A.Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
- Hiểu được tấm lòng trân trọng, niềm tự hào sâu sắc và ý thức trách nhiệm của Hoàng Đức Lương đối với việc bảo tồn di sản thơ ca quí báu của dân tộc.
- Thấy được đặc điểm của thể tựa, nắm được cách lập luận chặt chẽ giàu tính biểu cảm của bài tựa trên.
- Có thái độ trân trọng yêu quí giữ gìn di sản văn hóa dân tộc.
B. Tài liệu và phương tiện
- Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 tập II - NXB Giáo Dục.
- Văn bản chữ Hán bài “Tựa Trích diễm thi tập” trong “Cơ sở Ngữ Văn Hán Nôm” tập III – NXB Giáo Dục.
- Học sinh sưu tầm và đọc các phần Lời nói đầu, lời bạt, lời giới thiệu, lời
7 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1393 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 21 - Tiết 62: Văn học Tựa “Trích diễm thi tập”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21
Tiết 62
Văn học
Tựa “Trích diễm thi tập”
( Trích)
Hoàng Đức Lương (? - ?)
A.Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
Hiểu được tấm lòng trân trọng, niềm tự hào sâu sắc và ý thức trách nhiệm của Hoàng Đức Lương đối với việc bảo tồn di sản thơ ca quí báu của dân tộc.
Thấy được đặc điểm của thể tựa, nắm được cách lập luận chặt chẽ giàu tính biểu cảm của bài tựa trên.
Có thái độ trân trọng yêu quí giữ gìn di sản văn hóa dân tộc.
B. Tài liệu và phương tiện
Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 tập II - NXB Giáo Dục.
Văn bản chữ Hán bài “Tựa Trích diễm thi tập” trong “Cơ sở Ngữ Văn Hán Nôm” tập III – NXB Giáo Dục.
Học sinh sưu tầm và đọc các phần Lời nói đầu, lời bạt, lời giới thiệu, lời tựa…của một số tác phẩm văn học hiện đại.
C.Tiến trình tổ chức dạy học tác phẩm:
C.1. Vào bài
Trong chương trình Ngữ văn từ bậc Trung học cơ sở đến Trung học phổ thông, các em đã được học rất nhiều tác phẩm văn học trung đại. Đó đếu là các tác phẩm tiêu biểu cho mỗi thời kì lịch sử xã hội của nước ta, và xứng đáng là những di sản văn hóa tinh thần quí báu. Để đến được với các em trong thời đại này, mỗi tác phẩm văn học trung đại đó đều phải trải qua một cuộc hành trình vô cùng gian nan vất vả. Đó là cuộc hành trình sưu tầm và bảo tồn di sản văn hóa dân tộc kéo dài suốt nhiều thế kỉ, được sự góp sức góp lòng của biết bao nhân sĩ, văn nhân trong cả nước. Tiến sĩ Hoàng Đức Lương là một trong những trí thức thời Lê ở thế kỉ XV đã có nhiều đóng góp to lớn cho công cuộc bảo tồn nền văn học nước nhà đó. Một trong những thành quả tiêu biểu của ông là Trích diễm thi tập. Tập thơ không chỉ công phu có chất lượng cao mà còn có một bài tựa đặt ở đầu sách do chính Hoàng Đức Lương viết, bài tựa được đánh giá là một trong những bài tựa hay của nền văn học trung đại Việt Nam.
C.2. Tiến trình dạy học tác phẩm:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung bài học
HĐ1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.
- Câu hỏi 1: Hãy trình bày những hiểu biết của em về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Hoàng Đức Lương?
- Về tài thơ của Hoàng Đức Lương, có thể ví dụ bằng bài thơ Thôn cư:
Tang ám tàm chính miên,
Thiềm đê yếm sơ nhũ.
Lực quyện hà sừ quy,
Trú vĩnh cưu thanh ngọ.
(Tằm ngủ dưới lá dâu mát
Dưới mái hiên, én đang mớm con.
Sức mỏi thì vác bừa về nghỉ,
Chim cu gáy lúc đứng bóng)
- Câu hỏi 2: Hãy trình bày hiểu biết của em về Trích diễm thi tập?
+ Hoàn cảnh ra đời?
+ Nội dung ?
+ Giá trị ?
- Câu hỏi 3: Nêu cách hiểu về thể tựa, so sánh thể tựa với lời nói đầu trong một số cuốn sách hiện nay?
+ Xuất xứ ?
+ Đặc điểm ?
+ Thời gian ra đời ?
+ Giống và khác gì với lời nói đầu ?
- Cho học sinh xem nguyên bản bằng chữ Hán của bài tựa.
