Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 2 - Trường THCS Thạnh Đông

1.Mục tiêu :

1.1. Kiến thức: Giúp HS:

- Hoạt động 1:

 + Học sinh biết : một số nt chính về tc giả, tc phẩm.

 + Học sinh hiểu: nghĩa của một số từ khĩ.

- Hoạt động 2:

+ Học sinh biết: Tình cảm anh em ruột thịt thắm thiết, sâu nặng và nỗi đau khổ của những đứa trẻ không may rơi vào hoàn cảnh bố mẹ li dị.

+ Học sinh hiểu: Đặc sắc nghệ thuật của văn bản.

- Tích hợp giáo dục môi trường.

1.2. Kĩ năng:

- Học sinh thực hiện được: Đọc – hiểu văn bản truyện, đọc diễn cảm lời đối thoại phù hợp với tâm trạng của các nhân vật.

 

doc16 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1129 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 2 - Trường THCS Thạnh Đông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 2 Tiết :5 ND:26/8/2013 CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ. (Khánh Hoài.) 1.Mục tiêu : 1.1. Kiến thức: Giúp HS: - Hoạt động 1: + Học sinh biết : một số nét chính về tác giả, tác phẩm. + Học sinh hiểu: nghĩa của một số từ khĩ. - Hoạt động 2: + Học sinh biết: Tình cảm anh em ruột thịt thắm thiết, sâu nặng và nỗi đau khổ của những đứa trẻ không may rơi vào hoàn cảnh bố mẹ li dị. + Học sinh hiểu: Đặc sắc nghệ thuật của văn bản. - Tích hợp giáo dục môi trường. 1.2. Kĩ năng: - Học sinh thực hiện được: Đọc – hiểu văn bản truyện, đọc diễn cảm lời đối thoại phù hợp với tâm trạng của các nhân vật. - Học sinh thực hiện thành thạo: Kể và tóm tắt truyện. 1.3. Thái độ: - Thĩi quen: Giáo dục lòng nhân hậu, vị tha, trong sáng cho HS. + Liên hệ giáo dục môi trường gia đình và sự ảnh hưởng đến trẻ em. - Tính cách: Giáo dục kĩ năng sống: Kĩ năng tự nhận thức và xác định được giá trị của lòng nhân ái, tình thương và trách nhiệm cá nhân với hạnh phúc gia đình; Kĩ năng giao tiếp: trình bày suy nghĩ của bản thân về cách ứng xử thể hiện tình cảm của các nhân vật. 2.Nội dung học tập: - Tình cảm anh em ruột thịt thắm thiết, sâu nặng. 3.Chuẩn bị : GV: Những câu chuyện có nội dung tương tự. HS: Đọc văn bản, tìm hiểu ý nghĩa truyện. 4..Tổ chức các hoạt động học tập : 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: KT sĩ số: 4. 2.Kiểm tra miệng: àCâu hỏi kiểm tra bài cũ: Nêu nội dung văn bản “Mẹ tôi”. (8đ) Văn bản “ Mẹ tôi” cho chúng ta hiểu và nhớ tình yêu thương kính trọng cha mẹ, là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho những kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó. * Nhận xét, chấm điểm. à Câu hỏi kiểm tra bài mới: Truyện “ Cuộc chia tay của những con búp bê” viết về ai? Về việc gì? Ai là nhân vật chính trong truyện? (2đ) Truyện viết về cuộc chia tay đầy xót xa, cảm động của hai anh em ruột thịt :Thành và Thuỷ. Nhân vật chính là Thành và Thuỷ. 4.3.Tiến trình bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học. Giới thiệu bài: Trong cuộc sống, ngoài việc cho trẻ được sống đầy đủ về vật chất thì cha mẹ còn làm cho con trẻ đầy đủ , hoàn thiện hơn về đời sống tinh thần. Trẻ có thể sống thiếu thốn vật chất nhưng tinh thần thì phải đầy đủ . Đời sống tinh thần đem lại cho trẻ sức mạnh để vượt qua vô vàn khó khăn, gian khổ ở đời . Cho dầu rất hồn nhiên , ngây thơ nhưng trẻ vẫn cảm nhận , vẫn hiểu biết một cách đầy đủ về cuộc sống gia đình mình . Nếu chẳng may rơi vào hoàn cảnh gia đình bất hạnh, các em cũng biết đau đớn , xót xa , nhất là khi chia tay với những người thân yêu để bước qua một cuộc sống khác. Để hiểu rõ những hoàn cảnh éo le, ngang trái của cuộc đời đã tác động đến tuổi thơ của các em như thế nào, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS đọc – hiểu văn bản. GV đọc, hướng dẫn HS đọc, gọi HS đọc. GV nhận xét, sửa sai. GV hướng dẫn HS tóm tắt VB, gọi HS tóm tắt VB. GV nhận xét, sửa sai. Cho biết đôi nét về tác gia û- tác phẩm? GV nhận xét, chốt ý. Lưu ý một số từ ngữ khó SGK. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu VB. Truyện viết về ai? Về việc gì? Ai là nhân vật chính trong truyện? Truyện viết về cuộc chia tay đầy xót xa, cảm động của hai anh em ruột thịt :Thành và Thuỷ. Nhân vật chính là Thành và Thuỷ. Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? Việc lựa chọn ngôi kể này có tác dụng gì? Truyện được kể theo ngôi thứ nhất. Người xưng “Tôi” (Thành) trong truyện là người chứng kiến các sự việc xảy ra cũng là người chịu nỗi đau như em gái của mình. Cách thể hiện ngôi kể này giúp tác giả thể hiện được một cách sâu sắc những suy nghĩ, tình cảm và tâm trạng nhân vật, đồng thời làm tăng tính chân thực của truyện và do vậy sức thuyết phục của truyện cũng cao hơn. Tên truyện có liên quan đến ý nghĩa của truyện không? Những con búp bê vốn là những đồ chơi của tuổi nhỏ, thường gợi lên thế giới trẻ em với sự ngộ nghĩnh trong sáng, ngây thơ, vô tội. Những con búp bê trong truyện cũng như anh em Thành - Thuỷ trong sáng, vô tư, không có tội lỗi gì… thế mà lại phải chia tay nhau. Tên truyện đã gợi ra một tình huống buộc người đọc phải theo dõi và góp phần thể hiện ý nghĩa nội dung của truyện mà tác giả muốn thể hiện. Tích hợp giáo dục môi trường : - Sự đổ vỡ trong cuộc hôn nhân của cha mẹ, của gia đình đã ảnh hưởng đến cuộc sống và tình cảm của trẻ em. Hãy tìm những chi tiết trong truyện để thấy hai anh em Thành - Thuỷ rất mực gần gũi, thương yêu, chia sẻ và quan tâm đến nhau? HS thảo luận nhóm, trình bày. GV nhận xét, chốt ý. - Thuỷ mang kim chỉ ra tận sân vận động vá áo cho anh - Thành giúp em học, chiều nào cũng đón em đi học về. - Thành nhường hết đồ chơi cho em nhưng Thủy thương anh nhưng lại nhường anh con vệ sĩ. Thuỷ dặn anh khi nào áo rách nhớ đưa mình vá. GD KNS:Trình bày suy nghĩ của em về cách ứng xử thể hiện tình cảm giữa Thành và Thủy. GD HS về tình anh em. I. Đọc –Hiểu văn bản 1. Đọc: 2. Chú thích: a. Tác giả, tác phẩm: SGK/26 b.Giải nghĩa từ: II. Tìm hiểu văn bản: 1. Cuộc chia tay của Thuỷ với anh trai: a.Tình cảm của hai anh em Thành – Thuỷ: - Rất mực gần gũi, thương yêu chia sẻ và quan tâm đến nhau. 4.4. Tổng kết: Truyện được kể theo ngôi kể nào? Tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể đó? ˜ Truyện được kể theo ngôi thứ nhất. Người xưng “Tôi” (Thành) trong truyện là người chứng kiến các sự việc xảy ra cũng là người chịu nỗi đau như em gái của mình. Cách thể hiện ngôi kể này giúp tác giả thể hiện được một cách sâu sắc những suy nghĩ, tình cảm và tâm trạng nhân vật, đồng thời làm tăng tính chân thực của truyện và do vậy sức thuyết phục của truyện cũng cao hơn. Tại sao lại có cuộc chia tay của hai anh em? ˜ Vì cha mẹ chúng chia tay nhau. 4.5. Hướng dẫn tự học: à Đối với bài học tiết này: Học bài,tóm tắt lại nội dung chính của văn bản, làm hoàn chỉnh BT 1, 2 trong VBT. à Đối với bài học tiết sau: Soạn bài “Cuộc chia tay của những con búp bê” (tt): Tìm hiểu kĩ: Hai anh em Thành – Thuỷ chia đồ chơi. Cuộc chia tay của Thủy với lớp học. Nghệ thuật; Ý nghĩa truyện. 