Giáo án Ngữ văn 8 Bài 21 Tiết 81 Tức cảnh Pác Bó

A . Mục tiêu cần đạt

Giúp HS :

- Cảm nhận được niềm thích thú thât sự của HCM trong những ngày gian khổ ở Pắc Bó; qua đó thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Bác : vừa là chiến sĩ say mê CM, vừa như một khách lâm tuyền ung dung hoà nhịp với thiên nhiên.

- Hiểu được giá trị nghệ thuật độc đáo của bài thơ

B.Chuẩn bị

- Thầy : Soạn giáo án, bảng phụ.

- Trò : chuẩn bị bài

C. Khởi động

 1. Kiểm tra : Đọc thuộc lòng bài thơ ? Tâm trạng của người chiến sĩ trong tù

được thể hiện ntn trong bài thơ ?

 2. Bài mới : ở lớp7, các em đã học những bài thơ nào hay của chủ tịch HCM? Đó là những bài thơ nổi tiếng viết hồi đầu k/c chống TDP. Còn hôm nay, chúng ta lại gặp Bác ở suối Lê -nin, hang Pắc Bó huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, vào mùa xuân 1941.

D. Tiến trình các hoạt động của thầy và trò

 

doc14 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2442 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Bài 21 Tiết 81 Tức cảnh Pác Bó, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : Ngày dạy : Bài 21 Tiết 81 : Tức cảnh Pác Bó Hồ Chí Minh A . Mục tiêu cần đạt Giúp HS : - Cảm nhận được niềm thích thú thât sự của HCM trong những ngày gian khổ ở Pắc Bó; qua đó thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Bác : vừa là chiến sĩ say mê CM, vừa như một khách lâm tuyền ung dung hoà nhịp với thiên nhiên. - Hiểu được giá trị nghệ thuật độc đáo của bài thơ B.Chuẩn bị - Thầy : Soạn giáo án, bảng phụ. - Trò : chuẩn bị bài C. Khởi động 1. Kiểm tra : Đọc thuộc lòng bài thơ ? Tâm trạng của người chiến sĩ trong tù được thể hiện ntn trong bài thơ ? 2. Bài mới : ở lớp7, các em đã học những bài thơ nào hay của chủ tịch HCM? Đó là những bài thơ nổi tiếng viết hồi đầu k/c chống TDP. Còn hôm nay, chúng ta lại gặp Bác ở suối Lê -nin, hang Pắc Bó huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, vào mùa xuân 1941. D. Tiến trình các hoạt động của thầy và trò HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY &TRÒ NÔI DUNG CẦN ĐẠT HĐ1 : Tìm hiểu chung H: Đọc Chú thích ?1: Giới thiệu về tác giả? H: Trả lời cá nhân. ?2: Hoàn cảnh sáng tác bài thơ? Bài thơ được viết theo thể thơ gì? Tinh thần chung của bài thơ là gì? H: Phát hiện, trả lời cá nhân G: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích. -Chú ý ngắt nhịp, giọng điệu dõng dạc, hào hùng ; thoải mái, nhẹ nhàng, vui tươi; tha thiết, mềm mại., thể hiện tâm trạng sảng khoái ( Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt - cảm giác vui thích sảng khoái) àBình dị, tự nhiên, giọng điệu thoải mái, pha chút vui đùa hóm hỉnhàCảm giác vui thích, sảng khoái. HĐ 2 : Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết ?3: Đọc câu 1, cấu tạo có gì đặc biệt ? Có tác dụng gì ? àĐối vế câu: sáng ra bờ suối/tối vào hang; đối th/gian; đối k/gian và hoạt động àDiễn tả hoạt động đều đặn, nhịp nhàng đã trở thành nề nếp của Người; diễn tả quan hệ gắn bó hòa hợp giữa con người và th/nhiên ?5: Hãy giải thích hành động của Bác ở đây ? àCon người CM luôn làm chủ hoàn cảnh ; Nói nghèo mà hóa sang hay nói sang mà thực ra rất nghèo; như 1 tiên ông, hiền triết vui với cuộc đời CM ; làm chủ thiên nhiên, đất nước của mình. ?6: Lời thơ ở câu 2 có ý