trong văn tự sự hay biểu cảm đều có sự đan xen giữa các phương thức biểu đạt. Nhưng nếu là văn biểu cảm thì phương thức biểu đạt chính là biểu cảm. Còn tự sự và miêu tả chỉ là phương tiện để người viết bày tỏ tình cảm cảm xúc của mình. Nói như vậy là chúng ta không được coi nhẹ các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm. Nếu thiếu đi các yếu tố đó tình cảm của người viết sẽ hời hợt, thiếu rõ ràng.
- Các em đã học mấy dạng văn biểu cảm? Đó là những dạng nào?
- Biểu cảm về sự vật con người và biểu cảm về tác phẩm văn học khác nhau ở điểm nào?
Biểu cảm về sự vật con người và cảm nghĩ của mình về sự vật con người diễn ra đời thường.
Biểu cảm về tác phẩm văn học cũng là biểu cảm về sự vật con người nhưng được thể hiện trong một tác phẩm văn học.
- Muốn làm một bài phát biểu cảm nghĩ chúng ta cần phải thực hiện qua những bước nào?
Gv nhận xét nhấn mạnh những điều cần chú ý khi làm bài văn biểu cảm
I. Hệ thống kiến thức
1. Khái niệm văn bản biểu cảm
* Văn biểu cảm là văn bản nhằm viết ra để biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi sự đồng cảm nơi người đọc.
2. Đặc điểm của văn biểu cảm.
* Tình cảm trong văn biểu cảm.
là tình cảm trong sáng rõ ràng chân thật.
* Cách biểu lộ tình cảm
- Trực tiếp
- Gián tiếp
2. Các dạng văn biểu cảm.
Có hai dạng văn biểu cảm.
+ Biểu cảm về sự vật con người.
+ Biểu cảm về tác phẩm văn học.
* Các bước tiến hành làm một bài văn biểu cảm
-Tìm hiểu đề, tìm ý
-Lập dàn ý
-Viết thành bài văn
- Kiểm tra
* Hoạt động 2: HDHS luyện tập
-Mục tiêu: vận dụng kiến thức của văn biểu cảm để thực hành vào một bài tập cụ thể
- Phương pháp: Vấn đáp, thực hành
-Thời gian: 15p
Gv hướng dẫn làm bài tập
Tìm những từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ mà gây cho em cảm xúc.
- Vậy trong bài thơ này em tìm được mấy ý để bộc lộ cảm xúc?
- Dựa vào các ý đã tìm em hãy lập dàn ý cho đề bài này?
Cho hs trao đối nhóm,cử đại diện trình bày
Các nhóm khác nhận xét ,sửa
II, Luỵên tập
Bài tập: Hãy lập dàn ý cho đề bài
Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Bánh trôi nước” của nhà thơ Hồ xuân Hương
Mở bài:
- Bánh trôi nước là tác phẩm tiêu biểu của nữ sỹ Hồ Xuân Hương.
- Bài thơ giúp ta hiểu và cảm thông với số phận của người phụ nữ.
Thân bài:
1. Ca ngợi vẻ đẹp hình thức của người phụ nữ
2. Cảm thông với thân phận khổ đau chìm nổi
3. Xót xa trước những thân phận bị lệ thuộc của người phụ nữ
4. Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, khẳng định giá trị tâm hồn của người phụ nữ
Kết bài: Cảm tưởng suy nghĩ sâu sắc nhất của mình khi đọc bài thơ.
4, Củng cố:
- Hãy nhắc lại đặc điểm của văn bản biểu cảm
- Khi tạo lập văn bản biểu cảm cần lưu ý điều gì ?
