Giáo án Ngữ văn 8 học kỳ II

I/Mục tiêu:

- Củng cố lại kiến thức phần văn của học sinh

- Rèn kỷ năng thực hành trả lời các câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm và tự luận.

- Giáo dục cho học sinh tính chính xác cẩn thận và trung thực khi làm bài II/ Chuẩn bị : GV: đề bài

- HS: giấy, viết

III/ Phương pháp :

IV/ Tiến trình:

* Đề bài:

1.Qua tức nước vỡ bờ em thấy chị Dậu là người như thế nào? Nêu giá trị nghệ thuật của đoạn trích ( 4 đ)

2.Trong mạch kể chuyện của người kể chuyện xưng “tôi” nguyên nhân nào khiến hai cây phong chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động nhất cho người kể chuyện ? ( 3đ)

3.Em hãy so sánh nét khác biệt chủ yếu giữa Đôn ki hô tê và Xan chô pan xa? ( 3 điểm)

* Đáp án :

1. Chị Dậu là người mộc mạc hiền diệu, vị tha, nhẫn nhục nhưng không yếu đuối. Chị có một sức sống mạnh mẽ, một tinh thần phản kháng tiềm tàng

- Giá trị nghệ thuật :

+ Khắc hoạ nhân vật khá rõ nét

+ Ngòi bút miêu tả linh hoạt, sống động

+ Ngôn ngữ kể, miêu tả và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật rất đặc sắc

2. Nó gắn với tình yêu quê hương

 Gắn với kỉ niệm tuổi học trò

 Nhân chứng của câu chuyện hết sức xúc động về thầy Đuysen và cô bé An tư nai

 

