Giáo án Ngữ văn 8 - Bài viết văn

Đề 1 : Tình yêu thiên nhiên trong bài Tức cảnh Pác Bó , Ngắm Trăng và Đi đường

Đề 2 : Tình yêu quê hương trong bài Khi con tu hú , Quê hương

Đề 3 : Tình yêu tổ quốc , tự hào dân tộc trong bài Chiếu dời đô , Hịch tướng sĩ , Nước Đại Việt ta , Bàn luận về phép học

Đề 4 : Tình yêu con ngươi trong bài Chiếu dời đô Hịch tướng sĩ , Nước Đại Việt ta

 

doc11 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1446 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Bài viết văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 1 : Tình yêu thiên nhiên trong bài Tức cảnh Pác Bó , Ngắm Trăng và Đi đường Đề 2 : Tình yêu quê hương trong bài Khi con tu hú , Quê hương Đề 3 : Tình yêu tổ quốc , tự hào dân tộc trong bài Chiếu dời đô , Hịch tướng sĩ , Nước Đại Việt ta , Bàn luận về phép học Đề 4 : Tình yêu con ngươi trong bài Chiếu dời đô Hịch tướng sĩ , Nước Đại Việt ta  Đề 2 : Tình yêu quê hương trong bài Khi con tu hú  dàn ý MB: -tự do là nguồn cmả hứng trong thơ ca của mỗi thi nhân -nếu như cmả hứng tự do của thế lữ tuôn chảy trong thế nhớ rừng thì bài khi con tu hú của tố hữu cảm hứng tự do ấy dc vang lên bởi 1 tình yêu quê hương đất nước của người chiến sĩ cộng sản TB: ý 1:bức tranh mùa hè đẹp đẽ vs hình ảnh,âm thanh,màu sắc sinh động -đây là thời điểm đầy nhất,viên mãn nhất -lúa ngả vàng,ngả sang màu của niềm vui,là màu vàng rực rỡ của mùa hè,là sự kết tinh sâu sắc của cảnh vật -tác giả đã phơi bày 1 bức tranh đầy nhựa sống vs những chản đẹp của quê hương -đặc biệt,đầu bài xuất hiện tiếng chim tu hú là tín hiệu nghệ thuật gợi ra không gian tự do_không gian mùa hè ==>tiếng gọi của tự do thổn thức ý 2:hình ảnh tiếng chim tu hú dc lặp lại suốt cả bài thơ làm khơi nguồn cảm xúc của ng tù cách mạng mở tung mọi giác quan,mọi ngõ ngách tâm hồn để hướng tới không gian của tự do vs nguồn cảm xúc nồng nàn mãnh liệt,rạo rực trước mùa hè ==>uất ức,ngột ngạt trước 4 bức tường của phòng giam làm nổi bạt khát vọng cháy bỏng về sự tự do của người chiến sĩ cách mạng tố hữư -đó là sự dồn nén những cảm xúc mãnh liệt của 1 trái tim uất hận vì mất tự do -khi nghe tiếng chim tu hú gọi bầy,lòng người chiến sĩ lại trỗi dậy mạnh mẽ vs 1 tình yêu quê hương sâu sắc.đó là sự uất ức trước cảnh que hương đát nước đang bị kẻ thù dàt xéo,đã biến không gian đôngf quê thanh bình thành bom đạn. -tiếng chim tu hú cứ kêu hoài kêu mãi không nghỉ như 1 lời thôi thúc,tiếng gọi tự do mãnh liệt hơn bao giờ hết ==>phá cũi sổ lồng để vươn tới tự do,về vs cuộc kháng chiến của nhân dân KB -khắc hoạ bức chân dung đầy bản lĩnh của người tù cách mạng vs ý chí nghị LỰC PHI THƯỜNG trong cuộc vượt ngục bằng tinh thần và 1 tình yêu quê hương khát vọng tự do mãnh liệt Đề 4 : Tình yêu con ngươi trong bài Chiếu dời đô Hịch tướng sĩ , Nước Đại Việt ta  MB: -nhân dân ta đã trãi qua biết bao cuộc xâm lăng và chiến thắng kể thù bởi 1 lòng nồng nàn yêu nc -tình yêu đó đã toả sáng trong tâm hồn ng dân đất việt tạo thành nièm tự hào dân tọc sâu sắc -tác phẩm hịch tướng sĩ và nc đại việt ta đã cm đièu đó TB:trần quốc tuấn và ng trãi,=tình yêu nc sâu sắc,họ đã để lại cho cho đời áng thiên cổ hùng văn,2 tác phảm bất hủ trong nền văn chương VN -hịch tướng sĩ:lòng yêu nc ếy dc thét lên bởi lòng căm thù giặc sâu sắc +nêu những tội ác của giặc=tất cả những suy nghĩ và nỗi niềm của mình(đi lại nghênh ngang ngoài đường,uốn lưỡi cú diều,sỉ mắng triều đình.....)