A . Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh
- Hiểu được tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du : khinh bỉ và căm phẫn sâu sắc bọn buôn người ; đau đớn, xót xa trước thực trạng con người bị hạ thấp, bị chà đạp.
- Thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả : khắc họa tính cách qua diện mạo, cử chỉ.
- Nhận diện và phân tích các chi tiết khắc hoạ hình tượng nhân vật phản diện.
- Cảm nhận được ý nghĩa tố cáo iên án xã hội trong đoạn trích.
B . Chuẩn bị
- Học sinh : Soạn bài, đọc kĩ đoạn trích
- Giáo viên : Giáo án, SGK, SGV
C . Tiến trình lên lớp
I . Ổn định
9 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1009 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 8 năm 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 Ngày soạn :09-10-10
Tiết 36 - 37 Ngày dạy :
MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU
(Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
A . Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh
- Hiểu được tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du : khinh bỉ và căm phẫn sâu sắc bọn buôn người ; đau đớn, xót xa trước thực trạng con người bị hạ thấp, bị chà đạp.
- Thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả : khắc họa tính cách qua diện mạo, cử chỉ.
- Nhận diện và phân tích các chi tiết khắc hoạ hình tượng nhân vật phản diện.
- Cảm nhận được ý nghĩa tố cáo iên án xã hội trong đoạn trích.
B . Chuẩn bị
- Học sinh : Soạn bài, đọc kĩ đoạn trích
- Giáo viên : Giáo án, SGK, SGV
C . Tiến trình lên lớp
I . Ổn định
II. Kiểm tra bài cũ :
- Đọc đoạn thơ “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
- Tâm trạng của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích được khắc hoạ ntn ?
III. Bài mới
1.Khởi động
- Ở văn bản “Chị em Thuý Kiều”, tác giả đã sử dụng bút pháp gì để miêu tả nhân vật ?
(ước lệ tượng trưng)
Còn ở văn bản “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, ta lại được thấy nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại và bút pháp tả cảnh ngụ tình. Và với văn bản “Mã Giám Sinh mua Kiều”, ta lại được thấy bút pháp miêu tả nhân vật phản diện bằng nét bút hiện thực, khắc họa tính cách qua diện mạo, cử chỉ. Đấy là những thành tựu đặc sắc của nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Truyện Kiều.
2. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động của giáo viên
HĐ của học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Tiếp cận văn bản
Bước 1
?) Dựa vào chú thích SGk / 94, cho biết vị trí của đoạn trích này ?
Nằm ở phần Gia biến và lưu lạc - nhấn mạnh theo phần chú thích đầu trang 94
Bước 2
- Tổ chức đọc, hướng vào tâm trạng của nhân vật, hướng vào cách thể hiện nội tâm
- Hướng dẫn tổ chức tìm hiểu kết cấu đoạn thơ và nội dung từng phần
+ 6 câu đầu : Kiều nhờ mụ mối tìm người mua lấy danh nghĩa là lễ hỏi (vấn danh).
+ 24 câu tiếp : Mã Giám Sinh đến mua Kiều dưới danh nghĩa hỏi nàng làm vợ lẽ (thiếp).
+ 4 câu còn lại : Những quyết định sau cuộc ngã giá.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu nội dung
Bước 1
?) Diện mạo, cử chỉ, cách nói năng của Mã Giám Sinh được miêu tả ntn ? Qua đó, ta hiểu gì về nhân vật này ?
- Tuổi ngoại tứ tuần (ngoài 40 tuổi) mà ăn mặc chải chuốt, không phù hợp.
- Cử chỉ bất lich sự, hợm hĩnh : Ghế trên ngồi tót sỗ sàng.
- Học trò Quốc học mà ăn nói cộc lốc, thiếu lễ độ, lịch sự.
“Hỏi tên, rằng : - Mã Giám Sinh,
Hỏi quê, rằng : - huyện Lâm Thanh cũng gần.”
?) Cảnh tượng “trước thầy sau tớ lao xao” gợi nên điều gì ?
