Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 7 năm 2012

A.Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- HS nắm được những nét sơ giản về Hồ Xuân Hương.

- Vẻ đẹp và thân phận chìm nổi của người phụ nữ qua bài thơ Bánh trôi nước.

- Tính chất đa nghĩa của ngôn từ và hình tượng trong bài thơ.

2. Kĩ năng

- Nhận biết thể loại của VB.

- Đọc- hiểu, phân tích VB thơ Nôm Đường luật.

3. Thái độ

- Trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp người phụ nữ.

B. Chuẩn bị

 *GV :Giáo án , SGK, SGV,Tài liệu tham khảo về Hồ Xuân Hương.

 * HS: Tìm hiểu thông tin về tác giả.

C. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài .

 *Kỹ năng: Tư duy, nhận biết, cảm thông

 

doc13 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1043 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 7 năm 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22 / 9 / 2012 Ngày dạy: 7A: 28/ 9 / 2012 7B: 29/ 9 / 20012 Tiết 26 BÁNH TRÔI NƯỚC (Hồ Xuân Hương) A.Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức - HS nắm được những nét sơ giản về Hồ Xuân Hương. - Vẻ đẹp và thân phận chìm nổi của người phụ nữ qua bài thơ Bánh trôi nước. - Tính chất đa nghĩa của ngôn từ và hình tượng trong bài thơ. 2. Kĩ năng - Nhận biết thể loại của VB. - Đọc- hiểu, phân tích VB thơ Nôm Đường luật. 3. Thái độ - Trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp người phụ nữ. B. Chuẩn bị *GV :Giáo án , SGK, SGV,Tài liệu tham khảo về Hồ Xuân Hương. * HS: Tìm hiểu thông tin về tác giả. C. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài . *Kỹ năng: Tư duy, nhận biết, cảm thông… D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học 1- Ổn định tổ chức: 7A: …………………….………7B: …………………….……… 2, Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng bài thơ “ Bài ca Côn Sơn”. Nêu nội dung của bài thơ? 3, Bài mới * Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới. - Mục tiêu:Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho hs - Phương pháp: thuyết trình - Thời gian: 1p Hồ Xuân Hương ( ? - ? ) lai lịch chưa thật rõ được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm. Bài thơ viết về cuộc đời long đong chìm nổi của những thân phận phụ nữ trong xã hội PK “ Bánh trôi nước” là một trong những bài thơ nổi tiếng, tiêu biểu cho tư tưởng nghệ thuật của bà… * Hoạt động 2: T×m hiÓu chung - Mục tiêu: Nắm được tác giả tác phẩm, thể thơ. - Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, minh hoạ,phân tích,nêu và giải quyết vấn đề. -Thời gian: 8p Hoạt động của thầy và trò Nội dung - Học sinh theo dõi chú thích SGK- 95. - Trình bày những hiểu biết của em về nhà thơ Hồ Xuân Hương? Giáo viên bổ sung: Hồ Xuân Hương làm rất nhiều thơ, chủ yếu là những bài thơ Nôm viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt. Bà thường viết về những quả, cây , những đồ vật dân dã như bánh trôi, cái quạt, cái giếng… nhưng đằng sau đó là tiếng nói trào lộng không kém phần gay gắt, mạnh mẽ, bênh vực quyền sống, quyền hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Giáo viên nêu yêu cầu