nghĩa gì ? à Mùi vị thanh đạm của bậc ẩn sĩ chân chính(NBK, NTrãi, N. Khuyến) ?7: Lời thơ cả 2 câu phản ánh trạng thái tâm hồn của người viết như thế nào ? àT/thần CM vẫn cao, vẫn sẵn sàng, thường trực tuy gian khổ…Cháo bẹ rau măng vẫn có sẵn(vật chất tuy …núng tinh thần…) Câu thơ vẫn tiếp tục mạch cảm xúc, có thêm nét vui đùaè Với Bác được sống giữa núi rừng thật thích thú ?8: Ở câu thơ thứ 3, tác giả đã sử dụng BPNT gì? ý nghĩa của biện pháp đó? (đối ý và đối thanh; hình tượng Người vừa chân thực, vừa có tầm vóc lớn lao) ?9: Câu thơ cuối cho thấy cuộc đời CM của Bác đã diễn ra như thế nào ở Pắc-Bó ? Vì sao Bác cảm thấy cuộc sống gian khổ đó thật là “ sang ”? Em hiểu chữ “Sang” ở đây nghĩa là gì ? àSang: Sang trọng, giàu có ; ở đây là sự sang trọng, giàu có về mặt tinh thần của những cuộc đời làm CM lấy lý tưởng cứu nước làm lẽ sống, ko bị khó khăn, gian khổ thiếu thốn khuất phục ; cái sang trọng của nhà thơ luôn tìm thấy sự hòa hợp, tự tin, thư thái, trong sạch với t/nhiên, đất nước ; cái sang trọng, giàu có của người thấy mình hữu ích cho CM cả trong gian khổ thiếu thốn. ?11: Trong thơ của Bác, cái sang của người CM thường được nói tới trong những bài thơ nào ? Điều đó cho thấy vẻ đẹp nào trong cách sống của Bác ? à(Cảnh rừng VBắc…) Lạc quan ; tin tưởng sự nghiệp CM mà Người theo đuổi. HĐ 3: Tổng kết. ?12: Nét đặc sắc về NT của bài thơ là gì? Tâm trạng của Bác ở Pác Bó được biểu hiện? H: Trả lời cá nhân. HĐ 4: Luyện tập I.Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Chú thích (SGK) 2. Tác phẩm - Viết tháng 2/1941, sau 30 năm bôn ba ở nước ngoài, Nguyễn ái Quốc bí mật về nước trực tiếp hoạt động cách mạng. Bài thơ được sáng tác khi Người sống và làm việc ở Pắc-Bó, Cao Bằng. - Tinh thần chung của bài thơ : cảm giác vui thích sảng khoái. II. Phân tích 1. Thú lâm tuyền của Bác Câu1: - Sáng ra bờ suối/tối vào hang à Đối vế câu; đối th/gian; đối k/gian và hoạt động àGiọng điệu thoải mái tự nhiên. è Diễn tả nếp sống, sinh hoạt đều đặn, hòa hợp với điệu sống của t/nhiên. biểu hiện phong thái của Bác ung dung, hoà điệu với nhịp sống núi rừng. Câu 2 : -Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng… Giọng điệu vui, thức ăn đầy đủ tới mức dư thừa. Trong gian khổ vẫn thư thái, ung dung. Câu 3 : -Bàn đá…dịch sử Đảng. àĐiều kiện làm việc gian khổ nhưng vẫn toát lên niềm vui thích thú vị. Nơi làm việc thật thơ mộng giữa thiên nhiên hùng vĩ. è Yêu t/nhiên, yêu công việc ; tìm thấy niềm vui hòa hợp giữa tâm hồn với thế giới tạo vật ; làm chủ cuộc sống trong bất kỳ hoàn cảnh nào. 2. Cảm nghĩ của Bác: -Cuộc đời CM … sang àKết thúc bất ngờ . èTinh thần lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp CM. III.Tổng kết *. Đặc sắc nghệ thuật: -Kết hợp giữa cổ điển và hiện đại. -Ngôn ngữ hàm súc, giọng điệu phóng khoáng, tự nhiên. *Nội dung: * Ghi nhớ (SGK) IV. Luyện tập - Đọc diễn cảm *Củng cố: Đọc diễn cảm-tìm thêm những câu thơ thể hiện niềm lạc quan, sảng khoái của Bác *Dặn dò: -Học thuộc –phân tích. -Soạn bài: Câu cầu khiến. * Rút kinh nghiệm Ngày soạn : Ngày dạy : Tiết 82 : Câu cầu khiến A. Mục tiêu cần đạt Giúp HS : - Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu cầu khiến, phân biệt các câu cầu khiến với các câu kiểu khác - Nắm vững chức năng của câu cầu khiến. Biết