Giáo án Ngữ văn 8 Bài 9 Tiết 33 + 34 : Hai cây phong (Trích “ Người thầy đầu tiên ”)

A. Mục tiêu cần đạt

Giúp HS :

- Phát hiện trong văn bản “ Hai cây phong ” có hai mạch kể, ít nhiều phân biệt lồng vào nhau dựa trên các đại từ nhân x¬ưng khác nhau của ngư¬ời kể chuyện. Vì ở trong bài, ng¬ười kể chuyện nói mình là một hoạ sĩ nên chúng ta h¬ướng HS tìm hiểu ngòi bút đậm chất hội hoạ của tác giả khi miêu tả hai cây phong.

- Hiểu rõ những nguyên nhân khiến hai cây phong gây xúc động cho ngư¬ời kể chuyện.

B. Chuẩn bị

- GV : Giáo án, sư¬u tầm tác phẩm “ Người thầy đầu tiên ”

- HS : Soạn bài, tóm tắt tác phẩm

C. Khởi động

 1. Kiểm tra chuẩn bị bài của học sinh

 2. Bài mới: Đối với người VN, kí ức tuổi thơ thường gắn liền với những cây đa, bến nước sân đình ở làng quê mờ xa trong không gian và thời gian thăm thẳm. Cây đa cũ bến đò xưa, nhạt lá bàng mỗi buổi chiều đông. Còn đối với nhân vật họa sĩ trong “Người thầy đầu tiên” của nhà văn Ai-ma-tốp và nhớ tới làng quê. Một lần thăm quê, ông không thể nào không đến thăm hai cây phong trên đỉnh đồi. Vì sao? Cư-rơ-gư-xtan là một đất nước xa xôi tươi đẹp với núi đồi và thảo nguyên, những dãy núi trập trùng và áng mây lơ lửng bên trên “chẳng khác nào một đoàn chiến hạm đang bơi về một nơi nào đấy”.(An-đrây-tu-cốp). Nhà văn Ai –ma-tốp nhà vă nổi tiếng xứ này sẽ giúp ta cảm nhận được vẻ đẹp ấy qua văn

D. Tiến trình các hoạt động dạy và học

 