->ngang ngược,trơ trẽn bỉ ổi +qua đó tác giả bày tổ sự khinh bỉ và lòng căm jận kể thù 1 cáh sâu sắc(gọi kẻ thù là hổ đói ==>khi thấy tình cảnh lúc bấy jờ,có ai mà k đau?k nhục? =>thức tỉnh tinh thần trách nhiệm và lòng căm thù giặc kủa các tướng sĩ +tác giả thể hiện nỗi lòng của mình(ta thường...vui lòng)nõi đau ấy dường như k thể kể hết,đau đến cắt da cắt thịt,đau đến lệ rơi và nỗi đau ấy trở thành ý chí quyết chiênd quyết thắng chống quân xâm lược,lếy lại tự do đọc lập cho dân tộc,cho nhân dân đất việt dẫu có hy sinh ==>sáng ngời niềm tự hào dân tọc,ng anh hùng dám hy sinh vì nghĩa lớn xem thường kái chết -nc đại việt ta:lòng yêu nc thẻ hiện qua lòng tự hào tự tôn dân tộc +nguyễn trãi nói rõ ràng tư tưởng nhân nghĩa:yên dân và trừ bạo yên dân là mục đích cuối cùng nhưng muốn yên dân trc tiên phải trừ bạo,trừ khử những thế lực làm hại đến dân ->câu văn khẳng định rõ ràng,tràn đềy khí phách dân tộc +khẳng định chủ quyền đọc lập dân tộc:đưa ra những yếu tố xác đáng:đất nc có quộc hiệu riêng,có phông tục tập quán riêng,có nền văn hiến lâu đời qua các triều đại,có nhân tài hoà kiệt(nêu dẫn chứng....) ->câu văn tràn ngập lòng tự hào,tự tôn dân tộc +_bằng những dẫn chứng xác thực và limh hoạt,ng trãi 1 lần nữa khẳng định chủ quyền dân tộc:ông nói rõ kẻ nào xâm phạm chính nghĩa sẽ phải chuộc lếy thất bại đó là đièu hiẻn nhiên.k kẻ nào có thể chiến thắng dc sức mạnh kủa chân lí,của quốc gia dân tộc *nghệ thuâti:2 tác phẩm vs sự kết giữa lí lẽ và dẫn chưáng thưc lế,giàu hình ảnh và cảm xúc diễn tả sâu sắc lòng yêu nc nồng nàn,tinh thần tự hào,tự tôn dân tộc KB: -2 bài văn dc viết lên bởi trái tim yêu nc sâu sắc tạo nen bảm hùng văn sáng ngời chính nghĩa -nó sẽ mãi trường tồn theo thời gian và mãi ở trong lồng ng dân đát việt p/s:khi phân tích pạn nên đưa cả dẫn chứng lẫn nghệ thuật kủa 2 bài văn bạn nhá mình làm kòpn thiếu sot mong mọi ng sửa dùm Đề 1: Tình yêu thiên nhiên trong bài Tức cảnh Pác Bó , Ngắm Trăng và Đi đường -Từ những ý thơ của Người,lúc nào ta cũng thấy toát lên một phong thái ung dung,là tinh thần lạc quan trong cuộc sống Cách Mạng đầy gian khổ.Dù trong hoàn cảnh "cháo bẹ rau măng" hay "bàn đá chông chênh",thi nhân vẫn vui vẻ mà viết lên rằng: "Cuộc đời Cách Mạng thật là sang". -Không chỉ có bài thơ Tức cảnh Pác Bó,Tẩu Lộ(Đi đường) cũng thể hiện ý chí của người chiến sĩ Cách Mạng này.Những câu thơ như chứa một sức mạnh ngàn cân.Dù đang trên đường đi với bao xiềng xích trên người,ấy vậy mà Người vẫn không nghĩ đến nỗi khó khăn hiện tại ấy,vẫn cất lên cái tâm hồn thi sĩ của mình,vẫn ung dung ngắm nhìn cảnh núi non: "Tẩu lộ tài chi tẩu lộ nan/Núi cao rồi lại núi cao trập trùng" =>Thể hiện tinh thần bất khuất,can đảm,không ngại những khó khăn,vất vả,một phong thái ung dung,lạc quan của người chiến sĩ Cách Mạng Hồ Chí Minh. -Hồ Chí Minh là một thi nhân có tình yêu gắn liền với thiên nhiên.Những hình ảnh trong bài thơ này đã chứng mình điều đó.Có thể kể tiêu biểu đó là bài thơ Ngắm Trăng với hình ảnh nhân-nguyệt,nguyệt-nhân.("Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,Nguyệt tòng song thích khán thi gia").Dường như cái chấn song kia không thể ngăn cách giữa hai người bạn là vầng trăng và thi sĩ.Cả hai như đối xứng với nhau,nhìn nhau thật lâu,thật thân thiết.Dù ở trong mọi hoàn cảnh,tình cảm của Bác vẫn không đổi,vẫn luôn dành tấm lòng cho thiên nhiên như một người bạn đồng hành. =>Thể hiện tâm hồn của một người thi sĩ,một tình yêu thiên nhiên tha thiết,sâu đậm và gắn bó biết bao. -Thiên nhiên gắn bó với bác trong từng nguồn cảm hứng,trong từng câu thơ không chỉ với tư cách là một người bạn,mà còn là một người mang lại cho Người những bài học cuộc đời rất quý giá mà giản dị.Đọc Đi đường,ta nhận ra điều đó.Núi cứ trùng trùng điệp điệp mọc ra trước mắt,như muốn ngăn bước chân người đi("Trùng san chi ngoại hựu trùng san/Trùng san đăng đáo cao phong hậu").Và rồi cuối cùng,khi vượt qua bao núi non ấy,trước mắt ta dường như là cả một khoảng trời mênh mông trong tầm mắt:"Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non".Từ việc "tẩu lộ" đơn thuần,ta cũng ngẫm ra được một chân lí hết sức giản dị mà thấu đáo:Hãy vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn để có được niềm vui chiến thắng,đặc biệt là vượt lên để chiến thắng bản thân mình. =>Bác đã đúc kết được chân lí này từ một bài thơ nhỏ.Tuy chỉ với 4 câu thơ ngắn ngủi,nhưng đó dường như là những suy nghĩ được kết tinh từ cách sống của một nhà hiền triết vĩ đại,có tầm nhìn sâu,rộng về cuộc đời. =>Từ những bài thơ đó,người đọc chúng ta cảm nhận được một phong thái,một hình tượng vĩ đại của vị cha già dân tộc Hồ Chí Minh.Đó là một tâm hồn thi sĩ ẩn trong một tinh thần của người chiến sĩ Cách Mạng kiên cường,lạc quan;đó cũng là phong thái của một nhà hiền triết,một bậc vĩ nhân vĩ đại không chỉ của dân tộc mà của cả thế giới. Đề 2:Qua các văn bản nghị luận trung đại, chứng minh nhân dân ta có lòng yêu nước và niềm tự hào dân Chúng ta đã trải qua những trang lịch sử lâu dài và vẻ vang, tuy từng lúc mạnh yếu khác nhau, nhưng vẫn luôn hiện hữu niềm tự hào trong mỗi người dân Việt Nam về những con người yêu nước, dành trọn tình yêu cho quê hương của họ.Trong số đó, có những vị anh hùng nổi bật như Lý Công Uẩn- tác giả của “Chiếu Dời Đô”, Trần Quốc Tuấn trong “Hịch Tướng Sĩ” và Nguyễn Trãi của “Nươc Đại Việt Ta”. Kinh đô là trung tâm hành chính, chính trị, là tâm điểm của một đất nước.Khi dời kinh đô đi nơi khác ,người đứng đầu phải có sự hiểu biết sâu rộng về địa hình, có cả sự nhạy bén và can đảm để đi đến quyết định cuối cùng cho bao nhiêu con người sống tại nơi đó.Qua đó, ta mới thấy được tài năng của Lý Công Uẩn- một vị vua anh minh và tài giỏi. Ông nắm được tình hình, thời vận của quê hương minh, ông muốn mọi thứ dưới quyển hành của ông phải thật tốt đẹp:dân ấm no, đất nước hưng thịnh, thái bình và chính vì vậy, ông dời đô- không có gì là trái với luân lý, trái với quy luật tự nhiên cả.Muốn vậy, việc dời đô là phải tìm một nơi trung tâm của trời đất , địa thế rồng cuộn hổ ngồi và ông đã chọn Đại La.