Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 29 năm 2013

A, Mục tiêu bài học: Giúp học sinh :

1, Kiến thức

- Sơ giản về tác giả Phạm Duy Tốn

- Tìm hiểu bố cục và trình tự kể chuyện trong văn bản

- Thấy được tình cảnh dân phu và tình trạng khúc đê trước cơn lũ.

 2, Kĩ năng

- Kể tóm tắt, tìm hiểu nghệ thuật tăng cấp, tình huống truyện.

3, Thái độ

- Học sinh bày tỏ thái độ trước những bất công trong xã hội

B, Chuẩn bị

- Giáo viên : Bài soạn

- Học sinh : Chuẩn bị bài theo hướng dẫn trong sách giáo khoa.

 

doc16 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1171 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 29 năm 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 5 / 3 / 2013 Ngày dạy : 7A : 8 / 3 / 2013 7B: 12 / 3 / 2013 Tiết 105 SỐNG CHẾT MẶC BAY (Phạm Duy Tốn) A, Mục tiêu bài học: Giúp học sinh : 1, Kiến thức - Sơ giản về tác giả Phạm Duy Tốn - Tìm hiểu bố cục và trình tự kể chuyện trong văn bản - Thấy được tình cảnh dân phu và tình trạng khúc đê trước cơn lũ. 2, Kĩ năng - Kể tóm tắt, tìm hiểu nghệ thuật tăng cấp, tình huống truyện. 3, Thái độ - Học sinh bày tỏ thái độ trước những bất công trong xã hội B, Chuẩn bị - Giáo viên : Bài soạn - Học sinh : Chuẩn bị bài theo hướng dẫn trong sách giáo khoa. C. Kĩ năng sống - Tự nhận thức, tư duy, giao tiếp, sáng tạo, vận dụng, xác định vấn đề... D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học 1- Ổn định tổ chức (1’)7A;…………………………………7B;……………………. 2- Kiểm tra bài cũ(5’) Kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà 3- Bài mới * Hoạt động 1:Giới thiệu bài * Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu chung - Mục tiêu: Sơ giản về tác giả Phạm Duy Tốn, đọc và tóm tắt văn bản - Phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại, gợi mở - Thời gian: 20p Hoạt động của thầy và trò Nội dung Học sinh theo dõi phần chú thích * (79) - Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Phạm Duy Tốn? GV bổ sung thông tin về truyện ngắn VNHĐ Truyện ngắn hiện đại viết bằng văn xuôi, thiên về kể người thật, việc thật khắc họa hình tượng hay sự việc diễn ra trong đời sống con người, xã hội - Theo em truyện ngắn “ Sống chết mặc bay” có vị trí ntn trong nền văn học hiện đại Việt Nam? - Giáo viên nêu yêu cầu đọc, đọc mầu từ đầu -> hỏng mất. -Gọi 2 học sinh lần lượt đọc hết văn bản. Giáo viên nhận xét kết quả đọc bài của học sinh . -Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu một số từ khó theo phần chú thích SGK (79) - Truyện kể về sự việc gì? Nhân vật chính của sự kiện ấy là ai? -Vỡ đê. -Nhân vật chính là quan phụ mẫu. - Sự kiện và nhân vật ấy được tổ chức trong một cốt truyện như thế nào? Em hãy tóm tắt lại nội dung truyện? -Cốt truyện : gồm có 3 phần chính: +Cảnh đê sắp vỡ. +Cảnh trên đê và cảnh trong đình trước khi đê vỡ. +Cảnh đê vỡ. -Truyện kể về dân phu chống lũ lụt trong hoàn cảnh vô cùng cấp bách và vất vả , mệt nhọc. Trong khi đó bọn quan lại giữ trọng trách hộ đê chỉ lo ăn chơi cờ bạc không chú ý gì tới việc đê sắp vỡ. Đê vỡ bao của cải và tính mạng của nhân dân bị đe dọa, bị nhấn chìm , tình cảnh thật là thảm sầu . Nhưng quan vẫn điềm nhiên đánh bài và vui sướng hả hê vì mình thắng ván bài to. - Văn