doc14 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 10627 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Bài 9 Tiết 33 + 34 : Hai cây phong (Trích “ Người thầy đầu tiên ”), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : Ngày dạy : Bài 9 Tiết 33 + 34 : Hai cây phong (Trích “ Người thầy đầu tiên ”) Ai-ma-tôp A. Mục tiêu cần đạt Giúp HS : - Phát hiện trong văn bản “ Hai cây phong ” có hai mạch kể, ít nhiều phân biệt lồng vào nhau dựa trên các đại từ nhân xưng khác nhau của người kể chuyện. Vì ở trong bài, người kể chuyện nói mình là một hoạ sĩ nên chúng ta hướng HS tìm hiểu ngòi bút đậm chất hội hoạ của tác giả khi miêu tả hai cây phong. - Hiểu rõ những nguyên nhân khiến hai cây phong gây xúc động cho người kể chuyện. B. Chuẩn bị - GV : Giáo án, sưu tầm tác phẩm “ Người thầy đầu tiên ” - HS : Soạn bài, tóm tắt tác phẩm C. Khởi động 1. Kiểm tra chuẩn bị bài của học sinh 2. Bài mới: Đối với người VN, kí ức tuổi thơ thường gắn liền với những cây đa, bến nước sân đình ở làng quê mờ xa trong không gian và thời gian thăm thẳm. Cây đa cũ bến đò xưa, nhạt lá bàng mỗi buổi chiều đông. Còn đối với nhân vật họa sĩ trong “Người thầy đầu tiên” của nhà văn Ai-ma-tốp và nhớ tới làng quê. Một lần thăm quê, ông không thể nào không đến thăm hai cây phong trên đỉnh đồi. Vì sao? Cư-rơ-gư-xtan là một đất nước xa xôi tươi đẹp với núi đồi và thảo nguyên, những dãy núi trập trùng và áng mây lơ lửng bên trên “chẳng khác nào một đoàn chiến hạm đang bơi về một nơi nào đấy”.(An-đrây-tu-cốp). Nhà văn Ai –ma-tốp nhà vă nổi tiếng xứ này sẽ giúp ta cảm nhận được vẻ đẹp ấy qua văn D. Tiến trình các hoạt động dạy và học Hoạt động của giáo viên & học sinh Nội dung cần đạt HĐ 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung. ?1: Trình bày hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm? G: Chốt lại mở rộng về tác giả (SGK) G: (Hướng dẫn): Đọc chậm, hơi buồn, gợi nhớ nhung và suy nghĩ của người kể chuyện, thay đổi giọng đọc tôi , chúng tôi. - Cùng 2,3 em đọc, nhận xét giọng và cách đọc của H. H: Tìm hiểu chú thích chú thích 3, 5, 6, 7, 11, 14, 15. ?1: -Xác định ngôi kể và các loại đại từ nhân xưng của người kể chuyện ở văn bản này?( ngôi thứ nhất: tôi, chúng tôi.) ?2: Căn cứ vào đại từ nhân xưng của người kể chuyện, xác định hai mạch kể? Nhân vật người kể chuyện có vị trí như thế nào?( nhân danh ai) ở từng mạch kể ấy? + Đoạn “ Vào năm học…biêng biếc kia” /98 : người kể chuyện xưng “ chúng tôi” –vẫn là người kể chuyện xưng “ tôi” nhưng lại nhân danh cả bọn con trai ngày trước và hồi ấy người kể chuyện là một đứa trẻ trong bọn. + Phần còn lại của bài văn /96 -99: người kể chuyện xưng “ tôi” tự giới thiệu mình là họa sĩ àbài văn gồm hai mạch kể ít nhiều phân biệt và lồng vaò nhau. ?3: Vì sao có thể nói mạch kể chuyện xưng tôi quan trọng hơn? + căn cứ độ dài của hai mạch kể, cái thế bao bọc của mạch kể này với mạch kể kia, hơn nữa “ tôi” có cả ở hai mạch kể. HĐ 2: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết. ?4: Hai cây phong được giới thiệu như thế nào ở phần đầu VB? Hãy phân tích ý nghĩa của các hình ảnh so sánh? H: Phát hiện,trả lời cá nhân ?5: Em đọc được trong lời giới thiệu ấy tình cảm gì của nhân vật tôi? H: Trả lời cá nhân. ?6: Hai cây phong được miêu tả như thế nào? Các hình ảnh so sánh cho thấy tài năng gì của TG? H: Trao đổi, trả lời. ?7: Trong mạch kể của người kể chuyện xưng chúng tôi, cái gì thu hút người kể cùng bọn trẻ làm cho chúng ngây ngất? Tại sao có thể nói người kể chuyện(một họa sĩ) đã miêu tả hai cây phong và qung cảnh nơi đây bằng ngòi bút đậm chất hội họa? H: Trao đổi nhóm câu hỏi 2 SGK, đại diện trình bày. - Thu hút người kể và bọn trẻ làm cho chúng ngây ngất là hai cây phong:"Khổng lồ với các mắt mấu, các cành cao ngất cao đến ngang tầm cánh chim bay ” với “ bóng râm mát rượi ”, động tác “ nghiêng ngả, đung đưa như muốn chào mời ” và “ hàng ngàn đàn chim chao đi chao lại + Chất hội hoạ thể hiện ở đoạn sau ® bức tranh thiên nhiên : Chân trời xanh thẳm, thảo nguyên hoang vu, dòng sông lấp lánh, làn sương mờ đục lót giữa chuồng ngựa nông trang được tô màu xanh thẳm biêng biếc của thảo nguyên, chân trời, sương mờ đục, dòng sông lấp lánh. ?8: Em cảm nhận được những gì qua đoạn văn trên? H: Trao đổi, thống nhất. - ở trên cao nhìn xuống, tầm mắt trẻ thơ được mở rộng thu vào một không gian bao la bát ngát của thế giới vừa quen vừa lạ làm cho chúng sửng sốt, nên thơ quên đi phá tổ chim. Ngắm nhìn toàn cảnh ấy, ước mơ khát vọng lần đầu tiên thức tỉnh trong tâm hồn những đứa trẻ làng Ku-ku-rêu. ?9: Liên kết các biểu hiện đó ta sẽ hình dung khái quát như thế nào về hai cây phong? H: Sơ kết lại phần 1. G: Hai cây phong là tín hiệu của làng, gắn bó, gần gũi với con người, có sự sống riêng, là nơi hội tụ niềm vui của tuổi thơ, nơi mở rộng chân trời hiểu biết, nơi ghi khắc những biến cố của làng đó là trường Đuy-sen. * Tiết 2: ?10: Hình ảnh hai cây phong trong truyện gợi cho em nhớ gì về tuổi thơ nơi làng quê mình? H: Phát biểu cảm nhận cá nhân. ?11: Trong mach kể của người kể chuyện xưng tôi, nguyên nhân nào khiến hai cây phong chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động sâu sắc cho người kể chuyện? Tại sao có thể nói trong mạch kể xen lẫn tả này, hai cây phong được miêu tả hết sức sông động, như hai con người, và không chỉ thông qua sự quan sát của người họa sĩ? H: Thảo luận nhóm câu hỏi 3 (SGK) + Nguyên nhân cây phong chiếm được vị trí : · Cao trên làng, trên đỉnh đồi · Như ngọn hải đăng đặt trên núi + Gắn với kỷ niệm tuổi thơ + Liên quan đến nghề hoạ sĩ của tác giả + Gắn với tình yêu quê hương tha thiết + Nhân chứng của câu chuyện hết xúc động về Đuy-sen * Cây phong được miêu tả qua cái nhìn của hoạ sĩ nhưng động hơn : “Nghiêng ngả thân cây, lay động cành lá, khi mây đen kéo đến thì xô gãy cành, trụi lá” + Âm thanh : Tiếng lá reo, tiếng rì rào theo nhiều cung bậc, reo vù vù. ® Miêu tả bằng trí tưởng tượng và tâm hồn nghệ sĩ : Chúng có tiếng nói riêng, tâm hồn riêng : Khi thì thầm tha thiết nồng thắm" bỗng im bặt một thoáng" cất tiếng thở dài như thương tiếc người nàoènhân vật tôi là người có trí tưởng tượng mãnh liệt, có tâm hồn nhạy cảm, nhất là có tình yêu tha thiết sâu nặng đối với hai cây phong, cũng là đối với vẻ đẹp của quê hương mình. ?12: Cái điều nhân vật