Nắm chắc đặc điểm của văn biểu cảm
5, Hướng dẫn về nhà
- Làm bài tập: Phát biểu cảm nghĩ của em về mùa xuân
- Tìm hiểu trước văn bản « Sài Gòn tôi yêu »
Tự rút kinh nghiệm giờ dạy
Ngày soạn: 29 / 11 / 2012
Ngày dạy : 7A: 3 / 12 / 2012
7B: 6/ 12 / 2012
Tiết 63
MÙA XUÂN CỦA TÔI
A, Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Một số hiểu biết về tác giả Vũ Bằng.
- Giúp học sinh cảm nhận được nét đặc sắc riêng của xuân Hà Nội và miền Bắc được tái hiện trong bài tuỳ bút.
- Qua bài tuỳ bút học sinh cảm nhận được tình yêu quê hương đất nước của tác giả thể hiện qua ngòi bút tinh tế, giàu cảm xúc, hình ảnh.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm, cách cảm nhận một văn bản thuộc thể loại tuỳ bút
3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, yêu thủ đô Hà Nội .
B, Chuẩn bị
GV: Đọc và soạn giáo án, cuốn chân dung các nhà văn VN
HS: Đọc và trả lời câu hỏi trong SGK.
C, GD- KNS: Tự nhận thức, cảm nhận, ....
D, Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
1- Ổn định tổ chức: 7A: …………………7B: ………………
2, Kiểm tra bài cũ:
? Cảm nghĩ của em về cốm qua văn bản “Cốm : Một thứ quà của lúa non”
3, Bài mới
*Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho hs
- Phương pháp: Thuyết trình
- Thời gian: 1p
Mùa xuân là mùa đã khơi dậy ở con người sức sống tiềm tàng, sự trẻ trung yêu đời. Mùa xuân có những ngày tết xum họp của gia đình, nó thôi thúc trong lòng mỗi con người tình cảm gắn bó, hướng về cội nguồn tổ tiên. Tại sao mùa xuân lại có tác dụng như vậy đối với con người? Để thấy được phần nào tình cảm của con người Việt Nam với quê hương đất nước, hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu văn bản “Mùa xuân của tôi” của nhà văn Vũ Bằng.
*Hoạt động 2: HD tìm hiểu chung
- Mục tiêu: Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả, chủ đề của tác phẩm, phương thức biểu đạt.
- Phương pháp: Trình bày, giới thiệu, vấn đáp.
- Thời gian: 10p
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Qua việc soạn bài ở nhà em hãy cho biết những nét chính về nhà văn Vũ Bằng?
Gv: Ông làm báo và viết văn từ nhỏ (trước 1945) ở Hà Nội. Sở trường của ông là tuỳ bút và bút kí. Sau năm 1954 ông vào Sài Gòn viết văn, làm báo và hoạt động cách mạng ở đó .Ông nổi tiếng về truyện ngắn, tuỳ bút bút kí
Những tác phẩm chính của ông: Món ăn Hà Nội “Miếng lạ miền Nam “...là những tác phẩm được nhiều người mến mộ. Cho hs qs chân dung Vũ Bằng
Gv bổ sung
“Thương nhớ mười hai”(1960-1971)là tác phẩm xuất sắc của Vũ Bằng
Tập tùy bút, bút kí gồm 12 bài viết theo từng tháng trong một năm, mỗi tháng tác giả lại nhớ về một nét riêng trong cảnh sắc, sinh hoạt, phong tục hay món ăn đặc trưng ở miền Bắc, ở Hà Nội tại thời điểm ấy.Tất cả đều toát lên vẻ đẹp riêng và bản sắc văn hoá tinh tế độc đáo của một vùng miền đất nước và cũng là của cả dân tộc Việt Nam
-Tác phẩm được viết trong hoàn cảnh nào?
Gv: Tp được viết trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt làm hai miền. Khi đó ông đang phải sống xa quê hương yêu dấu. Có lẽ vì thế mà Vũ Bằng đã gửi gắm tất cả những nỗi niềm thương nhớ quê hương, gia đình và lòng khát khao đất nước được hoà bình thống nhất qua từng trang sách. Đó là nỗi nhớ cảnh sắc thiên nhiên phong phú của Hà Nội.
