I – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Giúp HS qua đoạn trích thấy được bộ mặt tàn ác bất nhân của chế độ xã hội đương thời và tình cảnh đau thương của người nông dân cùng khổ trong xã hội ấy; cảm nhận được cái quy luật của hiện thực: có áp bức có đấu tranh; thấy được vẻ đẹp tâm hồn và sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông dân
- Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật viết truyện của tác giả
II – CHUẨN BỊ
- Chân dung nhà văn Ngô Tất Tố
III – TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Bố cục của văn bản có mấy phần và nội dung chính của phần thân bài là gì?
3. Giới thiệu bài mới
9 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3382 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Bài 3 Tiết 9 Tức nước vỡ bờ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3
BÀI 3 – TIẾT 9
Văn bản TỨC NƯỚC VỠ BỜ
(Trích “Tắt đèn”)
Ngô Tất Tố
I – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Giúp HS qua đoạn trích thấy được bộ mặt tàn ác bất nhân của chế độ xã hội đương thời và tình cảnh đau thương của người nông dân cùng khổ trong xã hội ấy; cảm nhận được cái quy luật của hiện thực: có áp bức có đấu tranh; thấy được vẻ đẹp tâm hồn và sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông dân
- Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật viết truyện của tác giả
II – CHUẨN BỊ
- Chân dung nhà văn Ngô Tất Tố
III – TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Bố cục của văn bản có mấy phần và nội dung chính của phần thân bài là gì?
3. Giới thiệu bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Phần ghi bảng
1. Em hãy cho biết tiểu sử của nhà văn Ngô Tất Tố?
2. Đọc xong văn bản, em hãy cho biết những nhân vật nào được tác giả khắc họa đậm nét?
3. Cai lệ và chị Dậu là những nhân vật tiêu biểu cho những tầng lớp nào trong xã hội bấy giờ?
4. Khi bọn tay sai xông vào nhà, tình thế của chị Dậu như thế nào?
5. Tìm những chi tiết miêu tả thái độ của bọn tay sai khi đến thúc sưu nhà chị Dậu?
6. Qua những chi tiết tả về hành động và cách nói năng của tên cai lệ, em hiểu gì về tính cách của hắn?
7. Vì sao hắn chỉ là một tên tay sai vô danh mà lại có quyền đánh trói người vô tội vạ như thế?
8. Qua tuyến nhân vật này, em hiểu thế nào về chế độ xã hội thực dân phong kiến đương thời?
9. Trước thái độ hách dịch và mỉa mai của người nhà lý trưởng, chị Dậu đã cư xử thế nào?
10. Có phải vì yếu đuối, nhút nhát mà chị Dậu có những cử chỉ và lời nói van xin, nhún nhường đó không?
11. Khi nào thì chị Dậu liều mình chống cự lại?
12. Cách xưng hô của chị có gì khác trước?
13. Sự thay đổi cách xưng hô này có ý nghĩa gì?
14. Khi tên cai lệ độc ác ấy không thèm trả lời mà tát vào mặt chị, cứ nhảy vào cạnh anh Dậu thì chị Dậu đã có hành động gì?
15. Cách xưng hô bà – mày trong câu nói này có tác dụng gì?
16. Tìm những chi tiết miêu tả cảnh tượng chị Dậu ra tay đấu lực với chúng?
- đối với tên cai lệ lẻo khoẻo, nghiện ngập, chị chỉ cần một động tác “túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa”, hắn đã “ngã chỏng quèo trên mặt đất”
- còn đối với tên người nhà lý trưởng, hai người giằng co, đu đẩy nhau nhưng kết cục, hắn bị chị túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.
