I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh :
- Hiểu được hoàn cảnh éo le và tình cảm, tâm trạng của các nhân vật trong truyện.
- Nhận ra được cách kể chuyện của tác giả trong văn bản.
- Trao đổi, giải quyết vấn đề, trình bày.
- Có ý thức đồng cảm và chia sẻ đối với những bất hạnh của người khác. Giáo dục lòng vị tha, nhân hậu.
*HSKT: Nắm được nội dung cơ bản và nghệ thuật của văn bản.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Nghiên cứu kỹ nội dung và nghệ thuật cần khai thác trong vb. Bảng phụ
2. Học sinh: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi phần tìm hiểu.
C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
7 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1014 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 2 năm 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2 Soạn: 24.08. 2012
Tiết 5, 6 Giảng: 27.08.2012
CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ
(Khánh Hoài)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh :
- Hiểu được hoàn cảnh éo le và tình cảm, tâm trạng của các nhân vật trong truyện.
- Nhận ra được cách kể chuyện của tác giả trong văn bản.
- Trao đổi, giải quyết vấn đề, trình bày...
- Có ý thức đồng cảm và chia sẻ đối với những bất hạnh của người khác. Giáo dục lòng vị tha, nhân hậu.
*HSKT: Nắm được nội dung cơ bản và nghệ thuật của văn bản.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Nghiên cứu kỹ nội dung và nghệ thuật cần khai thác trong vb. Bảng phụ
2. Học sinh: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi phần tìm hiểu.
C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:(1’)
II. Kiểm tra :(5’)
?P/tích thái độ và tâm trạng của người bố trước lỗi lầm của E-ri-cô?
III. Bài mới:
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Ghi bảng
HĐ1: Khởi động (1’)
? Theo em, gia đình như thế nào là GĐ hạnh phúc?
-GT: Tổ ấm gđ là vô cùng quí giá và q/trọng. Một khi nó đổ vỡ sẽ làm tổn hại đến t/cảm của mọi người đặc biệt là trẻ em. à gt v/bản
HĐ2: Hướng dẫn HS tiếp cận văn bản. (6’)
- Yêu cầu HS đọc chú thích SGK
?Xác định: Thể loại, PTBĐ ?
? Nêu xuất xứ của truyện?
Giảng:Văn bản là một truyện ngắn khá hoàn chỉnh: có cốt truyện và nhân vật,có sự việc và chi tiết, có mở đầu và kết thúc.
HĐ3: HD đọc, t/hiểu chung (20’)
* Bước 1: HD đọc, tóm tắt văn bản.
- HĐ đọc: Toàn bài đọc với giọng diễn cảm thể hiện được tâm trạng của Thành và Thuỷ. Đọc đúng lời dẫn truyện,lời đối thoại của nhân vật.
- Đọc mẫu và yêu cầu 2 HS đọc tiếp 2 đoạn theo y/c
- Nhận xét uốn nắn cho HS
- Gọi HS tóm tắt truyện.
- Nhận xét, HDHS tóm tắt.
* Bước 2: HD Tìm hiểu chú thích.
*KT - Yêu cầu HS giải thích các từ : ráo hoảnh, võ trang, ô ăn quan.
* Bước 3: Tìm hiểu bố cục.
? Văn bản có bố cục mấy phần? Nhiệm vụ của từng phần?
- GV bổ sung.
* Bước 4: Tìm hiểu đại ý:
*KT ? Truyện viết về ai? Việc gì? Ai là nhân vật chính?
? Xác định đại ý ?
* Bước 5: Tìm hiểu ngôi kể
? Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? Ngôi kể này có tác dụng gì?
*Bổ sung: người xưng tôi - Thành là người chứng kiến sự việc xảy ra, là người chịu nỗi đau như em gái mình….
HĐ4: HD phân tích. (48’)
*Bước 1: Tình cảm giữa hai anh em Thành- Thủy(12’)
*KT ? Em hãy tìm các chi tiết thể hiện tình cảm của Thuỷ dành cho anh?