Đại La ở nơi trung tâm đất trời, mở ra bốn hướng Nam- Bắc- Đông – Tây, có núi lại có sông, đất rộng mà bằng phẳng, cao mà thoàng, tránh được nạn lụt lội chật chội, còn là kinh đô cũ của Cao Vương, muôn vật cũng tốt tươi, “xem khắp Việt Nam, chỉ có nơi đây là thắng địa”!Nhìn sâu vào khát vọng của người vua anh minh này, chúng ta mới cảm nhận được tình yêu nước mãnh liệt của ông.Ông luôn đặt hết tình yêu thương, những mong muốn cháy bỏng và dồn hết tải năng của mình cho đất nước, cho quê hương, cho những con người ông xem như con, như cháu, như những người bạn (qua bài Chiếu dời đô, bạn sẽ thấy rõ được điều đó), Lý Công Uẩn chính là một trong những người bước lên và đã có công khiến cho con thuyền Đại Việt băng băng lướt tới. Kính thay! Tiếp đến là Trần Quốc Tuấn, một vị tướng tài ba, chứng mình lòng yêu nước của mình qua lòng căm thù giặc sâu sắc và ý niệm sẵn sàng hy sinh cho đất nước trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông đã làm bao người khâm phục. Là một chủ tướng có lòng yêu nước hào hùng, ông không thể “mắp lấp tai ngơ” trước những hành động tàn bạo của kẻ thù, ông căm thù chúng, làm ông không tiếc lời nhục mạ, cay xé để lên án hành động như nghênh ngang đi lại ngoài đường như một đất nước không vua, “uốn lưỡi củ diều” mà sỉ nhục triều đình, hay thu vét vàng bạc, ngọc lụa để vung đầy túi tham không đáy của chúng.Từ lòng căm thù, chính tôi lại càng xúc động và càm thương người chủ tướng khi ông quên an mất ngủ, đau đớn đến thắt tim thắt ruột, “nước mắt đầm đìa” vì uất ức, chưa trả được mối thù nhà nợ nước.Từ đó, tấm lòng xả thân vì nước, nguyện hy sinh trăm thân này cho quê hương của ông đã được làm nổi bật, làm cho bao con người xúc động và than phục.Có thể vì lẽ đó, ông đã phải nghiêm khắc thức tỉnh các tướng sĩ còn đang sống trong xoa hoa, niềm vui chiến thắng, ông muốn họ phải cùng ông chống lại bọn giặc còn đang lâm le ngoài bờ cõi, ông muốn các tướng sĩ và bao nhiêu đồng bào khác được sống trong ấm no và hưng thịnh, ,được lưu danh ngàn đời.Qua đó, chúng ta mới hiểu được tấm lòng của con người như ông, tấm lòng cao cả và anh minh, tấm lòng yêu nước, thương dân, Hưng Đạo Vương mãi là vị thánh sống trong lòng mọi người, cả xưa và nay. Trích Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi là bảng tuyên ngôn độc lập mang ý nghĩa lịch sử của cả một đất nước, thể hiện ý thức chủ quyền dân tộc.Tư tưởng nhân nghĩa vốn là khái niệm đạo đức của của nho giáo trung hoa, được hiểu là lòng thương người, là việc cần làm.Yên dân là làm cho dân được hưởng thái bình, hạnh phúc, nhưng muốn yên dân thì phải trừ diệt mọi thế lực tàn bạo, làm hại hết dân bỏi nhân nghĩa là gắn liền với việc chống giặc trong lẫn giặc ngoài, bảo vệ cuộc sống nhân dân.Có bảo vệ được dân thì mới thực hiện được mục đích cao cả là yên dân.Trong “Bình ngô Đại cáo”, Nguyễn Trãi đã khẳng định mạnh mẽ chủ quyền của một đất nước, đồng thời khơi gợi cho chúng ta một niềm tự hào dân tộc cao cả.