à Nghệ thuật miêu tả tuyệt khéo
- lúc này tình thế hoàn toàn đảo ngược, vừa ra tay, chị Dậu đã nhanh chóng biến hai tên tay sai hung hãn, vũ khí đầy mình thành những kẻ thảm bại tơi tả. Lúc mới xông vào, chúng hùng hổ, dữ tợn bao nhiêu thì giờ đây, chúng nhếch nhác hài hước bấy nhiêu. Chị Dậu đã dùng sức mạnh để chống lại sức mạnh và kết quả là những kẻ quen đánh người, trói người đã bị đánh lại. Ngòi bút miêu tả của tác giả rất linh hoạt, các hoạt động dồn dập mà vẫn rất rõ nét chứ không rối
17. Do đâu mà chị Dậu có sức mạnh quật ngã hai tên tay sai như thế?
18. Sự chống trả quyết liệt của chị Dậu đã thể hiện quy luật gì của đời sống xã hội?
- Hành động của chị Dậu tuy chỉ là bột phát về căn bản chưa giải quyết được gì (vì chỉ một lúc sau, cả nhà chị bị trói giải ra đình trình quan), tức là chị vẫn bế tắc, nhưng có thể tin rằng khi có ánh sáng cách mạng rọi tới, chị sẽ là người đi hàng đầu trong cuộc đấu tranh. Chính với ý nghĩa ấy mà nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng, với tác phẩm “Tắt đèn”, Ngô Tất Tố đã “xui người nông dân nổi loạn” và nhà văn Nguyễn Tuân còn khẳng định rằng “Tôi nhớ có lần nào đó, tôi đã gặp chị Dậu ở một đám đông phá kho thóc Nhật, ở một cuộc cướp chính quyền huyện kì Tổng khởi nghĩa”. Điều đó đã chứng tỏ rằng chị Dậu tuy là một nhân vật văn học được hư cấu nhưng chị sống động và chân thực như một con người thật ngoài đời. Đó là do tài năng miêu tả và phản ánh hiện thực của nhà văn Ngô Tất Tố
- gọi HS đọc Ghi nhớ
- đọc SGK
- cai lệ và chị Dậu
- cai lệ: tầng lớp thống trị
- chị Dậu: tầng lớp nông dân lao động
- Chị Dậu nấu cháo, định cho chồng húp ngụm cháo rồi sẽ đi trốn nhưng anh Dậu chưa kịp ăn thì tên cai lệ và người nhà lý trưởng đã ập đến. Bọn chúng xông vào nã thuế, chắc chắn sẽ không buông tha anh Dậu. Mà anh Dậu thì đang đau ốm, tưởng như đã chết đêm qua, giờ đây mới tỉnh lại, nếu bị chúng đánh trói lần này nữa thì mạng sống khó mà giữ được. Tất cả vấn đề đối với chị Dậu lúc này là làm sao bảo vệ được chồng trong tình thế nguy ngập ấy.
- sầm sập tiến vào, trợn ngược hai mắt, đùng đùng giật phắt cái thừng, bịch luôn vào ngực chị Dậu, sấn đến trói anh Dậu, tát vào mặt chị Dậu đánh bốp…
- về hành động, hắn ra tay đánh trói người thiếu thuế một cách thô lỗ và bạo ngược, hắn cứ nhắm vào anh Dậu mà không hề bận tâm đến việc anh Dậu đang ốm nặng tưởng chết đêm qua
- về cách nói năng, ngôn ngữ của hắn không phải ngôn ngữ của con người, hắn chỉ biết “quát, thét, hầm hè, nham nhảm…” giống như là tiếng kêu của thú dữ. Dường như hắn không biết nói tiếng nói của con người và hắn cũng hầu như không có khả năng nghe được tiếng nói của đồng loại. Hắn hoàn toàn bỏ ngoài tai mọi lời van xin, trình bày tha thiết, lễ phép, có lí có tình của chị Dậu. Trái lại hắn đã đáp lại chị Dậu bằng những lời chửi thô tục, những hành động đểu cáng, hung hãn đến rợn người.