Một cảnh tượng lộn xộn, ầm ĩ, không nề nếp. Mã Giám Sinh gắn trong cảnh tượng đó hiện rõ một tên tự do, phóng đãng.
?) Ở đây, từ ngữ miêu tả có gì đặcbiệt ?Từ đó, nhân vật Mã Giám Sinh nổi lên với những nét tính cách nào ?
Dùng nhiều từ láy tượng hình, tượng thanh (nhẵn nhụi, bảnh bao, lao xao).
GV : Không chỉ miêu tả chân dung, Nguyễn Du còn làm rõ bản chất của Mã Giãm Sinh qua cuộc “vấn danh”.
?) Có gì bất thường trong việc giới thiệu lai lịch của họ Mã? Qua đó, ta hiểu thêm gì về bản chất của hắn ?
“viễn khách”>< “huyện Lâm Thanh cũng gần”
® giả dối.
?) Khi gặp Kiều, Mã Giám Sinh đã có hành động và thái độ như thế nào?
Hành động :
+ cân đo, đong đếm cả nhan sắc và tài năng.
+ mặc cả keo kiệt, đê tiện “cò kè bớt một thêm hai”
Thái độ : “Tiền lưng đã sẵn việc gì chẳng xong”
® Xem Kiều như một món hàng, chọn lựa rất kĩ lưỡng, tỉ mỉ, thô bạo ; lạnh lùng, vô cảm trước gia cảnh của Kiều , mãn nguyện, hợm hĩnh.
?) Từ đó, bản chất nào của họ Mã đã bộc lộ ?
Bất nhân, vì tiền
?) Em có nhận xét gì về ngôn ngữ miêu tả nhân vật Mã Giám Sinh ?
Ngôn ngữ miếu tả trực diện của tác giả, miêu tả cả về diện mạo và tính cách.
GV : Qua nhân vật này, tác giả vừa khắc họa một Mã Giám Sinh cụ thể vừa khái quát một loại người giả dối, vô học, bất nhân.
Bước 2 . Tìm hiểu tâm trạng Kiều
?) Tâm trạng của Kiều khi gặp Mã Giám Sinh được thể hiện ntn ?
"tức nỗi nhà, … lệ hoa mấy hàng, … ngại ngùng, … gương mặt dày, …" à đau buồn, nhục nhã, xót xa ê chề.
?) Vì sao nàng im lặng suốt cuộc mua bán ?
Nàng tự nguyện bán mình để báo hiếu với cha mẹ, tất cả vì chữ hiếu nên câm nín chịu đựng dù nhận ra bản chất xấu xa của họ Mã.
GV : Nhận ra bản chất của họ Mã nhưng chủ động cam chịu, câm lặng trước trò bỉ ổi để mong sớm có tiền chuộc cha à lòng vị tha, đức hi sinh
?) Câu kết trong đoạn trích thể hiện điều gì ?
- Tố cáo XH đồng tiền thối nát, làm lũng đoạn XH
- Lời bình của tác giả về đồng tiền chà đạp lên nhân phẩm, quyền sống của con người. à thái độ bất bình, căm ghét tố cáo bọn bất nhân, tàn bạo. Đây chính là tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du.
Hoạt động 3: Tìm hiểu nghệ thuật khắc hoạ nhân vật của Nguyễn Du
?) Em có nhận xét gì về nghệ thuật khắc họa nhân vật ở đoạn trích này ?
- Xây dựng nhân vật tài tình : bằng nét bút tả thực, khắc hoạ tính cách qua diện mạo, cử chỉ (Mã Giám Sinh)
- Ngôn ngữ độc đáo
- Với Kiều : ND miêu tả ngoại hình để bộc lộ tâm trạng và nhân cách của nàng
Hoạt động 4 : Tổng kết
Gv tổng kết , rút ra ghi nhớ
Xem chú thích 1
Trả lời độc lập
Đọc văn bản
Tìm hiểu kết cấu đoạn thơ, cá nhân trình bày nội dung từng phần
Qua chi tiết trình bày suy nghĩ
Nhận xét, trả lời
Trình bày
Nhận xét
Nhận xét
Trình bày, nhận xét
Trình bày suy nghĩ
Nhận xét
I . Đọc hiểu văn bản
1 . Giới thiệu
- Vị trí đoạn trích :
Phần II : Gia biến và lưu lạc.