Điều đó có nghịa là kẻ xâm lược sẽ luôn chuốc lấy thất bại khi có mưu đồ chiếm hữu nước ta, bởi sự độc lập toàn quyền và tư tưởng nhân nghĩa là chân lý, không bao giờ đổi thay.Sức mạnh trong tâm hồn yêu nước, thương dân cao cả của Nguyễn Trãi chứng minh qua bài tuyên ngôn này đã làm cho chúng ta thêm phần nào yêu quý và cảm phục ông hơn. Chúng ta nên học hỏi và thùa kế truyến thống yêu nước tốt đẹp của ông cha xưa, và không chỉ qua lời nói, chúng ta phải thực hiện bằng hành động, cho dù là những hành động nhỏ nhất.Cả baì văn đều như 3 bản hùng ca thể hiện rõ những tấm lòng yêu nước, thương dân qua những cách khác nhau của những con người tài hoa.  |Văn 8| Lợi ích của việc tham quan du lịch Mở bài: Nêu vấn đề cần bàn bạc: Ích lợi của những chuyến tham quan, du lịch đối với chúng ta. Thân bài : Những chuyến đi giúp cho chúng ta rất nhiều ích lợi * Mở rộng tầm hiểu biết - Hiểu cụ thể hơn, sâu hơn những điều được học ở lớp - Trước khi đi tham quan mới chỉ nghe qua lời giảng của thầy cô nên mới hiểu sự vật hiện tượng qua liên tưởng, tưởng tượng; khi được đi tham quan, du lịch được mắt thấy tai nghe nên hiểu trực quan và cụ thể, rõ ràng hơn rất nhiều - Hơn thế nữa, tham quan còn giúp ta hiểu cả những điều chưa nói đến trong sách vở * Bồi dưởng về tình cảm - Yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước hơn - Yêu con người lao động hơn - Nhận thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ danh lam thắng cảnh của quê hương, đất nước cũng như nhiệm vụ của bản thân mình trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của dân tộc * Là hình thức vui chơi giải trí bổ ích - Là một trong những hình thức thư giãn, vui chơi giải trí đem lại nhiều niềm vui cho mọi người. - Giảm bớt sự căng thẳng sau những ngày học tập vất vả và căng thẳng - Là điều kiện để các bạn trong lớp sống gần gũi, thông cảm, gắn bó với nhau hơn * Tăng cường sức khoẻ cho mọi người - Rèn luyện sức khoẻ - Tăng cường độ dẻo dai, sự bền bỉ - Điều kiện để kiểm tra sức khoẻ và sức chịu đựng của bản thân Kết bài: Khẳng định những lợi ích to lớn của tham quan du lịch, những kinh nghiệm, bài học tích luỹ được qua những chuyến đi. __________________ Con người chúng ta có nhiều cách đề giải trí, để giảm căng thẳng sau một thời gian làm việc, học tập mệt mỏi, trong các cách đó có một cách mà theo tôi nó hữu dụng nhất: đi du lịch. Những chuyến du lịch mang cho chúng ta rất nhiều bổ ích. Sự thật đã chứng minh điều đó. Trước tiên, chúng ta phải nhắc tới sự hiều biết thêm về kiến thức, được những kiến thức mới mà chúng ta không được học, được đọc qua sách vở, những kiến thức thu thập được qua những trải nghiệm cuộc sống như câu: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". Đi về Củ Chi, ta được học hỏi cách sống của con người Thành đồng đất thép nơi đó, cách học học tập, liên lạc, chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Từng căn nhà lá, từng bộ quần áo sờ, từng vật dụng làm bằng tre, nứa, những cách làm ra thức ăn...những việc đó, những đồ vật đó ta rất hiếm thấy hoặc nghe nói tới wa sách vở. Những công việc khó khăn, cực nhọc để có được hoà bình như ngày nay. Ngoài được biết thêm kiến thức ta còn củng cố được kiến thức đã học, đã biết. Đi xa hơn Củ Chi đến với Nha Trang, thăm