5. Phụ lục: - Sách giáo viên văn 7.( Nhà xuất bản Giáo dục) - Thiết kế bài giảng Ngữ văn 7 ( Nhà xuất bản Hà Nội) - Học và thực hành theo chuẩn kiến thức kỹ năng Ngữ văn 7 ( Nhà xuất bản GD Việt Nam Tuần: 2 Tiết :6 ND:27/8/2013 CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ.(tt) (Khánh Hoài.) 1.Mục tiêu : 1.1. Kiến thức: Giúp HS: - Hoạt động 2: + Học sinh biết: Tình cảm anh em ruột thịt thắm thiết, sâu nặng và nỗi đau khổ của những đứa trẻ không may rơi vào hoàn cảnh bố mẹ li dị. + Học sinh hiểu: Đặc sắc nghệ thuật của văn bản. - Tích hợp giáo dục môi trường. - Hoạt động 3: + Học sinh hiểu: cách làm bài tập 1.2. Kĩ năng: - Học sinh thực hiện được: Đọc – hiểu văn bản truyện, đọc diễn cảm lời đối thoại phù hợp với tâm trạng của các nhân vật. - Học sinh thực hiện thành thạo: Kể và tóm tắt truyện. 1.3. Thái độ: - Thĩi quen: Giáo dục lòng nhân hậu, vị tha, trong sáng cho HS. + Liên hệ giáo dục môi trường gia đình và sự ảnh hưởng đến trẻ em. - Tính cách: Giáo dục kĩ năng sống: Kĩ năng trình bày suy nghĩ của bản thân về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản. 2.Nội dung học tập: - Nỗi đau khổ của những đứa trẻ không may rơi vào hoàn cảnh bố mẹ li dị. 3.Chuẩn bị : GV: Những câu chuyện có nội dung tương tự. HS: Đọc văn bản, tìm hiểu ý nghĩa truyện. 4..Tổ chức các hoạt động học tập : 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: KT sĩ số: 4. 2.Kiểm tra miệng: àCâu hỏi kiểm tra bài cũ: Hai anh em Thành – Thuỷ đối với nhau như thế nào? Tìm chi tiết thể hiện điều đó? (8đ) Hai anh em Thành – Thuỷ rất mực gần gũi, thương yêu, chia sẻ và quan tâm nhau: Thuỷ vá áo cho anh. Thành giúp em học, đón em đi học về. Thành nhường hết đồ chơi cho em nhưng Thuỷ lại nhường anh con Vệ Sĩ. àCâu hỏi kiểm tra bài mới: Chi tiết nào trong cuộc chia tay của Thuỷ với lớp học làm cô giáo bàng hoàng? (2đ) ˜ Cả lớp sững sờ, cô giáo bàng hoàng khi biết Thuỷ sẽ không đi học nữa. 4.3 Tiến trình bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Giới thiệu bài: Tiết trước , chúng ta đã đi vào tìm hiểu tình cảm giữa hai anh em Thành và Thuỷ, tiết này chúng ta tiếp tục tìm hiểu nội dung tiếp theo: Thành – Thuỷ chia tay nhau. Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản (tt) Lời nói và hành động của Thuỷ như thế nào khi thấy anh chia hai con búp bê vệ sĩ và Em nhỏ ra hai bên? H S trả lời, GV nhận xét, chốt ý. Giận dữ không muốn chia sẻ hai con búp bê “tru tréo lên giận dữ” nhưng lại rất thương Thành, sợ đêm đêm không có con Vệ Sĩ canh giấc ngủ cho anh nên em rất bối rối. Theo em, có cách nào giải quyết được mâu thuẫn ấy? Gia đình Thành - Thuỷ đoàn tụ, hai anh em không phải chia tay nhau. Kết thúc truyện Thuỷ đã lựa chọn cách giải quyết nào? Chi tiết này gợi lên trong em những suy nghĩ, tình