bản có bố cục mấy phần? Phần nào là phần chính? Vì sao? -Phần kể, ta cảnh trên đê và cảnh trong đình trước khi đê vỡ là phần chính vì dung lượng dài nhất văn bản, làn nổi bật nhân vật quan phụ mẫu. I,Tìm hiểu chung 1,Tác giả: 1883-1924 - Quê ở Hà Tây nay thuộc Hà Nội - Là một trong số ít người đầu tiên có thành công về truyện ngắn hiện đại 2, Tác phẩm - Là truyện ngắn tiêu biểu của Việt Nam trong những năm đầu của thế kỉ XX. - Bố cục: 3 phần * Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản - Mục tiêu: Tình trạng khúc đê và cảnh khốn khổ của nhân dân hộ đê. - Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, gợi mở. -Thời gian: 15p -Học sinh theo dõi lại phần đầu văn bản. - Em hiểu đê là gì? - Cảnh nhân dân hộ đê chống lũ lụt được miêu tả ở đâu? - Trong hoàn cảnh thời gian và không gian nào? -Địa điểm: Khúc sông làng X phủ X…núng thế, …thẩm lậu. -Thời gian: Gần một giờ đêm. -Không gian: Trời mưa tầm tã, nước sông Nhị Hà lên to. - Em hiểu “ núng thế” là gì? “ thẩm lậu” là gì? - Các chi tiết trên gợi cảnh tượng như thế nào? -Đêm tối, mưa to không ngớt, nước sông dâng nhanh có nguy cơ làm vỡ đê-> tạo tình huống có vấn đề( đê sắp vỡ) để thắt nút truyện tạo sự hấp dẫn cho những sự việc được kể tiếp theo. - Cảnh nhân dân hộ đê được miêu tả trong đoạn văn nào? -Học sinh đọc từ “ dân phu hàng trăm nghìn con người…-> Khúc đê này hỏng mất” - Cảnh hộ đê được ghi lại bằng những chi tiết hình ảnh và âm thanh điển hình nào? -Hình ảnh: Kẻ thì thuổng…lướt thướt như chuột lột. -Âm thanh:Trông đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau… -Ngôn ngữ miêu tả có gì đặc sắc? -Nhiều từ láy tượng hình ( bì bõm, lướt thướt, xao xác, tầm tã, cuồn cuộn) -Kết hợp ngôn ngữ biểu cảm ( than ôi, lo thay, nguy thay) - Tác giả còn sử dụng nghệ thuật gì trong đoạn văn này? -Liệt kê, đối lập, tăng tiến (tăng cấp) - Với ngôn ngữ biểu cảm, sử dụng nhiều từ láy tượng hình và biện pháp tu từ liệt kê đối tác giả đã làm nổi bật được cảnh nhân dân hộ đê chống lụt và tình trạng khúc đê như thế nào? - Tên sông được nói cụ thể nhưng tên làng tên phủ được ghi bằng kí hiệu(X). Điều đó thể hiện dụng ý gì của tác giả? -Tác giả muốn bạn đọc hiểu câu chuyện này không chỉ xảy ra ở một nơi mà có thể là phổ biến ở nhiều nơi nước ta. II. Tìm hiểu văn bản 1. Cảnh nhân dân hộ đê và tình trạng khúc đê - Hối hả, chen chúc, vất vả, mệt nhọc có phần hoảng loạn, bất lực trước thiên nhiên. - Khúc đê ở tình trạng khẩn cấp có nguy cơ vỡ bất cứ lúc nào. 4, Củng cố: Giáo viên giảng: Đặt trong nội dung truyện “ Sống chết mặc bay” đoạn văn miêu tả quang cảnh hộ đê trước khi đê vỡ có vai trò dựng lại cảnh nhân dân chống chọi với nước để cứu đê, tạo điểm thắt nút cho câu chuyện , đồng thời chuẩn bị cho sự xuất hiện cảnh tượng trái ngược khác diễn ra ở trong đình… 5, Hướng dẫn về nhà: - Đọc kỹ lại toàn bộ văn bản bài. Soạn tiếp cảnh “quan hộ đê”. Tự rút kinh nghiệm giờ dạy ………………………………………………………………………………………………………………………… Ngày soạn: 7/ 3 / 2013 Ngày dạy : 7A : 11 / 3 / 2013 7B: 14 / 3 / 2013 Tiết 106 SỐNG CHẾT MẶC BAY – Tiếp theo (Phạm Duy Tốn) A, Mục tiêu bài học: Giúp học sinh : 1, Kiến thức - Nắm được bức tranh hiện thực về cảnh ăn chơi hưởng lạc của kẻ cầm quyền - quan có trách nhiệm hộ đê. - Nắm được nghệ thuật tương phản trong đoạn truyện và giá trị của nó. 2, Kĩ năng - Tiếp tục rèn kĩ năng phân tích truyện, nghệ thuật tăng cấp, đối lập. 3, Thái độ - Học sinh có thái độ đồng cảm với sự lên án gay gắt kín đáo của tác giả dối với những kẻ cầm quyền thờ ơ, vô trách nhiệm trước tính mạng của nhân dân. B, Chuẩn bị - Giáo viên : Bài soạn - Học sinh : Chuẩn bị bài theo hướng dẫn trong sách giáo khoa. C. Kĩ năng sống - Tự nhận thức, tư duy, giao tiếp, sáng tạo, vận dụng, xác định vấn đề... D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học 1- Ổn định tổ chức (1’)7A;…………………………………7B;……………………. 2- Kiểm tra bài cũ(5’) -Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Phạm Duy Tốn. Kể tóm tắt nội dung truyện “ Sống chết mặc bay” -Cảnh nhân dân hộ đê được miêu tả như thế nào? Tại sao tác giả lại chỉ nói “ khúc đê làng X phủ X” mà không viết hắn khúc đê đó ở đâu? 3- Bài mới * Hoạt động 1:Giới thiệu bài * Hoạt động 2: HDHS tiếp tục tìm hiểu văn bản - Mục tiêu: Cảnh tượng trong đình và cuộc đánh bạc say sưa cuả quan hộ đê. Nghệ thuật đối lập, tăng tiến. Thái độ sống chết mặc bay của quan hộ đê. - Phương pháp: Gợi tìm, giảng bình, vấn đáp, đối chiếu, so sánh - Thời gian: 30p Hoạt động của thầy và trò Nội dung -Học sinh theo dõi SGK. - Tìm những chi tiết miêu tả cảnh tượng trong đình? đèn sáng trưng, nha lại, lính tráng đi lại rộn ràng quan phụ mẫu -uy nghi chễm chệ ngồi, tay trái tựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra, để cho tên người nhà quỳ ở dưới đất mà gãi....điếu đóm -Bát yến hấp đường phèn , tráp đồi mồi, trong ngăn bạc đầy những trầuvàng… - Tác giả miêu tả ntn về cảnh tượng trong đình? Miêu tả chi tiết tỉ mỉ - Cách miêu tả đó có dụng ý gì? Làm nổi bật cảnh tượng trong đình - Đó là một cảnh tượng như thế nào? - Trong cảnh tượng đó hình ảnh nào hiện lên nổi bật nhất? h/ả quan phụ mẫu - Những chi tiết nào đã được dùng để miêu tả chân dung quan phụ mẫu? Ngồi uy nghi chễm chện là ntn? quan ở trong đình luôn có người hầu kẻ hạ túc trực hai bên - Các chi tiết đó tạo hình ảnh một tên quan phụ mẫu như thế nào? - Trong lúc ấy thì cảnh tượng ngoài đê được miêu tả ntn? -Mưa gió ầm ầm , dân phu rối rít…trăm họ đang vất vả lấm láp, gội gió tắm mưa, như đàn sâu lũ kiến trên đê. - So với cảnh tượng trong đình có điều gì đáng chú ý? Đối lập - Hình ảnh quan phụ mẫu nhàn nhã trái ngược với cảnh ngoài đê Điều ấy có ý nghĩa gì? ->làm rõ sự trái ngược của hai không gian(trong đình và ngoài đê) càng làm nổi bật tính cách của quan phủ và tình cảnh thảm sầu của nhân dân, góp phần làm rõ ý nghĩa phê phán của truyện. Giáo viên : Theo dõi tiếp đoạn văn kể chuyện quan phủ đánh tổ tôm, và cho biết: - Quan phủ có những cử chỉ và lời nói nào? -Lời nói: Tiếng thầy đề hỏi : “ bẩm bốc” tiếng quan lớn truyền “ ừ”. -Có người khẽ nói: “bẩm! dễ có khi đê vỡ”Ngài cau mặt gắt rằng “ mặc kệ”. - Trong khi miêu tả và kể chuyện này, tác giả sử dụng nghệ thuật gì? tác giả có những lời bình luận và biểu cảm nào? -Nghệ thuật tương phản. Các lời bình luận: -Này này đê vỡ mặc đê…nhiều đường thú vị. -Than ôi…cứ như đồng bào huyết mạch. - Những lời bình luận ấy kết hợp với nghệ thuật tương phản đã làm