Giáo án ngữ văn 8 bài 4 tiết 16- Từ tượng hình, từ tượng thanh

I. Mục tiêu:

Nhận biết được thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh.

Phát hiện và sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh.

Đọc - hiểu và tạo lập văn bản.

Ý thức sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh để tăng thêm hình tượng, tính biểu cảm trong giao tiếp.

*Trọng tâm kiến thức, kỹ năng:

1. Kiến thức:

Hiểu, trình bày, nhớ được đặc điểm, công dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh.

2. Kỹ năng:

- Nhận biết từ tượng hình, từ tượng thanh và giá trị của chúng trong văn miêu tả.

- Lựa chọn, sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh phù hợp với hoàn cảnh nói, viết.

II. Các kỹ năng sống được GD trong bài:

1. Kỹ năng nhận thức: Tự nhìn nhận, tự đánh giá về bản thân.

2. Kỹ năng giao tiếp: Là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa.

III. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Bài soạn + tài liệu

- Học sinh: Nghiên cứu trước nội dung bài

IV. Phương pháp/kỹ thuật dạy học:

1. Phương pháp: Nghiên cứu, gợi tìm, phát vấn.

2. Kỹ thuật: Thảo luận nhóm bàn.

 

doc19 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4449 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 8 bài 4 tiết 16- Từ tượng hình, từ tượng thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/9/2013 Ngày giảng: 16/9 Ngữ văn. Bài 4. Tiết 16 TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH I. Mục tiêu: Nhận biết được thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh. Phát hiện và sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh. Đọc - hiểu và tạo lập văn bản. Ý thức sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh để tăng thêm hình tượng, tính biểu cảm trong giao tiếp. *Trọng tâm kiến thức, kỹ năng: 1. Kiến thức: Hiểu, trình bày, nhớ được đặc điểm, công dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh. 2. Kỹ năng: - Nhận biết từ tượng hình, từ tượng thanh và giá trị của chúng trong văn miêu tả. - Lựa chọn, sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh phù hợp với hoàn cảnh nói, viết. II. Các kỹ năng sống được GD trong bài: 1. Kỹ năng nhận thức: Tự nhìn nhận, tự đánh giá về bản thân. 2. Kỹ năng giao tiếp: Là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa... III. Chuẩn bị: - Giáo viên: Bài soạn + tài liệu - Học sinh: Nghiên cứu trước nội dung bài IV. Phương pháp/kỹ thuật dạy học: 1. Phương pháp: Nghiên cứu, gợi tìm, phát vấn. 2. Kỹ thuật: Thảo luận nhóm bàn. V. Tổ chức hoạt động dạy học: 1. Ổn định tổ chức: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) CH- Thế nào là trường từ vựng? Cho ví dụ? TL- Trường từ vựng là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. VD: Trường các bộ phận cơ thể: chân, tay, tai... 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động: HĐ 1. Khởi đông: (1’) Giới thiệu bài: Trong thơ văn và cuộc sống, người ta thường sử dụng từ tượng thanh, tượng hình để tăng tính biểu cảm cho lời nói, bài viết. Vậy từ tượng thanh, từ tượng hình là gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài ngày hôm nay. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới: (18’) *Mục tiêu: Nhận biết, hiểu được đặc điểm, công dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh. HĐ của thầy và trò Nội dung HS đọc đoạn trích (SGK- tr 49), chú ý các từ in đâm. Trong những từ trên, những từ nào gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật? Em hiểu từ tượng hình là gì? - Là những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. Em hãy tìm một vài vd có từ tượng hình? Lom khom dưới núi tiều vài chú. Lác đác bên sông chợ mấy nhà. (Qua Đèo Ngang) Những từ nào trong các từ trên mô phỏng âm thanh? - Hu hu: tiếng khóc. - ư ử: tiếng kêu của con chó. Đó là từ tượng thanh, em hiểu thế nào là từ tượng thanh? - Là những từ mô phỏng âm thanh của người hoặc tự nhiên. Em hãy so sánh 2 cách sử dụng từ và giá trị biểu cảm của nó trong mỗi cặp sau: a, Mắt lão long lên. b, Mắt lão long sòng sọc. a. Hắn rất cao. b. Hắn cao lênh khênh. *Hình ảnh b gợi tả hình ảnh rõ rệt hơn. Vì sao? - Sử dụng từ tượng hình. So sánh: a, Chị ta khóc to. b, Chị ta khóc hu hu. - Trương hợp b mô phỏng âm thanh cụ thể hơn đó là tiếng khóc to , tức tưởi. -> nhờ từ tượng thanh. *Vậy sử dụng từ tượng hình, tượng thanh có tác dụng gì? - Thế nào là từ tượng thanh, tượng hình? Tác dụng của nó? - Đọc ghi nhớ - 2 em. - GV chốt. I. Đặc điểm, công dụng. 1. Bài tập. - Các từ: móm mém, xòng xọc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc: gợi tả dáng vẻ, trạng thái của sự vật -> từ tượng hình. - Các từ: hu hu, ư ử: mô phỏng âm thanh -> từ tượng thanh. - Tác dụng: gợi tả hình ảnh, mô phỏng âm thanh cụ thể, sinh động có giá trị biểu cảm cao. 2. Ghi nhớ (SGK) HĐ 3: Hướng dẫn luyện tập: (15’) *Mục tiêu: Vận dụng lý thuyết vào làm các bài tập Đọc bài 1 (SGK- tr 49) xá định yêu cầu. HS làm bài, gọi 2 em lên bảng chữa . HS nhận xét, GV sửa chữa, kết luận. Đọc bài 2 nêu yêu cầu, làm bài. Nhận xét. GV sửa chữa, bổ sung. Đọc bài 3, nêu yêu cầu bài tập. Thảo luận nhóm 4 (t) 3 phút. Báo cáo. HS nhận xét. GV kết luận. HS đọc, xác định yêu cầu bài 4. Làm bài Gọi vài HS đặt câu. HS nhận xét. GV sửa chữa III. Luyện tập. 1. Bài 1 (49). Tìm từ tượng hình, tượng thanh trong những câu sau đây: - Soàn soạt, rón rén. - Bịch, bốp, chỏng quèo. - Lẻo khoẻo. 2. Bài 2 (50). Tìm 5 từ chỉ dáng đi của người. - Lò dò,tấp ta tấp tểnh, nghênh ngang, liêu xiêu, dò dẫm. 3. Bài 3: Phân biệt nghĩa: - ha hả: từ gợi tả tiếng cười to, tỏ ra rất khoái chí. - hì hì: tiếng cười phát cả ra đằng mũi, thương biểu lộ sự thích thú, có vẻ hiền lành. - hô hố: tiếng cười to, thô lỗ, gây cảm giác khó chịu cho người khác. - hơ hớ: tiếng cười thoải mái vui vẻ, không cần che đậy giữ gìn. 4. Bài 4 (50). Đặt câu: - Hoa xoan lắc rắc đầy vườn. - Mưa lã chã suốt ngày không ngớt. - Chị ta đi lạch bạch như con rùa. - Giọng cô ấy ồm ồm như đàn ông. - Gió thổi ào ào. 4. Củng cố: (4’) Thế nào là từ tượng thanh, tượng hình? Sử dụng từ tượng thanh, tượng hình có tác dụng gì? 5. HD học bài: (1’) Học ghi nhớ, làm bài tập (SBT). Soạn: Liên kết các đoạn văn trong văn bản. Trả lời các câu hỏi SGK. Xem trước các bài tập. Ngày soạn: 17/9/2013 Ngày giảng: 20/9/2013 Ngữ văn. Bài 4. Tiết 17 LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN I. Mục tiêu: - Nhận biết, hiểu được cách sử dụng các phương tiện để liên kết các đoạn văn, làm cho chúng liền mạch, liền ý. - Viết đoạn văn có liên kết mạch lạc, chặt chẽ. - Ý thức sử dụng liên kết mỗi khi viết các đoạn văn. *Trọng tâm kiến thức, kỹ năng: 1. Kiến thức: - Nhận biết, hiểu, vận dụng được sự liên kết giữa các đoạn, các phương tiện liên kết đoạn (từ liên kết và câu nối). - Nhận biết, hiểu được tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong quá trình tạo lập văn bản. 2. Kỹ năng: Nhận biết, sử dụng được các câu, các từ có chức năng, tác dụng liên kết các đoạn trong một văn bản. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: Tài liệu tham khảo. - Học sinh: Nghiên cứu trước nội dung bài. III. Phương pháp/kỹ thuật dạy học: 1. Phương pháp: Nghiên cứu, gợi tìm, phát vấn. 2. Kỹ thuật: IV. Tổ chức giờ học: 1. Ổn định tổ chức: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) CH- Đoạn văn được quy ước như thế nào? Có những cách nào trình bày nội dung đoạn văn? TL- Đoạn văn được quy ước từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng. Các cách trình bày nội dung đoạn văn: quy nạp, diễn dịch, song hành. 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động: HĐ 1. Khởi động: (1’) Giới thiệu bài: Muốn có một văn bản liền mạch và hợp lí, chúng ta cần phải liên kết các đoạn văn trong văn bản. Vậy liên kết là gì? Cách liên kết như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài hôm nay. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới: (22’) *Mục tiêu: Nhận biết được tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản. Nhận biết được cách liên kết đoạn văn trong văn bản. HĐ của thầy và trò Nội dung HS đọc vd 1 (SGK). Hai đoạn văn trên có mối quan hệ gì không? Tại sao? - Đoạn 1: tả cảnh sân trường Mĩ Lí trong buổi tựu trường. - Đoạn 2: nêu cảm giác của nhân vật “tôi” một lần ghé qua thăm trường, nhưng việc tả cảnh hiện tại và cảm giác không có gì gắn bó -> tạo cảm giác hẫng hụt cho người đọc. Đọc vd 2 (SGK) 2 em. So với vd 1 ở vd 2 có gì khác ? - Ở vd 2 có thêm cụm từ “Trước đó mấy hôm”. Cụm từ “Trước đó mấy hôm” bổ sung ý nghĩa gì cho đoạn văn thứ 2? GV: vậy cụm từ “Trước đó mấy hôm” chính là phương tiện liên kết 2 đoạn văn. Cho biết tác dụng của việc liên kết đoạn văn trong văn bản? - Làm cho các đoạn văn có sự gắn kết chặt chẽ, mạch lạc. Đọc vd (SGK) Hai đoạn văn trên có liệt kê hai khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ văn học, đó là những khâu nào? - Tìm hiểu và cảm thụ. Hai khâu này được xây dựng thành 2 đoạn văn, em hãy tìm những từ ngữ liên kết 2 đoạn văn trên? - Bắt đầu, sau. Những từ ngữ này tạo quan hệ gì? - Quan hệ liệt kê. Em hãy kể một số phương tiện liên kết có quan hệ liệt kê? - Trước hết, đầu tiên, cuối cùng, sau nữa, một mặt, mặt khác, một là, hai là, thêm vào đó, ngoài ra... HS đọc vd b (51). Tìm quan hệ ý nghĩa giữa 2 đoạn văn trên? - Quan hệ đối lập. Tìm từ ngữ liên kết trong 2 đoạn văn? - Nhưng. Tìm thêm các phương tiện liên kết có ý nghĩa đối lập? - Nhưng, trái lại, tuy vậy, ngược lại, song, thế mà. Các từ ngữ dùng để liên kết ở các vd a, b thuộc loại nào? - Chỉ từ: đó, này, ấy, vậy. - Đại từ, quan hệ từ. HS đọc 2 đoạn văn- vd tr 52. *Phân tích mối quan hệ ý nghĩa giữa 2 đoạn văn? - Có ý nghĩa tổng kết, khái quát. Tìm từ ngữ liên kết 2 đoạn văn? - nói tóm lại. Về từ ngữ, ta có thể dùng từ loại nào làm phương tiện liên kết? - Quan hệ từ, đại từ, chỉ từ, từ có ý nghĩa tổng kết, khái quát. HS đọc vd (SGK-53). Tìm câu liên kết giữa 2 đoạn văn? - ái dà, lại còn chuyện đi học nữa đấy. *Tại sao câu đó lại có tác dụng liên kết? - Vì nó nối giữa 2 đoạn văn. GV: Như vậy ngoài các phương tiện liên kết bằng từ ngữ, ta còn có thể dùng câu để nói hai đoạn văn. Khi chuyển từ đoạn văn này sang đoạn văn khác ta cần làm gì? Có những phương tiện liên kết nào? Đọc ghi nhớ (SGK- 53). I. Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản 1. Bài tập (SGK tr 50). *VD 1: Hai đoạn văn cùng viết về ngôi trường Mĩ Lí -> không có sự gắn bó với nhau. Cụm từ: “trước đó mấy hôm” bổ sung ý nghĩa về thời gian, tạo sự liên tưởng cho người đọc với đoạn trước -> tạo sự gắn kết chặt chẽ 2 đoạn văn, làm cho liền mạch. Làm cho các đoạn văn có sự gắn kết chặt chẽ, mạch lạc. II. Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản. 1. Dùng từ ngữ để liên kết đoạn văn. - VD a: 2 khâu: tìm hiểu, cảm thụ. + Từ ngữ liên kết: bắt đầu, sau. -> quan hệ liệt kê. - VD b: + Từ ngữ liên kết: nhưng. -> tạo quan hệ đối lập. * Có thể dùng chỉ từ, đại từ để làm phương tiện liên kết. - VD d: + Từ ngữ liên kết: nói tóm lại. -> ý nghĩ tổng kết, khái quát. 2. Dùng câu để liên kết. - Câu: ái dà, lại còn chuyện đi học nữa đấy. -> liên kết 2 đoạn văn. Như vậy ngoài các phương tiện liên kết bằng từ ngữ, ta còn có thể dùng câu để nói hai đoạn văn. 3. Ghi nhớ (SGK) HĐ 4: Hướng dẫn luyện tập: (13’) *Mục tiêu: Vận dụng lý thuyết vào làm các bài tập. Đọc bài tập 1, nêu yêu cầu bài tập? - HS làm bài, nhận xét. - GV sửa chữa, bổ sung. Đọc bài tập 2, xác định yêu cầu, làm bài. Gọi 3 em lên bảng giải. HS nhận xét. GV kết luận. 1. Bài 1. Tìm từ ngữ liên kết , chỉ quan hệ ý nghĩa của nó. a, nói như vậy -> ý nghĩa tổng quát, khái quát. b, thế mà: quan hệ đối lập. c, cũng: nối đoạn 1 với đoạn 2. -> liệt kê. tuy nhiên: nối đoạn 2 với đoạn 3. -> đối lập. 2. Bài 2: Điền phương tiện liên kết: a, từ đó. b, nói tóm lại. c, thật khó trả lời. 4. Củng cố: (2’) - Tác dụng của việc liên kết đoạn văn trong văn bản? - Các phương tiện chủ yếu để liên kết? 5. HD học bài: (1’) - Hc ghi nhớ, làm bài tập 3 (54). - Chuẩn: Từ ngữ đại phương và thuật ngữ xã hội. Trả lời các câu hỏi SGK. Ngày soạn: 20/9/20113 Ngày giảng: 23/9/2013 Ngữ văn - Bài 5 - Tiết 18 TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI I. Mục tiêu bài học: - Hiểu, trình bày thế nào là từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. - Hiểu biết hoàn cảnh sử dụng và giá trị của từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. - Biết cách, hiểu nghĩa một số từ địa phương và biệt ngữ xã hội. - Biết dùng từ địa phương và biệt ngữ xã hội phù hợp với tình huống giao tiếp. - Ý thức sử dụng từ địa phương. *Trọng tâm kiến thức, kỹ năng: 1. Kiến thức: - Nhớ, hiểu và trình bày được khái niệm từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội. - Tác dụng của việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trương văn bản. 2. Kỹ năng: - Nhận biết, hiểu nghĩa một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. - Biết dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ phù hợp với tình huống giao tiếp II. Các kỹ năng sống được GD trong bài: 1. Kỹ năng nhận thức: Tự nhìn nhận, tự đánh giá về bản thân. 2. Kỹ năng giao tiếp: Là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa... III. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: Giáo án, tài liệu - Học sinh: Nghiên cứu trước nội dung bài IV. Phương pháp: Nghiên cứu, gợi tìm, phát vấn V. Tổ chức giờ học: 1. Ổn định tổ chức: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (4’) CH- Từ tượng hình là gì? Từ tượng thanh là gì? cho ví dụ? Nêu tác dụng của từ tượng hình và từ tượng thanh? TL- Từ tượng hình là những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. Vd: lẻo khoẻo - Từ tượng thanh là những từ mô phỏng âm thanh. - Vd: róc rách. - Tác dụng: gợi tả âm thanh, hình ảnh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao. 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động: HĐ 1. Khởi động: (1’) *Mục tiêu: Tạo hứng khởi cho HS bước vào tiết học mới. Giới thiệu bài: “ Bầm ơi có rét không bầm Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn.” Trong hai câu thơ trên, từ “bầm” chỉ ai? - Mẹ -> bầm chính là từ ngữ địa phương. Vậy từ ngữ địa phương là gì? Biệt ngữ xã hội có đặc điểm ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu tiết học hôm nay. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới. (20’) - Mục tiêu: Nhận biết được từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. Cách sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. - Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV gọi HS đọc ví dụ Sgk- 56 Giáo viên nghi bảng -> học sinh nghi vở. Các từ bẹ, bắp có nghĩa là gì? Ngô Trong 3 từ ấy, từ nào là chỉ được dùng trong một địa phương nhất định. (Bẹ, bắp => Tây Bắc) Từ nào sử dụng rộng rãi, phổ biến trong toàn dân? (Ngô) *Em hiểu thế nào là từ địa phương. Thế nào là từ toàn dân? (Từ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng trong một địa phương nhất định, từ toàn dân sử dụng rộng rãi trong toàn dân) GV gọi HS đọc nội dung ghi nhớ. Bài tập mở rộng: *Chỉ ra các từ địa phương trong các câu sau; và tìm từ toàn dân tương ứng. - Con heo này đẹp quá! - Bạn mần vậy là không tốt. - Đằng nớ vợ chưa? Đằng nớ? Tớ còn chờ độc lập cả lũ cười vang bên ruộng bắp nhìn không thôn nữ cuối nương dâu. (heo- lợn (Miền nam) 0 - cô (miền trung) Mần – Làm (miền trung) Nớ- ấy (miền trung) Bắp- ngô (Tây bắc) GV lấy thêm vd: - thìa (toàn dân); xìa (Hưng Yên). - thái thịt (toàn dân); xái thịt (Thái bính) - về (toàn dân); dề (Nam Bộ). - vui (toàn dân); dui (Nam Bộ). - sân (toàn dân); cươi (Nghệ tĩnh). - đâu (toàn dân); mô (Nghệ tĩnh). Đọc vd sgk- tr57, chú ý các từ in đậm. Tại sao trong đoạn văn này có chỗ tác giả dùng “mẹ”, có chỗ tác giả dùng “mợ”? - Hai từ đồng nghĩa. *Tước cách mạng tháng tám ở nước ta tầng lớp xã hội nào gọi mẹ là mợ, gọi cha là cậu? - tầng lớp trung lưu, thượng lưu. Các từ: ngỗng, trúng tủ có nghĩa là gì? - ngỗng: điểm 2; trúng tủ: đúng chỗ đã học. Tầng lớp xã hội nào thường dùng những từ ngữ này? Các từ: mợ, ngỗng, trúng tủ gọi là biệt ngữ xã hội. Em hiểu thế nào là biệt ngữ xã hội? Đọc ghi nhớ (SGK). Tìm thêm một số vd về biệt ngữ? - cớm (công an) -> xã hội đen. - Gậy: điểm 1. - Ghi đông : điểm 3. Đọc 2 vd (SGK- 58). *Từ hai vd trên em rút ra điều gì khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội? Trong đoạn thơ việc tác giả sử dụng từ ngữ địa phương có tác dụng gì? Muốn không lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, ta cần làm gì? - Tìm hiểu từ ngữ toàn dân tương ứng. Đọc ghi nhớ 3 (SGK) - 2 em. I. Từ ngữ địa phương 1. Bài tập. - Các từ bẹ, bắp, chỉ ngô. - bẹ, bắp: sử dụng trong địa phương nhất định gọi là từ địa phương. - ngô: sử dụng phổ biến trong toàn dân gọi là từ toàn dân. 2. Ghi nhớ. (SGK) II. Biệt ngữ xã hội. 1. Bài tập: (SGK- 57) - mợ và mẹ: 2 từ đồng nghĩa. - cậu, mợ: dùng trong tầng lớp trung lưu, thượng lưu -> sử dụng trong một tầng lớp nhất định. - ngỗng, trúng tủ: sử dụng trong tầng lớp học sinh hiện nay. -> Chỉ dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định. 2. Ghi nhớ: (SGK). III. Sử dụng từ địa phương và biệt ngữ xã hội. 1. Bài tập: SGK- 58). - Không nên lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội -> gây khó hiểu. - Trong thơ văn: tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc xã hội của ngôn ngữ. 2. Ghi nhớ. HĐ 3: Hướng dẫn luyện tập. (15’) - Mục tiêu: Vận dụng lý thuyết vào làm các bài tập theo yêu cầu. - GV gọi HS đọc bài tập, xác định yêu cầu, làm bài - GV nhận xét, kết luận. Đọc bài 2 -59, nêu yêu cầu. - HS làm bài. - Gọi 1 HS lên nêu kết quả. HS và GV nhận xét, bổ sung. Đọc nài 3, nêu yêu cầu bài tập. HS làm bài, nhận xét. GV hướng dẫn, bổ sung. IV. Luyện tập. 1. Bài 1: Tìm một số từ ngữ địa phương nơi em ở hoặc em biết. Nêu từ ngữ toàn dân tương ứng. Từ địa phương Từ toàn dân - mi- miền Trung. - mô- miền Trung. - o- miền Trung. - biểu- miền nam. - mày. - đâu. - cô. - bảo. 2. Bài 2: Tìm một số từ ngữ của tầng lớp học sinh hoặc của tầng lớp xã hội khác. giải thích nghĩa? - mổ: lấy cắp. - mõi: lấy cắp. - cớm: công an. 3. Bài 3: Trường hợp nào nên dùng từ ngữ địa phương, truờng hợp nào không nên dùng. a, Người nói chuyện với mình là người cùng địa phương. b, Người nói chuyện với mình là ở địa phương khác. c, Khi phát biểu ý kiến ở lớp. d, Khi làm bài tập làm văn. đ, Khi viết đơn từ, báo cáo gửi thầy giáo, cô giáo. e, Khi nói chuyện với người nước ngoài biết Tiếng Việt. -> Trường hợp a nên sử dụng từ địa phương, các trường hợp khác không nên sử dụng. 4. Củng cố: (3’) Từ ngữ địa phương là gì? Biệt ngữ xã hội là gì? Khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội cần lưu ý điều gì? 5. Hướng dẫn học ở nhà: (1’) Học ghi nhớ, làm bài tập 4, 5. Đọc phần đọc thêm. Soạn: Tóm tắt văn bản tự sự, tóm tắt văn bản “Lão Hạc”. Đọc kĩ, trả lời câu hỏi SGK. Ngày soạn: 21/9/2013 Ngày giảng: 24/9/2013 Ngữ văn - Bài 5 -Tiết 19 TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ I. Mục tiêu bài học: - Biết cách thức tóm tắt một văn bản tự sự. - Đọc, hiểu được cốt truyện của văn bản tự sự. - Nhận biết tóm tất một văn bản tự sự một cách khái quát, chi tiết. - Ý thức thực hiện đầy đủ các bước khi tóm tắt một văn bản tự sự. *Trọng tâm kiến thức, kỹ năng: 1. Kiến thức: Nhận biết, hiểu và trình bày được các yêu cầu đối với việc tóm tắt văn bản tự sự. 2. Kỹ năng: - Đọc – hiểu, nắm bắt được toàn bộ cốt truyện cuuar văn bản tự sự. - Phân biệt sự khác nhau giữa tóm tắt khái quát và tóm tắt chi tiết. - Tóm tắt văn bản tự sự phù hợp với yêu cầu sử dụng. II. Các kỹ năng sống được giáo dục trong bài: 1. Kỹ năng giao tiếp: Là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa... 2. Kỹ năng lắng nghe tích cực: Biết thể hiện sự tập trung chú ý và thể hiện sự quan tâm lắng nghe ý kiến và sự trình bày của người khác. III. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: Giáo án, tài liệu - Học sinh: Bài soạn IV. Phương pháp/kỹ thuật dạy học: 1. Phương pháp: Nghiên cứu, gợi tìm, trao đổi đàm thoại. 