cảm gì? HS trình bày. GV nhận xét, chốt ý. Gợi lên trong lòng người đọc lòng thương cảm đối với Thuỷ, một em gái giàu lòng vị tha, giàu tình thương yêu. Chi tiết này khiến người đọc thấy sự chia tay của hai anh em Thuỷ là rất vô lý, là không nên có. Qua đó, em thấy Thuỷ là người thế nào? * Vận dụng kĩ thuật “ Động não”:HS thảo luận đôi (3’). Chi tiết nào trong cuộc chia tay của Thuỷ với lớp học làm cô giáo bàng hoàng? Chi tiết nào khiến em cảm động nhất? Vì sao? Em thấy cuộc chia tay này như thế nào? - HS trình bày và phân loại các ý kiến. Qua các chi tiết, ta thấy nỗi đau của các em bé trong các gia đình tan vỡ thường dẫn đến hậu quả như thế nào? Liên hệ GDHS ý thức cảm thông với nỗi buồn của bạn, của người khác. Em hãy giải thích vì sao khi dắt Thuỷ ra khỏi trường, tâm trạng của Thành lại “kinh ngạc khi thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”? Khi mọi việc đều diễn ra rất bình thường cảnh vật vẫn đẹp tươi, cuộc đời vẫn bình yên… ấy thế mà Thành – Thuỷ lại phải chịu đựng sự mất mát và đổ vỡ quá lớn. Em ngạc nhiên vì trong tâm hồn mình đang nổi dông, nổi bão khi sắp phải chia tay với em gái, cả trời đất như sụp đổ trong tâm hồn em, thế mà bên ngoài mọi người và đất trời vẫn ở trạng thái bình thường. Em cảm thấy thất vọng, bơ vơ, lạc lõng. * GD KNS:Cho HS thảo luận nhóm( 4’):  Bài văn này kết hợp các phương thức biểu đạt nào?  Văn bản sử dụng rất thành công các biện pháp nghệ thuật nào? Em có nhận xét gì về lời đối thoại trong bài? GDHS ý thức vận dụng những biện pháp nghệ thuật phù hợp khi viết bài văn của mình. Qua câu chuyện này, tác giả muốn nhắn gửi đến mọi người điều gì? Tích hợp giáo dục môi trường: ˜ Tổ ấm gia đình vô cùng quí giá, mọi người cố gắng giữ gìn. - Cuộc sống của gia đình ảnh hưởng đến tâm hồn và tình cảm của trẻ em. HS trả lời, GV chốt ý. Gọi HS đọc ghi nhớ SGK. b. Hai anh em Thành-Thuỷ chia nhau đồ chơi: - Thành chia hai con búp bê ra hai bên, Thuỷ rất giận dữ nhưng cũng rất bối rối. - Cuối cùng, Thuỷ để con Em Nhỏ lại bên con Vệ sĩ. . àThuỷ là em bé hồn nhiên trong sáng, giàu lòng vị tha. 2. Cuộc chia tay của Thuỷ với lớp học: - Cả lớp sững sờ, cô giáo bàng hoàng khi biết Thuỷ sẽ không đi học nữa. “Trời ơi, cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa”. à Đầy lưu luyến, xót xa * Nghệ thuật: + Kể chuyện xen miêu tả và biểu cảm. + So sánh, nhân hóa đặc sắc. + Lời đối thoại linh hoạt. * Ý nghĩa: Là câu chuyện của những đứa con nhưng lại gợi cho những người làm cha , mẹ phải suy nghĩ. Trẻ em cần được sống trong mái ấm gia đình. Mỗi người cần phải biết giữ gìn gia đình hạnh phúc. * Ghi nhớ: SGK/27 4.4. Tổng kết: GV treo bảng phụ giới thiệu bài tập : 1.Nỗi bất hạnh của bé Thuỷ trong câu chuyện là gì? ˜ Xa người anh trai thân thiết; xa ngôi trường tuổi thơ; không được tiếp tục đến trường. 2.Thông điệp nào được gửi gắm thông qua câu chuyện? ˜ Hãy để trẻ em được sống trong một mái ấm gia đình. 4.5. Hướng dẫn học tập: à Đối với bài học tiết này: Học bài, làm Bt trong VBT. Đặt nhân vật Thủy vào ngôi thứ nhất để kể tóm tắt câu chuyện. Tìm các chi tiết của truyện thể hiện tình cảm gắn bó của hai anh em Thành và Thủy. à Đối với bài học tiết sau: Soạn bài “Những câu hát về tình cảm gia đình”: Trả lời câu hỏi SGK. Tìm hiểu kĩ về: Nội dung các câu hát về tình cảm gia đình. Nghệ thuật các câu hát về tình cảm gia đình. 5. Phụ lục: - Sách giáo viên văn 7.