Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 31 năm 2013

A - Mục tiêu.

Giúp HS:

1. Về kiến thức:

- Nắm được khái niệm thể loại bút kí; giá trị văn hoá, nghệ thuật của ca Huế; vẻ đẹp của con người xứ Huế

2. Về kỹ năng:

- Đọc - hiểu văn bản nhật dụng viết về di sản văn hoá dân tộc; phân tích VBND (kiểu loại thuyết minh); tích hợp kiến thức TLV để viết bài văn thuyết minh

3. Về thái độ:

- Bồi dưỡng HS tinh thần yêu thích văn học hiện đại, hiểu được vẻ đẹp của xứ Huế cũng như có ý thức giữ gìn những di sản văn hóa của dân tộc

B - Chuẩn bị.

1. Giáo viên:

- Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo

2. Học sinh

- Đọc, tìm hiểu nội dung câu hỏi trong sgk

 

doc13 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1094 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 31 năm 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 31 Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 28. phần văn học Tiết 113: ca huế trên sông hương - Hà ánh Minh - A - Mục tiêu. Giúp HS: 1. Về kiến thức: - Nắm được khái niệm thể loại bút kí; giá trị văn hoá, nghệ thuật của ca Huế; vẻ đẹp của con người xứ Huế 2. Về kỹ năng: - Đọc - hiểu văn bản nhật dụng viết về di sản văn hoá dân tộc; phân tích VBND (kiểu loại thuyết minh); tích hợp kiến thức TLV để viết bài văn thuyết minh 3. Về thái độ: - Bồi dưỡng HS tinh thần yêu thích văn học hiện đại, hiểu được vẻ đẹp của xứ Huế cũng như có ý thức giữ gìn những di sản văn hóa của dân tộc B - Chuẩn bị. 1. Giáo viên: - Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo 2. Học sinh - Đọc, tìm hiểu nội dung câu hỏi trong sgk C -Tiến trình. 1. ổn định lớp: Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu những nét đặc sắc về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu ? 3. Bài mới. *1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút) Nếu như những văn bản nhật dụng ở lớp 6 như Động Phong Nha, Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử,... chủ yếu muốn giới thiệu những danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử thì Ca Huế trên sông Hương lại giúp người đọc hình dung một cách cụ thể một sinh hoạt văn hóa rất đặc trưng, nổi bật ở xứ Huế mộng mơ. Hoạt động Nội dung *2 Hoạt động 2: Đọc - Hiểu văn bản (30 phút ) - Gọi HS đọc phần chú thích (*) trong sgk. H: Dựa vào chú thích (*) em hãy giới thiệu đôi nét về văn bản Ca Huế trên sông Hương của tác giả Hà ánh Minh ? - GV đọc mẫu, hướng dẫn HS đọc văn bản - Hướng dẫn đọc: Giọng chậm rãi, rõ ràng, mạch lạc, lưu ý những câu đặc biệt, những câu rút gọn. - Cho HS đọc các chú thích tư khó H: Ta có thể chia văn bản thành mấy phần ? - Đ1: G.thiệu Huế - cái nôi của dân ca. - DD2: Còn lại, Những đặc sắc của ca Huế. - Gv: Đây là văn bản nhật dụng kết hợp nhiều phương thức như nghị luận, miêu tả, biểu cảm: Phần 1 dùng phương thức nghị luận chứng minh, phần 2 kết hợp miêu tả với biểu cảm. H: Xứ Huế nổi tiếng nhiều thứ, nhưng ở đây tác giả chú ý đến sự nổi tiếng nào của Huế ? H: Vì sao tác giả lại quan tâm đến dân ca Huế ? H: Tác giả cho thấy dân ca Huế mang những đặc điểm hình thức và nội dung nào ? - Rất nhiều điệu hò trong lao động sản xuất: Hò trên sông, lúc cấy cày, chăn tằm, trồng cây, hò đa linh, hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm... - Nhiêù điệu lí: Lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam... - Tất