2. Kỹ thuật: V. Tổ chức giờ học: 1. Ổn định tổ chức: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (4’) CH- Có mấy cách liên kết đoạn văn trong văn bản? Trình bày từng cách? Cho ví dụ minh họa? TL- Có hai cách: Dùng từ ngữ để liên kết đoạn văn (từ ngữ có quan hệ liệt kê, đối lập, từ ngữ chỉ ý tổng kết, khái quát); dùng câu nối để liên kết đoạn. 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động: HĐ 1. Khởi động: (1’) *Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh bước vào bài học mới. Giới thiệu bài: Trong cuộc sống hàng ngày, khi xem một cuốn phim hay, đọc một câu chuyện hấp dẫn mà ta muốn thông báo lại cho một người khác biết thì ta phải tóm tắt văn bản. Vậy tóm tắt văn bản tự sự là gì? Cách tóm tắt như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài. HĐ 2: Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự: (30’) * Mục tiêu: Nhận biết được thế nào là tóm tắt văn bản tự sự, cách tóm tắt văn bản tự sự. Nhận biết được những yêu cầu của việc tóm tắt một văn bản tắt, các bức tóm tắt một văn bản tự sự. Hoạt động của thầy và trò Nội dung Ở trường các em được học rất nhiều văn bản tự sự (Bánh chưng, bánh giầy, Con rồng cháu tiên, Trong lòng mẹ, Lão Hạc, Tức nước vỡ bờ...) em muốn kể lại cho bố mẹ, ông bà nghe, thì em phải làm gì? (Tóm tắt văn bản tự sự) Nếu tóm tắt văn bản “ Lão Hạc) em sẽ tóm tắt như thế nào? (Truyện ngắn Lão Hạc kẻ về nông dân nghèo, gia cảnh éo le, vợ chết, con trai phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su. Lão Hạc ở nhà nuôi Cậu vàng, lão yêu quý cậu vàng lắm, có cái gì ăn lão cũng cho cậu vàng ăn. Thế rồi túng quẫn lão phải bán cậu vàng , lão đau xót và ân hận lắm. Hoàn cảnh ngày àng khó khăn, lão Hạc tự kết liễu cuộc đời mình bằng một mồi bả chó. *Từ vd trên theo em hiểu thế nào là tóm tắt văn bản tự sự, suy nghĩ và trả lời câu hỏi đúng nhất trong các câu sau, tại sao chọn như vậy? Đáp án là câu b. Vì trình bày ngắn gọn nhưng phải đảm bảo nội dung chính gồm sự việc tiêu biểu, nhân vật quan trọng, không thêm bớt nội dung văn bản. Đọc văn bản tóm tắt SGK -tr 60. Văn bản tóm tắt trên kể về nội dung của văn bản nào? - Văn bản “Sơn Tinh Thuỷ Tinh”. Dựa vào đâu em nhận ra điều đó? - Dựa vào nhân vật, sự việc và chi tiết tiêu biểu nêu trong văn bản tóm tắt. Văn bản tóm tắt trên có nêu được nội dung chính của văn bản đó không? - Đã nêu được nội dung chính của truyện: sự việc và nội dung chính. Văn bản tóm tắt trên có gì giống và khác với bản “Sơn Tinh Thuỷ tinh” đã học ở lớp 6? *Vì sao số lượng và sự việc lại ít hơn văn bản được tóm tắt? - Vì phải chọn nội dung chính và sự việc tiêu biểu. Từ việc tìm hiểu trên em hãy cho biết các yêu cầu đối với một văn bản tóm tắt? - Đáp ứng mục đích yêu cầu cần tóm tắt, đảm bảo tínhs khái quát, trung thành với văn bản được tóm tắt., không thêm bớt chi tiết, sự việc, không chen vào văn bản tóm tắt những ý kiến bình luận khen chê; đảm bảo tính hoàn chỉnh (giúp người đọc hình dung toàn bộ câu chuyên: mở đầu, phát triển, kết thúc), đảm bảo tính cân đối (số lượng dòng dành cho nội dung chính, sự việc tiêu biểu phải phù hợp). Muốn viết được văn bản tóm tắt theo em phải làm những việc gì? Những việc ấy phải thực hiện theo trình tự nào? Tóm tắt văn bản tự sự là gì? Yêu cầu của việc tóm tắt và các bước tóm tắt văn bản tự sự? Đọc ghi nhớ- 2 em. I. Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự. - Tóm tắt văn bản tự sự là dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn nội dung chính (sự việc tiêu biểu, nhân vật quan trọng) của văn bản. II. Cách tóm tắt văn bản tự sự: 1. Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt. - Độ dài văn bản tóm tắt: ngắn hơn tác phẩm được tóm tắt. - Số lượng nhân vật, sự việc: ít hơn. - Lời văn: lời văn là lời của người tóm tắt. * Yêu cầu: Đáp ứng mục đích, yêu cầu tóm tắt, đảm bảo tính khách quan, cân đối, hoàn chỉnh. 2. Các bước tóm tắt văn bản tự sự. - Đọc kĩ, hiểu chủ đề. - Xác định nội dung chính cần tóm tắt. - Sắp xếp theo trình tự hợp lí. - Viết tóm tắt bằng lời văn của mình. III. Ghi nhớ: 4. Củng cố: (3’) Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? Những yêu cầu khi tóm tắt văn bản tự sự? Các bước tóm tắt văn bản tự sự? 5. Hướng dẫn học ở nhà: (1’) Học nội dung ghi nhớ, xem lại nội dung tìm hiểu. Chuẩn bị kĩ bài tập (SGK). Ngày soạn: 21/9/2013 Ngày giảng: 24/9/2013 Ngữ văn – Bài 5 - Tiết 20 LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ I. Mục tiêu bài học: - Biết cách thức tóm tắt, tóm tắt được một văn bản tự sự. - Đọc, hiểu được cốt truyện của văn bản tự sự. - Nhận biết tóm tắt một văn bản tự sự một cách khái quát, chi tiết. - Ý thức thực hiện đầy đủ các bước khi tóm tắt một văn bản tự sự. *Trọng tâm kiến thức, kỹ năng: 1. Kiến thức: Nhận biết, hiểu và phân tích được các yêu cầu đối với việc tóm tắt văn bản tự sự. 2. Kỹ năng: - Đọc – hiểu, nắm bắt được toàn bộ cốt truyện cuuar văn bản tự sự. - Phân biệt sự khác nhau giữa tóm tắt khái quát và tóm tắt chi tiết. - Tóm tắt văn bản tự sự phù hợp với yêu cầu sử dụng. II. Các kỹ năng sống được giáo dục trong bài: 1. Kỹ năng giao tiếp: Là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa... 2. Kỹ năng lắng nghe tích cực: Biết thể hiện sự tập trung chú ý và thể hiện sự quan tâm lắng nghe ý kiến và sự trình bày của người khác. III. Chuẩn bị: - Giáo viên: Bảng phụ - Học sinh: Giấy nháp và sách vở IV. Phương pháp/kỹ thuật dạy học: 1. Phương pháp: Vấn đáp 2. Kỹ thuật: Khăn trải bàn V. Tổ chức giờ học: 1. Ổn định tổ chức: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (15’) CH- Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự, các bước tóm tắt văn bản tự sự? Đáp án – Thang điểm Đáp án Điểm số TL- Tóm tắt văn bản tự sự là dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn nội dung chính (sự việc tiêu biểu, nhân vật quan trọng) của văn bản. Các bước tóm tắt văn bản tự sự. - Đọc kĩ, hiểu chủ đề. - Xác định nội dung chính cần tóm tắt. - Sắp xếp theo trình tự hợp lí. - Viết tóm tắt bằng lời văn của mình. (4 điểm) 4 điểm (6 điểm) 1,5 điểm 1,5 điểm 1,5 điểm 1,5 điểm 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động: HĐ 1. Khởi động: (1’) *Mục tiêu: Tạo hứng khởi để HS bước vào tiết học với tâm lý thoải mái, tự tin. *Cách tiến hành: Giới thiệu bài: Các em đã được học về cách tóm tắt văn bẳn tự sự, để rèn kỹ năng tóm tắt kiểu văn bản này, chúng ta cùng luyện tập. HĐ 2: Hướng dẫn luyện tập. (24’) * Mục tiêu: Qua tìm hiểu bài tập HS rút ra ý nghĩa của việc tóm tắt v

File đính kèm:

  • docGA van 8 chuan KTKN.doc
Giáo án liên quan