việc hải dương học để ôn lại sinh học trong lòng biển. Nhìn thấy tảo biển đẹp tưởng là san hô vì thấy có màu như san hô, cũng có nổi bong bóng oxi lên. Học có kiến thức nhưng không bao giờ quan sát thực tế nên gây ra nhiều sự đáng tiếc và buồn cười. Được thêm sự chỉ dẫn của các anh chị trong viện nên bây giờ tôi có thể dễ dàng nhận ra giữa hai loài san hô và tảo biển. Trước đây tôi luôn biết rằng nhà thờ đức bà có sáu chuông là chuộng đô, chuông rê, chuông mi, chuông sol, chuông la và chuông si nhưng vì chưa bao giờ tham quan nên cũng ko rõ chuông nằm ở đâu. Sau khi vào xem thì biết rằng chuông lớn nhất là chuông sol và quả chuông này là một trong những quả chuông lớn nhất thế giới. Tháp bên phải treo 4 quả chuông: sol, si, rê, mi, còn tháp bên trái treo 2 quả chuông la, đô. Nhà thờ sẽ cho đổ sáu chuông cùng một lúc chỉ vào đêm giáng sinh. Những kiến thức trên và còn nhiều hơn nữa chỉ có thể biết khi đi khảo sát, tham quan thực tế. Đó là một trong những việc tham quan, du lịch. Như đã nói ở đầu, tham quan du lịch giúp ta giảm căng thẳng, cho tinh thần thư thái, thoải mái, sảng khoái, để sau đó làm việc, học tập tốt hơn, và hơn nữa là thêm yêu bản thân, đất nước, con người. Đi đến Củ Chi, thấy được sự cực nhọc, khó khăn của con người, ta càng thêm yêu d8ất nước, con người chính bản thân mình hơn. Đi thăm viện hải dương học, thấy được các nguy cơ làm mất cân bằng sinh thái như các vụ tràn dầu, các chất hoác học làm chiết biết bao nhiêu sinh vật tự nhiên và một số loài có nguy cơ dẫn đến tuyệt chủng như cá voi xanh... ta càng ý thức được việc làm của mình để tránh sự mất cân bằng sinh thái. Đi về Nha Trang còn để thoải mình dười những đợt sóng xanh quên đi những phiền muộn, ưu từ để vươn tới những thành công mới, để đượccảm nhận được không khí trong lành mang theo muì nồng mặn của biển khơi, cho con người cảm thấy khoẻ mạnh dễ chịu hay chỉ để nhìn những đo85t sóng đấu tiên trong ánh bình minh hoặc chiêm ngưỡng cũa biển khi hoàng hôn. Chúng đẹp xiết bao! Làm cho chúng ta chỉ nghĩ đến một tương lai đẹp đẽ hơn, huy hoàng hơn, làm cho bao ước mơ một thởi bỗng trỗi dzậy trong lòng ta. Kiến thức thêm sâu rộng, tinh thần phấn khởi, thể chất cường tráng. Thông qua câu trên thì thể chất cũng là một yếu tố mà du lịch mang đến cho chúng ta. Vậy du lịch mang cho ta thể chất gì và làm sao có được?Xin nói rằng, nếu bạn đi du lịch leo núi thì bạn sẽ có được tinh thần thêm vững chắc, tăng cường sự dẻo dai và có thêm sức khoẻ cường tráng. Khi đi biển, được hoà mình cùng không khí của biển bạn sẽ có thêm sức khoẻ, nhất là tăng cường sự tuần hoàn máu. Qua những điều bổ ích đó, ta có thể thấy được tham quan, du lịch là nhưng điều tốt cho con người chúng ta. Vì thế, các gia đình, thường tổ chức đi tham quan, du lịch cho gia đình mình để mọi người cảm thấy thoải mái, vui vẻ. Các cơ quan trường học cũng thường tổ chức đitham quan du lịch để nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên. Cuối cùng, ta có thể khẳng định rằng tham quan du lịch, mang cho ta nhiều bổ ích lý thú như về kiến thức, tinh thần, thể chất.

File đính kèm:

  • docbai viet van lop 8.doc