cách sử dụng câu cầu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp B. Chuẩn bị - Thày: Soạn giáo án, bảng phụ - Trò: Chuẩn bị bài C. Khởi động 1. Kiểm tra - Nêu các chức năng của câu nghi vấn? - Chữa bài tập 2 a, b, c / SGK 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: Bên cạnh câu nghi vấn, ta thường gặp kiểu câu: ra lệnh, yêu cầuàBài hôm nay: Câu cầu khiến. D. Tiến trình các hoạt động dạy – học Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt HĐ 1 : H: Đọc VD ( SGK) 1 ?1: Trong những câu trên, câu nào là câu cầu khiến ? Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu cầu khiến ? H: - Trao đổi nhóm 2’ àCó từ cầu khiến: đừng, đi, thôi. *Chức năng: Thôi đừng lo lắngàKhuyên bảo. Cứ về đi ; Đi thôi con àyêu cầu. ?2: Hãy cho biết đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến? G: Gọi h/s đọc BT 2 thật đúng ngữ điệu ?3: Cách đọc câu “ Mở cửa” trong VD b có gì khác với đọc “ Mở cửa” câu a? à Câu b phát âm với giọng nhấn mạnh hơn ?4: Câu “ Mở cửa! ” dùng để làm gì?, khác với câu ‘mở cửa” trong (a) ở chỗ nào? + Câu a : Dùng để trả lời câu hỏi + Câu b :Dùng để đề nghị, ra lệnh ?5: Quan sát VD, khi viết câu cầu khiến cần chú ý điều gì? H: Đọc to ghi nhớ ( SGK tr 31) HĐ2 : Hướng dẫn luyện tập H: Đọc BT 1 - Y/c làm việc cá nhân trong vở BT - Chữa bài, nhận xét, bổ sung G: Nhận xét. àCâu a: Nghĩa không đổi nhưng t/c y/c nhẹ hơn b: Nghĩa cầu khiến mạnh, có vẻ kém lịch sự c: ý nghĩa của câu bị thay đổi: Chúng ta gồm người nói, người nghe còn các anh chỉ có người nghe H: Đọc bài tập 2 -Thảo luận nhóm 4 bạn - Các nhóm trưởng báo cáo - Các nhóm khác nhận xét bố sung Câu hỏi bổ sung: Trường hợpc: tình huống mô tả trong truyện và hình thức vắng mặt CN trong hai câu cầu khiến có gì liên quan với nhau không? -àCó trong tình huống gấp gáp, đồi những người có liên quan phải có hđ nhanh, kịp thời, cầu khiến thường rất ngắn gọn- vắng CN I. Đặc diểm hình thức và chức năng 1. VD: SGK (Tr31) 2. - Nhận xét VD ( SGK) VDa: -Thôi đừng lo lắngàKhuyên bảo. -Cứ về đi ; Đi thôi con àyêu cầu. àCó từ cầu khiến: đừng, đi, thôi. èCâu cầu khiến: + Hình thức: Có từ ngữ cầu khiến : Hãy , đừng, chớ.. + Chức năng: ra lệnh, y/c, đề nghị, khuyên bảo… VDb: - Câu b phát âm với giọng nhấn mạnh hơn + Câu a : Dùng để trả lời câu hỏi + Câu b :Dùng để đề nghị, ra lệnh - Khi viết : Dùng dấu(!) hoặc dầu(.)trong trường hợp ý cầu khiến không được nhấn mạnh * Ghi nhớ : (SGK tr 31) III. Luyện tập Bài 1: - Hình thức: các câu đều có chứa từ ngữ cầu khiến a) Hãy…àThiếu CN(Lang Liêu) ; b)…đi àÔng giáo, ngôi 2 số ít ; c) …đừng…àChúng ta, ngôi 1 số nhiều èCó thể thay đổi, thêm bớt chủ ngữ của các câu trên. VD: a: Con hãy lấy gạo làm bánh.. b: Hát trước đi c: Nay các anh đừng Bài 2: Xác định câu cầu khiến: a. Thôi im cái …đi àvắng chủ ngữ. b. Các em …đừng àCó chủ ngữ, ngôi 2 số nhiều. c. Đưa tay …mau ! ; Cầm lấy …này ! àko có từ ngữ cầu khiến, chỉ có ngữ điệu cầu khiến ; vắng chủ ngữ. Bài 3: So sánh hình thức và ý nghĩa của 2 câu cầu khiến. Câu a: vắng chủ ngữ, câu b có chủ ngữ, ngôi 2 số ít. Nhờ có chủ ngữ ý cầu khiến nhẹ hơn, thể hiện rõ hơn tình cảm của người nói với người nghe. Bài 4: Trong lời DC yêu cầu DM, tác giả ko dùng câu cầu khiến(mà dùng câu nghi vấn)làm cho ý cầu khiến nhẹ hơn, ít rõ ràng