cả đã thể hiện lòng khát khao nỗi mong chờ hoài vọng tha thiết của tâm hồn Huế. H: Em có nhận xét gì về đặc điểm ngôn ngữ trong phần văn bản này ? ->Dùng phép liệt kê kết hợp với lời giải thích, bình luận. H: Qua đó, tác giả đã chứng minh được những giá trị nổi bật nào của dân ca Huế ? H: Ngoài ca Huế, em còn biết những vùng dân ca nổi tiếng nào của nước ta ? - Dân ca quan họ Bắc Ninh, dân ca đồng bằng Bắc Bộ, dân ca các dân tộc miền núi phía Bắc và Tây nguyên... - HS theo dõi phần thứ hai của văn bản H: Tác giả nhận xét gì về về sự hình thành của dân ca Huế ? H: Qua đó em thấy tính chất nổi bật nào của ca Huế ? H: Tại sao nói ca Huế là một thứ tao nhã? - Vì ca Huế thanh tao, lịch sự, nhã nhặn, trang trọng và duyên dáng từ ND đến hình thức; từ cách biểu diễn đến cách thưởng thức; từ ca công đến nhạc công; từ giọng ca đến trang điểm, ăn mặc... H: Đoạn văn nào trong bài cho ta thấy tài nghệ chơi đàn của các ca công và âm thanh phong phú của các nhạc cụ ? - “Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hòa tấu... du dương trầm bổng, réo rắt. Nhạc công dùng những ngón đang chau chuốt... Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người”. H: Em có nhận xét gì về đặc điểm ngôn ngữ trong đoạn văn này ? -> Liệt kê dẫn chứng để làm rõ sự phong phú của cách diễn ca Huế H: Qua đó ta thấy nét đẹp nào của ca Huế được nhấn mạnh ? H: Người dân xứ Huế thưởng thức ca Huế bằng cách nào ? - Thưởng thức ca Huế trên thuyền, giữa sông Hương, vào đêm trăng gió mát. H: Em thấy có gì độc đáo trong cách thưởng thức ca Huế ? H: Khi viết lời cuối văn bản: “Không gian như lắng đọng. Th.gian như ngừng lại. Con gái Huế nội tâm thật phong phú và âm thầm, kín đáo, sâu thẳm”. Tác giả muốn người đọc cảm nhận sự huyền diệu nào của ca Huế trên sông Hương ? H: Sau khi học xong văn bản này, em hiểu thêm những vẻ đẹp nào của Huế ? H: Tác giả đã viết Ca Huế trên sông Hương với sự hiểu biết sâu sắc, cùng với tình cảm nồng hậu, điều đó đã gợi tình cảm nào trong em ? - Yêu quí Huế, tự hào về Huế, mong được đến Huế để được thưởng thức ca Huế trên sông Hương. *3 Hoạt động 3: Tổng kết (5 phút) H: Qua phần vừa tìm hiểu em hãy nêu tóm tắt những giá trị về nội dung và nghệ thuật của văn bản ? I - Tìm hiểu chung. 1. Xuất xứ văn bản: - Văn bản Ca Huế trên sông Hương của tác giả Hà ánh Minh, in trên báo Người Hà Nội. II - Tìm hiểu văn bản. *Bố cục: 2 phần. 1. Huế- Cái nôi của dân ca: - Huế là một trong những cái nôi dân ca nổi tiếng ở nước ta. - Dân ca Huế mang đậm bản sắc tâm hồn và tài hoa của vùng đất Huế. => Ca Huế phong phú về làn điệu, sâu sắc thấm thía về ND tình cảm và mang đậm những nét đặc trưng của miền đất và tâm hồn Huế. 2. Những đặc sắc của ca Huế: - Ca Huế hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình, nhã nhạc trang trọng uy nghi... => Ca Huế có sự kết hợp 2 tính chất dân gian và cung đình, trong đó đặc sắc nhất là nhạc cung đình tao nhã. =>Ca Huế thanh lịch, tinh tế, có tính dân tộc cao trong biểu diễn. => Cách thưởng thức vừa dân dã, vừa trang trọng. =>Ca Huế làm giàu tâm hồn con người, hướng tâm hồn đến những vẻ đẹp của tình người xứ Huế. III - Tổng kết. * Ghi nhớ Sgk. T104 *4 Hoạt động 4: (5 phút ) 4. Củng cố. H: Địa phương em đang sống có những làn diệu dân ca nào ? Hãy kể tên các làn điệu ấy ? 