- Câu hỏi 4 : Bài tựa Trích diễm thi tập được chia làm mấy phần ? Nội dung chính của từng phần ?
+ Em có nhận xét gì về bố cục bài tựa? (Có phù hợp với đặc điểm của thể tựa không? Có phù hợp với kiểu văn nghị luận không?)
HĐ2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của bài tựa.
Phần 1:
- Đọc tác phẩm và giải thích từ khó: đọc và giải thích từ khó của từng phần, kết hợp với việc tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của phần đó.
- Giáo viên chỉ giải thích các từ khó học sinh không tự giải thích được hoặc không hiểu ý giải thích của SGK.
- Câu hỏi 5: Theo tác giả, có những nguyên nhân nào khiến sáng tác thơ văn của người xưa không được lưu truyền đầy đủ cho đời sau?
+ Đâu là nguyên nhân chủ quan? (4 nguyên nhân)
+ Đâu là nguyên nhân khách quan? (2 nguyên nhân)
- Câu hỏi 6: Căn cứ vào những hiểu biết riêng của mình, em hãy đưa ra những lí do khác khiến thơ văn bị thất lạc không được lưu truyền?
+ Về tác giả: là tăng lữ trí thức Nho học, quí tộc, sáng tác để thù tạc tiêu khiển, giãi bày, không muốn phổ biến rộng rãi, không mong thơ văn được lưu truyền, thậm chí có tác giả trước khi mất còn đốt bỏ bản thảo thơ.
+ Chữ viết: chữ Hán nên số lượng người biết đọc ít, khó khăn trong việc sao chép lưu giữ (trong khi văn học dân gian với hình thức truyền miệng lại có sưc sống rất lâu bền)
+ Không có phương tiện lưu giữ tốt.
+ Chính sách đồng hóa, hủy diệt văn hóa tàn khốc của giặc Minh ( Giáo viên đọc cho học sinh nghe một đoạn dẫn chứng trích trong Đại cương lịch sử Việt Nam)
- Câu hỏi 7: Từ những nguyên nhân đó, em có nhận xét gì về thực trạng tình hình di sản thơ ca Việt Nam thời Hoàng Đức Lương ?
- Câu hỏi 8: Tâm trạng của Hoàng Đức Lương trước thực trạng ấy? Qua tâm trạng đó em hiểu gì về nhân cách tâm hồn tác giả?
- Câu hỏi 9: Nhận xét về nghệ thuật lập luận của tác giả?
+ Tác giả đã dùng các biện pháp lập luận nào?
+ Kết cấu lập luận theo lối nào?
+ Tác giả đã dùng những hình ảnh nào, kiểu câu nào?
Phần 2:
- Câu hỏi 10: Hoàng Đức Lương đã làm gì để sưu tầm biên soạn thơ văn của người xưa ?
- Câu hỏi 11: Em có cảm nghĩ gì về công việc sưu tầm và biên soạn sách của Hoàng Đức Lương?
+ Ông đã gặp những khó khăn gì?
+ Thái độ làm việc của ông như thế nào?
- Câu hỏi 12: Trong quá trình sưu tầm và biên soạn sách, thái độ và tâm trạng của tác giả như thế nào? Em hãy tìm những từ ngữ thể hiện thái độ tâm trạng đó?
- Câu hỏi 13: Qua toàn bộ tác phẩm em thấy Hoàng Đức Lương là người như thế nào?
- Câu hỏi 14: Trước Trích diễm thi tập tự đã có ý kiến nào nói về văn học dân tộc?
+ Nguyễn Trãi trong Đại cáo bình Ngô.
- Câu hỏi 15: Em hãy tổng kết về nội dung, chủ đề chính của tác phẩm vừa học?
- Học sinh đọc phần tiểu dẫn trong SGK.
- Dựa vào SGK và phần chuẩn bị ở nhà để trả lời câu hỏi
- Có thể thảo luận theo nhóm
- Học sinh thảo luận theo nhóm, so sánh và đưa ra định nghĩa về thể tựa.
- Học sinh thảo luận theo nhóm, căn cứ vào tác phẩm để chia bố cục
- Đưa ra nhận xét cá nhân
- Học sinh phải đọc trước bài tựa ở nhà sau đó tự giải thích các từ khó căn cứ theo các chú thích chân trang.
- Học sinh thảo luận theo nhóm, nêu ra và phân tích những nguyên nhân chủ quan, khách quan.
- Học sinh hoạt động độc lập và đưa ra câu trả lời của mình.
- Học sinh sưu tầm dẫn chứng và bổ sung hiểu biết của mình về tình hình thơ văn thời kì này.