Gv: Hướng dẫn cách đọc
Đây là bài văn bộc lộ tình cảm chân thành thắm thiết của tác giả khi nhớ về mùa xuân Hà Nội. Nên toàn bài các em đọc với giọng trầm ấm, ngọt ngào, tha thiết để thể hiện tình cảm của tác giả.
- Bài văn này có thể chia làm mấy phần em hãy nêu giới hạn và nội dung từng đoạn?
Bài viết này có thể chia làm ba đoạn.
+ Đoạn 1: Từ đầu đến “Mê luyến mùa xuân”. Tình cảm của con người đối với mùa xuân.
+ Đoạn 2: Tiếp đến “tôi yêu sóng xanh” đến Mở hội liên hoan. Đoạn này nói lên cảnh sắc và không khí mùa xuân đất Bắc.
+ Đoạn 3: Phần còn lại . Cảnh sắc riêng của mùa xuân đất Bắc sau ngày rằm tháng giêng
Gv: Cảm xúc trong bài là cảm xúc chủ quan ,yếu tố cảm xúc kêt hợp với nhịp điệu câu văn và các hình ảnh đầy gợi cảm đã tạo cho bài văn đậm chất thơ, chất trữ tình. Chúng ta hãy tìm hiểu bài văn để thấy được điều đó
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả: Vũ Bằng sinh năm 1913- 1984 tại Hà Nội
- Là nhà văn, nhà báo, có sở trường về truyện ngắn, tuỳ bút, bút kí
2. Tác phẩm
Trích trong thiên tùy bút “Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt” nằm trong tập tùy bút “Thương nhớ mười hai” (1960-1971)
*Hoạt động 2: HD tìm hiểu văn bản
- Mục tiêu: Tình cảm, nỗi nhớ và những nét đẹp của mùa xuân Hà Nội qua cảm nhận tinh tế giàu sắc thái biểu cảm
- Phương pháp: gợi mở, bình giảng, liên hệ
- Thời gian: 25p
Gọi hs đọc đoạn 1
- Đoạn văn vừa đọc nêu nội dung gì?
- Em có nhận xét gì về giọng điệu, biện pháp ngôn từ và dấu câu của đoạn văn?
- Giọng điệu tha thiết trìu mến
- Sử dụng phép lặp từ ngữ; đừng thương, ai cấm được
- Nhiều dấu phẩy và dấu chấm phẩy
- Tác dụng của việc sử dụng này?
- Nhấn mạnh tình cảm của con người dành cho mùa xuân là một nhu cầu tự nhiên của tâm hồn
- Tạo nhịp điệu cho lời văn tha thiết, mềm mại
Gv; Tác giả liên hệ tình cảm mùa xuân của con người với quan hệ gắn bó của của các hiện tượng tự nhiên như; non- nước; bướm-hoa; trai- gái
- Theo em cách liên hệ này có tác dụng gì?
Hs đọc đoạn văn thứ 2
- Đoạn văn đã sử dụng những từ ngữ hình ảnh nào để miêu tả cảnh sắc không khí của mùa xuân miền Bắc ?
-Mưa riêu riêu, gió lành lạnh,
-Tiếng nhạn kêu trong đêm xanh
-Tiếng trống chèo vọng lại từ thôn xóm xa xa
-Câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng
-Cái rét ngọt ngào, không còn tê buốt căm căm
- Em hiểu như thế nào về”Mưa riêu riêu, gió lành lạnh”? -Mưa nhỏ, rơi đều ,kéo dài
Gió lành lạnh: là gió hơi lạnh, gió nhẹ mang cái lạnh ngọt ngào
- Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh của tác giả ?
-Sử dụng những từ láy, từ gợi tả
- Bằng những nét tiêu biểu tác giả đã gợi lên cảnh thiên nhiên miền Bắc như thế nào?