2 . Bố cục đoạn thơ :
3 phần
II . Nội dung
1 . Chân tướng Mã Giám Sinh
- Chải chuốt, hợm hĩnh, lố bịch.
- Là tên buôn thịt bán người lọc lõi, vô học, đê tiện.
2. Tâm trạng của Thúy Kiều
-Tủi nhục, xót xa, đau đớn nhưng chủ động cam chịu, câm lặng.
3. Tấm lòng của nhà thơ
- Xót thương quyền sống, nhân phẩm của con người bị chà đạp, tố cáo bọn bất nhân, tàn bạo.
II . Tổng kết
Ghi nhớ : SGK / 99
IV. Củng cố : Nhắc lại nội dung và biện pháp nghệ thuật nổi bật của các đoạn trích
V. Hướng dẫn học tập :
- Nghiên cứu, chuẩn bị bài viết số 2
- Học thuộc các đoạn trích
- Nắm kĩ nội dung đoạn trích
- Chuẩn bị bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
Tuần 8 Ngày soạn :09-10-10
Tiết 38 - 39 Ngày dạy :
LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA
( Trích Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu )
A . Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh
- Hiểu và lí giải được vị trí của tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên và đóng góp của Nguyễn Đình Chiểu cho kho tàng văn học dân tộc.
- Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của một đoạn trích trong tác phẩm.
- Đọc hiểu và biết phân tích giá trị của đoạn trích
- Biết “ trọng nghĩa, khinh tài”.
B . Chuẩn bị
- Học sinh :
- Giáo viên :
C . Tiến trình lên lớp
I . Ổn định
II. Kiểm tra bài cũ : Phân tích nhân vật Mã Giám Sinh ?
III. Bài mới
1.Khởi động
Bên cạnh Truyện Kiều là truyện thơ Nôm hết sức đặc sắc, kho tàng văn học Việt Nam ta còn có một câu chuyện mang thể loại này, khá phổ biến ở vùng Nam bộ - đó là Truyện Lục Vân Tiên của cụ đồ Nguyễn Đình Chiểu, tác phẩm có một sức sống mạnh mẽ và lâu bền trong lòng nhân dân, không một người chài lưới hay người lái đò Nam bộ nào lại không ngâm nga vài câu trong khi đưa đẩy mái chèo.
2. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động của giáo viên
HĐ của học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm
Bước 1
- Yêu cầu hs đọc phần chú thích SGK / 112
?) Hãy trình bày ngắn gọn về quê quán, tiểu sử của Nguyễn Đình Chiểu ?
- Quê nội ở Thừa Thiên - Huế, quê ngoại ở Gia Định
- Đỗ tú tài ở Gia Định năm 1843
Chưa kịp thi tiếp thì mẹ mất, ốm nặng, bị mù, bị bội hôn.
Về quê mẹ làm thầy lang chữa bệnh, mở lớp dạy học cho dân.
Cùng các lãnh tụ nghĩa quân (Trương Định, Phan Tòng) bàn mưu tính kế đánh Pháp
Sáng tác nhiều thơ văn khích lệ tinh thần yêu nước chiến đấu của nhân dân Nam bộ.
Giữ lòng trung thành với dân, với nước cho đến khi ốm nặng và qua đời trong sự thương tiếc của nhân dân.
?) Sự nghiệp thơ văn của ông có gì đáng kể ?
Chốt : NĐC nêu cao tấm gương sáng ngời về nghị lực sống và cống hiến cuộc đời cho dân cho nước ; nêu cao tinh thần yêu nước bất khuất chống giặc ngoại xâm. Ông là nhà nho tiết tháo, nhà thơ mù yêu nước vĩ đại, lương y nổi danh và là nhà giáo đức độ. Vượt lên số phận, NĐC xứng đáng là ngọn cờ đầu của thơ văn yêu nước chông Pháp ở nước ta thể kỉ XIX. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng từng ca ngợi :”trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng thoạt nhìn chưa thấy sáng ; song càng nhìn càng sáng. NĐC - nhà thơ yêu nước vĩ đại của nhân dân miền Nam thế kỉ XIX là một ngôi sao như thế.”