hơnàPhù hợp với tính cách của DC và vị thế của DC so với DM. Bài 5: So sánh ý nghĩa của 2 câu àKo thay thế cho nhau được vì có ý nghĩa rất khác nhau. Câu 1: Người mẹ khuyên con vững tin bước vào đời. à Chỉ có người con đi Câu 2:Người mẹ bảo con đi cùng mìnhàngười con đi và cả mẹ cùng đi. * Củng cố : đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến ? * Dặn dò: Chuẩn bị bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh. Làm các bài tập SGK (Câu cầu khiến) vào vở * Rút kinh nghiệm: Ngày soạn : Ngày dạy : Tiết 83 : Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh A. Mục tiêu bài học Giúp học sinh biết cách viết bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh B. Chuẩn bị - Thầy : soạn giáo án, bảng phụ - Trò: Chuẩn bị bài C. Tiến trình các hoạt động dạy học * Kiểm tra: - Nêu cách thuyết minh về một phương pháp? - Chữa BTVN? * Bài mới: Em hiểu thế nào là danh lam thắng cảnh? Cho một vài ví dụvề danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử mà em biết? Danh lam thăng cảnh là những cảnh đẹp núi sông,rừng biển ,thiên nhiên hoặc do con người góp phần tô điểm nên. VD: Vịnh Hạ Long, hồ Ba Bể, Sa Pa… + Nhiều danh lam cũng chính là di tích lịch sử: Cổ Loa, Đền Sóc, Hồ Hoàn Kiếm… Thuyết minh danh lam thắng cảnhlà công việc của ai? Nhằm mục đích ì => Là công việc của hướng dẫn viên du lịch, nhằm mục đíchhướng dẫn khách dulịch hiểu tường tận hơn, đày đủ hơn về nơi họ đang tham quan du lịch. Còn học sinh luyện tập kiểu bài nàyđể có ý thức hiểu sâu sắchơn về non sông đất nước D. Tiến trình các hoạt động dạy và học Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt HĐ 1 : Hướng dẫn tìm hiểu VB mẫu H: Đọc bài văn mẫu ?1: Bài thuyết minh giới thiệu mấy đối tượng?Các đối tượng ấy có quan hệ với nhau ntn? + Hai đối tượng Hồ hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn + Hai đối tượng có quan hệ gần gũi với nhau, gắn bó với nhau, đền Ngọc Sơn được toạ lạc trên Hồ Hoàn Kiếm ?2: Qua bài thuyết minh , em biết gì về Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn? + Hồ Hoàn Kiếm : Nguồn gốc hình thành, sự tích tên hồ + Đền Ngọc Sơn : Nguồn gốc sơ lược, quá trình xây dựng đền Ngọc Sơn, vị trí và cấu trúc của đền ?3: Muốn có kiến thức đó, người viết phải làm gì? + Đọc sách tra cứu tài liệu, hỏi han thăm thú quan sát ?4: Bài viết sắp xêp bố cục ntn? Theo em bài này có thiếu sót gì về bố cục? ( H: Thảo luận nhóm 2phút. - Bố cục : Gồm 3phần + Đ1: Gt Hồ Hoàn Kiếm (Nếu tính từ…thuỷ quân) + Đ2: Giới thiệu đền Ngọc Sơn(Theo truyền thuyết…gươm Hà Nội) + Đ 3: Giới thiệu Bờ Hồ(Còn lại) - Bài này thiếu phần mở bài: dẫn khách có cái nhìn bao quát về quần thể danh lam thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn ?5: Theo em nội dung bài thuyết minh còn thiếu những gì? ( miêu tả vị trí độ rộng hẹp của hồ, vị trí của Tháp Rùa, của đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, miêu tả quang cảnh xung quanh, cây cối, màu nước xanh, rùa nổi lên,…bài viết còn khô) ?6: Qua bài viết trên, rút ra được những gì về cách viết văn bản thuyết minh một danh lam thắng cảnh ? H: Đọc to phần ghi nhớ SGK- tr34 HĐ 2: Hướng dẫn luyện tập G: Yêu cầu H đọc bài tâp H: Thảo luận nhóm Chữa bài nhận xét bổ sung Làm bài trong vở bài tập G: (chốt lại) Giới thiệu danh lam thắng