5. Dặn: HS về học bài, chuẩn bị bài sau. D - Rút kinh nghiệm giờ dạy. * Ưu điểm:.................................................................................................................. .................................................................................................................................... * Tồn tại:..................................................................................................................... .................................................................................................................................... Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 28. phần tiếng việt Tiết 114: liệt kê A - Mục tiêu. Giúp HS: 1. Về kiến thức: - Nắm được Khái niệm liệt kê; các kiểu liệt kê. 2. Về kỹ năng: - Nhận biết phép liệt kê, các kiểu liệt kê; phân tích giá trị của phép liệt kê; sử dụng trong nói và viết. 3. Về thái độ: - Có ý thức sử dụng liệt kê trong khi nói và viết, phát huy vốn tiếng của dân tộc. B - Chuẩn bị. 1. Giáo viên: - Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo; Chuẩn bị đồ dùng bảng phụ 2. Học sinh - Đọc, tìm hiểu nội dung câu hỏi trong sgk C -Tiến trình. 1. ổn định lớp: Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới. *1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút) Qua một số văn bản mà chúng ta đã tìm hiểu như: Chống nạn thất học, Ca Huế trên sông Hương,... chúng ta thấy đôi khi để nhấn mạnh một đặc điểm, vấn đề nào đấy các tác giả đã liệt kê ra một loạt các sự vật, hiện tượng. Đó là phép liệt kê, để hiểu sâu hơn biện pháp nghệ thuật này chúng ta se cùng nhau đi tìm hiểu giờ học hôm nay. Hoạt động Nội dung *2 Hoạt động 2: Phân tích mẫu - hình thành khái niệm (20 phút) - Gọi HS đọc đoạn văn trong sgk H: Cấu tạo và ý nghĩa của các bộ phận trong câu in đậm có gì giống nhau ? H: Việc tác giả đa ra hàng loạt sự vật tương tự bằng những kết cấu tương tự như trên có tác dụng gì ? H: Đoạn văn trên có sử dụng phép liệt kê. Vậy em hiểu thế nào là phép liệt kê ? - HS đọc VD trong sgk. H: Xét theo cấu tạo các phép liệt kê dưới đây có gì khác nhau ? - Câu a: sử dụng liệt kê không theo từng cặp. - Câu b: sử dụng liệt kê theo từng cặp. - HS đọc VD H: Thử đảo thứ tự các bộ phận trong những phép liệt kê dưới đây rồi rút ra KL: Xét theo mặt ý nghĩa, các phép liệt kê ấy có gì khác nhau ? - Câu a: dễ dàng thay đổi các bộ phận liệt kê. - Câu b: không thể dễ dàng thay đổi các bộ phận liệt kê, bởi các hiện tượng liệt kê được sắp xếp theo mức độ tăng tiến. H: Qua trên en thấy: xét theo cấu tạo, có những kiểu liệt kê nào ? Xét theo ý nghĩa, có những kiểu liệt kê nào? *3 Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập (15 phút) - GV chia lớp làm 3 nhóm thảo luận làm bài tập. - Các nhóm cử đại diện lên trình bày - Cho các nhóm tự nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, sửa chữa. H: Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, để chứng minh cho luận điểm "Yêu nước là một truyền thống quí báu của ta", Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng phép liệt kê nêu ra nhiều dẫn chứng sinh động, giàu sức thuyết phục. Hãy chỉ ra những phép liệt kê ấy ? - HS đọc yêu cầu của bài tập. H: Tìm phép liệt kê có trong đoạn trích ? - Gọi 2 HS lên bảng làm bt - Cho các em khác nhận xét bổ sung - GV sửa chữa. - Gọi HS lên bảng đặt câu có sử dụng phép liệt kê. I - Thế nào là phép liệt kê: 