?Hình ảnh của Thủy trong dòng hồi tưởng của Thành ntn?
? Thành đã dành t/cảm cho em bằng những việc làm nào?
? Em có nhận xét gì về tình cảm của hai anh em qua những chi tiết trên?
- Cho HS bình phẩm về tình cảm giữa hai anh em.
? Với tình cảm sâu nặng ấy khi phải chia tay , các em phải đối mặt với sự thật như thế nào? (chuyển ý)
TIẾT 2 * Bước 2: Cuộc chia tay (20’)
?Vì sao 2 anh em phải chia búp bê?
?H/ảnh của Th & Thủy được m/tả ntn khi mẹ ra lệnh chia đồ chơi?
? Cuộc chia B/bê diễn ra ntn?
? Cho biết lời nói và hành động của Thuỷ khi thấy anh chia 2 con búp bê ra hai bên có gì mâu thuẩn ?
? Theo em, có cách nào để g/quyết m/thuẫn trong tâm trạng của Thủy?
* Giảng: Thuỷ giận dữ không muốn chia nhưng lại rất thương anh, không muốn nhận hết vì sợ đêm không có con vệ sĩ canh giấc ngủ cho anh .Rõ ràng là 1sự éo le trái ngược nhau giữa sự thật trớ trêu: Sự thật cuộc đời cay đắng m/thuẫn với tình người ngọt ngào êm dịu.
? Búp bê có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống của hai anh em? ( Là đồ chơi thân thiết gắn liền với tuổi thơ của 2 anh em.)
? Cuộc chia tay của những con búp bê gợi em liên tưởng gì? Cuộc chia tay của hai anh em
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2.
?Chi tiết biểu lộ cảm xúc, t/cảm của Thủy lúc đến trg.
? Tại sao Thủy lại bật khóc thút thít ?
? Chi tiết cô giáo ôm chặt lấy Thủy nói: Cô biết chuyện rồi, cô thương em lắm ; các bạn cùng lớp thì sững sờ ... khóc thút thít có ý nghĩa gì? (Diễn tả niềm đồng cảm xót thương của thầy, bạn dành cho Thủy.)
? Chi tiết nào trong cuộc chia tay của Thủy với lớp học, cô giáo làm em xúc động nhất? Vì sao?
? Cảm nghĩ của em trước cuộc chia tay đầy nước mắt này ?
? Tại sao khi dắt em ra khỏi trường, Thành lại “kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật” ?
? Đoạn 2 tác giả muốn gửi gắm đến chúng ta điều gì? (Cần yêu thương quan tâm đến quyền lợi của trẻ em đừng làm tổn hại đến những tình cảm tự nhiên, trong sáng.)
*Bước 3: Cuộc chia tay của 2anh em (15’)
*KT ? Hãy tìm những chi tiết miêu tả tâm trạng của mỗi nhân vật ở đoạn cuối văn bản?
? Qua các chi tiết trên em có nhận xét gì về cuộc chia tay Giữa Thành và Thủy ở cuối truyện?
? Cuối truyện Thủy đã chọn cách g/q nào? Ý nghĩa của chi tiết đó?
*Chốt ý
“Tuổi thiếu niên là một cung điện tràn ngập ánh sáng và trí thức. Thiếu tri thức …. nó sẽ là cái hang u tối”.Thế nhưng, thực tế quá nghiệt ngã, cuộc chia tay của người lớn đã để lại hậu quả đau đớn cho các em.
HĐ 5: HD tổng kết. (6’)
? Kết thúc truyện búp bê thì không chia tay nhưng anh em Thành -Thuỷ phải chia tay . Vậy tên truyện có liên quan gì đến nội dung(ý nghĩa. chủ đề) của truyện?