tôi chưa hề nghĩ tới thời bé "Ai là người đã trồng nên hai cây phong trên đồi này? Người vô danh ấy đã mơ ước gì…ấp ủ những hi vọng gì?" Gợi cho ta hiểu gì về nhân vật tôi hiện tại? Nó có tác dụng gì trong mạc diễn biến câu chuyện? H: Phát biểu cá nhân. ( Hai cây phong là nhân chứng của câu chuyện xúc động về tình cảm cảu thầy trò An-tư-nai. ?13: Qua đoạn văn này, giúp em hiểu thêm điều gì về hai cây phong và NT miêu tả của tác giả? + Kể và tả đậm chất hội hoạ ?14: Em biết gì về thầy Đuy-sen? H: trả lời cá nhân. Hai cây phong là nhân chứng của câu chuyện rất xúc động về thầy Đuy –sen: Chính thầy Đuy –sen đã đem hai cây phong về trồng trên đồi cao này cùng với cô bé An-tư-nai và thầy đã gửi gắm ở hai cây phong ước mơ, hi vọng những đứa trẻ nghèo khổ, thất học sẽ lớn lên ngày càng mở mang kiến thức và trở thành con người hữu ích. HĐ 3: Hướng dẫn tổng kết: ?15: Học VB em cảm nhận được vẻ đẹp nào về con người được phản ánh? H: Trả lời cá nhân 2 em đọc ghi nhớ. G(Mở rộng): “Hai cây phong” mở đầu câu chuyện “Người thầy đầu tiên” như khúc nhạc dạo đầu cho một bài ca khá dài về tình yêu đất nước con người , là nỗi buồn nhớ về quê hương không nguôi của những con người xa cách. “Hai cây phong” đặc biệt gắn lion với một câu chuyện xúc động về người thầy giáo đầu tiên, người đem ánh sáng văn hóa khai sinh cho lũ trẻ Ku-ku-rêu trong những năm 20 của TKXX. Câu chuyện nói về mối tình thầm kín mà không thành của thầy với cô học trò nghèo khổ , thành đạt An-tư-nai.Hai cây phong nhắc nhở ta đừng quên quá khứ tuổi thơ, đừng bao giờ quên công ơn và tình cảm của người thầy giáo đầu tiên của cuộc đời mình. HĐ 4: Hướng dẫn luyện tập. H: Đọc BT 1 Làm việc cá nhân G: Gợi ý: - Câu CĐ : Nêu ấn tượng chung về toàn bộ VB - Các câu khai triển: +ấn tượng về HA hai cây phong ntn? +ấn tượng về ty quê hương đất nước của tg ntn? I. Tìm hiểu chung 1) Tác giả: Xuất thân trong một gia đình viên chức --> Học về VH và chuyển sang hoạt động báo chí 2) Tác phẩm: -Là phần đầu của truyện ngắn “Người thầy đầu tiên” từng được giải thưởng Lê nin 3) Đọc – tìm hiểu chú thích 4) Cấu trúc văn bản: Hai mạch kể lồng ghép: -Người kể chuyện : +Xưng “ tôi” : là họa sĩ. +Xưng “ chúng tôi” : nhân danh bọn con trai. -->Hai mạch kể: tôi và chúng tôi è + Mở rộng cảm xúc vừa riêng, vừa chung + Cho thấy tình yêu thiên nhiên và làng quê sâu sắc và rộng lớn của cả một thế hệ II. Phân tích văn bản 1) Hình ảnh thiên nhiên: Hai cây phong qua 2 mạch kể: a) Trong mạch kể tôi: -Hai cây phong được giới thiệu: +Có g.trị như một tín hiệu dẫn đường +Có vai trò không thể thiếu đ.với người đi xa về làng +Thể hiện niềm tự hào của dân làng àNiềm tự hào và tình yêu q.hương, sự gắn bó sâu nặng với quê hương -Hai cây phong được miêu tả: +Có tiếng nói riêng +Có tâm hồn riêng Miêu tả kết hợp với so sánh đặc sắc àThể hiện năng lực cảm nhận tinh tế (cảm nhận được sự sống của những vật vô tri vô giác) và trí tưởng tượng bay bổng của TG b)Trong mạch kể chúng tôi: -Hai cây phong là nơi : +Hội tụ niềm vui tuổi thơ +Gắn bó chan hoà, thân ái +Tiếp sức cho tuổi thơ khám phá thế giới tươi đẹp thơ mộng của làng quê +Gắn bó với những kỉ niện xưa của