1. Mục tiêu cần đạt:
a. Kiến thức : Giúp học sinh
- Nắm được nội dung ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu (hình ảnh, ngôn ngữ) của những bài ca về chủ đề than thân và chủ đề châm biếm trong bài học.
- Thuộc những bài ca dao trong hai văn bản.
b. Kĩ năng:
-Rèn kĩ năng đọc, phân tích ca dao.
c. Thái độ:
- Giáo dục tình cảm dành cho những người nghèo khổ bất hạnh, có thái độ chống lại những thói xấu, những tệ nạn mê tín.
-
2. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Bài soạn, sách giáo khoa, sách giáo viên, tranh minh hoạ
- Học sinh: Soạn bài, sách giáo khoa, vở bài tập, dụng cụ học tập.
14 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2017 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những Câu Hát Than Thân
Truền
Tuần: 4
Tiết: 13
Ngày dạy:
1. Mục tiêu cần đạt:
a. Kiến thức : Giúp học sinh
Nắm được nội dung ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu (hình ảnh, ngôn ngữ) của những bài ca về chủ đề than thân và chủ đề châm biếm trong bài học.
Thuộc những bài ca dao trong hai văn bản.
b. Kĩ năng:
-Rèn kĩ năng đọc, phân tích ca dao.
c. Thái độ:
Giáo dục tình cảm dành cho những người nghèo khổ bất hạnh, có thái độ chống lại những thói xấu, những tệ nạn mê tín.
2. Chuẩn bị:
Giáo viên: Bài soạn, sách giáo khoa, sách giáo viên, tranh minh hoạ
Học sinh: Soạn bài, sách giáo khoa, vở bài tập, dụng cụ học tập.
3. Phương pháp:
Thảo luận nhóm.
Nêu và giải quyết vấn đề + Giảng bình.
4.Tiến trình giảng dạy:
1) Ổn định: Kiểm diện học sinh
Kiểm tra bài cũ:
Đọc hai câu ca dao về tình cảm gia đình. Nêu nội dung và nghệ thuật. (6 đ)
Địa danh nào sau đây không phải nằm ở Hồ Gươm? (4 đ)
A. Chùa một cột.
B. Đền Ngọc Sơn.
C. Tháp Rùa.
D. Tháp Bút.
- Đọc thuộc lòng bài ca dao 2,3 . Nêu nội dung, nghệ thuật. (6 đ)
Các bài ca dao trên thuộc phương thức biểu đạt nào? (4 đ)
A. Biểu cảm.
B. Tự sự.
C. Miêu tả
D. Nghị luận.
3) Bài mới:
@ Giới thiệu bài:
Ca dao là tấm gương phản ánh đời sống, tâm hồn của nhân dân. Nó không chỉ là tiếng hát thân thương mà còn là tiếng hát than thở về những cuộc đời, cảnh ngộ khổ cực, đắng cay. Những bài ca dao chúng ta học hôm nay, ngoài ý nghĩa than thân, đồng cảm với số phận đau khổ đắng cay của người nông dân còn có ý nghĩa tố cáo xã hội phong kiến.
Hoạt động 1: Đọc, giải thích từ khó.
Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích.
Chú ý đọc diễn cảm thể hiện tình cảm và tâm trạng của người nông dân thời xưa.
Đọc mẫu một đoạn .
*Đọc, nhận xét bạn, đọc lại đoạn đúng giọng
Nhận xét chung.
? Giải thích các chú thích : lận đận, dập, tấp.
*HS giải thích dựa vào SGK.
Có thể cho ví dụ để HS hiểu sâu nghĩa của từ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản.
@ Học sinh đọc lại bài ca dao 1.
(?) Câu ca dao kể cho chúng ta biết điều gì ?
. Cuộc đời lận đận, vất vả, cay đắng của con cò : một mình, lên thác, xuống ghềnh
. Hoàn cảnh : Bể đầy, ao cạn -> gầy cò con.
(?) Nghệ thuật ? tác dụng ? phân tích cái hay của nghệ thuật ?
. Aån dụ : hình ảnh con cò chỉ người nông dân.
Đối lập: nuớc non >< cạn.
Từ miêu tả: thân cò , gầy cò con (hình dáng, số phận)
- Khắc họa hoàn cảnh ngang trái và sự gieo neo, khó nhọc.
(?) Nội dung của bài ca dao ?
. Lời của người nông dân than thân phận, tố cáo xã hội phong kiến bất công.
O Bình giảng. Con cò như người nông dân: hiền lành, cần cù, chăm chỉ, chịu đựng, nhẫn nhục …
? Tìm một số câu ca dao có nội dung giống như câu ca dao trên ?
O Chính xã hội phong kiến tạo nên những cảnh trái ngang( bể đầy, ao cạn) làm cho (gầy cò con) làm cho người nông dân luôn sống trong đau khổ.
Chuyển ý.
* Đọc bài ca dao 2.
? Bài ca dao là lời của ai? Xác định nghệ thuật? Nêu tác dụng?
. Lời người lao động.
Nghệ thuật : Aån dụ : con tầm, kiến, hạc, cuốc. -> Diễn tả thân phận mình và người cùng cảnh ngộ.
Điệp từ “Thương thay” -> kết nối và mở ra những nỗi thương khác nhau : nhả tơ, đi tìm mồi, lánh đường mây, bay mỏi cánh, kêu ra máu.
@ Những con vật bé nhỏ làm vất vả nhưng hưởng thụ ít. Đó là thân phận người nghèo luôn bị bóc lột nên làm nhiều mà hưởng ít. Sự bất công.
? Mỗi con vật có nỗi khổ nào ?
. Than thân phận với nỗi khổ nhiều bề và tố cáo xã hội phong kiến.
? Con hạc và con cuốc ở trong hoàn cảnh như thế nào?
@ Con cuốc , con hạc lí ra có cuộc sống an nhàn nhưng cũng không được, tai họa vẫn ập đến.
?* Liên hệ con cuốc trong bài thơ Qua đèo Ngang.
@Mượn hình ảnh những con vật hiền lành, nhỏ bé, cần cù, chịu thương, chịu khó nói đến những người dân”Thấp cổ bé miệng” luôn bị bọn phong kiến chèn ép.
Chuyển ý câu 3.
*Đọc câu 3.
? Phân tích nội dung và nghệ thuật của câu ca dao?
. Cho HS tự trình bày.
Lời than thân của phụ nữ trong xã hội cũ.
So sánh thân phận mình như trái bần trong dòng nước.
? sự so sánh này có gì độc đáo?
. Miêu tả chi tiết, cụ thể thân phận và nỗi khổ của người phụ nữ. Có sự liên tưởng đọc đáo: Thân phận = trái bần( cuộc đời nghèo khó), dòng nước = dòng đời(chìm nổi lênh đênh vô định của người phụ nữ).
? Tìm câu ca dao có hình ảnh so sánh như bài ca dao trên?
**HS tự tìm.
? Nhận xét của em về cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội phong kiến?
@ Cung cấp thêm vài câu ca dao. Người phụ nữ hoàn toàn lệ thuộc vào hoàn cảnh( có thể liên hệ bài Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương)
? Nhận xét chung về nội dung, nghệ thuật của các bài ca dao ?(Câu hỏi 1 phần luyện tập).
. Tả cuộc đời, thân phận con người trong xã hội cũ; thơ lục bát, có dùng hình ảnh so sánh, ẩn dụ, dùng câu hỏi tu từ.
@ Cũng cố, chuyển ý.
Hoạt động 3: (?)
*Đọc ghi nhớ SGK/49
Hoạt động4: Hướng dẫn luyện tập
@ Chia bài tập cho tổ thảo luận, giới hạn thời gian.
Tìm câu ca dao than thân khác.