(Tên truyện góp phần thể hiện nội dung , chủ đề của truyện gợi ra một tình huống buộc người đọc phải theo dõi, góp phần thể hiện ý đồ tư tưởng của người viết.)
? Em hãy nhận xét về NT kể chuyện của tác giả?
? Qua câu chuyện này, tác giả muốn gởi gắm người đọc điều gì?
?VB đã gửi gắm thong điệp gì về quyền TE?
- Trả lời
- Theo dõi và ghi đề.
- Đọc c/thích.
- Xác định
- T/b xuất xứ.
- Theo dõi.
- Nghe và nắm cách đọc
- Theo dõi và đọc.
- T/d và rkn.
- T/tắt truyện.
- Theo dõi.
- Giải thích.
- X/đ và trả lời.
- Theo dõi.
- X/đ và trả lời.
-Nêu
- X/đ, trả lời và nêu t/dụng
- Theo dõi.
- X/định, trả lời.
- X/đ và trả lời.
- T/bày suy nghĩ
-Nêu ng/nhân
-Tìm chi tiết
-Kể tóm tắt
-Nhận xét
-Nghe
-Nhận xét
- Bình phẩm.
-Đọc
- X/định chi tiết
Trả lời.
- Suy nghĩ và trả lời.
- Trình bày suy nghĩ.
-Phát biểu cảm nghĩ
-Trình bày
-Nêu cảm nghĩ
- Nêu các chi tiết.
- Trình bày nh/xét
- Nhận xét.
-Theo dõi
- Suy nghĩ và trả lời.
- Nhận xét.
-Nêu ND
-Liên hệ
I. Giới thiệu:
- Văn bản nhật dụng của Khánh Hoài nói về quyền trẻ em.
- Thể loại: Truyện ngắn
- PTBĐ: Tự sự
II. Đọc- Tìm hiểu chung:
1. Đọc, tóm tắt văn bản:
2. Tìm hiểu chú thích:
3. Bố cục: 3 phần
- Cuộc chia búp bê.
- Cuộc chia tay với lớp học.
- Cuộc chia tay của hai anh em
4. Đại ý: Câu chuyện cảm động của hai anh em phải chia tay nhau khi gia đình tan vỡ.
5. Ngôi kể:
- Ngôi thứ nhất
+ Thể hiện một cách sâu sắc những suy nghĩ, tình cảm và tâm trạng của nhân vật
+ Tăng tính chân thực, có sức thuyết phục cao
III. Phân tích:
1. Tình cảm giữa hai anh em Thành - Thủy:
-Yêu thương, quan tâm
- Gắn bó máu thịt.
- Chân thành, sâu nặng.
2. Cuộc chia tay:
a. Cuộc chia búp bê:
-Run bần bật, tuyệt vọng, khóc, bờ mi sưng mọng : Buồn khổ, đau xót, bất lực
- Hai anh em nhường nhau đồ chơi.
- Tru tréo, giận dữ à dịu lại, vui vẻ :Thái độ quan tâm rất tự nhiên, ngây thơ nhưng giàu lòng vị tha.
*Sự chia tay là vô lí, không nên có
b. Cuộc chia tay của Thuỷ với lớp học:
-Cắn chặt môi, đăm đăm nhìn, bật khóc: Xúc động, cố khắc ghi lại
- Thủy chia tay với lớp học trong niềm xót thương, đồng cảm của thầy, bạn.
- Miêu tả nội tâm (kinh ngạc) đối lập ngoại cảnh ( bình thường).
àThành cảm nhận sự bất hạnh, cô đơn giữa cuộc đời.
c.Cuộc chia tay của 2anh em:
- Thủy như người....tàu lá.
- Tôi khóc nấc lên, đứng chôn chân xuống đất
àCuộc chia tay đầy nước mắt gợi sự thương cảm, xót xa.
IV. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Xây dựng tình huống tâm lí.
-Chọn ngôi kể thứ nhất để thể hiện tâm trạng nhân vật 1 cách chân thực, sinh động.