đọc: Đọc nhẹ nhàng nhưng rành mạch dứt khoát, chú ý những tính từ chỉ phẩm chất: trắng, tròn, rắn nát, tấm lòng son. - Gọi 2 học sinh đọc bài. - Trình bày hiểu biết của em về cái bánh trôi nước? - Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Vì sao em biết? - Bài thơ gồm 4 câu , mỗi câu 7 tiếng . Hiệp vần ở tiếng cuối của các dòng thơ1, 2, 4: tròn , non, son. - Bài thơ sử dụng những phương thức biểu đạt nào? phương thức biểu đạt nào là chính? - Đối tượng được dùng làm phương tiện biểu cảm trong bài thơ này là gì? - Qua đối tượng ấy bài thơ đề cập đến vấn đề gì? Bày tỏ tình cảm gì? + Đối tượng miêu tả dùng làm phương tiện biểu cảm: Bánh trôi nước. + Tình cảm biểu cảm: Thân phận và phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, sự cảm thông của tác giả với họ. I, Tìm hiểu chung 1, Tác giả - Là nhà thơ nữ nổi tiếng, được mệnh danh là “ Bà chúa thơ Nôm”. 2, Tác phẩm - Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt. - Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp với miêu tả và tự sự . * Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản - Mục tiêu: Cảm nhận được vẻ đẹp, bản lĩnh sắt son, thân phận chìm nổi của người phụ nữ qua sự trân trọng, cảm thông của Hồ Xuân Hương trong bài thơ - Phương pháp: Vấn đáp, phân tích, phát hiện, giảng bình. -Thời gian: 20p - Hình ảnh chiếc bánh trôi nước được miêu tả qua từ ngữ nào ? -Nhận xét về cách miêu tả, h/a bánh trôi? -Tả thực chiếc bánh trôi mang màu trắng của bột nếp, có hình tròn xinh xắn, cho vào nước nguội bánh chìm, lúc nước sôi chín tới sẽ nổi lên. - Câu thơ có phải chỉ để miêu tả cái bánh trôi không? Ẩn sau chiếc bánh trôi ấy là nỗi niềm, tâm sự, hình dáng của ai? Mượn h/ả cái bánh trôi để nói về người con gái - Em hãy nhận xét về mô típ “Thân em”? - Mô típ quen thuộc thường gặp trong những bài ca dao than thân, nhưng ở bài này không có âm điệu than như vậy - Tâm sự của người phụ nữ. - Người phụ nữ đã giới thiệu về mình NTN? - Em có nhận xét gì về cách dùng từ? “vừa trắng lại vừa tròn” Þ Nghệ thuật dùng từ thật khéo léo người phụ nữ tự hào về vẻ đẹp của mình, giới thiệu về nhan sắc của mình một cách mạnh bạo tự tin, vẻ đẹp trong trắng, tinh khiết. - Với vẻ đep ấy người phụ nữ có quyền sống NTN trong xã hội? - Họ có quyền được nâng niu trân trọng, được hưởng hạnh phúc được làm đẹp cho đời. - Nhưng trong xã hội cũ số phận của họ ra sao? - Từ ngữ nào gợi tả về số phận của họ? -“ Bảy nổi ba chìm” GV: -“ Bảy nổi ba chìm” là một thành ngữ - Thành ngữ này cho em liên tưởng điều gì? ® tác giả đã vận dụng sáng tạo thành ngữ dân gian gợi cho ta liên tưởng đến sự long đong, vất vả của con người. GV: Họ lên thác xuống ghềnh vì chồng, vì con vì cả mọi người. Một cuộc đời xả thân vị tha như thế cao cả bao nhiêu, đáng thương cảm và trân trọng bao nhiêu. - Ở hai câu đầu nghệ thuật tiêu biểu được sử dụng là gì? Vừa tả thực vừa ẩn dụ Tác dụng của nghệ thuật miêu tả và ẩn dụ trong hai câu thơ đầu ? (hai câu đầu bài thơ có ý nghĩa miêu tả điều gì )? HS đọc 2 câu cuối - Hai câu thơ cuối miêu tả điều gì? Chất lượng bánh là do người