cảnh phải chú ý điều gì? vị trí địa lí, thắng cảnh gồm có những bộ phận nào? lần lượt giới thiệu, mô tả từng phần vị trí của thắng cảnh trong đời sống tình cảm của con người, sử dụng yếu tố miêu tả để khơi gợi. -Các chi tiết khác nên bỏ vì rườm rà. I. Giới thiệu một danh lam thắng cảnh 1. Đọc bài mẫu: “Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn” 2. Nhận xét: Giới thiệu về - Đối tượng: Nguồn gốc, sự tích, quá tình xây dựng,vị trí… - Bố cục * Để giới thiệu về danh lam thắng cảnh - Tra cứu sách vở, hỏi han, quan sát thăm thú - Bài viết có đủ ba phần : MB- TB- KB - Giới thiệu kèm với miêu tả, bình luận trên cơ sở kiến thức đáng tin cậy - Lời văn chính xác biểu cảm * Ghi nhớ: SGK-tr 34 II. Luyện tập: Bài 1 : Lập lại bố cục * MB : Giới thiệu quần thể danh lam thắng cảnh hồ gươm ĐNS * TB : - Giới thiệu Hồ Hoàn Kiếm : vị trí, diện tích, độ sâu nông qua các mùa, sự tích trả gươm, nói kỹ hơn về Tháp Rùa, về rùa Hồ Gươm- quang cảnh Đường phố quanh hồ. - Giới thiệu đền Ngọc Sơn (như ý 1) * KB : ý nghĩa lịch sử , văn hoá của thắng cảnh. Bài học về giữ gìn tôn tạo thắng cảnh. Bài 2 : Trình tự giới thiệu : * Từ trên gác nhà Bưu điện nhìn bao quát cảnh Hồ - đền. - Từ đường Đinh Tiên Hoàng nhìn Đài Nghiên, Tháp Bút, qua cầu Thê Húc, vào đền. - Tả bên trong đền. - Từ trấn Ba Đình nhìn ra hồ, phía Thuỷ Tạ, phía Tháp Rùa giới thiệu tiếp. Bài 3 : Viết lại theo bố cục 3 phần cần giữ lại : - Lịch sử hồ Hoàn Kiếm với câu chuyện vua Lê trả gươm. - Năm 1864, Nguyễn Văn Siêu sửa lại… - Ngày nay, khu quanh hồ thành tên bờ Hồ – Nơi hội tụ của nhân dân ta trong ngày lễ tết. * Củng cố: Đọc lại một ghi nhớ về thuyết minh một danh lam thắng cảnh * Dặn dò: -Học bài, làm bài tập. -Soạn bài Ôn tập về văn bản thuyết minh. * Rút kinh nghiệm: Ngày soạn : Ngày dạy : Tiết 84 : Ôn tập về văn bản thuyết minh A. Mục tiêu cần đạt Giúp HS : - Ôn lại khái niệm về văn bản thuyết minh và nắm chắc cách làm bài văn thuyết minh. B. Chuẩn bị - Bảng phụ C. Khởi động 1. Kiểm tra: - Trình bày cách viết bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh. - Chữa BT 2. Bài mới: * Giới thiệu bài : Trong các bài lý thuyết về văn TM, chúng ta đã đi vào một số vấn đề cụ thể cũng như nắm được một số kiến thức cơ bản về cách làm bài văn TM èBài hôm nay: ôn tập –hệ thống hóa lại toàn bộ kiến thức văn TMD. Tiến trình các hoạt động dạy – học Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt HĐ 1 : Ôn tập G: Nêu câu hỏi, H lần lượt trả lời cá nhân, H khác bổ sung. ?1: VB thuyết minh có vai trò và tác dụng ntn trong đời sống? ?2: VB thuyết minh có những tính chất gì khác với văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận? ?3: Muốn làm tốt VB thuyết minh, cần phải chuẩn bị những gì? ?4: Những phương pháp thuyết minh nào thường được chú ý vận dụng? HĐ 2 : Hướng dẫn luyện tập H: Làm việc cá nhân ?: ND của phần MB? ?: Phần TB gồm những ND gì? I. Ôn lí thuyết 1. Vai trò và tác dụng của VB thuyết minh - Đáp ứng nhu cầu hiểu biết của con người đem đến những tri thức về bản chất của sự việc, hiện tượng. 2. Tính chất của VB thuyết minh - Xác thực - Khoa học - Rõ ràng, hấp dẫn 3. Các bước chuẩn bị - Học tập, nghiên cứu tích luỹ tri thức để nắm vững và sâu sắc đối tượng. - Lập dàn ý, bố cục, chọn VD, số liệu. - Viết bài, sửa chữa, hoàn chỉnh. 