Bước 2
?) Hãy giới thiệu về tác phẩm “Truyện Lục Vân Tiên” ?
Bổ sung : Truyện Lục Vân Tiên được in lại nhiều lần, phiên âm ra chữ quốc ngữ, được dịch ra tiếng Pháp và lan rộng, ảnh hưởng cả nước
- Yêu cầu hs kể lại ngắn gọn, mạch lạc nội dung cốt truyện Truyện Lục Vân Tiên theo 4 phần :
+ Lục Vân Tiên đánh cứu Kiều Nguyệt Nga
+ Lục Vân Tiên gặp nạn và được cứu
+ Kiều Nguyệt Nga gặp nạn và được cứu
+ Lục Vân Tiên - Kiều Nguyệt Nga gặp lại nhau, sum vầy hạnh phúc
?) Truyện được viết ra nhằm truyền dạy đạolí làm người, em có thể thấy được gì trong tác phẩm về điểm này ?
- Tình cha con, mẹ con, nghĩa vợ chồng, tình bạn bè, tình yêu thương cưu mang những người gặp cơn hoạn nạn.
- Vân Tiên đánh cướp, Hớn Minh “bẻ giò” cậu công tử con quan.
- Kết thúc truyện có hậu : ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác ; thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà.
Chốt : Ở thời đại đó, chế độ phong kiến khủng hoảng nghiêm trọng, kỉ cương trật tự lỏng lẻo, đạo đức suy vi, một tác phẩm như thế đã đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, cho nên ngay từ khi mới ra đời, truyện đã được tiếp nhận nồng nhiệt.
- Gv giới thiệu về mặt nghệ thuật của truyện
Hoạt động 2 : Tìm hiểu đoạn trích
Bước 1
Cho hs đọc vb, chuyển giọng phù hợp ở mỗi nội dung.
Kiểm tra việc hiểu các từ khó, lưu ý NĐC sử dụng nhiều từ ngữ Nam bộ.
?) Đoạn trích nằm ở phần nào của tác phẩm ?
?) Nội dung chính của đoạn trích ?
Lục Vân Tiên một mình đánh tan bọn cướp, cứu được Kiều Nguyệt Nga, hai người nối kết ân tình.
?) Tóm tắt vb qua nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga ?
Lục Vân Tiên : trên đường đi thi về, tình cờ gặp bon cướp giữa đường, Lục Vân Tiên bèn ra tay đánh tan lũ cướp, cứu được một người thiếu nữ. Chàng hỏi chuyện biết nàng là Kiều Nguyệt Nga con quan. Chàng từ chối ý định báo đáp ơn nghĩa của nàng.
Kiều Nguyệt Nga : là một thiếu nữ con quan, trên đường đến nơi cha làm việc bị bọn cướp vây bắt, may được Lục Vân Tiên giải thoát. Cảm kích trước hành động này, nàng muốn bày tỏ ơn nghĩa nhưng Lục Vân Tiên từ chối.
?)Từ đó, em hãy tách các phần văn bản ứng theo nội dung ?
14 câu đầu : lục vân tiên đánh cướp
Còn lại : cuộc trò chuyện giữa Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
Bước 2
?) Hình ảnh Lục Vân Tiên đánh cướp được miêu tả trực tiếp trong câu thơ nào ?
?) Hành động “bẻ cây làm gậy”, “tả xung hữu đột” của Vân Tiên cho thấy điều gì ?
Dũng mãnh, gan dạ
?) Lơì nói của Vân Tiên với bọn cướp thể hiện điều gì ?
Quyết chiến với bọn cướp, không để chúng hại dân.
?) Trong cảnh đánh cướp, tác giả ví Vân Tiên với ai ? ( Triệu Vân ) Vì sao tác giả lại ví như thế ?