tuổi học trò à Hai cây phong có: +Địa vị cao cả trong tâm trí của người dân trong làng +Gắn với HA người trồng nó là thầy giáo Đuy-Sen - Hai cây phong như một người bạn lớn, vô cùng thân thiết bao dung, độ lượng gắn bó với lũ trẻ trong làng. à Đoạn văn được kể xen tả đậm chất hội hoạ nên bức tranh TN bí ẩn đầy sức quyến rũ. è Hai cây phong gắn bó thân thuộc, gần gũi với con người. - Có sự sống riêng - Nơi khắc ghi biến cố của làng, trường Đuy -sen - Kể xen tả, hai cây phong được nhân hoá cao độ sinh động. 2)Hình ảnh con người: a) NV tôi - Người kể chuyện: -Luôn có ấn tượng về hai cây phong -Có tình yêu quý đặc biệt, coi hai cây phong như những người thân yêu của mình( nhớ cây say đắm, mãnh liệt, như tâm hồn nặng lòng thương nhớ con người) -Tình yêu hai cây phong gắn liền với tình yêu người thầy đã trồng nên 2 cây phong ấy -->Tình yêu thiên nhiên mở rộng đến tình yêu và sự biết ơn đối với con người ==>Tác giả là người: Có tình yêu tha thiết sâu nặng với làng quê, có tâm hồn trong sáng,cảm xúc cao đẹp và gắn bó tha thiết với cảnh vật con người nơi quê hương yêu dấu b)Thầy giáo Đuy-Sen: - Là người đem ánh sáng tri thức đến cho dân làng - Là người đem niềm tin nghị lực đến cho nhân vật tôi III. Tổng kết 1. NT : + Mạch kể lồng ghép + Kể tả xen lẫn đậm chất hội hoạ, nhân hoá, so sánh. 2. ND : Thiên nhiên tươi đẹp, tình người nảy nở quấn quýt * Ghi nhớ: SGK ( Tr 101) IV.Luyện tập: Bài tập 1: Phân tích các HA so sánh trong bài văn (viết thành một Đv hoàn chỉnh) Bài tập 2:Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học xong VB * Củng cố: - Việc tác giả đan xen và lồng ghép hai ngôI kể, hai điểm nhìn nghệ thuật trong đoạn văn có hiệu quả như thế nào? - Đọc diễn cảm đoạn văn liên quan đến hai cây phong. - Cảm nghĩ về một loài cây em yêu. *Dặn dò: - Soạn bài: ôn tập truyện ký VN hiện đại - Chuẩn bị bài : Nói quá - tiết sâu Viết bài viết số 2. *Rút kinh nghiệm: Ngày soạn : Ngày dạy : Tiết 35 + 36 : Viết bài tập làm văn số 2 I. Mục tiêu cần đạt - Củng cố hệ thống hóa những kiến thức đã học về văn tự sự két hợp với miêu tả, biểu cảm. - Rèn kỹ năng làm bài văn theo bố cục ba phần. - Rèn kỹ năng dựng đoạn văn, liên kết đoạn văn thể hiện rõ tính thống nhất của chủ đề văn bản. B. Chuẩn bị 1. GV : Đề bài, đáp án. 2. HS : Ôn luyện văn tự sự kết hợp miêu tả biểu cảm. C. Khởi động 1. Kiểm tra: Sự chuẩn bị giấy KT, nháp. 2. Bài mới D. Tiến trình các hoạt động dạy và học Đề bài trong sổ lưu đề * Dặn dò - Thu bài chấm - Nhận xét giờ làm bài của học sinh - Chuẩn bị bài tiếp theo: Nói quá - Soạn bài: Ôn tập truyện kí. Ngày soạn : Ngày dạy : Tiết 37 : Nói quá A. Mục tiêu cần đạt Giúp HS : - Hiểu được thế nào là nói quá và tác dụng của biện pháp tu từ này trong văn chương cũng như trong cuộc sống hàng ngày. B. Chuẩn bị - GV : Soạn GA, bảng phụ - HS : Xem kĩ bài trước. C. Khởi động 1. Kiểm tra chuẩn bị bài của học sinh 2. Bài mới D. Tiến trình các hoạt động dạy và học Hoạt động của giáo viên – học sinh Nội dung cần đạt HĐ 1: Hướng dẫn tìm hiểu tác dụng của nói quá. H: Đọc BT (SGK- tr 101) ?1: Cách nói như trong lời câu ca dao, tục ngữ có quá sự thật không? Thực chất mấy câu