-Lời kể tự nhiên, xúc động.
2. Nội dung:
Hãy giữ gìn, bảo vệ tổ ấm gia đình.
IV. Củng cố: (3’)
- Đọc ghi nhớ SGK.
- Đọc phần đọc thêm “Trách nhiệm của bố mẹ”.
? Cho biết thông điệp nào được gửi gắm qua câu chuyện?
V. Dặn dò: (1’)
- Học bài. Đọc lại truyện, kể tóm tắt.
- Chuẩn bị: “ Bố cục trong văn bản” và “ Mạch lạc trong VB” ( Theo nội dung câu hỏi SGK yêu cầu.)
*Rút kinh nghiệm:……………………………………………………………………………..........................
Tiết 7 Tập làm văn Soạn:25.08.20112
Giảng:30.08.2012
BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:
- Hiểu tầm quan trọng và yêu cầu của bố cục trong văn bản; trên cơ sở đó, có ý thức xây dựng bố cục khi tạo lập văn bản.
- Bước đầu xây dựng được những bố cục rành mạch hợp lí cho các bài làm.
- Trao đổi, tranh luận, giải quyết vấn đề, trình bày...
- Có ý thức vận dụng kiến thức về bố cục trong việc đọc – hiểu văn bản, xây dựng bố cục khi tạo lập văn bản.
*HSKT: Nắm được bố cụccủa VB là gì, việc xd bố cục có tác dụng gì?
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:: Bảng phụ, tham khảo SGV, SGK.
2. Học sinh: Soạn theo câu hỏi tìm hiểu ngữ liệu ở SGK.
C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
I. Ổn định tổ chức: (1’)
II. Kiểm tra bài cũ:(5’)
? Thế nào là liên kết trong văn bản?
? Có những phương tiện liên kết nào? Làm bài tập 5/19.
III. Bài mới:
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Ghi bảng
*HĐ1: Khởi động (1’)
Một trong các bước làm bài TLV là Lập dàn bài .Đó chính là hình thức để thể hiện bố cục. Thế nhưng trong quá trình làm văn rất nhiều HS không quan tâm đến bố cục. Tiết học này sẽ cho ta thấy rõ tầm quan trọng của bố cục trong văn bản.
*HĐ2: Tìm hiểu bố cục và những yêu cầu về bố cục trong văn bản: (10’)
*Bước 1: Tìm hiểu bố cục của văn bản
? Em muốn viết 1 lá đơn gia nhập Đội TNTP. Hãy cho biết trong lá đơn ấy em phải ghi nội dung gì? Nội dung lá đơn ấy có cần được sắp xếp theo một trình tự không? Vì sao? ( Cần, vì nó đảm bảo tính hệ thống,rành mạch, người đọc dễ tiếp thu.)
*Chốt:Văn bản không được viết tuỳ tiện mà phải sắp xếp theo trật tự trước sau một cách hợp lí, chặt chẽ rõ ràng.Trật tự ấy gọi là bố cục
? Vậy em hiểu bố cục của văn bản là gì?
*Bước 2: Tìm hiểu những yêu cầu về bố cục trong văn bản:
- Yêu cầu đọc hai ví dụ SGK /29.
- Yêu cầu HS thảo luận (5’)
? Hai câu chuyện trên đã có bố cục chưa? Cách kể chuyện như trên bất hợp lý ở chỗ nào? Theo em nên sắp xếp lại bố cục của chúng ra sao?
- Dẫn dắt HS trình bày, nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, kết luận (bảng phụ).
+ Mẩu chuyện 1: Chưa có bố cục.
Đ1: sắp xếp lộn xộn. Đ2: ý chồng lên ý đoạn 1.
ND không thống nhất, chưa có sự phân biệt rạch ròi giữa các ý.
