Giáo án Ngữ văn 8 Cô bé bán diêm

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp Học sinh khám phá nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, có sự đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng với các tình tiết diễn biến hợp 1í của truyện Cô bé bán diêm, qua đó An-đéc-xen truyền cho người đọc lòng thương cảm của ông đôi với em bé bất hạnh.

B.CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

I.Ổn định lớp:

II.Kiểm tra bài cũ:

1.Truyện ngắn Lão Hạc có cách khắc hoạ nhân vật rất tài tình. Em hãy phân tích để chứng minh điều đó!

2.Qua câu chuyện Nam Cao muốn khẳng định, ca ngợi điều gì ?

III.Bài mới:

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1834 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Cô bé bán diêm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÔ BÉ BÁN DIÊM An – đéc - xen A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp Học sinh khám phá nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, có sự đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng với các tình tiết diễn biến hợp 1í của truyện Cô bé bán diêm, qua đó An-đéc-xen truyền cho người đọc lòng thương cảm của ông đôi với em bé bất hạnh. B.CÁC BƯỚC LÊN LỚP: I.Ổn định lớp: II.Kiểm tra bài cũ: 1.Truyện ngắn Lão Hạc có cách khắc hoạ nhân vật rất tài tình. Em hãy phân tích để chứng minh điều đó! 2.Qua câu chuyện Nam Cao muốn khẳng định, ca ngợi điều gì ? III.Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 2: Giới thiệu chung. @ Cho HS đọc chú thích về tác giả, tác phẩm @ Gọi HS đọc văn bản và chú thích. @ Truyện này được chia bố cục như thế nào? I.Đọc- Tìm hiểu chung: 1.Tác giả: An-đéc-xen là nhà văn Đan Mạch sinh năm 1805 nổi tiếng với loại truyện kể cho trẻ em. Nhiều truyện ông biên soạn từ truyện cổ tích nhưng cũng có nhiều truyện do ông hoàn toàn biên soạn ra. 2.Tác phẩm: 3- Bố cục: Bố cục: 3 phần - Từ đầu đến cứng đờ ra: Hoàn cảnh của cô bé bán diêm. - Chà .. về chầu Thượng đế: Các lần quẹt diêm và những mộng tưởng. - Còn lại: Cái chết thương tâm của em bé. Phần trọng tâm có thể chia thành 5 đoạn nhỏ căn cứ vào các lần quẹt diêm. @ Gọi hs đọc đoạn đầu. @ Qua phần đầu, hình ảnh cô bé bán diêm được tác giả khắc họa bằng biện pháp nghệ thuật gì? Biện pháp nghệ thuật ấy mang lại hiệu quả gì? II/- Phân tích: 1.Em bé trong đêm giao thừa: @ Hình ảnh cô bé bán diêm được tác giả khắc họa bằng nghệ thuật đối lập tương phản: - Em bé mồ côi đi bán diêm - Đầu trần, chân đi đất - Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn' - Trong phố sực nức mùi ngỗng quay - Đêm giao thừa - Trời đông giá rét tuyết rơi - Ngoài đường lạnh buốt và tối đen, - Bụng đói Hình ảnh tương phản gợi ra rất nhiều thương tâm, đồng cảm trong lòng của người đọc @ Câu chuyện được tiếp tục nhờ chi tiết nào cứ được lặp lại? Những hình ảnh kì diệu nào xuất hiện sau mỗi lần quẹt diêm? Cơ sở thực tế của hành động này? @ Theo em , các mộng tưởng của em bé gợi cho ta những liên tưởng và cảm nhận gì về em và những em bé khác có số phận như em? 2.Thực tế và mộng tưởng @ Nội dung chính của câu chuyện được xây dựng trên một tình tiết lặp lại và biến đổi rất tự nhiên , hợp lý và thú vị; đó là 5 lần em bé quẹt diêm. @ Thực tế và mộng tưởng: Lần Thế giới mông tưởng Thực tế 1 Lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng loáng Em vừa duỗi chân ra thì lửa vụt tắt, lò sưởi biến mất... Đêm nay về nhà thế nào cũng bị cha mắng 2 Bàn ăn, khăn trải bàn trắng tinh, ngỗng quay... Trước mặt chỉ còn là những bức tường dày lạnh lẽo... khách qua đường hoàn toàn lãnh đạm với em 3 Cây thông Nô-en với hàng ngàn ngọn nến sáng... Diêm tắt. Tất cả những ngọn nến bay lên biến thành những ngôi sao trên trời. 4 Bà nội em mỉm cười với em. Em xin được đi cùng bà Diêm tắt và ảo ảnh rực sáng trên khuôn mặt em bé cũng biến mất 5 Hai bà cháu bay lên trời. Em bé chết @ Những mộng tưởng rất đổi bình thường, nhưng với em chỉ là mộng tưởng mà thôi. Với những em bé bất hạnh, những hạnh phúc bình thường cũng trở nên quá xa vời. Chỉ có cái chết mới làm cho em hạnh phúc thật sự. @ Phát biểu những cảm nghĩ của em về truyện Cô bé bán diêm nói chung và về đoạn kết của truyện nói riêng. @Em bé cùng bà bay lên trời. Đó cũng chỉ là tưởng tượng của nhà văn. Thực tế, em bé đã chết trong đêm giao thừa vì rét. Tại sao tác giả lại diễn tả như thế? 3- Phát biểu cảm nghĩ: @ Cảm nghĩ của em: - Tình người lạnh lùng như băng tuyết. Em bé thật tội nghiệp. Xã hội thiếu hơi ấm của tình thương. - Truyện Cô bé bán diêm và phần kết của truyện này là ''một cảnh thương tâm''. @ Thương yêu trẻ thơ đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười đồng thời hình dung ra cảnh huy hoàng hai bà cháu bay lên trời để đón lấy những niềm vui đầu năm. @ Theo em nghệ thuật kể chuyện trong truyện này có gì đặc sắc làm cho câu chuyện hấp dẫn và cảm động? (sự kết hợp và tác động qua lại giữa các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm của người viết trong văn bản tự sự.) @ Cho HS đọc ghi nhớ. III/- Tổng kết: @ Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, có sự đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng với các tình tiết diễn biến hợp 1í của truyện Cô bé bán diêm, qua đó An-đéc-xen truyền cho người đọc lòng thương cảm của ông đôi với em bé bất hạnh. Hướng dẫn học ở nhà: -Tóm tắt truyện. -Học bài, phân tích các nội dung. -Chuẩn bị bài mới: Trợ từ - Thán từ.

File đính kèm:

  • docVan ban Co be ban diem.doc
Giáo án liên quan