*Đại diện tổ lên trình bày, nhận xét, góp ý, chữa lỗi
4.4 Củng cố, luyện tập:
Điền vào chỗ trống những nhóm từ cho phù hợp với mỗi câu ca dao: Quả xoài trên cây, cái chổi đầu hè, củ ấu gai.
A. Thân em như cái chổi đầu hè
Để ai mưa nắng đi về chùi chân.
B. Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen.
C. Thân em như quả xoài trên cây
Gió đông, gió tây, gió nam, gió bắc nó đánh lúc la lúc lắc trên cành
4.5 Hướmg dẫn tự học ở nhà:
Đọc từng câu ca dao và phân tích nội dung, nghệ thuật. Hoàn chỉnh vở bài tập.
Chuẩn bị bài Những câu hát châm biếm. Chuẩn bị câu trả lời trong vở bài tập.
Trả lời:
HS chọn đọc và nêu nội dung, nghệ thuật.
- HS chọn câu đúng: A.
HS chọn câu đúng : A.
I/ Đọc –Tìm hiểu chú thích.
II/ Đọc - Tìm hiểu văn bản
a) Bài 1 :
-Nghệ thuật
+Aån dụ : Có điểm tương đồng giữa cò và người nông dân.
+Dùng từ.
+Đối lập.
-Nội dung Tiếng kêu thương cho thân phận bé mọn, cơ cực của con người. Tố cáo xã hội phong kiến làm cho người nông dân không được no đủ.
b)Bài2:
-Nghệ thuật :
+Aån dụ
+Điệp từ
-Nội dung :
+Nhiều nỗi khổ đau cho cuộc đời bé mọn: làm nhiều, hưởng ít, cô độc giữa cuộc đời.
c) Bài 3:
-Nghệ thuật :
+So sánh
+Dùng từ chọn lọc.
-Nội dung:
Oán trách xã hội phong kiến xem rẻ người phụ nữ, không cho họ hạnh phúc.
**Đây là những bài ca dao theo phương thức biểu cảm.
*Ghi nhớ: SGK/trang 49
III.Luyện tập :
V/ Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Những Câu Hát Châm Biếm
Truền
Tiết: 14
Ngày dạy:
1. Mục tiêu cần đạt:
a. Kiến thức: Giúp học sinh
Nắm được nội dung ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu(hình ảnh, ngôn ngữ)
Thuộc những bài ca dao trong hai văn bản.
b. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng đọc, phân tích ca dao.
c.Thái độ:
Giáo dục tình cảm dành cho những người nghèo khổ bất hạnh, có thái độ chống lại những thói xấu, những tệ nạn mê tín.
2. Chuẩn bị:
Giáo viên: Bài soạn, sách giáo khoa, sách giáo viên, tranh minh hoạ
Học sinh: Soạn bài, sách giáo khoa, vở bài tập.
3. Phương pháp:
Thảo luận nhóm.
Nêu và giải quyết vấn đề + giảng bình.
4. Tiến trình giảng dạy:
1) Ổn định: Kiểm diện học sinh
2) Kiểm tra bài cũ:
Đọc hai câu ca dao về chủ đề than thân. Nêu nội dung và nghệ thuật.(5đ)
Tìm câu ca dao khác cùng chủ đề trên.(5đ)
Đọc thuộc lòng bài ca dao than thân số 1. Nêu nội dung, nghệ thuật. (6 đ)
Bài ca dao 1 được viết theo thể thơ gì? (4đ)
A. Thể thơ song thất lục bát.
B. Thể thơ thất ngôn bát cú.
C. Thể thơ tứ tuyệt.
D. Thể thơ lục bát.
3) Bài mới:
@ Giới thiệu bài:
Ca dao còn là lời phê phán của nhân dân về những thói xấu trong xã hội vả lề lối cổ hủ.
Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chú thích.
@ Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích.
Chú ý đọc diễn cảm thể hiện tình cảm và tâm trạng của người nông dân thời xưa.
Đọc mẫu 1 đoạn.
*Đọc, nhận xét bạn, đọc lại đoạn đúng giọng.
@ Nhận xét chung.