+ Mẩu chuyện 2: Đã có bố cục
Đ1: Khoe mà chưa khoe được Đ2: đã khoe được. Nhưng truyện không tập trung vào phê phán nhân vật chính à Tính răn dạy không cao; tiếng cười (yếu tố gây cười) không bật mạnh ra được
èsắp xếp không giúp cho người viết (người nói) đạt mục đích giao tiếp
? Bố cục của văn bản cần có yêu cầu gì về ND và HT?
*HĐ3: Tìm hiểu các phần trong bố cục văn bản. (7’)
*KT ? Nêu bố cục và nhiệm vụ mỗi phần của VB tự sự, miêu tả?
? Cần phân biệt rõ ràng nhiệm vụ của mỗi phần không? Vì sao?
- Yêu cầu trao đổi 2’ trả lời câu hỏi 3.c,d SGK.
- Dẫn dắt HS trả lời.
- GV chốt: Mở bài giới thiệu để người đọc đi vào đề tài dễ dàng tự nhiên. Kết bài nhắc lại, phát biểu cảm nghĩ chung, tạo ấn tượng đẹp, gợi mở cho người đọc cái dư âm của văn bản.
? VB thường có bố cục mấy phần?
*Lưu ý HS: Không nên hiểu lầm bố cục 3 phần là dạng bố cục duy nhất của văn bản .VD văn bản Cổng trường mở ra bố cục theo diễn biến tâm trạng của người mẹ. Cuộc chia tay của những con búp bê bố cục 3 phần rõ ràng.
- Yêu cầu đọc ghi nhớ/30. *KT
- Khái quát lại ND bài học.
*HĐ 4: Luyện tập.(19’)
BT 1: Tìm ví dụ trong thực tế để chứng minh tính thuyết phục hiệu quả của của bố cục văn bản?
BT 2:
- Yêu cầu đọc BT 2 và thực hiện độc lập: Ghi lại bố cục “ Cuộc chia tay của những con búp bê” ? *KT
? Có thể kể theo một bố cục khác được không?
+ Được, miễn sao rành mạch và hợp lý.
BT 3:
- Yêu cầu HS trao đổi 2’.
? Xác định bố cục của một văn bản đã cho.
*Gợi ý:
- Để bố cục rành mạch thì:
+ Nêu lời chào mừng HN
+ giới thiệu về mình.
+ Nêu từng kinh nghiệm hoc tập( tập trung nghe giảng, làm bài tập, học bài cũ, nghiên cứu tài liệu...)
+ Nhờ thế, việc học phát triển như thế nào?
+ Nguyện vọng muốn nghe ý kiến trao đổi, góp ý.
+ Chúc ĐH thành công.
- Theo dõi và ghi đề.
-Trao đổi và tr/bày
- Trả lời.
- Đọc VD.
- Thảo luận 5’
- T/b, n/xét,...
- Theo dõi.
- Nêu các yêu cầu.
- T/b bố cục và nêu n/vụ.
- Nêu ý kiến.
- Trao đổi.
- Trả lời.
- Theo dõi.
- Trả lời.
- Theo dõi.
- Đọc g/nhớ.
- T/d và nắm kt.
- Tìm ví dụ.
- Đọc và thực hiện yêu cầu.
- Trao đổi.
- Trả lời.
- Theo dõi và ghi.
I. Bài học:
1. Bố cục của văn bản:
- Văn bản không thể viết tuỳ tiện mà phải có bố cục.
- Bố cục là sự bố trí sắp xếp, các phần, các đoạn theo một trình tự rành mạch, hợp lý.
2. Yêu cầu về bố cục trong văn bản:
- Nội dung phải thống nhất. Có sự phân biệt rạch ròi giữa các ý.
- Trình tự sắp xếp phải giúp cho người viết (người nói) dễ dàng đạt được mục đích giao tiếp.
3. Các phần của văn bản:
Văn bản thường có bố cục 3 phần.