rõ được điều gì? -Tính cách bất nhân của quan phủ. -Gián tiếp phản ánh tình cảnh thê thảm của nhân dân. -Bộc lộ thái độ mỉa mai phê phán của tác giả. - Theo dõi đoạn văn kể chuyện đê vỡ và cho biết: - Hình thức ngôn ngữ và nghệ thuật nổi bật ở đoạn văn là gì? -Ngôn ngữ đối thoại. Nghệ thuật tương phản đối lập. - Những câu đối thoại nào thể hiện rõ tính cách của quan phụ mẫu? -Đê vỡ rồi! đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày. -Giục thầy đề “ thầy bốc chưa”? -ù ! thông tôm , chi chi nẩy!... điếu mày! Giáo viên giảng bổ sung: giữa lúc quan vui sướng vì ù ván bài to thì khắp mọi nơi…lúa má ngập hết. Kẻ sống không có chỗ ở…kể sao cho xiết. - Cách dùng ngôn ngữ đối thoại kết hợp với miêu tả, biểu cảm và hình ảnh tương phản ở đây có tác dụng gì? -Khắc họa tính cách tàn nhẫn, vô lương tâm của quan phụ mẫu -Tố cáo bọn quan lại có quyền lực thờ ơ vô trách nhiệm với tính mạng con người. - Nghệ thuật chính được tác giả sử dụng trong đoạn văn kể chuyện về quan phủ đi hộ đê là nghệ thuật gì? -Nghệ thuật đối lập, tương phản. - Cùng với nghệ thuật ấy trong khi kể chuyện tác giả còn kết hợp yếu tố kể với những yếu tố nào? -Kể+ tả+ biểu cảm. - Qua đó đoạn văn đã làm rõ được tính cách, thái độ của quan phụ mẫu được giao trọng trách hộ đê như thế nào? Thái độ sống chết mặc bay - Em hiểu nhan đề của tác phẩm như thế nào Sự tàn nhẫn bất nhân bất nghĩa của tên quan có trọng trách lo cho dân như cha mẹ. Giống như chs mẹ bỏ mặc lũ con khốn khổ còn mình thì hưởng lạc sung sướng - Đồng thời thể hiện được tình cảm gì của tác giả? -Tình cảm xót thương, đồng cảm với nhân dân của tác giả. Giáo viên khái quát về nghệ thuật, về giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm giúp học sinh hình thành ghi nhớ. -Gọi 2 học sinh đọc ghi nhớ( SGK_83) II. Tìm hiểu văn bản 2. Cảnh trong đình và quan hộ đê a. Cảnh trong đình - Nhàn nhã, sung túc, hưởng lạc. b. Hình ảnh quan phụ mẫu - Béo tốt, hách dịch. - Bất nhân. -Tàn nhẫn,thờ ơ, vô trách nhiệm với công việc, với tính mạng con người. *Ghi nhớ: SGK(83) * Hoạt động 3: HDHS luyện tập - Mục tiêu: Nhận diện các hình thức ngon ngữ được sử dụng trong văn bản và giá trị của nó. - Phương pháp: Thực hành - Thời gian: 5p Học sinh đọc yêu cầu của bài tập. - Truyện “ sống chết mặc bay” sử dụng các hình thức ngôn ngữ nào? III,Luyện tập 1,Các hình thức ngôn ngữ được sử dụng trong tuyện “ sống chết mặc bay”: -Ngôn ngữ đối thoại . -Ngôn ngữ độc thoại. -Ngôn ngữ kể kết hợp với tả và biểu cảm. 4, Củng cố:Gv khái quát bài học - Nêu giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm? -Giá trị hiện thực: Phản ánh cuộc sống ăn chơi hưởng lạc vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền và cuộc sống cơ cực thê thảm của người dân trong xã hội cũ. -Giá trị nhân đạo: Lên án kẻ cầm quyền thờ ơ vô trách nhiệm với cuộc sống của dân thường. Cảm thương thân phận người dân bị rẻ rúng. 5, Hướng dẫn về nhà: -Học thuộc ghi nhớ. -Đọc trước bài “ Cách làm bài văn lập luận giải thích” Tự rút kinh nghiệm giờ dạy: ………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………. Ngày soạn: 10 / 3 / 2013 Ngày dạy : 7A : 13 / 3 / 2013 7B: 16/ 3 / 2013 Tiết 107 CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN GIẢI THÍCH A, Mục tiêu bài học: 1, Kiến thức: Nắm được các bước làm một bài văn lập luận giải thích. 