? Giải thích các chú thích: Cô yếm đào, Cai.
*HS giải thích dựa vào SGK.
@Có thể cho ví dụ để HS hiểu sâu nghĩa của từ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản.
? Chủ đề chung của bài ca dao ?
. Châm biếm, phê phán.
? Nội dung từng bài ?
. Phê phán người lười biếng, mê tín dị đoan, hủ tục ma chay, bọn phong kiến.
? Nhận xét nghệ thuật chung ?
= Nhiều hình ảnh tượng trưng, lối nói mỉa mai.
***Với những lớp khá giỏi, GV có thể phân bài ca dao cho nhóm thảo luận: nội dung, nghệ thuật. Cử đại diện lên: trả lời câu hỏi trong SGK hoặc phân tích, bình giảng.
@ Học sinh đọc lại bài ca dao 1.
(?) Hai câu ca dao đầu, có cách giới thiệu cho chúng ta biết về “ chú tôi “ như thế nào?
.Nói vòng, bắt vần(Cái cò …), khen người đối thoại để cầu hôn cho chú trực tiếp, có sự trang trọng nhưng bao hàm ngụ ý châm biếm -> gây bất ngờ, người nghe chú ý về người chú.
(?) Ông chú trong bài ca dao là người như thế nào?
.Nghiện rượu, nghiện chè, nghiện ngủ.
(?) Nghệ thuật của bài ca dao? Tác dụng?
. Nói ngược, vì khi cầu hôn người ta hay nói tốt về người mình giới thiệu.
Chế giễu những hạng người nghiện ngập, lười biếng.
@Củng cố chuyển ý.
? Đọc câu ca dao cùng nội dung.
*Đọc bài ca dao 2.
*Đọc câu hỏi 2 trong SGK
Nhại lời người thầy bói khi bói cho phụ nữ.
Lời nói này được nhắc lại một cách khách quan, không bình luận, đánh giá. Có tác dụng gậy ông đập lưng ông.
Phán những điều hệ trọng mà người xem quan tâm: số phận, giàu nghèo, cha mẹ, chồng con. Rất cụ thể.
Lời nói nườc đôi trở thành vô nghĩa
Châm biếm kẻ hành nghề mê tín, những người mê tín
? Hiện nay những người này còn trong xã hội ta, em có biết chuyện nào về những người này?
@Giới thiệu thêm vài câu có nội dung chung.
*Đọc bài ca dao 3.
? Bài ca dao kể cho chúng ta biết chuyện gì?
. Cảnh tượng một đám ma.
? Bài ca dao giống thể loại truyện nào? Mỗi con vật trong bài tượng trưng cho ai trong xã hội?
. Con cò -> người nông dân; cà cuống -> xã trưởng, lí trưởng, ông cống; chim ri, chào mào -> lính lệ, cai lệ; chim chích -> lính mỏ đi rao việc làng.
? Việc chọn các nhân vật miêu tả, đóng vai có lí thú điểm nào?
.Dùng thế giới loài vật nói đến người. Từng con vật với đặc điểm đã tiêu biểu cho từng loại người. Nội dung châm biếm kín đáo.
(?) Cảnh tượng trong bài có phù hợp với một đám ma không?
.Không, đánh chén vui vẽ, chia chác khi có tang tóc, mất mát. Cái chết thương tâm trở thành dịp đánh chén, chia chác.
Bài ca dao phê phán hủ tục ma chay trong xã hội cũ.
@Giảng thêm về hủ tục này, hiện nay vẫn còn ở một số địa phương, nhà nước đã có quy định về hoan, hôn ,tang ,tế.
*Đọc bài ca dao 4.
? Hình ảnh cậu cai được miêu tả như thế nào?
O Đầu đội nón dấu: cậu cai là lính, bộc lộ quyền lực của cậu.
Ngón tay đeo nhẫn: tính cách phô trương
Aùo ngắn quần dài: thuê mượn
->Cậu cố làm dáng, khoe khoang để bịp người. Thực ra cậu là người thật thảm hại
? Nhận xét nghệ thuật châm biếm?