* Ghi nhớ: (SGK)
IV. Luyện tập:
BT 1:
- Lời kêu gọi...(Bác Hồ)
- Diễn văn khai trường ( Hiệu trưởng ).
- Bài văn của những bạn giỏi.
BT 2:
BT 3:
Chưa thật rành mạch,hợp lý (1),(2), (3) chỉ kể lại việc học tốt chứ chưa trình bày kinh nghiệm. Điểm (4) lại nói về thành tích.
IV. Củng cố:(1’)
- Vì sao khi xây dựng VB, cần phải quan tâm đến bố cục?
V. Dặn dò: (1’)
- Học ghi nhớ; xem lại các bài tập
- Xác định bố cục của một văn bản tự chọn, nêu nhận xét về bố cục của văn bản đó.
*Rút kinh nghiệm:……………………………………………………………………………...........................
Tiết 8 Tập làm văn Soạn: 27.08. 2012
Giảng: 30.08.2012
MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:
- Có những hiểu biết bước đầu về mạch lạc trong VB và sự cần thiết phải làm cho VB có mạch lạc.
- Vận dụng kiến thức về mạch lạc trong VB vào đọc – hiểu VB và thực tiễn tạo lập văn bản nói, viết.
- Trao đổi, tranh luận, giải quyết vấn đề, trình bày...
- Có ý thức nói, viết mạch lạc.
*HSKT: Biết được thế nào là tính mạch lạc trong VB.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: SGK, SGV, thiết kế bài giảng.
2. Học sinh: Đọc phần ghi nhớ và trả lời các câu hỏi phần ngữ liệu.
C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:(1’)
II. Kiểm tra bài cũ:(5’)
- Vì sao khi xây dựng văn bản cần phải quan tâm đến bố cục? Bố cục văn bản là gì?
- Nêu cụ thể các phần trong bố cục văn bản?
III. Bài mới:
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Ghi bảng
*HĐ1: Khởi động (1’) GV dẫn vào bài: Nói đến bố cục là nói đến sự sắp đặt, sự phân chia. Nhưng văn bản lại không thể không liên kết. Vậy làm thế nào để các phần,các đoạn của một văn bản vẫn được phân cắt rành mạch mà lại không mất đi sự liên kết? Bài học Mạch lạc trong văn bản sẽ giúp em các thao tác, kinh nghiệm đó.
*HĐ2:Tìm hiểu mạch lạc và những yêu cầu về mạch lạc trong VB (20’)
*Bước 1: Tìm hiểu tính mạch lạc
- Cho đọc mục 1/a/31.
- Giảng giải: Mạch lạc trong Đông y vốn có nghĩa là gì? (Mạch máu trong cơ thể)
? Vậy khái niệm “mạch lạc” trong văn bản có được dùng theo nghĩa đen trên không?
? Tuy nhiên nội dung của khái niệm“mạch lạc” trong văn bản có xa rời với nghĩa đen của từ “mạch lạc” không?
? Mạch lạc trong VB có những tính chất gì?
?Nhắc lại một văn bản lớp 6 và nêu bố cục một văn bản tự sự đó?
+“CRTC”, “Thánh Gióng”, “SN Cà Mau”...
? Vậy em hiểu mạch lạc trong văn bản là gì?
*Kết luận: Các ý, các phần trong văn bản thống nhất, hướng về một chủ đề chung.
*Bước 2: Tìm hiểu các điều kiện để văn bản có tính mạch lạc.
? Mình nghĩ ra ý nào, viết ra là có một văn bản mạch lạc, đúng không? Tại sao? (Không, vì văn bản chưa được sắp xếp, ko có bố cục.)
- Cho HS đọc mục 2.a/31.
*KT ? Các sự việc trong văn bản“Cuộc chia...búp bê” xoay quanh sự việc chính nào? Những nhân vật chính nào?
? Sự chia tay và những con búp bê đóng vai trò gì? Thành Thuỷ dống vai trò gì?