Triệu Vân dũng cảm, một mình phá vòng vây quân Tào Tháo để cứu con Lưu Bị. Vân Tiên cũng một mình dũng cảm phá tan bọn cướp hung ác để cứu người lương thiện.à Cả hai nhân vật đều có khí phách anh hùng.
- Hai tay không, một mình, giữa đường gặp nguy, không ngại ngần, Lục Vân Tiên ra tay cứu khốn phò nguy. Ta bắt gặp ở chàng tinh thần nghĩa hiệp “vị nghĩa vong thân”
?)Một chàng trai tài giỏi, cứu một cô gái thoát khỏi tình huống hiểm nghèo, khiến em liên tưởng đến câu chuyện nào trong dân gian ?
Thạch Sanh đánh đại bàng cứu công chúa Quỳnh Nga à Motip này thường biểu hiện niềm mong ước ở những người tài đức, dám ra tay cứu nạn giúp đời ở thời buổi nhiễu nhương hỗn loạn.
?) Qua những câu nói của Lục Vân Tiên với Kiều Nguyệt Nga, em thấy chàng còn có những phẩm chất tốt đẹp nào ?
Thấy hai cô gái chưa hết hãi hùng thì “động lòng”, tìm cách an ủi, hỏi han ân cần
Khi nghe họ muốn lạy tạ ơn thì gạt đi “khoan khoan ngồi đó chớ ra”, không muốn nhận cái lạy tạ ơn, từ chối lời mời đến thăm nhà để đền đáp à khiêm nhường, lễ giáo
à Là một hình ảnh đẹp, lí tưởng mà Nguyễn Đình Chiểu đã gởi gắm niềm tin và ước vọng của mình
Chuyển ý
?) Qua lời giả bày của Kiều Nguyệt Nga, em thấy nàng có những phẩm chất đáng quý nào ?
- Dùng lời lẽ thuỳ mị, nết na, có học thức : “quân tử”, “tiện thiếp”, ”chút tôi” ...
- Ăn nói văn vẻ, dịu dàng, mực thước : “làm con đâu dám cãi cha”, ”chút tôi liễu yếu đào tơ”
- Cách giải bày rõ ràng vừa trả lời đầy đủ điều thăm hỏi của Vân Tiên, vừa thể hiện ân tình. Ay náy, băn khoăn tìm cách trả ơn.
à Nét đẹp tâm hồn của Kiều Nguyệt Nga đã chinh phục được tình cảm yêu mến của nhân dân, những con người xem trọng ân nghĩa.
Bước 3
?) Theo em, nhân vật trong đoạn trích này được miêu tả chủ yếu qua ngoại hình hay nội tâm, hành động, cử chỉ ? (hành động, cử chỉ, lời nói)
?) Điều đó cho thấy lục vân tiên gàn với loại truyện nào mà em đã học ? (truyện dân gian)
à Nguyễn Đình Chiểu ban đầu sáng tác cũng chỉ là để đọc truyền miệng cho các môn đệ, rồi mọi người ghi chép lại, đi truyền trong dân gian qua hình thức “kể thơ”, “nói thơ”. Vì thế, khi miêu tả nhân vật, tác giả ít chú ý khắc hoạ chân dung ngoại hình, ít đi sâu vào diễn biến nội tâm (giống các truyện cổ tích dân gian). Nhân vật được đặt vào nhưng mối quan hệ xã hội, trong những tình huống, những xung đột của đời sống rồi bằng hành động, cử chỉ, lời nói của mình, nhân vật tự bộc lộ tính cách và chiếm lĩnh tình cảm yêu hay ghét của người đọc, người nghe.
?) Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của đoạn trích này ?
Mộc mạc, bình dị, gần với lời nói thông thường và mang màu sắc địa phương Nam bộ à Nó có phần thiếu trau chuốt, uyển chuyển nhưng lại phù hợp với ngôn ngữ kể chuyện, rất tự nhiên, dễ đi vào quần chúng.