- cai lệ là viên chỉ huy một tốp lính lệ. Trong bộ máy thống trị của xã hội đương thời, tên cai lệ chỉ là một gã tay sai mạt hạng, nhưng nhân vật này lại có ý nghĩa tiêu biểu riêng. Hắn hung dữ, sẵn sàng gây tội ác mà không hề chùn tay, cũng không hề bị ngăn chặn, vì hắn đại diện cho nhà nước, nhân danh phép nước để hành động. Hắn là công cụ bằng sắt đắc lực của các trật tự xã hội tàn bạo ấy
- tàn ác, bất nhân
- chị Dậu run run, cố thiết tha trình bày hoàn cảnh, chị Dậu xám mặt, van xin, gọi chúng bằng ông, xưng là cháu
- không phải chị Dậu là người yếu đuối, nhút nhát mà vì bọn tay sai hung hãn đang nhân danh phép nước, người nhà nước để ra tay còn chồng chị là hạng cùng đinh đang có tội nên chị phải van xin. Chị gọi chúng là ông và xưng là cháu vì biết rõ thân phận mình cùng với bản tính mộc mạc, quen nhẫn nhục khiến chị chỉ biết van xin rất lễ phép, cố khơi gợi từ tâm và lương tri ông cai để mong cho chúng tha cho chồng mình, không đánh trói hành hạ anh nữa
- khi tên cai lệ không thèm nghe chị lấy nửa lời mà bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến trói anh Dậu
- chị không còn xưng cháu gọi cai lệ bằng ông mà chuyển sang ông - tôi
- chị đã đứng thẳng lên, có vị thế của kẻ ngang hàng, nhìn thẳng vào mặt đối thủ.
- chị nghiến hai hàm răng: “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem”
- đây là cách xưng hô hết sức đanh đá của người phụ nữ bình dân, thể hiện sự căm giận, khinh bỉ cao độ, đồng thời khẳng định tư thế đứng trên và đè bẹp kẻ thù. Lần này chị không đấu lý (vì tên cai lệ không còn một chút xíu lương tâm nào để hiểu lý nữa) mà ra tay đấu lực với chúng
- đọc SGK
- do sức mạnh của lòng căm thù nhưng cái gốc của lòng căm thù chính là tình cảm yêu thương. Hành động quyết liệt dữ dội và sức mạnh bất ngờ của chị Dậu trực tiếp xuất phát từ động cơ bảo vệ anh Dậu, tức là xuất phát từ lòng yêu thương, lúc nào chị cũng vì người chồng đau ốm
- tức nước vỡ bờ, có áp bức có đấu tranh
I – TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
SGK 31
II – TÌM HIỂU VĂN BẢN
(Chia đôi bảng): Cai lệ – Chị Dậu
v Cai lệ
- sầm sập tiến vào, trợn ngược hai mắt, đùng đùng giật phắt cái thừng, bịch luôn vào ngực chị Dậu, tát vào mặt chị Dậu đánh bốp…
à Bộ mặt hung dữ, tàn ác, bất nhân của chế độ xã hội thực dân phong kiến
v Chị Dậu
- chị Dậu run run, cố thiết tha trình bày hoàn cảnh, van xin, gọi chúng bằng ông, xưng là cháu à ông – tôi à bà - mày
- túm cổ cai lệ, ấn dúi ra cửa
- túm tóc, lẳng cho một cái
à vẻ đẹp tâm hồn và sức mạnh quật khởi của người phụ nữ nông dân
III – GHI NHỚ
SGK 33
4. chuẩn bị bài mới :
- Đọc đoạn văn tr34 SGK và trả lời câu hỏi :
+ Văn bản trên gồm mấy ý ? Mỗi ý được viết thành mấy đoạn ?
+ Em thường dựa vào dấu hiệu hình thức nào để nhận biết đoạn văn ?
- Xem trước luyện tập .
* RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY :
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
BÀI 3 – TIẾT 10
Tập làm văn XÂY DỰNG ĐOẠN TRONG VĂN BẢN
I – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Giúp HS hiểu được khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn và cách trình bày nội dung đoạn văn
- Viết được các đoạn văn mạch lạc đủ sức làm sáng tỏ một nội dung nhất định
II – CHUẨN BỊ
- Bảng phụ
III – TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Ý nghĩa của đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”
3. Giới thiệu bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Phần ghi bảng
- gọi HS đọc văn bản
1. Đoạn văn trên gồm mấy ý? Mỗi ý được viết thành mấy đoạn văn?