nặn bề ngoài có thể rắn nát nhưng cái nhân đường bên trong vẫn ngọt, vẫn thơm. - Ngoài ý nghĩa tả thực về hình dáng bánh trôi câu thơ còn có ý nào khác Số phận của người PN trong XHPK bị phụ thuộc vào kẻ khác, họ không có quyền quyết định cuộc đời mình. - Em hiểu ntn về cụm từ tấm lòng son? Tấm lòng con sắt, thuỷ chung, ý chỉ phẩm chất của người phụ nữ không bị thay đổi bởi số phận - Cấu trúc “ mặc dầu”- “ mà em” ở hai câu thơ có ý nghĩa ntn? cấu trúc liền mạch tạo nghĩa đối lập rất ấn tượng ® dù trong hoàn cảnh nào người phụ nữ vẫn chấp nhận thua thiệt nhưng vẫn cố gắng vươn lên để tự khẳng định mình, chiến thắng hoàn cảnh - Ở hai câu cuối tác giả có còn tả thực cái bánh trôi không? Ngoài ý nghĩa tả thực còn có ý nghĩa nào khác? - Liên hệ trong XH ngày nay? - Xã hội nam nữ bình đẳng, người PN làm chủ cuộc sống… nhiều người giữ chức vụ cao trong XH…. - Học sinh đọc lại bài thơ. - Bài thơ có mấy tầng nghĩa? Nghĩa nào quyết định giá trị của bài thơ? Tại sao? Bài thơ mang nhiều tầng ý nghĩa: Nghĩa tả thực, nghĩa ẩn dụ quyết định giá trị bài thơ; đó là vẻ đẹp duyên dáng, phẩm chất trong sáng, nghĩa tình sắt son của người phụ nữ. Bài thơ khiến người đọc cảm thông sâu sắc với thân phận người phụ nữ khi xưa - Bài thơ biểu cảm bằng phương thức nào? Tính nhân văn và tính biểu cảm được thể hiện như thế nào trong bài thơ? - Phương thức biểu cảm: gián tiếp. Gv khái quát bài thơ mang tính nhân văn, tính biểu cảm - Tính nhân văn: Ngợi ca người phụ nữ, phê phán XHPK bất công. - Tính biểu cảm: Thông cảm với nỗi bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. - Những nét nghệ thuật tiêu biểu nào đã được sử dụng trong bài thơ? nhận xét về ngôn ngữ, sự sáng tạo trong cách lựa chọn từ ngữ Vận dụng thành ngữ dân gian, mô tuýp dân gian và cặp quan hệ từ phù hợp đem lại hiệu quả cao. Từ ngữ gần gũi dễ hiểu. Xây dựng hình ảnh thơ mang nhiều tầng ý nghĩa - 1học sinh đọc ghi nhớ -SGK(95) II, Tìm hiểu văn bản Hai câu đầu - Vừa tả thực cái bánh trôi vừa gợi tả vẻ đẹp trong trắng hoàn hảo của người phụ nữ cùng số phận lênh đênh chìm nổi của họ trong xã hội xưa. 2. Hai câu cuối Tiếp tục tả thực cái bánh trôi; rắt nát là do tay người nặn nhưng cái cốt lõi bên trong vẫn ngon, ngọt. Đồng thời ẩn dụ về số phận bị phụ thuộc của người phụ nữ nhưng luôn cố gắng giữ gìn phẩm chất và vươn lên để khẳng định mình. * Ghi nhớ/95 *Hoạt động 4: Luyện tập -Mục tiêu: HS áp dụng KT vào làm BT. Phương pháp:Vấn đáp, giải thích, thảo luận. Thời gian: 7’ ? Ghi các câu hát than thân, mở đầu bằng “ Thân em” trong thơ Hồ Xuân Hương hoặc thơ dân gian ? III, Luyện tập Thân em như quả mít trên cây Vỏ nó xù xì múi nó dày (Quả mít) Mối liên quan trong cảm xúc giữa bài thơ “ Bánh trôi nước” với những câu hát than thân bắt đầu bằng cụm từ “ thân em” là sự thương cảm cho thân phận và cuộc đời của người phụ nữ trong XHPK. 4, Củng cố: Gv hệ thống bài học - Đọc lại bài thơ - Học sinh đọc thêm những câu ca dao -SGK(96). 