GV:Bên cạnh thiên nhiên thơ mộng tươi đẹp mùa xuân tác động vào cảm xúc con người
- Tác giả gọi mùa xuân đất Bắc là mùa xuân thần thánh điều đó có ý nghĩa gì?
- Đó là cảm nhận riêng tư kỳ diệu về mùa xuân
- Mùa xuân tác động khiến con người cảm nhận như nhựa sống căng lên.... Câu văn này có sức diễn tả điều gì?
- Mùa xuân có sức mạnh khơi dậy sinh lực cho muôn loài trong đó có con người
- Nhận xét của em về biện pháp nghệ thuật của đoạn văn: Ấy đấy...căm căm nữa?
- Hình ảnh so sánh mới mẻ, câu văn gợi cảm giàu sức sống
- Mùa xuân còn tác động tới tác giả như thế nào?
Y như ... yêu thương.
- Ở đây tác giả đã sử dụng biện pháp gì để diễn tả cảm xúc của con người trước khung cảnh mùa xuân tươi đẹp.
Tác giả đã dùng hàng loạt những phép so sánh, những động từ mạnh cùng với giọng điệu sôi nổi tha thiết.
GV Không khí mùa xuân tràn ngập trời đất và nó còn hiện lên trong mọi gia đình như thế nào, các em hãy theo dõi vào đoạn tiếp theo “ Nhang trầm …mở hội liên hoan”.
- Đoạn này tác giả đã tái hịên lại với chúng ta cảnh gì?
tác giả đã tái hịên lại với chúng ta không khí mùa xuân từng bừng nhộn nhịp trong các gia đình Bắc kỳ.
- Mùa xuân và không khí trong mỗi gia đình được miêu tả như thế nào?
Trên bàn thờ thì có nhang trầm, đèn nến
Gia đình thì đoàn tụ êm đềm.
- Bản thân tác giả thì sao?
Lòng ấm lại, rộn ràng như hoa mới nở, bướm biết bay.
- Qua đây em có cảm nhận gì về mùa xuân trong mỗi gia đình ở Bắc Kỳ.
GV: Tái hiện lại cảnh sắc mùa xuân. Nó có sức quyến rũ lòng người nhất là đối với những người xa quê hương.
- Qua đây em hiểu gì về cảm xúc của lòng người trước mùa xuân ?
Gv: Bằng những từ ngữ gợi tả về khí hậu thời tiết đặc biệt là mùa xuân miền Bắc cùng với âm thanh tiếng nhạn kêu, tiếng trống chèo và những câu hát của đôi trai gái yêu nhau. Vũ Bằng đã giúp chúng ta nhận được cảnh sắc mùa xuân tươi đẹp, ấm áp nồng nàn của trời đất thấm sâu vào lòng khiến họ muốn được tự do và có cảm giác êm ái như nhung, lòng say sưa ngây ngất.
II. Tìm hiểu văn bản
1. Tình cảm của con người với mùa xuân.
Tình cảm của con người với mùa xuân là một quy luật tất yếu tự nhiên rất chân tình sâu nặng.
2. Cảnh sắc và không khí mùa xuân của miền Bắc
a) Cảnh sắc thiên nhiên
- Khí hậu mang những nét đặc trưng rất riêng biệt còn cảnh sắc thì tràn đầy sức sống.
b) Cảm xúc của lòng người trước mùa xuân
Say sưa ngây ngất trước cảnh mùa xuân vô cùng tươi đẹp của miền Bắc thân yêu.
4, Củng cố:Gv khái quát giờ học
Em cảm nhận được gì về mùa xuân của miền Bắc nước ta và mùa xuân Hà Nội
5, Hướng dẫn về nhà
Đọc diễn cảm một số đoạn mà em yêu thích nhất.