. Cậu cai : Vừa lấy lòng vừa châm chọc mỉa mai.
Chọn lọc trang phục, công việc để nói cậu là người lố lăng, bắng nhắng không có quyền hành.
Phóng đại : quyền hành và thân phận thảm hại -> hắn sẽ kiếm chác để gỡ lại tiền thuê đồ.
@ Diễn giảng.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết
*Đọc ghi nhớ SGK/trang 53
Hoạt động4: Hướng dẫn luyện tập
@ Chia bài tập cho tổ thảo luận, giới hạn thời gian.
Bài tập 1 SGK/53
Tìm câu ca dao than thân khác.
*Đại diện tổ lên trình bày, nhận xét, góp ý, chữa lỗi.
4.4 Củng cố, luyện tập:
Con cà cuống trong bài ca dao chỉ hạng người nào trong xã hội?
A. Thân nhân người chết.
B. Những kẽ chức quyền làng xã.
C. Bọn lính lệ.
D. Những người cùng cảnh ngộ người chết.
4.5 Hướng dẫn tự học ở nhà:
Học bài : ghi nhớ, hoàn chỉnh vở bài tập
Chuẩn bị bài: Đại từ. Chuẩn bị câu trả lới trong vở bài tập.
Trả lời:
=>HS tự đọc câu ca dao mình thích, xác định đúng nội dung và nghệ thuật theo định hướng đã học ở tiết trước. Tìm thêm câu ca dao cùng chủ đề.
HS chọn đúng: D.
I/ Đọc, tìm hiểu chú thích:
II/ Tìm hiểu văn bản
a) Bài 1:
-Cách nói mỉa mai : giới thiệu người chú “Hay”.
+Đối lập : cô yếm đào và chú tôi.
+ Nói ngược.
-Chế giễu những hạng người nghiện ngập và lười biếng.
b)Bài 2 :
-Nghệ thuật : dùng gậy ông đập lưng ông, gây cười mang tính châm biếm cao.
+Phóng đại cách nói nước đôi.
-Phê phán những người hành nghề mê tín, sự mê tín mù quáng
c)Bài 3 :
-Tượng trưng, như truyện ngụ ngôn
-Bài ca dao phê phán hủ tục về ma chay trong xã hội cũ.
d)Bài 4 :
Cách xưng hô vừa lấy lòng vừa châm chọc.
+Đặc tả chân dung
+Phóng đại
-Châm biếm tên quan cấp thấp trong xã hội phong kiến.
*Ghi nhớ : SGK/53
III. Luyện tập
BT 1: Ý © : Cả 4 bài đều có nội dung châm biếm.
BT 2: Đều tạo cho người đọc một trận cười thoải mái hoặc giễu cợt, mỉa mai những thoái hư tật xấu trong xã hội.
5. Rút kinh nghiệm:
Đại Từ
Truền
Tiết: 15
Ngày dạy: 28/9/2005
1. Mục tiêu cần đạt:
a. Kiến thức: Giúp học sinh
Nắm được thế nào là đại từ.
Hiểu được các loại đại từ của Tiếng Việt
Tích hợp với văn bản hai bài ca dao : Than thân và châm biếm.
b. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng nhận diện và sử dụng đại từ thích hợp trong mọi tình huống.
c. Thái độ:
HS có thái độ sử dụng đại từ thích hợp và yêu thích Tiếng Việt.
2. Chuẩn bị:
Giáo viên: Giáo án, bảng phụ
Học sinh: Soạn bài, sách giáo khoa, vở bài tập, dụng cụ học tập.
3. Phương pháp:
Thảo luận nhóm + Phát vấn.