5, Hướng dẫn về nhà Học thuộc lòng bài thơ. Chuẩn bị bài Quan hệ từ Tự rút kinh nghiệm giờ dạy: ………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………………………. ********************* Ngày soạn: 26 / 9 / 2012 Ngày dạy: 7A: 01 / 10/ 2012 7B: 02 / 10 / 2012 Tiết 27 QUAN HỆ TỪ A, Mục tiêu bài học: Giúp học sinh 1, Kiến thức Học sinh nắm được khái niệm về quan hệ từ, việc sử dụng quan hệ từ trong giao tiếp và tạo lập văn bản. 2, Kĩ năng - Nhận biết quan hệ từ trong câu - Phân tích được tác dụng của quan hệ từ 3, Thái độ - Học tập nghiêm túc và có ý thức sử dụng quan hệ từ đúng hoàn cảnh giao tiếp B, Chuẩn bị - Giáo viên: Bài soạn, ví dụ mẫu. - Học sinh: Đọc trước bài ở nhà. C,Các kỹ năng sống được giáo dục trong bài *Kỹ năng: Tư duy nhận biết, phát hiện… D, Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học: 1- Ổn định tổ chức: 7A: ………………...................................7B: …………………….…… 2, Kiểm tra bài cũ: - Sử dụng từ Hán Việt có ý nghĩa gì? Đặt 1 câu minh hoạ. - Khi sử dụng từ Hán Việt cần lưu ý điều gì? Cho ví dụ minh hoạ. 3, Bài mới * Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới. -Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho hs -Phương pháp: Thuyết trình -Thời gian: 1p Trong Tiếng Việt có một số từ không có ý nghĩa định danh sự việc mà chỉ bổ sung ý nghĩa về một phương diện nào đó hoặc làm công cụ ngữ pháp trong diễn đạt….một trong những từ có chức năng đó là quan hệ từ. Thế nào là quan hệ từ và chúng ta nên sử dụng quan hệ từ như thế nào ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em giải đáp điều đó. * Hoạt động 2: Tìm hiêu khái niệm quan hệ từ. -Mục tiêu: Nắm được thế nào là quan hệ từ -Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, minh hoạ,phân tích,nêu và giải quyết vấn đề. -Thời gian: 10p Hoạt động của thầy và trò Nội dung - Học sinh theo dõi SGK-96,97.-> Gọi 1 học sinh đọc các ví dụ. Giáo viên ghi bảng phụ nội dung ví dụ cần tìm hiểu. ? Xác định quan hệ từ trong ví dụ? - Ở VD thứ nhất, xét về mặt ngữ pháp từ “ của” có tác dụng liên kết từ ngữ hay câu văn nào với nhau? - Nối phần trung tâm với phần phụ sau của cụm danh từ. - Xét về mặt ý nghĩa từ “ của” biểu thị mối quan hệ gì? - Quan hệ từ “ như” có nhiệm vụ gì trong câu? ( về mặt ngữ pháp và mặt ý nghĩa) - Quan hệ từ “ và” có tác dụng liên kết từ nào với từ nào?Biểu thị mối quan hệ gì? - Cặp quan hệ từ “ bởi…nên” có nhiệm vụ gì? - Quan hệ từ “mà” có nhiệm vụ gì trong câu? - Quan hệ từ “nhưng” có nhiệm vụ gì trong câu? - Qua các ví dụ vừa tìm hiểu em thấy về mặt ngữ pháp quan hệ từ dùng để làm gì? -Xét về mặt ý nghĩa quan hệ từ biểu thị những ý nghĩa nào? -> Giáo viên khái quát giúp học sinh rút ra ghi nhớ. - Hs vận dụng làm bài tập 1/98 ? Tìm QHT trong đoạn đầu VB “Cổng trường mở ra” I, Thế nào là quan hệ từ * Ví dụ : SGK(96,97) a. Của b. Như c. Bởi, nên d. Nhưng. * Nhận xét: + Của: Nối phần trung tâm với phần phụ sau của cụm danh từ. ->Chỉ vật sở hữu + Như: - Nối phần trung tâm với phần phụ sau của cụm tính từ. ->Biểu thị quan hệ so sánh. + Và : nối kết hai cụm từ ->Mối quan hệ ngang bằng. + Bởi…nên: - Nối 2 vế của một câu ghép, biểu thị mối quan hệ nhân quả. + Mà: Nối 2 cụm từ với nhau, biểu thị quan