2, Kĩ năng: Tiếp tục rèn kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, phát triển dàn ý thành bài văn, đoạn văn. 3,Thái độ: Học sinh có ý thức tìm hiểu, giải thích các vấn đề của cuộc sống của văn học. B, Chuẩn bị - Giáo viên: Bài soạn, ví dụ mẫu - Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK. C. Kĩ năng sống - Tự nhận thức, tư duy, giao tiếp, sáng tạo, vận dụng, xác định vấn đề... D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học 1- Ổn định tổ chức (1’)7A;…………………………………7B;……………………. 2- Kiểm tra bài cũ(5’) - Khi nào thì xuất hiện nhu cầu giải thích? Giải thích trong văn nghị luận là gì? Người ta thường giả thích bằng những cách nào? 3- Bài mới * Hoạt động 1:Giới thiệu bài * Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu bài học -Mục tiêu: Các bước làm bài văn nghị luận giải thích.Tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn giải thích. - Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, minh hoạ,phân tích,nêu và giải quyết vấn đề. -Thời gian: 25p Hoạt động của thầy và trò Nội dung -Giáo viên chép đề lên bảng-> yêu cầu học sinh đọc lại đề. -Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề, tìm ý thông qua các câu hỏi sau: Đề bài đặt ra yêu cầu gì? -Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày …một sàng khôn”. - Người làm bài có cần giải thích : Tại sao đi một ngày đàng học một sàng khôn không? vì sao? -Có. Vì cần để người đọc hiểu hết nghĩa hiện có( nghĩa đen” và nghĩa hàm ẩn “ nghĩa bóng” của câu tục ngữ. - Làm thế nào để hiểu được ý nghĩa đầy đủ, chính xác của câu tục ngữ? -Hỏi người hiểu biết hơn, đọc sách báo, tra từ điểm, tự mình suy nghĩ thấu đáo thêm. - Từ những ý tìm hiểu trên em rút ra kết luận gì về tìm hiểu đề, tìm ý cho một bài văn lập luận giải thích? Bài văn LLGT gồm có mấy phần?Phần mở bài cần giới thiệu được những gì? -Học sinh đọc các đoạn văn phần mở bài( SGK_85) - Các đoạn văn mở bài này có mấy phần? đó là những phần nào? -Trong phần thân bài người viết cần đặt ra và trả lời những câu hỏi nào? -Học sinh đọc các đoạn văn phần thân bài.( SGK-85,86) - Các đoạn văn phần thân bài liên kết với phần mở bài thông qua từ ngữ nào? - Ngoài ra các đoạn văn phần thân bài phải có mối quan hệ như thế nào với phần mở bài? vì sao? -Các đoạn văn phần thân bài phải phù hợp với phần mở bài. Vì bài văn là một thể thống nhất. -Học sinh đọc đoạn văn kết bài trong SGK. - Phần kết bài cần khái quát được những gì? -Từ đó em hãy rút ra dàn ý chung của một bài nghị luận giải thích? -Giáo viên tổ chức cho học sinh viết bài theo nhóm: +Nhóm1:Viết mở bài. +nhóm 2,3: Viết thân bài. +Nhóm 4: Viết kết bài. -Đại diện từng nhóm trả lời, giáo viên nhận xét bổ sung. - Sau khi viết bài xong em cần đọc lại bài để làm gì? - Làm bài văn nghị luận giải thích cần phải thực hiện qua những bước nào? Em hãy nêu dàn bài của bài nghị luận giải thích? - Lời văn trong bài nghị luận giải thích phải như thế nào? -2 học sinh đọc ghi nhớ. *Đề bài: Nhân dân ta có câu tục ngữ: “ Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó. 1,Tìm hiểu đề, tìm ý Tìm vần đề cần giải thích, xác