Ngôn ngữ thơ đa dạng :
+ tình huống đầu, lời thơ đối thoại trong không khí cuộc chiến đang sôi sục, lục vân tiên thì phẫn nộ, bọn cướp thì hống hách.
+ tình huống sau, lời lẽ đối đáp mêm mỏng, xúc động, chân thành.
Rút ra ghi nhớ
Thực hiện theo y/c
Xem chú thích cuối trang 112, trả lời
Xem văn bản tóm tắt SGK / 113 và thực hiện theo y/c
Trả lời độc lập
Đọc văn bản
Xem xét và trình bày nghĩa
Trả lời độc lập
Trình bày độc lập, nhận xét, bổ sung
Thực hiện độc lập
Đọc lại 14 câu đầu
Trả lời độc lập
Đọc phần sau vb
Trình bày
Trả lời độc lập
Trả lời độc lập
Nghe
Trả lời độc lập
Đọc và khắc sâu ghi nhớ
I . Tác giả Nguyễn Đình Chiểu
1 . Thân thế và cuộc đời
SGK / 112
2 . Sự nghiệp thơ văn
Toàn bộ viết bàng chữ Nôm (SGK / 112)
II . Tác phẩm “Truyện Lục Vân Tiên”
1 . Giá trị nội dung
- Đề cao tình nghĩa con người trong xã hội
- Đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng cứu khốn phò nguy
- Thể hiện khát vọng hướng tới lẽ ccông bằng và những điều tốt đẹp trong xã hội
2 . Nghệ thuật
- Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, giàu màu sắc Nam bộ
- Xây dựng phẩm chất nhân vật qua cử chỉ, hành động, lời nói
II . Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”
1 . Giới thiệu
Vị trí : đầu tác phẩm
Bố cục : 2 phần
2 . Nội dung
a. Lục Vân Tiên
- Khí phách anh hùng, vì nghĩa quên thân
- Làm việc nghĩa không cần báo đáp
- Trọng nghĩa khinh tài
b. Kiều Nguyệt Nga
3 . Tổng kết
Ghi nhớ : SGK / 115
IV. Củng cố : - Làm rõ thêm phẩm chất nhân vật, ngôn ngữ thơ qua đoạn đọc thêm
V. Hướng dẫn học tập :- Học thuộc đoạn trích
- Chuẩn bị bài Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự (Mang sách Ngữ văn 6 tập 2 và đọc lại văn bản Bài học đường đời đầu tiên )
Tuần 8 Ngày soạn :10-10-10
Tiết 40 Ngày dạy :
MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
A . Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh
- Hiểu được vai trò của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tân với ngoại hình trong khi kể chuyện.
- Rèn luyện kĩ năng kết hợp kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi viết bài văn tự sự
B . Chuẩn bị
- Học sinh :
- Giáo viên : hệ thống bảng phụ
C . Tiến trình lên lớp
I . Ổn định
II. Kiểm tra bài cũ :
III. Bài mới
1.Khởi động
Ở chương trình Ngữ văn 8, các em đã học miêu tả chủ yếu được đề cập đến ở dạng miêu tả bên ngoài, đối với người đó là miêu tả ngoại hình. Ở chương trình này, các em sẽ được tiếp tục rèn luyện về miêu tả nhưng là miêu tả nội tâm, để kết hợp yếu tố đó trong văn bản tự sự.
2. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động của giáo viên
HĐ của học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Giúp HS tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
Bước 1
Cho HS đọc lại đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
GV treo bảng phụ đoạn thơ
?) Tìm những câu thơ miêu tả ngoại cảnh trong đoạn trích ?
“Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân
...... Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia”
“Buồn trông cửa bể chiều hôm
......Ầm ầm sóng vỗ kêu quanh ghế ngồi.”
?) Tìm những câu thơ miêu tả nội tâm, tâm trạng của Thuý Kiều ?
“Bên trời góc bể bơ vơ
....... Có khi gốc tử đã vừa người ôm.”
?) Dấu hiệu cho thấy đoạn thơ đầu là tả cảnh và đoạn sau đó miêu tả tâm trạng Thuý Kiều ?