? Theo em sự lặp đi lặp lại một số từ ngữ có tác dụng gì?
(Các phần, đoạn cùng nói về một đề tài)
? Hãy cho biết các đoạn trong văn bản được nối với nhau theo mối liên hệ nào? Có hợp lí ko ?
? Qua đó, em thấy để tạo tính mạch lạc trong văn bản cần có những điều kiện nào?
*Chốt ý và giảng: Mạch văn chỉ có thể được thể hiện dần dần, nó được t/giả dẫn dắt theo 1 con đường sao cho không bị đứt đoạn.
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK. *KT
- GV khái quát lại ND bài học.
*HĐ3: Luyện tập:(16’)
BT 1: Yêu cầu HS thảo luận (5’)
+ N 1-3: bài tập 1a
+ N 4-5: bài tập 1b
+ N 6-8: bài tập 1c
- Dẫn dắt HS trình bày, nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, kết luận.
BT 2: HDHS làm ở nhà
-Ý chủ đạo: cuộc chia tay của hai đứa trẻ và hai con búp bê.
-Việc thuật lại quá tỉ mỉ nguyên nhân….thì ý chủ đạo bị phân tán, không giữ được sự thống nhất và do đó làm mất đi sự mạch lạc của câu chuyện.
- Theo dõi và ghi đề.
- Đọc n/liệu.
- Theo dõi.
- Suy nghĩ và trả lời.
- Suy nghĩ và trả lời.
- Nêu t/chất.
- Nhắc lại.
- T/bày hiểu biết.
- Theo dõi.
- Trả lời.
- Xác định và trả lời.
- Suy nghĩ và trả lời.
- T/bày tác dụng.
- Nêu các điều kiện.
-Nghe
- Đọc g/nhớ.
- Theo dõi và nắm k/thức.
- Làm việc theo nhóm 5’
- T/b, n/xét, bổ sung.
- Theo dõi và ghi.
- Nghe, thực hiện ở nhà.
I. Bài học:
1. Mạch lạc trong văn bản:
- Là sự tiếp nối các câu,các ý theo một trình tự hợp lý.
2. Các điều kiện để có một văn bản mạch lạc:
- Các phần, đoạn cùng nói về một đề tài, biểu hiện một chủ đề chung xuyên suốt.
- Các phần được tiếp nối với nhau theo một trình tự rõ ràng, hợp lý.
*Ghi nhớ: (SGK/32)
II. Luyện tập:
BT 1:
a. “Mẹ tôi”:
Mạch văn: Lí do nhận thư, Bố nhắc lại sự hỗn láo của con với mẹ, t/cảm của mẹ dành cho con, cảnh tỉnh sự nhận thức của con về mẹ khi đã trưởng thành,thái độ và lời khuyên nhủ con.
b. “Lão nông và các con”:
Chủ đề: Lao động là vàng
+ Mở bài: hai dòng đầu
+ Thân bài: 14 dòng giữa
+ Kết bài: 4 dòng cuối
c. “Ngày mùa”:
*Ý chủ đạo xuyên suốt: Sự trù phú, đầm ấm của làng quê vào ngày mùa.
(M/tả từ K/quát à cụ thể à K/quát)
IV. Củng cố:(1’)
- Thế nào là mạch lạc trong văn bản?
- Nêu các điều kiện để tạo tính mạch lạc trong văn bản?
V. Dặn dò: (1’)
- Học thuộc ghi nhớ, làm BT 2-SGK’
-Tự tìm hiểu tính mạch lạc trong 1 VB đã học.
- Soạn : “Những câu hát về tình cảm gia đình”, “Những câu hát về t/yêu q/hương, đất nước...”
*Đọc văn bản (bài 1 và 4) trả lời câu hỏi đọc hiểu SGK
*Rút kinh nghiệm:……………………………………………………………………………...
File đính kèm:
- ngu van 7 tuan 2.doc