( Nhà xuất bản Giáo dục) - Thiết kế bài giảng Ngữ văn 7 ( Nhà xuất bản Hà Nội) - Học và thực hành theo chuẩn kiến thức kỹ năng Ngữ văn 7 ( Nhà xuất bản GD Việt Nam) Tuần: 2 Tiết :7 ND: 27/8/2013 BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN 1.Mục tiêu : 1.1. Kiến thức: Giúp HS: - Hoạt động 1: + Học sinh biết: Nắm tác dụng của việc xây dựng bố cục. - Hoạt động 2: + Học sinh hiểu: cách làm bài tập 1.2. Kĩ năng: - Học sinh thực hiện được: Nhận biết, phân tích bố cục trong văn bản. - Học sinh thực hiện thành thạo: Vận dụng kiến thức về bố cục trong việc đọc – hiểu văn bản, xây dựng bố cục cho một văn bản nói ( viết) cụ thể. 1.3. Thái độ: - Thĩi quen: yêu thích mơn học. - Tính cách: Giáo dục tính cẩn thận khi tạo lập văn bản . 2.Nội dung học tập: -Tác dụng của việc xây dựng bố cục 3.Chuẩn bị : GV: Bảng phụ ghi ví dụ ngắn gọn. HS: Tìm hiểu về bố cục và những yêu cầu về bố cục trong văn bản. 4..Tổ chức các hoạt động học tập : 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: KT sĩ số: 4. 2.Kiểm tra miệng: àCâu hỏi kiểm tra bài cũ: Để văn bản có tính liên kết phải bảo đảm điều kiện gì?(8đ) ˜ Để văn bản có tính liên kết, người viết phải làm cho nội dung của các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau, đồng thời phải biết kết nối các câu các đoạn đó bằng những phương tiện ngôn ngữ thích hợp. HS đáp ứng yêu cầu của GV. HS trả lời, GV nhận xét, ghi điểm. àCâu hỏi kiểm tra bài mới: 5Vì sao khi xây dựng văn bản cần phải quan tâm tới bố cục?(2đ) ˜ Giúp các ý được trình bày rõ ràng, giúp người đọc dễ tiếp nhận. 4.3. Tiến trình bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Giới thiệu bài: Trong những năm học trước , các em đã sớm được làm quen với công việc xây dựng dàn bài mà dàn bài lại chính là kết quả , là hình thức thể hiện của bố cục. Vì thế , bố cục trong văn bản không phải là một vấn đề hoàn toàn mới mẻ đối với chúng ta . Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn có rất nhiều HS không quan tâm đến bố cục và rất ngại phải xây dựng bố cục trong lúc làm bài . Vì thế bài học hôm nay sẽ cho ta thấy rõ tầm quan trọng của bố cục trong văn bản, bước đầu giúp ta xây dựng được những bố cục rành mạch, hợp lí cho các bài làm. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu bố cục và những yêu cầu về bố cục của văn bản . Em muốn viết một lá đơn xin gia nhập đội TNTPHCM, những nội dung trong đơn ấy có cần sắp xếp theo một trật tự không? Có thể tuỳ thích muốn ghi nội dung nào trước cũng được không? Nội dung trong đơn phải được sắp xếp theo trật tự trước, sau rành mạch và hợp lí, không thể tuỳ tiện muốn ghi nội dung nào trước cũng được. Sự sắp đặt nội dung các phần trong văn bản theo một trình tự hợp lí gọi là bố cục. Vì sao khi xây dựng văn bản cần phải quan tâm tới bố cục? HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý. Gọi HS đọc hai câu chuyện SGK. Hai câu chuyện đã có bố cục chưa? Chưa có bố cục. Cách kể chuyện như trên bất hợp lí ở chỗ nào? Rất lộn xộn, khó tiếp nhận, nội dung không thống nhất. Nên sắp