định luận điểm và sắp xếp ý. 2, Lập dàn ý của bài nghị luận giải thích *Mở bài - Dẫn đắt vấn đề. -Nêu vấn đề cần giải thích. *Phần thân bài Cần trả lời câu hỏi + Đi như thế nào. + Học được những gì? *Kết bài +Khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề được giải thích. +Rút ra bài học cho bản thân. 3,Viết bài 4 ,Đọc lại bài và sửa lỗi *Ghi nhớ: SGK(86) * Hoạt động 3. HDHS luyện tập - Mục tiêu:HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa học. - Phương pháp: Thực hành -Thời gian: 10p Giáo viên ghi đề bài. -Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề. - Để viết được bài văn giải thích về vấn đề này em cần đặt ra và trả lời những câu hỏi như thế nào? -Học sinh thảo luận trả lời. -Giáo viên nhận xét bổ sung. II, Luyện tập *Đề bài: Giải thích câu tục ngữ “ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” Dàn ý: -Tốt gỗ là gì? -Tốt nước sơn là gì? -Vì sao tốt gỗ hơn tốt nước sơn? - Làm thế nào tốt gỗ và tốt cả nước sơn 4, Củng cố: -Học sinh đọc lại ghi nhớ. 5, Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc ghi nhớ. Lập dàn ý các đề bài trong phần luyện tập. Tự rút kinh nghiệm giờ dạy ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. Ngày soạn:12 / 3 / 2013 Ngày dạy : 7A : 15 / 3 / 2013 7B: 16 / 3 / 2013 Tiết 108 LUYỆN TẬP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH A, Mục tiêu bài học: Giúp học sinh : 1,Kiến thức: Củng cố cách làm bài văn lập luận giải thích. -Biết vận dụng những kiến thức đã học vào làm một bài văn giải thích cho một nhận định, một ý kiến, một vấn đề quen thuộc đối với đời sống của các em. 2,Kĩ năng: Tiếp tục hình thành và rèn kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý,viết văn nghị luận giải thích. 3,Thái độ: Học sinh có ý thức vận dụng kiến thức để làm bài, nộp bài đầy đủ. B,Chuẩn bị -Giáo viên : Bảng phụ. -Học sinh : Lập dàn ý đề bài trong SGK. C, GD- KNS: Tự lập, khẳng định, tự tin... D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học 1- Ổn định tổ chức: : 7A: …………………7B: ……………… 2, Kiểm tra bài cũ: - Trình bày cách làm bài văn lập luận giải thích? * Hoạt động 1:Giới thiệu bài * Hoạt động 2: HDHS luyện tập -Mục tiêu: Thực hiện các bước tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong một đề văn giải thích. - Phương pháp: Gợi mở, thực hành -Thời gian: 35p Hoạt động của thầy và trò Nội dung - Em hãy nêu lại các bước làm bài văn nghị luận giải thích? -Học sinh đọc đề bài - Em hãy xác định dạng đề và nội dung cần giải thích của đề bài trên? - Phần mở bài gồm mấy nội dung? Em dự định dẫn dắt vào vấn đề nghị luận như thế nào? - Trong nội dung của vấn đề cần giải thích em thấy có những từ ngữ nào cần giải thích? *Giải thích ý nghĩa của câu nói: -Đèn là gì? -Sách là ngọn đèn sáng bất diệt nghĩa là thế nào? - Để giải thích chân lý ấy cần dựa vào những cơ sở chân lý nào? -Học sinh thảo luận -> phát biểu ý kiến. -Giáo viên nhân xét, bổ sung. -Không thể nói mọi cuốn sách đều là nguồn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Nhưng những cuốn sách có giá trị thì đúng là như thế. Bởi vì: Nêu thêm ví dụ Văn bản “ thầy thuốc giỏ cốt nhất ở tấm lòng” không chỉ ghi lại kinh nghiệm chữa bệnh của Tuệ Tĩnh mà còn nói lên y