1. Cấu tạo và ý nghĩa của phép liệt kê: * Ví dụ: - Về cấu tạo: Các bộ phận in đậm đều có kết cấu tương tự nhau. - Về ý nghĩa: Chúng cùng nói về các đồ vật được bày biện chung quanh quan lớn. 2. Tác dụng của phép liệt kê: - Làm nổi bật sự xa hoa của viên quan đối lập với tình cảnh của dân phu đang lam lũ ngoài ma gió. * Ghi nhớ. Sgk. T 105 II - Các kiểu liệt kê: 1. Ví dụ: a. Xét theo cấu tạo: - Khác nhau về cấu tạo: b. Xét theo ý nghĩa: - Khác nhau về mức độ tăng tiến * Ghi nhớ. Sgk. T 105 III - Luyện tập. 1. Bài tập 1. T 106 Đáp án: Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 3 lần dùng phép liệt kê để diễn tả đầy đủ, sâu sắc: - Sức mạnh của tinh thần yêu nước: Từ xa đến nay, mỗi khi TQ bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nớc. - Lòng tự hào về những trang sử vẻ vang qua tấm gương những vị anh hùng dân tộc: Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,... - Sự đồng tâm nhất trí của mọi tầng lớp nhân dân đứng lên chống Pháp: Từ các cụ già tóc bạc... đến..., từ nhân dân miền ngược... đến... Từ những chiến sĩ... đến..., từ những phụ nữ... đến... 2. Bài tập 2. T106 Đáp án: a. Và đó cũng là... Đông Dương, dưới lòng đường, trên vỉa hè, trong cửa tiệm. Những cu li xe kéo tay phóng cật lực, đôi bàn chân...nóng bỏng; Những quả dưa hấu...; những xâu lạp sườn..; cái rốn một chú khách..; một viên quan... hình chữ thập. Thật là lộn xộn! Thật là nhốn nháo ! b. Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung 3. Bài tập 3. T106. Đáp án: - Giờ ra chơi trên sân trường các bạn học sinh chơi kéo co, đẩy gậy, nhảy dây,... *4 Hoạt động 4: (5 phút ) 4. Củng cố. - Gọi HS đọc lại phần ghi nhớ. - Đặt một câu chủ động và một câu bị động. 5. Dặn: HS về học bài, làm bt chuẩn bị bài sau D - Rút kinh nghiệm giờ dạy. * Ưu điểm:.................................................................................................................. .................................................................................................................................... * Tồn tại:..................................................................................................................... .................................................................................................................................... Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 28. phần tập làm văn Tiết 115: tìm hiểu chung về văn bản hành chính A - Mục tiêu. Giúp HS: 1. Về kiến thức: - Năm được đặc điểm của VBHC: hoàn cảnh, mục đích, nội dung, yêu cầu và các loại VBHC thường gặp trong đời sống. 2. Về kỹ năng: - Nhận biết được các loại VBHC thường gặp trong đời sống; viết được VBHC đúng quy cách. 3. Về thái độ: - Có ý thức tìm hiểu, vận dụng văn bản hành chính vào đời sống. B - Chuẩn bị. 1. Giáo viên: - Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo. 2. Học sinh - Đọc, tìm hiểu nội dung câu hỏi trong sgk C -Tiến trình. 1. ổn định lớp: Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là phép lập luận giải thích ? 3. Bài mới. *1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút ) Trong cuộc sống chúng ta thường gặp những loại văn bản hành chính nào ? Văn bản hành chính thường được sử dụng trong những tình huống nào ? Hoạt động Nội dung *2 Hoạt động 2: Phân tích mẫu - Hình thành khái niệm (25 phút) - Gọi HS đọc các văn bản trong sgk. H: Khi nào thì người ta viết văn bản thông báo, đề nghị và báo cáo ? - Khi cần truyền đạt 1 v.