4. Tiến trình giảng dạy:
1) Ổn định: Kiểm diện học sinh, cán sự bộ môn báo cáo việc chuẩn bị của các bạn
2) Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là từ láy? Có mấy loại từ láy?(5đ)
? Nghĩa của những từ láy có vần “ ênh” ( lênh khênh, chênh vênh…) có đặc điểm chung gì? (5đ)
A. Chỉ sự vật cao lớn vững vàng.
B. Chỉ những gì không vững vàng.
C. Chỉ vật nhỏ bé, yếu ớt.
? Nghĩa của từ láy như thế nào?(5đ)
Cho ví dụ (3đ)
KT tập soạn của HS. (2đ)
3) Bài mới:
@ Giới thiệu bài:
Bên cạnh từ láy, tiếng Việt còn có từ loại khác đó là Đại từ.
Hoạt động 1:
@ Dùng bảng phụ ghi các ví dụ phần I
*Đọc ví dụ.
? Các từ gạch dưới trỏ gì ?
.Câu a: “Nó” -> em tôi;
.Câu b: “ Nó” -> con gà trống;
.Câu c: “Thế” -> Câu nói của mẹ”Thôi hai đứa liệu mà đem chia đồ chơi ra đi”.
.Câu d: “Ai” -> không trỏ mà dùng để hỏi.
?Nhờ đâu em biết được ý nghĩa của các từ đó?
.Nhờ vào từ ngữ trước và sau nó.
? Các từ trên là Đại từ, theo em đại từ là gì?
.Từ dùng để trỏ người hay vật, để hỏi
?Có phải đại từ được quy định: từ nào chỉ người, từ nào chỉ vật … hay không?
.Đại từ được hiểu nghĩa thay thế trong một ngữ cảnh nhất định( không có quy định bắt buộc cho từ)
? Cho biết các nhiệm vụ các đại từ trong câu trên?
.Chủ ngữ (VD a), định ngữ (VD b), phụ ngữ (VD c)
@Giáo viên có thể cho HS phân tích vài ví dụ khác để tìm đại từ làm vị ngữ.
-Học giỏi nhất lớp là nó.
@Khi đại từ thay thế cho từ loại nào thì nó có thể đảm nhiệm vai trò của từ loại đó trong câu.
*Đọc ghi nhớ trang 55
Hoạt động 2: Các loại đại từ
@ Học sinh đọc mục II trong SGK.
(?) Có mấy loại đại từ ?
. Hai loại : Đại từ để trỏ và đại từ để hỏi.
(?) Đại từ để trỏ gồm những loại nhỏ nào?
. Hỏi người, sự vật; số lượng, hoạt động tính chất, sự việc.
(?)Đại từ để hỏiû gồm những loại nhỏ nào?
. Hỏi người, sự vật; số lượng, hoạt động tính chất, sự việc.
@Có thể cho HS làm bài luyện tập 1a
Hoạt động 3:
*HS đọc ghi nhớ SGK/56
Hoạt động4:
Chia bài tập cho tổ làm, tổ cử đại diện trình bày, nhận xét, uốn nắn
Những bài tập khó, GV nên gợi ý cho HS làm
Tổ 1 : bài tập 1 /trang 56
Tổ 2 : bài tập 2 /trang 57
Tổ 3 : bài tập 3 /trang 57
Tổ 4 : bài tập 4 /trang 57
4.4 Củng cố, luyện tập:
Chức năng ngữ pháp của đại từ là gì?
A. Làm chủ ngữ.
B. Làm vị ngữ.
C. Phụ ngữ của cụm DT, ĐT, TT…
D. Cả 3 ý trên đúng.
4.5 Hướng dẫn tự học ở nhà:
Học ghi nhớ,làm bài tập hoàn chỉnh.Làm bài tập 5
Soạn bài ; Luyện tập tạo lập văn bản , xem trước các bài tập.
Trả lời:
-.Từ láy là các từ phức mà các tiếng của nó có quan hệ ngữ âm. Có hai loại từ láy: láy toàn bộ và láy bộ phận.
-HS chọn đúng: B.
Nghĩa của từ láy có sắc thái biểu cảm, sắc thái giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh so với tiếng gốc.
I/ Thế nào là đại từ?
-Từ dùng để trỏ hoặc để hỏi.