Tự rút kinh nghiệm giờ dạy
…………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn: 29 / 11 / 2012
Ngày dạy : 7A: 5 / 12 / 2012
7B: 8/ 12 / 2012
Tiết 64
MÙA XUÂN CỦA TÔI – Tiếp theo
Hướng dẫn đọc thêm: SÀI GÒN TÔI YÊU
A, Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Giúp học sinh cảm nhận cảnh sắc xuân trong các gia đình và cái đẹp của sắc xuân sau ngày rằm tháng giêng ở Hà Nội và miền Bắc.
- Qua bài tuỳ bút học sinh cảm nhận được tình yêu quê hương đất nước của tác giả thể hiện qua ngòi bút tinh tế, giàu cảm xúc, giàu hình ảnh.
- Thông qua bài đọc thêm học sinh cảm nhận được nét đẹp của Sài Gòn- một thành phố trẻ năng động.
2. Kĩ năng
- Kỹ năng đọc hiểu văn bản thuộc thể loại tuỳ bút
3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước và ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
B, Chuẩn bị
GV: Đọc và soạn giáo án, cuốn chân dung các nhà văn VN
HS: Đọc và trả lời câu hỏi trong SGK.
C, GD- KNS: Tự nhận thức, cảm nhận, bày tỏ cảm xúc ....
D, Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
1- Ổn định tổ chức: 7A: …………………7B: ………………
2, Kiểm tra bài cũ:
? Cảm nghĩ của em về cảnh sắc thiên nhiên của mùa xuân đất Việt và cảm nhận của tác giả.
3, Bài mới
*Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho hs
- Phương pháp: Thuyết trình
- Thời gian: 1p
Mùa xuân tươi đẹp không chỉ trong cảnh sắc thiên nhiên mà còn tràn đầy sức sống trong cảm nhận của con người. Tết đến xuân về lòng người xốn xang vui vẻ các gia đình cũng tấp nập hơn, nhiều nét đẹp văn hóa của con người lại được nhắc đến. Nét đẹp văn hóa nào đã được tái hiện trong văn bản giờ này chúng ta cùng tìm hiểu.
*Hoạt động 2: HD HS tìm hiểu tiếp văn bản
- Mục tiêu: Những nét đẹp của ngày xuân trong dịp tết và sau ngày rằm tháng giêng.
- Phương pháp: Gợi mở, vấn đáp, bình.
- Thời gian: 15p
* Mùa xuân của Bắc Việt đã đẹp nhưng có lẽ nó còn đẹp hơn và đáng nhớ hơn vào sau ngày rằm tháng riêng. Mặc dù sống xa quê hương những Vũ Bằng nhớ về những mùa xuân vào thời điểm đó
- Hãy đọc đoạn còn lại và nêu nội dung của đoạn này.
- Không khí và cảnh sắc tự nhiên của mùa xuân sau ngày rằm tháng riêng được tái hiện như thế nào?
-Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong
- Mưa xuân bắt đầu
- Ong bay đi kiếm mật
-Bữa cơm giản dị, các trò chơi kết thúc.
- Em có nhận xét gì về cách miêu tả của tác giả trong đoạn văn này?
Trong đoạn văn này tác giả đã bộc lộ sự quan tâm sát rất tinh tế, nhạy cảm, cách lựa chọn từ ngữ miêu tả cũng rất đặc sắc, gợi cảm.
- Khi ấy cảm xúc của tác giả như thế nào?
-Tác giả thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa.
- Điều này giúp em hiểu gì về tác giả?
- Ông không chỉ là người am hiểu hiểu kỹ càng về thiên nhiên mà còn là người rất yêu thiên nhiên, rất trân trọng sự sống của thiên nhiên, biết tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên và ông là người luôn da diết nhớ về mùa xuân (quê hương mình).
GV: Dù sống xa quê, nơi Sài Gòn đô thị quanh năm chỉ có một mùa, song nỗi nhớ quê hương, cảm nhận về mùa xuân hiện lên trong hồi tưởng của nhà văn vẫn đậm đà đ
File đính kèm:
- Tuan 16.doc