đề gì đó (thường là q.trong) xuống cấp thấp hơn hoặc muốn cho nhiều người biết, thì ta dùng văn bản thông báo. - Khi cần đề đạt 1 nguyện vọng chính đáng nào đó của cá nhân hay tập thể đối với cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền giải quyết thì người ta dùng văn bản đề nghị (kiến nghị). - Khi cần phải thông báo 1 v.đề gì đó lên cấp cao hơn thì người ta dùng văn bản báo cáo. - Gv: Cấp trên không bao giờ dùng báo cáo với cấp dưới và ngược lại cấp dưới không dùng thông báo với cấp trên. Đề nghị cũng chỉ dùng trong trường hợp cấp dưới đề nghị lên cấp trên, cấp thấp đề nghị lên cấp cao. H: Mỗi loại văn bản trên nhằm mục đích gì ? H: Ba văn bản trên có gì giống nhau và khác nhau ? H: Hình thức trình bày của 3 văn bản này có gì khác với các văn bản truyện và thơ mà em đã học ? H: Em còn thấy loại văn bản nào tương tự như 3 văn bản trên ? - Biên bản, sơ yếu lí lịch, giấy khai sinh, hợp đồng, giấy chứng nhận - Gv: Ba văn bản trên được gọi là văn bản hành chính hoặc văn bản hành chính công vụ. H: Vậy em hiểu thế nào là văn bản hành chính? văn bản hành chính được trình bày như thế nào? *3 Hoạt động 3: Tổ chức cho học sinh luyện tập: (10 phút) - HS đọc và thảo luận làm bài tập theo bàn. H: Trong các tình huống sau đây, tình huống nào người ta sẽ phải viết loại văn bản hành chính ? Tên mỗi loại văn bản ứng với mỗi loại đó là gì ? - 3.Dùng phương thức biểu cảm. - 6.Dùng phương thức kể và tả. I - Thế nào là văn bản hành chính: 1. Mục đích của các văn bản: - Thông báo nhằm phổ biến một ND. - Đề nghị (kiến nghị) nhằm đề xuất 1 nguyện vọng, ý kiến. - Báo cáo nhằm tổng kết, nêu lên những gì đã làm để cấp trên được biết. 2. Sự giống và khác nhau: - Giống về hình thức trình bày đều theo một số mục nhất định (theo mẫu), nhưng chúng khác nhau về mục đích và những ND cụ thể được trình bày trong mỗi văn bản. - Các loại VB trên khác các TP thơ văn: Thơ văn dùng hư cấu tưởng tượng, còn các văn bản hành chính không phải hư cấu tưởng tượng. Ngôn ngữ thơ văn được viết theo phong cách NT, còn ngôn ngữ các văn bản trên là ngôn ngữ hành chính. * Ghi nhớ. Sgk. T 110 II - Luyện tập Đáp án: 1. Dùng văn bản thông báo. 2. Dùng văn bản báo cáo. 4. Phải viết đơn xin học. 5. Dùng văn bản đề nghị. *4 Hoạt động 4: (4 phút ) 4. Củng cố. - Gọi 1 HS đọc lại phần ghi nhớ - GV nhận xét giờ học, ý thức của HS,... 5. Dặn: HS về học bài, chuẩn bị bài sau. D - Rút kinh nghiệm giờ dạy. * Ưu điểm:.................................................................................................................. .................................................................................................................................... * Tồn tại:..................................................................................................................... .................................................................................................................................... Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 28. phần tập làm văn Tiết 116: trả bài tập làm văn số 6 A - Mục tiờu. Giỳp HS: 1. Về kiến thức: - Củng cố những kiến thức và kĩ năng đã học về cách làm bài văn lập luận giải thích, về tạo lập văn bản, về cách sử dụng từ ngữ đặt câu,... 