-Có thể làm chủ ngữ, vị ngữ, định ngữ, phụ từ.
*Ghi nhớ : Trang 55/SGK
II/ Các loại đại từ :
*Ghi nhớ : Trang 56/SGK
III/ Luyện tập :
Bài 1:
b.Mình trong câu trên là ngôi thứ nhất. Trong câu sau thuộc ngôi thứ hai.
Bài 2,3,4
HS tự đặt câu.
5. Rút kinh nghiệm:
Luyện Tập Tạo Văn Bản
Truền
Tiết: 16
Ngày dạy:
1. Mục tiêu cần đạt:
a. Kiến thức: Giúp học sinh
Củng cố lại kiến thức đã học có liên quan đến việc tạo lập văn bản và làm quen các bước của quá trình tạo lập văn bản.
b. Kĩ năng:
Giúp HS tạo lập một văn bản tương đối đơn giản, gần gũi với cuộc sống và việc học tập của các em.
c. Thái độ:
Giáo dục ý thức viết đúng, diễn đạt mạch lạc.
2. Chuẩn bị:
Giáo viên: Giáo án, bảng phụï
Học sinh: Soạn bài, sách giáo khoa, vở bài tập.
3. Phương pháp:
Thảo luận nhóm
Thuyết trình.
4. Tiến trình giảng dạy:
1) Ổn định: Kiểm diện học sinh, cán sự bộ môn báo cáo việc chuẩn bị của các bạn.
2) Kiểm tra bài cũ:
? Nêu các bước tạo lập văn bản?(3đ) Các bước trên có thể thiếu một bước được không?(3đ)
? Trong các yếu tố sau , yếu tố nào không cần khi định hướng tạo lập văn bản? (4đ)
A. Thời gian văn bản được nói viết.
B. Đối tượng nói, viết cho ai.
C. Nội dung nói viết về cái gì.
D. Mục đích nói viết để làmgì.
3) Bài mới:
@ Giới thiệu bài:
Chúng ta đã biết quá trình tạo lập văn bản cần có 4 bước và 4 bước đó cần có trong quá trình thực hiện viết văn bản. Hôm nay chúng ta sẽ luyện tập viết văn bản.
Hoạt động 1:
@Dùng bảng phụ ghi nội dung gợi ý trong SGK
***GV có thể chọn một đề khác gần gũi với cuộc sống đời thường của các em.
*Có thể cho HS đọc.
@Nhắc, củng cố lại để định hướng cho các em chọn cách diễn đạt.
Hoạt động 2:
@Các em thảo luận theo nhóm để viết đoạn theo yêu cầu của GV. 10 phút
Tổ 1 : Viết đoạn mở đầu lá thư
Tổ 2 : Viết đoạn giới thiệu cảnh đẹp ở Việt Nam.
Tổ 3 : Viết đoẹn nói về lịch sử đấu tranh giữ nước của nhân dân ta.
Tổ 4 : Viết đoạn kết thúc gởi lời chào và mời đến nước ta.
Hoạt động 3:
*Các nhóm lên trình bày theo thứ tự.
Nhận xét và góp ý. (Cả lớp thảo luận chung). 15 phút
Hoạt động4:
@Có thể cho HS đọc lại toàn bài sau khi đã chữa lỗi.
@GV đánh giá chung.
4.4 Củng cố, luyện tập:
Gọi HS nhắc lại 4 bước tạo lập văn bản.
4.5 Hướng dẫn tự học ở nhà:
Tập viết lại toàn bài.
Soạn : Sông núi…
- Đọc văn bản.
trả lời trong vở bài tập
Trả lời:
-Định hướng, tìm ý, sắp xếp ý, diễn đạt các ý thành câu đoạn, kiểm tra văn bản.
.- Không thể thiếu một bước nào trong quá trình tạo lập. HS tự cho ví dụ.
HS chọn đúng: A.
I/ Tìm hiểu bài:
*Ghi nhớ : SGK/trang 9
II/ Luyện tập
V/ Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- tuan 4.doc