xếp bố cục hai câu chuyện trên như thế nào? Nên sắp xếp như SGK Ngữ văn 6. GV giảng giải. Nêu những yêu cầu về bố cục trong văn bản văn bản? HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý. Hãy nêu nhiệm vụ của 3 phần Mở bài, Thân bài, Kết bài trong văn bản tự sự và văn bản miêu tả? HS thảo luận nhóm, trình bày GV nhận xét, chốt ý Có cần phân biệt rõ ràng nhiệm vụ của mỗi phần không? Vì sao? Cần phân biệt rõ ràng vì mỗi phần có một nội dung riêng biệt. Mở bài là sự tóm tắt, rút gọn của Thân bài, Kết bài là sự lặp lại một lần nữa của Mở bài, nói như vậy đúng không? Vì sao? Không đúng vì Mở bài chỉ giới thiệu đối tượng và sự việc còn Kết bài là bộc lộ cảm xúc cá nhân về đối tượng và sự việc. Mở bài và Kết bài là những phần không cần thiết đúng không? Vì sao? Không đúng vì: Mở bài giới thiệu đề tài của văn bản giúp người đọc đi vào đề tài dễ dàng, tự nhiên, hứng thú, Kết bài nêu cảm nghĩ , lời hứa hẹn , để lại ấn tượng cho người đọc. Bố cục là gì? Các điều kiện để bố cục được rành mạch và hợp lí? HS trả lời, GV chốt ý. Gọi HS đọc ghi nhớ SGK. GD HS ý thức tạo lập văn bản đảm bảo yêu cầu về bố cục. Hoạt động 2: Luyện tập. Gọi HS tóm tắt yêu cầu bài tập 2, 3 GV hướng dẫn HS làm. HS làm bài tập, trình bày. HS thảo luận 3’ bài 2 . Gọi HS, trình bày, nhận xét. GV nhận xét, chốt ý. Cần lần lượt nêu từng kinh nghiệm về học tập. Sau đó nói rõ nhờ vào kinh nghiệm đó mà kết quả tiến bộ như thế nào? GV hướng dẫn HS làm. HS làm bài tập, trình bày. - GV nhận xét, sửa sai. I. Bố cục và những yêu cầu về bố cục của văn bản: 1. Bố cục của văn bản: - Giúp các ý được trình bày rõ ràng, giúp người đọc dễ tiếp nhận. 2. Những yêu cầu về bố cục trong văn bản : - Nội dung các đoạn thống nhất với nhau. - Trình tự xếp đặt các đoạn hợp lí. 3. Các phần của bố cục: - Văn miêu tả. + MB: Giới thiệu đối tượng. + TB: Miêu tả đối tượng. + KB: Cảm nghĩ về đối tượng - Văn tự sự. + MB: Giới thiệu sự việc. + TB: Diễn biến sự việc. + KB: Cảm nghĩ về sự việc. Ghi nhớ: SGK/30 II. Luyện tập: Bài 2: Bố cục rành mạch hợp lí : - Mẹ bắt hai anh em chia đồ chơi. -Thành đưa em đến lớp chia tay với cô giáo và các bạn. -Hai anh em phải chia tay nhau. - Ba đoạn có nội dung thống nhất trên câu chuyện cuộc chia tay của hai anh em. Bài 3: Bố cục chưa thật rành mạch, hợp lí, phần thân bài mục 1, 2, 3 chỉ kể về việc học tốt, chưa phải là trình bày kinh nghiệm, mục 4 chưa nói về thành tích của các kinh nghiệm học tập. 4.4. Tổng kết: Khái niệm bố cục của văn bản? ˜ Là sự sắp xếp các ý theo một trình tự trong một văn bản . Nêu các phần của bố cục văn bản? ˜ Gồm ba phần: MB, TB, KB. 4.5. Hướng dẫn học tập: à Đối với bài học tiết này: Học bài, học thuộc phần ghi nhớ trong SGK – 30. Làm BT3 trong VBT. - Xác định bố cục của một văn bản tự chọn, nêu nhận xét về bố cục của văn bản đó. à Đối với bài học tiết sau: Soạn bài “Mạch lạc trong văn bản”: Trả lời câu hỏi SGK. Tìm hiểu kĩ về : Mạch lạc và những yêu cầu về mạch lạc trong văn bản. Làm BT phần luyện tập. 5. Phụ lục: - Sách giáo viên văn 7.