4. Phương pháp thuyết minh - Nêu định nghĩa, giải thích - Liên hệ, hệ thống hoá - Nêu VD - Dùng số liệu - So sánh đối chiếu - Phân loại, phân tích II. Luyện tập 1. Nêu cách lập dàn ý và lập dàn bài a. Giới thiệu một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt. * Lập ý : - Tên đồ dùng, hình dáng, kích thước, màu sắc, cấu tạo, công dụng của đồ dùng, những điều lưu ý khi sử dụng. * Dàn ý : - MB : Khái quát tên đồ dùng và công dụng. - TB : Hình dáng, chất liệu, kích thước, màu sắc, cấu tạo các bộ phận, cách sử dụng… - KB : Những điều lưu ý khi lựa chọn để mua, khi sử dụng, khi gặp sự cố cần sửa chữa. b. Giới thiệu danh lam thắng cảnh – di tích lịch sử ở quê hương * Lập ý : Tên danh lam, khái quát vị trí và ý nghĩa đối với quê hương, cấu trúc, quá trình hình thành, xây dựng, tu bổ, đặc điểm nổi bật, phong tục, lễ hội… * Dàn ý : - MB : Vị trí và ý nghĩa văn hoá, lịch sử, xã hội của danh lam đối với quê hương, đất nước. - Thân bài : + Vị trí địa lí, quá trình hình thành, phát triển, tu tạo trong quá trình lịch sử cho đến ngày nay. + Cấu trúc, quy mô từng khối, từng mặt… + Hiện vật trưng bày, thờ cúng. + Phong tục, lễ hội. - KB : Thái độ tình cảm với danh lam. 2.Tập viết đoạn - Đề b, viết đoạn MB * Củng cố: Kiểm tra vở tập-sửa một số bài. * Dặn dò: -Học bài ; ôn tập chuẩn bị bài kiểm tra viết văn thuyết minh. -Soạn bài Ngắm trăng –Đi đường. - Tìm hiểu tác giả, tác phẩm. Soạn theo câu hỏi gợi ý SGK. * Rút kinh nghiệm: Ngày soạn : Ngày dạy : Bài 22 Tiết 85 : Ngắm trăng - Đi đường Hồ Chí Minh A. Mục tiêu cần đạt Giúp HS : - Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên đặc biệt sâu sắc của Bác Hồ, dù trong hoàn cảnh ngục tù, Người vẫn mở rộng tâm hồn tìm đến giao hoà với vầng trăng. Thấy được sức hấp dẫn NT của bài thơ. - Hiểu được ý nghĩa tư tưởng của bài thơ : từ việc đi đường gian lao mà nêu lên bài học đường đời, bài học cách mạng. Cảm nhận được sức truyền cảm NT của bài thơ : rất bình dị, tự nhiên mà chặt chẽ, ý nghĩa sâu sắc. B. Chuẩn bị G: Tư liệu lien quan đến bài thơ- Tập “Nhật kí trong tù”- Chân dung CT Hồ Chí Minh H: Soạn kĩ bài - Bảng phụ C. Khởi động 1. Kiểm tra - Tâm trạng của Bác Hồ ở Pác Bó được biểu hiện ntn? Vì sao Bác lại cảm thấy cuộc sống gian khổ đó thật là sang? 2. Bài mới : Giới thiệu bài : Thời gian ở Pắc-Bó, Bác đã hoạt động và sáng tác nhiều bài thơ đặc sắc. Tháng 8/1942, Người sang TQ và bị bắt giam, tại đây, Người đã sáng tác tập Nhật Ký trong tù à Ngắm trăng & Đi đường. D. Tiến trình các hoạt động dạy – học Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt HĐ1 : Tìm hiểu chung H: Đọc chú thích ?1: Cho biết hoàn cảnh ra đời, tư tưởng và giá trị của tập “ Nhật ký trong tù ”? - Đọc : giọng cảm xúc ở câu 2, ngắt nhịp, chữ đăng đối ở hai câu sau (phiên âm) ?2: So sánh câu 2 ở bản chữ Hán và bản dịch thơ? G: Chú ý bản dịch với câu “Đối thử lương tiêu nại nhược hà”àthiếu chính xác, làm mất đi cái xốn xang, bối rối của một tâm hồn nghệ sĩ rất nhạy cảm ; hai câu sau có kết cấu đăng đối đáng chú ý, đối trong từng câu và đối 2 câu với nhauàhai câu dịch làm mất cấu trúc đăng đối đó, giảm sức truyền cảm ; từ nhòm àchưa nhã HĐ 2 : Hướng dẫn phân tích H: Đọc hai câu đầu. ?3: Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh như thế