2. Nội dung chính của từng đoạn văn nói về vấn đề gì?
3. Để nhận biết một đoạn văn, chúng ta thường dựa vào dấu hiệu gì?
4. Bên cạnh những dấu hiệu hình thức đó, ta còn chú ý đến điều gì nữa?
5. Từ những ý vừa khái quát ở trên, hãy cho biết đoạn văn là gì?
6. Đoạn văn thứ nhất nói về Ngô Tất Tố, tìm những từ ngữ trong đoạn văn này có tác dụng duy trì đối tượng chính này?
7. Ý khái quát bao trùm cả đoạn văn thứ hai là gì?
8. Câu nào trong đoạn văn chứa đựng ý khái quát ấy?
9. Câu chứa đựng ý khái quát của đoạn văn gọi là câu chủ đề. Vậy em có nhận xét gì về nội dung, hình thức và vị trí của câu chủ đề?
- đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề hoặc câu chủ đề. Từ ngữ chủ đề được lặp lại nhiều lần để duy trì đối tượng được nói đến còn câu chủ đề có vai trò khái quát cho cả một đoạn văn
10. Nội dung chính của đoạn văn thứ hai là: tác phẩm Tắt đèn đã tái hiện thực trạng nông thôn Việt Nam trước Cách mạng và khẳng định phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ nông dân. Câu văn thể hiện chủ đề ấy là “Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố”. Em hãy tìm 2 câu văn trực tiếp bổ sung ý nghĩa cho câu chủ đề?
11. Mối quan hệ giữa hai câu trên là mối quan hệ gì?
12. Vậy trong một đoạn văn, các câu có mối quan hệ với nhau như thế nào?
- gọi HS đọc VD (b)
13. Đoạn văn trên có câu chủ đề không? Nó ở vị trí nào?
- chúng ta đã tìm hiểu 3 đoạn văn với ba cách trình bày hoàn toàn khác nhau. Ơû đoạn văn đầu tiên nói về nhà văn Ngô Tất Tố, các câu có mối quan hệ bình đẳng với nhau và không có câu chủ đề mà chỉ có từ ngữ chủ đề. Đoạn văn thứ hai nói về tác phẩm Tắt đèn, câu chủ đề nằm ở đầu đoạn. Và đoạn văn thứ ba này có câu chủ đề nằm ở cuối đoạn
- người ta đặt tên cho 3 cách trình bày trên là phép diễn dịch, quy nạp và song hành
14. Diễn dịch, quy nạp, song hành là gì?
Phân tích cách trình bày nd đoạn văn.
-GV nhận xét, sửa chữa
- 2 ý, mỗi ý được viết thành một đoạn văn
- đoạn 1: nói về nhà văn Ngô Tất Tố, đoạn 2: nói về tác phẩm “Tắt đèn”
- đoạn văn bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng
- đoạn văn thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh
- đọc Ghi nhớ
- ông, nhà văn, một nhà báo nổi tiếng, một nhà văn hiện thực xuất sắc, học giả…
- tác phẩm Tắt đèn đã tái hiện thực trạng nông thôn Việt Nam trước Cách mạng và khẳng định phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ nông dân
- “Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố”
- câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đứng ở đầu đoạn văn hoặc cuối đoạn văn
- “Qua một vụ thuế ở làng quê, nhà văn đã dựng lên một bức tranh xã hội có giá trị hiện thực sâu sắc về nông thôn Việt Nam đương thời.”
- “Đặc biệt, qua nhân vật chị Dậu, tác giả đã thành công xuất sắc trong việc xây dựng hình tượng người phụ nữ nông dân sống trong hoàn cảnh tăm tối cực khổ nhưng có những phẩm chất cao đẹp.”