đức của người để mọi thế hệ sau này học tập. - Cần đọc sách để làm gì? nên đọc sách như thế nào? - Phần kết bài của bài văn giải thích cần nêu được những gì? -Khái quát lại giá trị , tầm quan trong của sách -Học sinh dựa vào dàn bài trên để viết bài văn: +Nhóm 1: Viết phần mở bài. +Nhóm 2: Viết phần giải thích ý nghĩa của câu nói. +Nhóm 3: Viết phần giải thích cơ sở chân lý của câu nói. +Nhóm 4:Viết phần kết bài. Đại diện từng nhóm trình bày-> giáo viên nhận xét, bổ sung. *Đề bài: Một nhà văn có nói “ Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”. Hãy giải thích nội dung câu nói đó! 1,Tìm hiểu đề, tìm ý -Dạng đề: Giải thích một ý kiến. -Nội dung: Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuuệ con người. 2, Dàn bài a, Mở bài -Dẫn dắt vấn đề: Chúng ta ngày nay biết được những thành tựu nổi bật của nền văn minh nhân loại là nhờ có sách. -Nêu vấn đề cần giải thích: Chính vì vậy một nhà văn nói: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người” b,Thân bài: - Đèn là vật cháy chiếu sáng, trong đêm tối đèn soi rõ mọi vật xung quanh. - Sách là ngọn đèn được thắp lên từ trí tuệ con người ,soi đường đưa con người ra khỏi chốn tối tăm của sự không hiểu biết *Giải thích cơ sở chân lý của câu nói: +Những cuốn sách có giá trị ghi lại những hiểu biết quí giá nhất mà con người đúc rút được trong sản xuất, trong chiến đấu, trong các quan hệ xã hội . +Những hiểu biết được sách ghi lại không chỉ có ích cho một thời mà có ích cho mọi thời đại. Nhờ có sách ánh sáng của trí tuệ sẽ được truyền lại cho đời sau. + Trong thực tế có nhiều người từng khẳng định “ sách là người bạn tốt của con người”, “ sách nuôi dưỡng tâm hồn con người”. *Giải thích sự vận dụng chân lý trong câu nói” sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ con người”: -Cần phải chăm đọc sách để hiểu biết nhiều hơn và sống tốt hơn. -Cần phải chọn sách tốt, sách hay để đọc. Không đọc sách có nội dung không lành mạnh, sách có nội dung xấu. -Cần tiếp nhận ánh sáng trí tuệ chứa đựng trong sách, học hiểu nội dung sách và làm theo sách. c, Kết bài Sách là nguồn sáng được thắp lên từ trí tuệ con người , soi sángcho con người không chỉ trong quá khứ, hiện tại mà còn sáng mãi trong tương lai. 3,Viết bài văn 4, Củng cố: -Gọi học sinh đọc lại ghi nhớ về cách làm bài văn lập luận giải thích SGK(50) 5, Hướng dẫn về nhà: - Chuẩn bị tốt cho viết bài tập làm văn số 6. Tự rút kinh nghiệm ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… Ngày soạn:12 / 3 / 2013 Ngày dạy : 7A : 15 / 3 / 2013 7B: 19 / 3 / 2013 Tiết 109 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 (VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 Ở NHÀ) A, Mục tiêu bài học: Giúp học sinh : 1, Kiến thức: Nhận ra những thiếu sót cần sửa chữa trong bài viết số 5 - Củng cố kiến thức cho học sinh ở dạng bài nghị luận chứng minh. 2, Kĩ năng: Rèn kĩ năng sửa lỗi cho học sinh . 3, Thái độ: Học sinh có ý thức vươn lên trong học tập. B, Chuẩn bị - Giáo viên: Tập bài đã chấm điểm và phân loại. C, GD- KNS: Tự nhận thức, đảm nhận trách nhiệm D, Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học 1- Ổn định tổ chức: : 7A: …………………….7B: …………………….