Đoạn đầu có thể quan sát trực tiếp cảnh bên ngoài, ngoại hình của con người.
Đoạn sau trực tiếp, tập trung miêu tả những suy nghĩ của Thuý Kiều : nghĩ thầm về thân phận cô đơn, bơ vơ nơi đất khách, nghĩ về cha mẹ nơi chốn quê nhà ai chăm sóc, phụng dưỡng lúc tuổi già ....
?) Những câu thơ tả cảnh có mối quan hệ thế nào đối với việc thể hiện nội tâm nhân vật ?
Nhiều khi từ việc miêu tả hoàn cảnh, ngoại hình mà người viết cho ta thấy được tâm trạng của nhân vật. Ngược lại, từ việc miêu tả tâm trạng người đọc hiểu được hình thức bên ngoài.
?) Miêu tả nội tâm đã có tác dụng như thế nào đối với việc khắc họa nhân vật ?
Khi xây dựng nhân vật, người viết thường miêu tả ngoại hình và miêu tả nội tâm. Miêu tả nội tâm nhằm khắc họa “chân dung tinh thần” của nhân vật, tái hiện lại những trăn trở, dằn vặt, những rung động tinh vi trong tình cảm, tư tưởng của nhân vật (những yếu tố này nhiều khi không thể tái hiện bằng miêu tả ngoại hình.)
Þ Vì thế, miêu tả nội tâm có tác dụng rất lớn trong viếc khắc họa đặc điểm, tính cách nhân vật.
Bước 2
Gv giới thiệu hai đoạn văn trích từ Dế Mèn phiêu lưu kí (Phần văn bản Bài học đường đời đầu tiên) - Bảng phụ
+ Đoạn miêu tả ngoại hình : “Cái anh chàng Dế Choắt, người gầy gò ....... không biết đào sâu rồi khoét ra như hang tôi.”
+ Đoạn miêu tả nội tâm : “Ngẫm ra thì tôi chỉ nói lấy sướng miệng tôi ...... chẳng để ý có ai nghe mình không.”
Cho HS đọc phần trích văn bản Lão Hạc
Chốt : Người ta không những miêu tả nội tâm bằng cách diễn tả những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật mà còn gián tiếp qua miêu tả cảnh, nét mặt, cử chỉ, trang phục của nhân vật.
Rút ra ghi nhớ
Hoạt động 2 : Luyện tập
Bài tập 1
Yêu cầu HS chú ý những câu thơ miêu tả nội tâm Thúy Kiều : “Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
......Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày”
Có thể kể theo ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba
Bài tập 2
Lưu ý HS cố gắng miêu tả tâm trạng của Kiều lúc gặp Hoạn Thư.
Người viết đóng vai Thúy Kiều trong phiên tòa báo ân báo oán nên người viết phải xưng “tôi” để kể lại vụ xử án. Trong quá trình kể, kết hợp dẫn lời, dẫn ý nhân vật khác, tái hiện lại tâm trạng Kiều lúc gặp Hoạn Thư.
Bài tập 3
Lưu ý HS kể lại việc mình gây ra cho bạn là việc gì, diễn ra như thế nào, đặc biệt miêu tả tâm trạng sau khi gây ra việc không hay đó.
(Cho HS tham khảo văn bản Bài học đường đời đầu tiên - Ngữ văn 6, tập 2)
Đọc lại văn bản
Thực hiện theo y/c
Thảo luận, trình bày
Liên hệ phần tìm hiểu đoạn trích
Trả lời
Liên hệ phần tìm hiểu đoạn trích
Trả lời
Tham khảo, so sánh
Thực hiện theo y/c
Đọc và khắc sâu ghi nhớ
Đọc lại đoạn trích SGK / 97
I . Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
Ghi nhớ : SGK / 117
II . Luyện tập
Bài tập 1
Bài tập 2
Bài tập 3
IV. Củng cố : Ghi nhớ
V. Hướng dẫn học tập :
- Làm tất cả các bài tập vào vở
- Nắm vững nội dung bài
- Soạn bài Lục Vân Tiên gặp nạn
File đính kèm:
- tuan 8.doc