- bình đẳng với nhau
- quan hệ chặt chẽ với nhau, vừa bổ sung ý nghĩa cho nhau vừa bình đẳng với nhau
- có, ở cuối đoạn
- diễn dịch: câu chủ đề nằm ở đầu đoạn
- quy nạp: câu chủ đề nằm ở cuối đoạn
- song hành: các câu có quan hệ bình đẳng với nhau
-HS đọc yêu cầu BT 2 và trao đổi thảo luận chỉ ra cách trình bài nội dung các đoạn văn trên.
-Trình bày trước lớp
I – THẾ NÀO LÀ ĐOẠN VĂN
Văn bản: Ngô Tất Tố và tác phẩm “Tắt đèn”
- đoạn 1: tác giả
- đoạn 2: tác phẩm
Þ đoạn văn bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng, biểu đạt một ý hoàn chỉnh
II – TỪ NGỮ VÀ CÂU TRONG ĐOẠN VĂN
1. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn
- từ ngữ: ông, nhà văn… , tác phẩm
- câu chủ đề: Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố
2. Cách trình bày nội dung đoạn văn
- diễn dịch: câu chủ đề nằm ở đầu đoạn
- quy nạp: câu chủ đề nằm ở cuối đoạn
- song hành: các câu có quan hệ bình đẳng với nhau
III – GHI NHỚ
SGK 36
IV – LUYỆN TẬP
BT1
- 2 ý, mỗi ý là một đoạn văn
+ ý 1: giới thiệu nhân vật và tình huống
+ ý 2: lời ngụy biện của ông thầy đồ về sự lười biếng và dốt nát của mình, từ đó có tác dụng tạo tiếng cười cho người đọc
BT2: Cách trình bày nội dung đoạn văn.
a.Đoạn diễn dịch.
b.Đoạn song hành.
c.Đoạn song hành
4. chuẩn bị bài mới :
Xem trước các đề tham khảo :
Đề 1 : Kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học .
Đề 2 : Người ấy ( bạn , thầy , người thân …) sống mãi trong lòng tôi .
Đề 3 : Tôi thấy mình đã khôn lớn .
* RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY :
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
BÀI 3 (Phần TLV)
TUẦN : 3
VIẾT BÀI TLV SỐ 1
(Làm tạI lớp)
Tiết 11-12
I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
Biết vận dụng kiến thức về văn bản (chủ đề, bố cục, đoạn văn trong văn bản), những kiến thức về văn tự sự, miêu tả, biểu cảm đã được học ở lớp 6,7.
Thể hiện được những suy nghĩ, cảm xúc của mình về những kỉ niệm cũ, kỉ niệm với người thân,….
Luyện tập viết bài văn và đoạn văn.
II-TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/HĐ1: Giới thiệu đề văn
- GV thống nhất chọn 1 trong 3 đề văn SGK.
- GV chép đề văn lên bảng.
Học sinh có thể chọn 1 trong 2 đề sau :
@Đề 1: Kể lại những kỉ niệm trong ngày đầu tiên đi học.
@Đề 2: Người ấy (bạn, thầy, người thân,…) sống mãi trong lòng tôi.
2/ HĐ2: Tổ chức cho HS làm bài
GV lưu ý HS chú ý 4 bước khi làm bài :
+ Tìm hiểu đề, tìm ý.
+ Lập dàn bài.
+ Viết bài.
+ Đọc và sửa bài.
Nhắc nhở các em lập dàn bài ra giấy nháp.
Sửa chửa và viết sạch sẽ vào bài làm chính thức.
3/ HĐ3: Thu bài và nhận xét
GV cho HS thu bài theo tổ hoặc nhóm.
Nhận xét về tinh thần, thái độ làm bài của HS.
4. chuẩn bị bài mới :
-Chuẩn bị bài cho tuần sau “ Lão Hạc “.
+Đọc trước VB, tìm hiểu kĩ các chú thích SGK.
+Trả lời câu hỏi phần đọc hiểu VB.
? Nhận xét về những hành động việc làm của lão Hạc ?
File đính kèm:
- TUAN 3.doc