- Hoạt động độc lập, đưa ra nhận xét cá nhân về nghệ thuật lập luận độc đáo của tác giả.
- Hoạt động theo nhóm, đưa ra các việc làm của tác giả.
- Học sinh làm việc độc lập, phát biểu cảm nghĩ cá nhân.
- Hoạt động độc lập, dựa vào văn bản để trả lời.
- Làm việc theo nhóm, mỗi học sinh đưa ra những nhận xét riêng của mình.
I.Giới thiệu chung
1. Tác giả
- Hoàng Đức Lương (? - ?) quê ở làng Cửu Cao, huyện Văn Giang nay thuộc Hưng Yên, sau chuyển đến cư trú tại làng Ngọ Kiều, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
- Năm Mậu Tuất, niên hiệu Hồng Đức thứ 9 (1478) ông đỗ tiến sĩ và làm quan đến chức Tham nghị, Tả thị lang Bộ Hộ đời Lê Thánh Tông. Ông đã từng được cử đi sứ Trung Quốc vào năm 1488.
- Hoàng Đức Lương nổi danh là một trí thức uyên bác học cao hiểu rộng. Ông vừa là một nhà nghiên cứu, sưu tập, phê bình, vừa là một nhà thơ với những thi phẩm đẹp, sở trường về thơ tứ tuyệt, nhất là ngũ ngôn tứ tuyệt.
2. Tác phẩm
a) Trích diễm thi tập
- Hoàn cảnh ra đời: sau khi nước ta chiến thắng giặc Minh, Hoàng Đức Lương bắt tay vào tìm kiếm, lưu chép và biên soạn lại những bài thơ hay của các tác giả từ thời Trần đến thời Lê, tập hợp lại thành Trích diễm thi tập (tuyển tập những bài thơ hay). Bộ sách được ông biên soạn xong vào năm Hồng Đức thứ 28 (1497).
- Trích diễm thi tập vốn có 15 quyển nay chỉ còn 6 quyển, chia làm hai phần. Phần chính gồm thơ của các tác giả từ thời Trần đến đầu thời Lê, phần phụ lục là thơ ca của chính Hoàng Đức Lương.
- Đây là một trong những công trình quí báu có giá trị cao trong việc bảo tồn và giữ gìn di sản văn hóa tinh thần của dân tộc.
b) Thể tựa và bài tựa trong Trích diễm thi tập
- Thể tựa: vốn có nguồn gốc từ Trung Hoa. Thoạt đầu bài tựa được đặt ở cuối tác phẩm, từ thời Đường trở đi, bài tựa được đặt ở đầu tác phẩm. Đặc điểm của bài tựa là để nói rõ lí do, phương pháp làm sách và quá trình hoàn thành tác phẩm. Do đó, bài tựa được viết sau khi tác phẩm hoàn thành, có thể do chính tác giả viết hay do người khác được tác giả mời viết. Bài tựa thường thiên về văn nghị luận, kết hợp với chất trữ tình tự sự. Thời xưa, khi phê bình văn học chưa phát triển thì các bài tựa thường thực hiện chức năng phê bình này.
- Bài tựa Trích diễm thi tập:
+ Thời gian ra đời: 1497
+ Bố cục: 3 phần
Phần 1: Động cơ sưu tầm biên soạn sách (từ đầu đến đáng thương xót lắm sao).
Phần 2: Quá trình sưu tầm biên soạn ( Tôi không tự lượng sức mình…chê trách người xưa vậy).
Phần 3: Lạc khoản (niên hiệu, thông tin về tác giả).
II. Tìm hiểu nội dung tác phẩm
1. Động cơ sưu tầm biên soạn sách
• Đọc và giải thích từ khó
- Đọc phần 1
- Từ khó:
+ văn hiến: có một nền văn hóa và có nhiều người tài (đề cao giá trị văn hóa tinh thần)
a) Nguyên nhân và thực trạng
a.1) Những nguyên nhân khiến thơ văn bị thất lạc và không được lưu truyền
- Những nguyên nhân chủ quan:
1, Chỉ thi nhân mới thấy được cái hay cái đẹp của thơ ca.
2, Người có học thì bận việc quan hay việc thi cử không rỗi thì giờ quan tâm đến thơ văn.
3, Người yêu thích sưu tầm thơ văn thì tài lực kém cỏi, không có trình độ, tính kiên trì, ngại công việc nặng nề nên đều bỏ dở.
4, Chính sách in ấn của nhà nước còn nhiều hạn chế, chỉ khắc in kinh Phật, không khuyến khích in ấn thơ văn.
- Những nguyên nhân khách quan:
1, Thời gian lâu dài hủy hoại sách vở.