này nhằm nói lên điều gì? H: Trao đổi nhóm, thống nhất cách trả lời. G: Đưa H so sánh với câu không ding cách nói quá (-Thực chất nhằm nói : Đêm tháng 5 ngắn, ngày tháng 10 rất ngắn, mồ hôi ướt đầm. Tác dụng nhấn mạnh. +Tính chất đêm ngắn ngàydài và ngược lại +Tính chất vất vả cực nhọc trong cuộc sống LĐ của người nông dân - Tác dụng cách nói : Nhấn mạnh quy mô kích thước, tính chất sự việc gây ấn tượng cho người đọc.) ?2: Vậy theo em thế nào là phép tu từ nói quá? Nói qua như vậy có tác dụng gì? H: Trả lời cá nhân 2 em đọc ghi nhớ. G:chia HS thành 4 nhómlàm BT :Chỉ ra các h/a nói qúa trong VD và nêu tác dụng(Phiếu BT)? HS :Làm việc theo nhóm G: Nhấn mạnh lưu ý: BT nhanh: Cho biết tác dụng của phép nói quá trong các câu ca dao sau: Gánh cực mà đổ lên non Còng lưng mà chạy cực còn chạy theo.(1) Bao giờ cây cải làm đình Gỗ lim làm ghém thì ta lấy mình. (2) Đêm năm lưng chẳng tới giường Mong trời mau sáng ra đường gặp em (3) H: Trao đổi, thống nhất. (1): Nhấn mạnh nỗi vất vả cửa người LĐ cứ nối tiếp không dứtà nỗi than thân của người LĐ. (2): Lời than thở cuẩ đôi lứa yêu nhau nhưng vì hoàn cảnh khác quan tình yêu ấy không bao giờ thành công. (3); Tâm trạng người đang yêu. HĐ 2: Hướng dẫn luyện tập H: Lần lượt đọc các bài tập G: Hướng dẫn H giải từng BT Bài 1 : H: Làm việc cá nhân vào vở BT phần a, b. G: Chữa bài , nhận xét, đánh giá cho điểm. Bài 2 : H: Hoạt động nhóm G: Chữa bài, nhận xét đánh gí. G: Lưu ý H phân biệt nói quá và nói khoác. Bài 3 : H: Đặt câu với thành ngữ -Yêu cầu : HS hỉểu ý nghĩa của TN VD : Thuý Kiều có vẻ đẹp nghiêng nước, nghiêng thành Bài 4 : Tìm 5 thành ngữ có sử dụng nói quá : - Trơn như mỡ - Nhanh như cắt - Lúng túng như gà mắc tóc Bài 5 : Viết đoạn văn có sử dụng phép nói quá : G: Nêu nêu cầu : + Chủ đề tự chọn + Hình thức : Một đoạn văn + ND : Có biện pháp nói quá I. Nói quá và tác dụng của nói quá 1.VD: SGK tr 101 2.Nhận xét: - Chưa nằm đã sáng - Chưa cười đã tối - Thánh thót như mưa ruộng cày à - Nói không đúng sự thật, nói qúa lên so với sự thật, phóng đại quá độ (nhưng dựa vào thực tế) - Tác dụng: + nhấn mạnh. + Gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm àCách dùng h/a như vậy gọi là nói quá *Ghi nhớ (SGK tr 101) * Lưu ý: -Nói quá thường được sử dụng trong văn thơ châm biếm, văn thơ trữ tình , trong lời ăn tiếng nói hàng ngày -Nói quá làm chơ câu văn câu thơ thêm sinh động, gợi cảm II.Luyện tập BT1: Phát hiện biện pháp tu từ nói quá, nêu tác dụng a. Sỏi đá cũng thành cơm b. Đi lên đến tận trời BT2: Điền thành ngữ vào chỗ trống a. Chó ăn đá, gà ăn sỏi b. Buồn gan, tím ruột c. Ruột để ngoài da * Chú ý: Cần phân biệt nói quá và nói khoác - Giống nhau: đều là phóng đại qui mô t/chất của sự vật h.tượng - Khác nhau : +Nói quá: nhằm nhấn mạnh gây ấn tượng tăng sức biểu cảm +Nói khoác: nhằm làm người nghe tin vào những điều không có thực. * Củng cố: - Nhắc lại nói quá là gì? Tác dụng của phép nói quá * Dặn dò:- HS học ghi nhớ - Làm BT còn lại - Chuẩn bị bài : Ôn tập truyện ký VN * Rút kinh nghiệm: Ngày soạn : Ngày dạy : Bài 10 Tiết 38 : Ôn tập truyện ký Việt Nam A. Mục tiêu cần đạt Giúp HS : - Củng cố, hệ thống hoá