nào ? Câu 1 có 2 từ “vô”, có ý nghĩa gì ? Câu thơ còn có ý nghĩa nào khác ? àBác àHCM ngắm trăng trong h/c hết sức đặc biệt: trong tù ngục. Bậc tao nhân mặc khách thưởng trăng đó đang là một tù nhân bị đày đọa vô cùng cực khổ thi nhân xưa gặp trăng đẹp thường đem rượu uống trước hoa để ngắm trăng, uống rượu trước hoa, có rượu và hoa thì sự thưởng trăng mới thật mĩ mãn. Nói chung người ta chỉ ngắm trăng khi tâm hồn thư thái àKhẳng định nhà tù không phải là chỗ để con người thưởng thức cái đẹp. ?4: Thiếu nhiều thứ để ngắm trăng, Bác có tâm trạng ra sao trước cảnh trăng đẹp ngoài trời? àNiềm say mê lớn, tình yêu mãnh liệt với th/nhiên ; yếu tố tinh thần có thể vượt lên trên cảnh ngộ ngặt nghèo. ?5: Sự khác nhau giữa nguyên văn và câu thơ dịch thứ 2 về kiểu câu ? Câu nghi vấn dùng để làm gì ? àCâu dịch: trần thuật ; nguyên văn: câu nghi vấn(dùng để tự hỏi & bộc lộ cảm xúc trước cảnh đêm đẹp) àSự rung động mãnh liệt trước cảnh đẹp, cái xốn xang bối rối rất ng/sĩàTrong hoàn cảnh lao tù, điều này càng thể hiện rõ tư chất nghệ sĩ ấy. H: Đọc hai câu cuối. ?6: Sự sắp xếp vị trí các từ “nhân” (và thi gia), “song, khán,nguyệt”(và minh nguyệt )có gì đáng chú ý ? Sự sắp xếp như vậy và việc đặt 2 câu dưới dạng đối nhau có hiệu quả nghệ thuật như thế nào ? àGiữa nhân và minh nguyệt đều có song sắt nhà tù chắn ở giữa. Nhưng người đã thả tâm hồn vượt ra ngoài cửa sắt nhà tù để tìm đến ngắm trăng sáng(khán minh nguyệt)tức là để giao hòa với vầng trăng đang tỏa mộng ở ngoài trời èVà ngược lại cũng vậy. àBiện phápđối và nhân hóa làm nổi bật tình cảm song phương mãnh liệt của cả người và trăngàSự gắn bó thân thiết, trở thành tri âm tri kỷ ; sứcmạnh kỳ diệu của người chiến sĩ –thi sĩ . ?7: Qua bài thơ, ta thấy hình ảnh Bác Hồ hiện ra như thế nào ? àVừa thể hiện tình cảm th/nhiên sâu sắc, mạnh mẽ, nổi bật tâm hồnnghệ sĩ của Bác vừa là sứcmạnh tinh thần to lớn của người chiến sĩ vĩ đại đó èTinh thần thép, biểu hiện ở đây là sự tự do nội tại, phong thái ung dung, vượt lên cái nặng nề, tàn bạo của nhà tù. ?8: Nhà phê bình H. Thanh nhận xét : “Thơ Bác đầy trăng”Hãy chép lại những bài thơ Bác Hồ viết về trăng mà em biết. Cuộc ngắm trăng trong bài Vọng nguyệt và hình ảnh trăng được thể hiện trong các bài thơ khác của Bác có gì đáng chú ý ? àTrung thu, Thu dạ, Rằm tháng giêng, Cảnh khuya, Tin thắng trận… èDiễn ra trong cảnh tù đày, như các bài trong NKTTàhình ảnh trăng mỗi nơi một khác nhưng tất cả đều cho thấy một tâm hồn nghệ sĩ, luôn mở ra giao hòa với trăng, một biểu tượng cho cái đẹp tuyệt vời, vĩnh cửu trong vũ trụ. ?8: Bài thơ có những đặc sắc nào về giá trị nội dung và nghệ thuật ? àTâm hồn và bản lĩnh của người chiến sĩ vĩ đại ; phong cách thơ trữ tình vừa có màu sắc cổ điển (Đề tài, thi liệu cổ ; cấu trúc đăng đối, hình ảnh của chủ thể trữ tình)vừa mang tinh thần thời đại ; giản dị hồn nhiên, hàm súc, dư ba.) H: Đọc ghi nhớ tr 38. **Hướng dẫn học bài Đi đường: - Đọc phiên âm và dịch nghĩa - So sánh phần phiên âm với phần dịch thơ? (thể thơ, điệp ngữ, dịch nghĩa) - Tìm hiểu kết cấu bài thơ? HĐ1: Đọc –giới thiệu về hoàn cảnh ra đời +chú giải. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài thơ: ?1: Kết cấu bài thơ có gì đặc biệt ? àKiểu k/cấu tứ tuyệt Đường luật, với trình tự: Khai(mở ra), thừa (Nâng cao, triển khai ý câu khai), chuyển(Chuyển ý), hợp (Tổng hợp). * Hai câu đầu: ?2: Câu thơ mở đầu với ý nghĩa như thế nào ? àCâu khai mở ra ý chủ đạo của bài thơàNỗi gian lao của người đi đường ; giọng thơ suy ngẫmà Câu thơ đơn sơ nhưng mang nặng suy nghĩ, cảm xúc và gợi ra ý nghĩa khái quát sâu xa. ?3: Đi đường khó như thế nào ? Tác dụng của điệp ngữ ? àđiệp ngữ trùng san làm nổi bật hình ảnh và ý thơàcảm nhận thấm thía của nhân vật trữ tình về đường đời, đường CM. H: Đọc hai câu cuối. ?4: Hai câu cuối có ý nghĩa gì ? Chuyển ý ở câu 3 có gì đặc biệt ? àCâu chuyển có vị trí riêng, nổi bật; hình tượng thường bất ngờ, làm chuyển cả mạch thơ èMọi gian lao đã kết thúc, lùi về phía sau, người đi đường lên tới đỉnh cao chót-gian nan nhất-nhưng cũng lúc kết thúc khó khăn, người đi đường đứng trên cao điểm tột cùng, có thể thưởng ngoạn phong cảnh núi non hùng vĩ, bao la trước mắtàcon đường CM cũng vậy. ?5: Câu 4 mang ý gì ? àCon người từ chỗ kiệt sức bỗng chốc thành du khách ung dung say đắm ngắm cảnh đẹpàNiềm vui sướng bất ngờ, thú vịàSự nghiệp CM cũng vậy àTư thế của người làm chủ thế giới. àCâu 3 có tứ thơ vút theo chiều cao, câu 4 thì hình ảnh thơ lại mở ra bát ngát theo chiều rộng, gợi ra cảm giác về sự cân bằng, hài hòaèHoàn thành vai trò: quy tụ cảm hứng chủ đạo của bài thơ. ?6: Bài thơ có mấy lớp nghĩa, là những lớp nghĩa nào ? àKhông phải là thơ tức cảnh mà thiên về suy nghĩ, triết lýèCó tác dụng cổ vũ tinh thần con người vượt qua khó khăn thử thách. ?7: Ý nghĩa tư tưởng của bài thơ? I. Giới thiệu tập Nhật ký trong tù: -Hồ Chí Minh sang TQ để tranh thủ sự viên trợ cho CM VN ; Người bị TGT bắt giam tháng 8/1942. -Trong tù, Bác đã sáng tác cho khây khỏaà Tập thơ chữ Hán: Nhật ký trong tù. -Ngắm trăng và Đi đường đều ra đời trong hoàn cảnh này. II. Phân tích 1. Hai câu đầu -Hoàn cảnh ngắm trăng đặc biệt: -Trong tù…không hoa Cảnh đẹp …khó hững hờ. àTiếc cảnh trăng sáng đẹp không có rượu, hoa để thưởng thức thú vui tao nhã. Trong cảnh tù ngục, tâm hồn Bác vẫn tự do, ung dung khao khát được thưởng trăng một cách trọn vẹn. à Bác xốn xang, bối rối, sững sờ trước cảnh đêm trăng đẹp. Một con người yêu thiên nhiên sâu sắc. èDáng vẻ ung dung của người tù CM. 2. Hai câu sau: -Nhân …song khán minh nguyệt. Nguyệt tòng …khán thi gia. àPhép đối, nhân hoá. àCon người đã vượt khỏi chốn lao tù để ngắm vầng trăng và vầng trăng cũng chủ động tìm đến ngắm thi sĩ. Làm nổi bật tình cảm song phương mãnh liệt sự giao hoà đặc biệt giữa người và trăng. àVới Bác trăng trở thành đôi bạn tri âm tri kỷ tìm đến nhau. à Nhà tù đen tối tàn bạo trở nên bất lực vô nghĩa trước con người yêu thiên nhiên có sức mạnh t.thần kì diệu phong thái ung dung lạc quan èSức mạnh tinh thần to lớn, biểu hiện cho một tinh thần, bản lĩnh CM kiên cường. III. Tổng kết 1.NT : Phong cách thơ trữ tình vừa có màu sắc cổ điển (Đề tài, thi liệu cổ ; cấu trúc đăng đối, hình ảnh của chủ thể trữ tình)vừa mang tinh thần thời đại ; giản dị hồn nhiên, hàm súc, dư ba. 2. ND: Tình yêu thiên nhiên mãnh liệt và bản lĩnh phi thường của người CM *Ghi nhớ: SGK tr 38. Bài “ Đi đường ” ( Hướng dẫn dọc thêm) I. Tìm hiểu chung 1.Kết cấu : - Kiểu k/cấu tứ tuyệt Đường luật, với trình tự Khai (mở ra)

File đính kèm:

  • docNgu van 8(19).doc
Giáo án liên quan