2. Về kỹ năng: - Tự đánh đúng hơn về chất lượng bài làm của mình, nhờ đó có được những khái niệm và quyết tâm cần thiết để làm tốt hơn những bài sau. 3. Về thỏi độ: - Cú thỏi độ yờu thớch tập viết văn. B - Chuẩn bị. 1. Giỏo viờn: - Chấm bài, phõn loại bài theo thang điểm. 2. Học sinh: - Xem lại đề, xõy dựng lại dàn bài. C - Tiến trỡnh. 1. ổn định lớp: Sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: khụng 3. Bài mới: Hoạt động Nội dung *1 Hoạt động 1: Nờu lại đề ( 15 phỳt ) H: Em hãy nhắc lại đề bài và cho biết đối tượng biểu cảm của đề này là gì ? Tình cảm cần thể hiện là gì ? - HS trả lời. GV nhận xét và cung cấp đáp án *2 Hoạt động 2: Trả bài (15 phút) - GV nờu nhận xột chung về bài làm của HS, lấy một số bài tiờu biểu làm vớ dụ cụ thể. H: Em sẽ làm thế nào để khắc phục các lỗi của mình ? - Tập viết lại bài theo dàn bài đó chữa - Rốn luyện chữ viết - Rốn luyện chớnh tả, ngữ phỏp. - Đọc cỏc bài văn tham khảo *3 Hoạt động 3: (12 phỳt) Giải đỏp thắc mắc. - GV giải đỏp cỏc thắc mắc của HS - Vào điểm: phõn loại kết quả bài kiểm tra Giỏi…..Khỏ…..TBỡnh……Yếu….Kộm…… I - Tỡm hiểu lại yờu cầu của đề bài và dàn ý tổng quỏt. *Đề bài: “Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lênin: Học, học nữa, học mãi” * Dàn ý tổng quát: 1.Mở bài: - Thời đại mới, XH mới đòi hỏi mọi người phải học tập mới tồn tại được. - Trích câu nói của Lênin. 2. Thân bài: - Yêu cầu của XH hiện đại, đòi hỏi mọi người phải học tập. - Học tập những gì : Học mọi điều cần cho cuộc sống của mình. - Học tập ở đâu: Học ở thầy, ở bạn, ở sách, ở đời. - Học tập nh thế nào: Học tập không ngừng để vươn lên đến đỉnh cao của tri thức, phải tự học là chính. - Lấy dẫn chứng về những tấm gương tự học thành công. 3. Kết bài: - Câu nói của Lênin giáo dục tinh thần phấn đấu trong học tập khi ở nhà trờng và khi bớc vào đời. - Liên hệ bản thân đã thực hiện lời khuyên đó như thế nào ? II - Nhận xột. 1. Ưu điểm: - Về ND: Nhìn chung các em đã nắm được cách viết 1 bài văn lập luận giải thích, đã xđ được đúng kiểu bài, đúng đối tượng; trong bài viết đã biết kết hợp với các lỹ lẽ, lập luận; bố cục rõ ràng và giữa các phần đã có sự liên kết với nhau. - Về hình thức: Trình bày tương đối rõ ràng, sạch sẽ, câu văn lưu loát, mắc ít lỗi về ngữ pháp, c.tả, về cách dùng từ. 2. Nhược điểm: -Về ND: Còn 1 số em chưa đọc kĩ đề bài nên chưa viết đúng yêu cầu của kiểu bài lập luận giải thích, bài viết còn dài dòng, lan man chưa đi vào trọng tâm cần giải thích. Chưa có sự liện hệ vối bản thân về vấn đề học tập,... - Về hình thức: Một số bài trình bày còn bẩn, chữ viết xấu, cẩu thả, còn mắc nhiều lỗi c.tả; diễn đạt chưa lưu loát, câu văn còn sai ngữ pháp, dùng từ chưa chính xác. 3. Hướng khắc phục: *4 Hoạt động 4: ( 3 phỳt ) 4. Củng cố: GV nhận xột giờ học, ý thức của HS 5. Dặn: HS về nhà cú thể viết lại bài văn vào vở bài tập, chuẩn bị bài sau. D. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY * Ưu điểm :………………….......................................................................................... ......................................................................................................................................... * Tồn tại :......................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ======================== Hết tuần 31 =======================

File đính kèm:

  • docNgu Van 7 Tuan 31 CKTKN.doc