kiến thức phần truyện ký VN học ở lớp 8 -Mở rộng sự hiểu biết về khái niệm truyện kí hiện đại và đặc điểm chung của văn học hiện đại giai đoạn 1930-1945 - Rèn kĩ năng cảm thụ văn học B. Chuẩn bị - GV : Soạn GA, bảng phụ; Lập bảng thống kê mẫu. - HS : Soạn bài C. Khởi động 1. Kiểm tra chuẩn bị bài của học sinh: KT việc lập bảng tổng kết. 2. Bài mới D. Tiến trình các hoạt động dạy và học HĐ1: Hướng dẫn H lập bảng tổng kết : I. Nội dung - GV kiểm tra chuẩn bị của HS 1. Lập bảng ôn tập - HS trao đổi nhóm 2 bạn, lên bảng điền theo yêu cầu từng mục Văn bản Thể loại PT biểu đạt Nội dung Nghệ thuật Tôi đi học - Thanh Tịnh Truyện ngắn 1941 Tự sự xen trữ tình Những kỷ niệm trong sáng ngây thơ hồn nhiên trong ngày đầu tiên đi học của nhân vật tôi Sự kết hợp hài hoà các PTBĐ: Tự sự + miêu tả+ biểu cảm - Các hình ảnh so sánh mới mẻ gợi cảm,hết sức trong sáng -Ngôn ngữ giàu hình ảnh chọn lọc Trong lòng mẹ -Nguyên Hồng Hồi kí (Trích) 1940 Tự sự xen trữ tình - Nỗiđau xót tủi cực và tình cảm thương nhớ khi xa mẹ của chú bé Hồng. - Cảm xúc hạnh phúc nồng nàn khi được ở trong lòng mẹ,được hưởng t/y thương của mẹ -Sự kết hợp hài hoà các PTBĐ: tự sự, biểu cảm Các h/a so sánh liên tưởng táo bạo, mới mẻ bất ngờ - Hồi ký chân thực với giọng văn tha thiết trữ tình Tức nước vỡ bờ - Ngô Tất Tố Tiểu thuyết (Trích) 1939 Tự sự -Tố cáo nạn sưu thuế tàn ác bất công - Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng của ngời phụ nữ nông dân - Khắc hoạ và miêu tả nhân vật một cách chân thực, sinh động qua hành động, cử chỉ ,lời nói - Xây dựng tình huống truyện có cao trào Lão Hạc- Nam Cao Truyện ngắn (trích) 1943 Tự sự xen trữ tình -Số phận bi thảm ,c/s nghèo khổ bế tắc cùng quẫncủa người nông dân và phẩm chất cao đẹp ở họ -Quan điểm và cách đánh giá nhìn nhận người nd của tác giả. - Khắc hoạ tâm lý nhân vật tài tình qua cử chỉ,lời nói mtả hình dáng. - Kể chuyện tự nhiên, linh hoạt, chân thực:vừa kể tả biểu cảm và triết lí -Xây dựng tình huống truyện có nhiều bắt ngờ Hoạt động 2 : - Thảo luận nhóm ?: Nêu những điểm giống và khác nhau về ND và NT của ba VB đã học? GV gợi ý:Các điểm giống nhau : + Thời gian sáng tác + Thể loại + Chủ đề + Giá trị nội dung, tư tưởng. +Giá trị nghệ thuật. G:(KL) Đó chính là đặc điểm của dòng văn xuôi hiện thực VN trước CM tháng tám-Dòng VH bắt đầu khởi nguồn từ đầu những năm 20, phát triển mạnh mẽ và rực rỡ những năm 30 và đầu những năm 40 TK XX, đem lại cho VH hiện đại VN những tên tuổi nhà văn và những tác phẩm kiệt xuất: PDuy Tốn, NCHoan, NTTố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Tô Hoài, Bùi Hiển… - VHHTPP VN góp phần đáng kể vào quá trình hiện đại hóa VHVN về nhiều mặt: đề tài, chủ đề, thể loại, đấn XD nhân vật, ngôn ngữ. BT : Trong mỗi VB trên, em thích đoạn văn, nv nào nhất? Yêu cầu : - Dạng bài cảm thụ văn học H: Trình bày được lí do thích G: Đánh giá, nhân xét, cho điểm. 2. Điểm giống và khác nhau về ND và NT a. Giống nhau : - Văn tự sự, truyện ký hiện đại . - Thời gian sáng tác trước CM tháng Tám (1930 - 1945) - Lấy đề tài: con người, cuộc sống đương thời, đi sâu vào miêu tả số phận cực khổ của những con người bị vùi dập và ca