hệ đồng thời hoặc nhượng bộ. + Nhưng: - Nối các câu trong đoạn văn, biểu thị ý nghĩa đối lập, tương phản * Ghi nhớ: SGK (97). Bài tập 1/98 Của, còn, và, như *Hoạt động 3: Sử dụng quan hệ từ. - Mục tiêu: Nâng cao kỹ năng sử dụng quan hệ từ khi đặt câu - Phương pháp: Vấn đáp, giải thích. -Thời gian: 15p Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận cặp đôi về những trường hợp bắt buộc phải sử dụng qht và trường hợp không cần dùng qht Đại diện từng nhóm trả lời , giáo viên nhận xét đánh giá kết quả làm bài của từng nhóm. - Tại sao các câu : b.d.g.h phải sử dụng quan hệ từ? - Vì sao các câu: a,c,e,i không cần sử dụng quan hệ từ? - Qua tìm hiểu bài tập 1 em thấy khi nào cần sử dụng quan hệ từ? Khi nào không cần sử dụng quan hệ từ? -Giáo viên khái quát -> học sinh đọc chấm tròn thứ nhất của ghi nhớ (98). -Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài tập theo 2 nhóm: Nhóm 1: Tìm quan hệ từ tạo thành cặp với quan hệ từ “ nếu…. ; vì… ” , đặt câu với mỗi cặp quan hệ từ ấy? Nhóm 2: Tìm quan hệ từ tạo thành cặp với quan hệ từ “ tuy… ; hễ… sở dĩ…. ” . Đặt câu với mỗi cặp quan hệ từ ấy? Các nhóm trình bày kết quả làm bài vào bảng phụ-> -> giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét kết quả làm bài của từng nhóm. - Qua các bài tập vừa làm em có nhận xét gì về việc sử dụng quan hệ từ? -Học sinh đọc ghi nhớ SGK-98. II, Sử dụng quan hệ từ * Bài tập 1/97 - Nhận xét Các câu: b.d.g.h phải sử dụng quan hệ từ Các câu: a,c,e,i không cần sử dụng quan hệ từ * Bài tập 2,3/97 Nếu………..thì Vì………….nên Tuy…………nhưng Hễ…………..là,thì Sở dĩ…………..là vì - Nếu tôi dậy sớm hơn thì không bị muộn giờ học - Vì tôi học chưa chăm chỉ nên không được loại khá. *Ghi nhớ: SGK (98) * Hoạt động 4: HDHS luyện tập - Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức vào bài tập thực hành. - Phương pháp: Vấn đáp giải thích, thực hành. - Thời gian: 10 p HS xem lại các quan hệ từ trong bài tập 1 Tại sao từ “ còn” trong câu “Một ngày kia còn xa lắm con sẽ biết thế nào là không ngủ được” không phải là quan hệ từ? -Vì đó là thành phần phụ chú, chú thích cho cụm từ “Một ngày kia” do đó nó không mang đặc điểm ngữ pháp và đặc điểm ý nghĩa của quan hệ từ. - Tại sao từ “ còn” trong câu thứ ba “ còn bây giờ, giấc ngủ đến với con…” lại là quan hệ từ? -Vì nó nối câu chứa nó với câu trước nó đồng thời biểu thị quan hệ tương phản giữa hai câu đó. lần lượt điền các quan hệ từ thích hợp vào ô trống. Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét. Học sinh đọc yêu cầu của bài tập 3 (giáo viên chuẩn bị trước bài tập 3 ra bảng phụ, hướng dẫn học sinh dùng hình thức trắc nghiệm để xác định câu dùng quan hệ từ đúng và câu dùng sai) -> ghi dấu + vào trước câu dùng đúng, ghi dấu - vào trước câu dùng sai.( 2 học sinh lên bảng làm). Giáo viên nhận xét đánh giá bài làm của từng học sinh . -Học sinh đọc bài tập 5. - Hai câu có điểm gì chung? - Cùng sử dụng quan hệ từ “nhưng”. - Nhưng sắc thái biểu cảm của hai câu khi dùng quan hệ từ đó có giống nhau không? vì sao? -Không . Vì câu a tỏ ý khen còn câu b tỏ ý chê. III, Luyện tập Bài tập 2 - Thứ tự điền: với, và, cùng, với, nếu, thì, và. Bài tập 3 - Các câu đúng: b.d.g.i.k.l - Các câu sai: a.c.e.h Bài tập 5 - Nó gầy nhưng khoẻ.