… 2, Kiểm tra bài cũ: 3, Bài mới * Hoạt động 1:Giới thiệu bài * Hoạt động 2: Nhận xét chung - Mục tiêu: Nhận ra được các ưu khuyết điểm trong bài làm. - Phương pháp: Trình bày, giải thích - Thời gian: 10p GV nhận xét chung Giáo viên nhận xét về từng bài kiểm tra. I. Nhận xét chung *Ưu điểm: Bước đầu đã nắm được phương pháp làm văn chứng minh. - Biết lựa chọn dẫn chứng phù hợp với luận điểm cần chứng minh. - Đa số bài viết đều đảm bảo bố cục 3 phần. *Nhược điểm: Cách lập luận còn yếu. - Dẫn chứng còn đơn điệu, chưa toàn diện, còn nặng về liệt kê chưa biết phân tích, nhận xét về dẫn chứng nêu ra. - Lời văn chưa mạch lạc. - Sự liên kết giữa các phần các ý còn lỏng lẻo, thiếu chặt chẽ. * Hoạt động 3: HDHS xây dựng lại dàn bài - Mục tiêu: Xác định đúng yêu cầu của đề bài, xây dựng dàn bài. - Phương pháp: Trình bày, giải thích - Thời gian: 15p Gv yêu cầu hs xác định yêu cầu của đề, tìm các luận điểm cần chứng minh Yêu cầu của đề: +Thể loại: Nghị luận chứng minh. +Luận điểm cần chứng minh: Gv gợi ý để hs xây dựng dàn bài - Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: gần mực thì đen, gần đèn thì rạng; Lấy ví dụ chứng minh về các hiện tượng mà ta gặp trong cuộc sống - Bày tỏ ý kiến của mình về câu tục ngữ và ý kiến của bạn về trường hợp gần mực không đen, gần đèn không rạng. - Lấy ví dụ chứng minh cho ý kiến của mình -Khái quát lại những điều đã chứng minh. II. Xây dựng dàn bài a, Mở bài:Câu tục ngữ là một nhận định, một lời khuyên đúng đắn giúp con người hoàn thiện mình. b,Thân bài - Mực đen chỉ các hiện tượng xấu, môi trường xấu mà con người dễ bị ảnh hưởng; đèn rạng chỉ môi trường tốt hiện tượng tốt đáng để ta học tập. - Dẫn chứng: Gần những kẻ chơi bời lêu lổng, đua đòi ăn diện cũng học đòi theo. Hs mà theo chúng bạn đánh điện tử, bi a cũng có khi trở thành nghiện ngập sinh trộm cắp. Gần người ngay thẳng, chăm chỉ cũng theo đó mà học tập nên tiến bộ hơn... c,Kết bài Câu tục ngữ như một lời khuyên một bài học nhắc nhở con người phải chọn bạn mà chơi, học tập điều tốt đẹp tránh xa cái xấu * Hoạt động 4 : HDHS sửa lỗi - Mục tiêu: Phát hiện lỗi trong bài làm và biết cách sửa lại cho đúng - Phương pháp: Gợi mở, thực hành - Thời gian: 10p Giáo viên chép các câu văn mắc lỗi lên bảng, hướng dẫn học sinh phát hiện lỗi và cách sửa. - Giáo viên trả bài .Học sinh xem lại bài làm so với đáp án. - Giáo viên ghi điểm vào sổ. III,Chữa lỗi cơ bản. -Lỗi dùng từ, viết câu. -Lỗi diễn đạt. * Trả bài ghi điểm * Hoạt động 4 : Ra đề bài tập làm văn số 6 về nhà -Giáo viên chép đề lên bảng. -Học sinh đọc, - Từ ngữ nào trong đề bài cần giải thích? -Nhiễu điều là gì? -Giá gương là gì? - Từ hai sự vật ấy câu ca dao đưa ra lời khuyên gì? - Cần trả lời những câu hỏi nào để giúp người đọc hiểu được lời khuyên trong câu ca dao trên? -Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà lập dàn ý và viết bài. -Thời gian nộp bài: II. Đề bài tập làm văn số 6 (Viết ở nhà) Câu 1: Giải thích trong văn nghị luận là gì? Câu 2: Nêu các phương pháp giải thích thường gặp trong văn nghị luận? Câu 3: Người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao: Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng. *Tìm hiểu đề, tìm ý: -Luận điểm cần giải

File đính kèm:

  • docTuan 29.doc