2, Chiến tranh, hỏa hoạn thiêu hủy thơ văn.
a.2) Thực trạng tình hình di sản thơ ca
- Thơ văn Lí Trần bị thất lạc nhiều, một nước văn hiến mà không có một quyển sách nào làm căn bản để đời sau khảo cứu, người làm thơ phải học ở thơ văn đời Đường.
b) Tâm trạng của tác giả trước thực trạng đó
- Đau xót ( thường cầm sách than thở)
- Lòng tự hào dân tộc bị tổn thương.
c) Nghệ thuật lập luận của đoạn văn:
- Nghệ thuật tổ chức luận điểm: đưa thực trạng thi ca dân tộc lên trước, đưa lí do biên soạn sách xuống cuối phần một để đảm bảo tính khách quan.
- Lập luận bằng phương pháp liên tưởng so sánh ( Thơ văn như khoái chá, gấm vóc, là sắc đẹp ngoài sắc đẹp, vị ngon ngoài vị ngon)
- Dùng lối lập luận qui nạp chặt chẽ sắc sảo.
- Hình ảnh và câu hỏi tu từ, câu cảm thán làm tăng tính biểu cảm – trữ tình khiến người đọc dễ cảm thông, thuyết phục:
+ tan nát trôi chìm, tờ giấy mỏng manh, rách nát tan tành…
+ Huống chi…thì còn giữ mãi thế nào được?; Than ôi!…chẳng lẽ không…chẳng đáng thương xót lắm sao!
=> Tiểu kết: Trên đây chính là những động cơ thôi thúc Hoàng Đức Lương biên soạn sách, xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của thực tế thời đại và lòng tự tôn dân tộc, trách nhiệm của một trí thưc yêu nước với nền văn học nước nhà.
2. Quá trình sưu tầm và biên soạn sách
• Đọc và giải thích từ khó
Đọc phần 2
Từ khó
a) Quá trình sưu tầm và biên soạn sách
- Thu thập, sưu tầm : tìm quanh hỏi khắp…
- Tuyển chọn, sắp xếp, đặt tên: thu lượm thêm, chọn lấy bài hay, chia xếp theo từng loại, được 6 quyển, đặt tên là “Trích diễm thi tập”…
- Đưa thêm thơ của mình vào: mạn phép phụ thêm những bài vụng về do tôi viết…
=> Tiểu kết: Quá trình sưu tầm và biên soạn sách của Hoàng Đức Lương diễn ra rất công phu và vất vả, gặp nhiều khó khăn do sách cũ không còn bao nhiêu nhưng ông vẫn làm việc hết sức chăm chỉ, tận tâm, nghiêm túc.
b) Tâm trạng thái độ của Hoàng Đức Lương khi sưu tầm biên soạn sách
- Trân trọng đề cao di sản thơ văn dân tộc.
- Thái độ giản dị, khiêm nhường khi đánh giá về công việc và thơ văn của mình: tài hèn sức mọn, mạn phép phụ thêm, những bài vụng về do tôi viết…
=> Tiểu kết: Hoàng Đức Lương là người có tấm lòng yêu nước, tự hào dân tộc, có trách nhiệm với việc giữ gìn di sản văn hóa dân tộc cho đời sau. Tuy học vấn uyên thâm, công lao to lớn nhưng ông vẫn khiêm nhường, giản dị. Đó là một trí thức có nhân cách cao đẹp.
c) Nghệ thuật của đoạn văn
- Nghệ thuật sử dụng từ ngữ có ý khiêm tốn tạo ra một giọng văn giản dị khiêm nhường.
- Nghệ thuật thuyết minh: giới thiệu về nội dung và bố cục của tác phẩm.
3. Lạc khoản
- Thời gian: niên hiệu Hồng Đức năm thứ hai mươi tám, mùa xuân.
- Họ tên, quê quán, bằng cấp, tên hiệu, chức danh: Hoàng Đức Lương người Gia Lâm, đỗ tiến sĩ Hoa lang, chức tham nghị.
III. Tổng kết
Bằng một nghệ thuật lập luận chặt chẽ kết hợp với lời lẽ thiết tha giàu tính biểu cảm, bài tựa của Trích diễm thi tập đã thể hiện niềm tự hào, sự trân trọng và ý thức bảo tồn di sản văn hóa dân tộc sâu sắc của tác giả Hoàng Đức Lương. Qua đó lớp hậu sinh chúng ta cũng rút ra bài học quí báu về công cuộc bảo tồn gìn giữ di sản văn hóa tinh thần của dân tộc, thêm yêu quí nền văn học nước nhà.
File đính kèm:
- trichdiemthitap.doc