ngợi những phẩm chất cao đẹp ở họ; Tố cáo sự tàn bạo, xấu xa. - Đều chan chứa tinh thần nhân đạo. - Có lối viết chân thực gắn với đời sống sinh động. b. Khác nhau : (Đối chiếu với bảng ôn tập) VD: Về đề tài, chủ đề cụ thể: -“Trong lòng mẹ”: Tình cảnh khốn khổ của chú bé mồ côi có mẹ đi lấy chồng xa. - “Tức nước vỡ bờ”: Người nông dân cùng khổ bị đè nén, áp bức đến uất ức, vùng lên. -“Lão Hạc”: Một ông già nghèo, giàu lòng tự trọng, dằn vặt đau khổ vì chót lừa một con chó đã tự tử vì muốn giữ bằng được mảnh vườn cho con. II. Luyện tập Gợi ý : 1. Các nhân vật - Bé Hồng - Chị Dậu - Lão Hạc 2. Các đoạn văn : - Cảm giác của Hồng khi được ngồi trong lòng mẹ. - Chị Dậu đánh nhau với cai lệ và người nhà Lí trưởng. - Đoạn miêu tả nỗi đau của lão Hạc khi bán chó Vàng. * Củng cố: 1. Nêu điểm giống và khác nhau ở 3 văn bản : “Trong lòng mẹ”, “Tức nước vỡ bờ”, “Lão Hạc”. Điểm khác nhau: (Phần ghi bảng) Văn bản Thể loại Nội dung chủ yếu Đặc sắc nghệ thuật -Trong lòng mẹ. -Tức nước vỡ bờ. -Lão Hạc -Hồi kí. (trích) -Tiểu thuyết -Truyện ngắn. -Nỗi đau của chú bé mồ côi và tình yêu thương mẹ của chú bé. -Phê phán chế độ tàn ác, bất nhân và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông thôn. -Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và nhân phẩm cao đẹp của họ. -Văn hồi kí chân thực, trữ tình tha thiết. -Khắc hoạ nhân vật và miêu tả hiện thực sinh động. -Nhân vật được đào sâu tâm lí, cách kể chuyện tự nhiên,linh hoạt,vừa chân thực vừa triết lí và trữ tình. 2. Nhận xét về cách XD nhân vật của 2 TP: Lão Hạc và Tức nước vỡ bờ. * Dặn dò: - Viết nối thêm một kết truyện khác cho truyện ngắn “Lão Hạc”. - Ôn tập chuẩn bị kiểm tra 1 tiết các tác phẩm VHHHPP. - Soạn bài : Thông tin về ngày trái đất năm 2000 * Rút kinh nghiệm: Ngày soạn : Ngày dạy : Bài 10 Tiết 39 : Thông tin về ngày trái đất năm 2000 A. Mục tiêu cần đạt Giúp HS : -Thấy được tác hại, mặt trái của việc sử dụng bao bì ni lông, tự mình hạn chế sử dụng bao bì ni lông, vận động mọi người cùng thực hiện khi có điều kiện. -Thấy được tính thuyết phục trong cách thuyết minh về tác hại sử dụng bao bì ni lông, có những suy nghĩ tích cực về các việc tương tự trong vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt, một vấn đề vào loại khó giải quyết nhất trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường. B. Chuẩn bị - GV : Soạn GA, bảng phụ Tìm hiểu nguồn gốc của VB : Được soạn thảo dựa trên bức thông điệp của 13 cơ quan nhà nước và tổ choc phi chính phủ phát hành ngày 22-4-2000, năm đầu tiên VN tham gia Ngày Trái Đất - HS : Soạn bài; Tìm hiểu tình hình dùng bao bì nilông ở địa phương. C. Khởi động 1. Kiểm tra bài cũ: - Nhắc lại kháI niệm VB nhật dụng? VB nhật dụng có thể gồm những kiểu VB nào? Em đã học những VB nào? Kể một vài ví dụ? 2. Bài mới: Bảo vệ môi trường sống quanh ta, rộng hơn là bảo về trái đất- ngôh nhà chung của mọi người đang bị ô nhiễm nặng nề là một nhiệm vụ KH, XH, VHóa vô cùng quan trọng đối với ND toàn thế giới, cũng là nhiệm vụ chung của tất cả chúng ta. Một trong những việc làm cần thiết, cụ thể hàng ngày là hạn chế thấp nhất đến mức kh

File đính kèm:

  • docBai910.doc