( tỏ ý khen) - Nó khoẻ nhưng gầy.( tỏ ý chê) 4, Củng cố: Gv hệ thống bài học - Thế nào là quan hệ từ? Sử dụng quan hệ từ nhằm mục đích gì? 5, Hướng dẫn về nhà -Học thuộc ghi nhớ và làm bài tập 4 (99). -Đọc trước bài “ Luyện tập làm văn biểu cảm” Tự rút kinh nghiệm giờ dạy: ………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………. Ngày soạn: 27 / 9 / 2012 Ngày dạy : 7A: 03 / 10 / 2012 7B: 04 / 10 / 2012 Tiết 28 LUYỆN TẬP CÁCH LÀM VĂN BẢN BIỂU CẢM A, Mục tiêu bài học Giúp học sinh 1, Kiến thức - Củng cố kiến thức về văn biểu cảm và các đặc điểm của nó. - Các thao tác làm bài văn biểu cảm, cách thể hiện tình cảm cảm xúc 2, Kĩ năng - Luyện kĩ năng làm bài văn biểu cảm. 3, Thái độ - Học sinh được bồi dưỡng tình cảm đối với thế giới xung quanh. B, Chuẩn bị *Giáo viên: - Tìm hiểu kỹ văn bản, chuẩn kiến thức, soạn bài. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài. *Học sinh: - Soạn bài theo định hướng của sách giáo khoa và sự hướng dẫn của cô giáo. C, Các kỹ năng sống được giáo dục trong bài *Kỹ năng: Tư duy, nhận biết, phát hiện… D, Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học 1- Ổn định tổ chức: 7A: …………………….…7B: …………………….… 2, Kiểm tra bài cũ - Nêu đặc điểm của đề văn BC ? Các bước làm một bài văn BC ? 3, Bài mới * Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới. -Mục tiêu:Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho hs -Phương pháp: thuyết trình -Thời gian: 1p Giờ trước các em đã được học về các bước làm bài văn biểu cảm ? Hôm nay chúng ta vận dụng vào việc tạo lập dàn ý cho một đề văn và viết bài văn BC một cách hoàn chỉnh * Hoạt động 2: Kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của HS -Mục tiêu: Hs luyện tập các thao tác làm văn BC: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài -Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, minh hoạ, phân tích,nêu và giải quyết vấn đề. -Thời gian: 10p Hoạt động của thầy và trò Nội dung - Giáo viên viết đề : Loài cây em yêu lên bảng và yêu cầu hs trình bày dàn bài đã chuẩn bị ở nhà Gv nhận xét và định hướng một dàn bài cụ thể - Đề bài yêu cầu em viết về điều gì? - Viết về thái độ, tình cảm đối với một loài cây cụ thể. - Em hãy giải thích yêu cầu của đề qua 3 từ: loài cây, em, yêu? - Loài cây: Là đối tượng miêu tả để biểu cảm. Em: Là chủ thể bày tỏ tình cảm. - Yêu: Là chỉ tập trung khai thác tình cảm tích cực để qua đó nói lên sự gắn bó và cần thiết của loài cây đó đối với đời sống của chủ thể. - Cho biết tên một số loài cây cụ thể mà em yêu? giải thích tại sao em yêu loài cây đó? - Tên gọi của cây: Mít, ổi, na, sấu… - Lí do: Các phẩm chất của cây, sự gắn bó, ích lợi… - Một loài cây mà bất cứ ai cắp sách tới trường(dù ở nông thôn hay thành thị) đều biết. Đó là cây gì? - Cây phượng vĩ. - Mở bài: Giới thiệu về cây phượng vĩ. Tình cảm của em đối với cây phượng vĩ. - Vì sao em thích cây phượng vĩ? - Cây phượng vĩ có đặc điểm gì, gắn bó với