( Nhà xuất bản Giáo dục) - Thiết kế bài giảng Ngữ văn 7 ( Nhà xuất bản Hà Nội) - Học và thực hành theo chuẩn kiến thức kỹ năng Ngữ văn 7 ( Nhà xuất bản GD Việt Nam) Tuần: 2 Tiết :8 ND:30/8/2013 MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN 1.Mục tiêu : 1.1. Kiến thức: Giúp HS: - Hoạt động 1: + Học sinh biết: Mạch lạc trong văn bản và sự cần thiết của mạch lạc trong văn bản. + Học sinh hiểu: Điều kiện cần thiết để một văn bản có tính mạch lạc. - Hoạt động 2: + Học sinh hiểu: cách làm bài tập. 1.2. Kĩ năng: - Học sinh thực hiện được: Rèn kĩ năng nói, viết mạch lạc. 1.3. Thái độ: - Thĩi quen: yêu thích mơn học. - Tính cách: Giáo dục ý thức tự giác học tập, rèn cách viết văn cho HS. 2.Trọng tâm: Mạch lạc trong văn bản và sự cần thiết của mạch lạc trong văn bản. 3.Chuẩn bị : GV: Đoạn văn có tính mạch lạc cao. HS: Tìm hiểu về tính mạch lạc và những yêu cầu về mạch lạc trong văn bản.. 4..Tiến trình : 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: KT sĩ số: 4. 2.Kiểm tra miệng: àCâu hỏi kiểm tra bài cũ: Bố cục là gì? Các điều kiện để bố cục được rành mạch và hợp lí? (8đ) ˜Bố cục là sự bố trí, sắp xếp các phần, các đoạn theo một trình tự, một hệ thống rành mạch và hợp lí. * Các điều kiện để bố cục được rành mạch và hợp lí: - Nội dung các phần, các đoạn trong văn bản phải thống nhất chặt chẽ với nhau; đồng thời giữa chúng phải có sự phân biệt rạch ròi. - Trình tự xếp đặt các phần, các đoạn phải giúp cho người viết( người nói) dễ dàng đạt được mục đích giao tiếp đã đặt ra. GV nhận xét, ghi điểm. àCâu hỏi kiểm tra bài mới: Hôm nay chúng ta học bài gì? Em đã chuẩn bị những gì cho tiết học này? (2đ) ˜ Học sinh nêu phần chuẩn bị của mình. GV nhận xét, ghi điểm. 4.3.Tiến trình bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Giới thiệu bài mới: Ở lớp 6 các em đã được giới thiệu về 6 kiểu văn bản với những phương pháp biểu đạt tương ứng. Ta thấy dù là kiểu văn bản nào nó cũng đòi hỏi phải có một bố cục chặt chẽ, rành mạch và hợp lí. Ngoài bố cục ra, thì văn bản cũng cần phải mạch lạc để người đọc, người nghe thấy dễ hiểu và hứng thú. Tiết học hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu mạch lạc trong văn bản . Hoạt động 1: Mạch lạc và những yêu cầu về mạch lạc trong văn bản. Gọi HS đọc phần 1.a SGK/31 Hãy xác định mạch lạc trong văn bản có những tính chất gì? HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý. Mạch lạc là sự tiếp nối của các câu các ý theo một trình tự hợp lí đúng hay sai? Vì sao? Đúng vì các câu, các ý thống nhất xoay quanh một ý chung. Gọi HS đọc phần 2.a SGK/31 Hãy cho biết toàn bộ sự việc trong văn bản xoay quanh sự việc chính nào? “Sự Chia tay” Và “những con búp bê” đóng vai trò gì trong truyện? Hai anh em Thành– Thuỷ có vai trò gì trong truyện? Cuộc chia tay giữa Thành và Thuỷ. Sự chia tay và những con búp bê là sự kiện chính . Thành – Thuỷ là nhân vật chính. Các từ ngữ: chia tay, chia đồ chơi… có phải là chủ đề liên kết các sự việc nêu trên thành một thể thống nhất không? Đó có thể là mạch lạc trong văn bản không? Các sự việc liên kết xoay quanh một chủ đề thống nhất à Mạch lạc trong văn bản . Gọi HS đọc phần 2.c SGK/32 Các đoạn trong văn bản VB được nối với nhau theo liên hệ nào? Mối liên hệ có tự nhiên hợp lí không? Mối liên hệ thời gian à Hợp lí. Thế nào là một VB mạch lạc? HS trả lời, GV chốt ý

File đính kèm:

  • docTUAN 2.doc
Giáo án liên quan