học trò ntn? có đặc điểm gì gợi cảm? - Cây phượng vĩ giữ vai trò gì trong cuộc sống của em? Tình cảm của em đối với loài cây đó như thế nào? I, Đề bài Loài cây em yêu. *Tìm hiểu đề - Đối tượng biêủ cảm: Loài cây - Chủ thể biểu cảm:Em. - Tình cảm cần trình bày: sự gắn bó và cần thiết của loài cây đó đối với đời sống của em. *Tìm ý , lập dàn ý - Mở bài: Phượng là loài cây được trồng nhiều ở sân trường. Tuổi thơ đến trường của bao học trò gắn liền cây phượng. - Thân bài: + Cây phượng vĩ thường trồng ở sân trường để làm cảnh và để lấy bóng mát. + Tán cây rộng, lá nhỏ nhưng dầy che mát cả một khoảng sân rộng. + Cây xanh tốt vào mùa hè là nơi trú ngụ của muôn vàn ca sĩ mùa hè(ve sầu). + Hoa phượng nhỏ màu đỏ thắm, kết thành chùm rực rỡ + Cây phượng vĩ là cây gắn bó với tuổi học trò:Trò chuyện nô đùa dưới bóng cây, hoa phượng gắn bó với bao kỉ niệm của ngày xa trường, xa bạn… + Những kỉ niệm của em với cây phượng: ép hoa phượng… - Kết bài: Em yêu sắc xanh của lá phượng, yêu sắc đỏ của hoa phượng.Tán cây phượng luôn râm mát trong lòng em. * Hoạt động 3:Thực hành trên lớp. -Mục tiêu: HS biết cách lập một dàn bài cho một đề văn biểu cảm cụ thể. - Phương pháp: Vấn đáp, thực hành, phát hiện. -Thời gian: 25p HS thực hiện các bước tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý cho đề bài đã cho Gv tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm cặp đôi Hs hoàn thành bài tập gv kiểm tra xác suất 3 bài, nhận xét, đánh giá Giáo viên gọi học sinh đọc văn bản mẫu trong SGK (100,101) -> Hướng dẫn học sinh lập dàn ý cho văn bản đó. - Em hãy xác định bố cục 3 phần của văn bản “cây sấu Hà Nội”? - Nội dung chính của phần mở bài là gì? - Phần thân bài người viết đã trình bày những tình cảm ,cảm xúc gì? - Phần kết bài khẳng định điều gì? II, Thực hành trên lớp Thực hiện các bước tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý cho đề bài “Cảm nghĩ về một đêm trăng đẹp” Tìm hiểu đề Đối tượng biểu cảm: Một đêm trăng đẹp Chủ thể biểu cảm: bản thân Tình cảm cần biểu đạt: cảm xúc vui sướng, tự hào, hạnh phúc, may mắn khi được thưởng thức một đêm trăng đẹp. Tìm ý, lập dàn ý Trăng là hiện tượng tự nhiên, theo quy luật mỗi tháng có một lần trăng tròn, đẹp nhưng đẹp nhất là trăng rằm tháng 8. Dưới ánh trăng, vừa ngắm cảnh vừa tổ chúc hội vui trung thu của thiếu niên, nhi đồng. Trăng sáng giúp cho không gian sáng sủa. Con người được dịp thả hồn thư thái ngắm trăng... 4, Củng cố: Gv hệ thống bài học - Muốn làm tốt một bài văn biểu cảm em cần xác định được những gì? -Đối tượng biểu cảm. -Tình cảm được biểu cảm. - Tình cảm được biểu cảm được thể hiện qua những yêu tố nào? -Miêu tả hoặc tự sự về đối tượng biểu cảm qua đó thể hiện sự gắn bó yêu quy của chủ thể đối với đối tượng biểu cảm. 5, Hướng dẫn về nhà - Xem lại các thao tác làm bài văn biểu cảm. - Chuẩn bị viết bài tập làm văn biểu cảm theo đề bài SGK(108). - Soạn bài Qua đèo Ngang, Bạn đến chơi nhà. Tự rút kinh nghiệm giờ dạy ………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………………………. *********************

File đính kèm:

  • docTuan 7.doc