doc67 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1038 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 học kỳ II, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 41: KIỂM TRA VĂN Ngày dạy: I/Mục tiêu: - Củng cố lại kiến thức phần văn của học sinh - Rèn kỷ năng thực hành trả lời các câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm và tự luận. - Giáo dục cho học sinh tính chính xác cẩn thận và trung thực khi làm bài II/ Chuẩn bị : GV: đề bài - HS: giấy, viết III/ Phương pháp : IV/ Tiến trình: * Đề bài: 1.Qua tức nước vỡ bờ em thấy chị Dậu là người như thế nào? Nêu giá trị nghệ thuật của đoạn trích ( 4 đ) 2.Trong mạch kể chuyện của người kể chuyện xưng “tôi” nguyên nhân nào khiến hai cây phong chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động nhất cho người kể chuyện ? ( 3đ) 3.Em hãy so sánh nét khác biệt chủ yếu giữa Đôn ki hô tê và Xan chô pan xa? ( 3 điểm) * Đáp án : Chị Dậu là người mộc mạc hiền diệu, vị tha, nhẫn nhục nhưng không yếu đuối. Chị có một sức sống mạnh mẽ, một tinh thần phản kháng tiềm tàng - Giá trị nghệ thuật : + Khắc hoạ nhân vật khá rõ nét + Ngòi bút miêu tả linh hoạt, sống động + Ngôn ngữ kể, miêu tả và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật rất đặc sắc Nó gắn với tình yêu quê hương Gắn với kỉ niệm tuổi học trò Nhân chứng của câu chuyện hết sức xúc động về thầy Đuysen và cô bé An tư nai 3.Đôn ki hô tê: * Chan xô pan xa: - Là người xa rời thực tế - Là người có đầu óc thực tế -Hành động thì điên ro -Hành động thì khôn ngoan -Làm theo sách vở kiếm hiệp -Làm theo sở thích tự nhiên -Theo đuổi lí tưởng lớn, cao đẹp -Thích được quyền lợi vật chất đời thường -Dũng cảm lao thẳng vào nguy hiểm -Tránh xa những nguy hiểm 4.Củng cố : Xem lại bài , GV thu bài 5. Dặn dò : xem lại kiến thức về văn học, chuẩn bị tiết luyện tập Tiết 42: LUYỆN NÓI: KỂ CHUYỆN THEO NGÔI KỂ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM Ngày dạy: I)Mục tiêu: Giúp HS - Ôn lại kiến thức về ngôi kể đã học ở lớp 6 - Biết trình bày miệng trước tập thể một cách rõ ràng,gãy gọn, sinh động về một câu chuyện có kết hợp miêu tả và biểu cảm -Tích hợp kiến thức và kỷ năng về Văn- Tiếng Việt đã học II)Chuẩn bị: GV: Giáo án, SGK, bảng phụ, VBT. HS: Học bài, soạn bài, SGK, VBT. III)Phương pháp: phương pháp đàm thoại, làm việc theo nhóm. IV)Tiến trình: 1.Ổn định lớp: Kiểm diện 2. KTBC: 3. Bài mới Họat động thầy- trò Nội dung bài học Hoạt động 1: Phương pháp đàm thoại GV: ở lớp 6 trong bài ngôi kể và lời kể trong văn tự sự, các em đã biết ngôi kể và lời kể. Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người sử dụng để kể chuyện. Các em hãy nhớ lại và cho biết Trong kể chuyện, người kể có thể kể theo những ngôi nào? HS: kể theo ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba GV: kể như thế nào là kể theo ngôi thứ nhất ? Tac 1dụng kể theo ngôi thứ nhất? Cho ví dụ . HS: kể theo ngôi thứ nhất là người kể xưng “ tôi” để trực tiếp nói ra những điều mà mắt thấy tai nghe hoặc trải qua và trực tiếp nói ra ý nghĩ cảm tưởng của mình như Tôi đi học, Lão Hạc. GV: kể như thế nào là kể theo ngôi thứ ba? Tác dụng của việc dùng ngôi kể này? Cho ví dụ. HS: kể theo ngôi thứ ba là người kể tự giấu mình đi gọi nhân vật là tên của chúng. Dùng ngôi kể này việc kể sẽ tự do và linh hoạt hơn: Tắt đèn, cô bé bán diêm… GV: Tại sao khi kể, người kể phải thay đổi ngôi? HS: thay đổi điểm nhìn đối với các sự việc, nhân vật người trong cuộc khác với ngoài cuộc. Sự việc liên quan hay không liên quan đến người kể. Thay đổi thái độ biểu cảm có thể vui buồn theo chủ quan nếu người trong cuộc. Có thể miêu tả kết hợp với biểu cảm nếu là người ngoài cuộc. Hoạt động 2: pp hợp tác nhóm nhỏ Gọi học sinh đọc đoạn văn SGK Chia các nhóm làm việc theo gợi ý ( GV sử dụng bảng phụ) - Sự việc, nhân vật chính và ngôi kể trong đoạn văn là gì? - Tìm các yếu tố miêu tả và tác dụng của chúng? - Tìm các yếu tố biểu cảm nổi bật trong đoạn văn? Hãy đóng vai chị dậu để kể lại câu chuyện theo ngôi thứ nhất? Các nhóm làm việc trong 10 phút, gọi đại diện trình bày Gọi học sinh nhận xét, GV nhận xét Hoạt động 3: phương pháp gợi dẫn, thuyết trình GV yêu cầu học sinh dựa vào các ý chính ở phần dàn bài để trình bày miệng Gọi học sinh nhận xét, GV nhận xét I/ Ôn tập về ngôi kể - Ngôi kể: ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba - Ngôi kể thứ nhất xưng tôi - Tác dụng: trực tiếp nói ra những điều mắt thấy tai nghe; trực tiếp bày tỏ thái độ tình cảm. - Ngôi thứ ba: người kể giấu mình Tác dụng: làm cách kể tự do, linh hoạt -Thay đổi ngôi kể + Thay đổi điểm nhìn về nhân vật và sự kiện + Thay đổi thái độ miêu tả, biểu cảm - Lập dàn ý kể chuyện: + Sự việc: cuộc đối thoại giữa những kẻ đòi sưu và người khất sưu + Nhân vật chính: chị Dậu, Cai lệ, người nhà Lí trưởng + Ngôi kể: thứ ba + Các yếu tố biểu cảm: . Van xin: cháu van ông . Bị ức hiếp, phẫn nộ… chồng tôi đau ốm… . Căm thù, thách thức: mày… xem! + Các yếu tố miêu tả: . Chị Dậu xám mặt… . Sức lẻo khoẻo của… . Anh chàng hậu cận… - Tác dụng : nêu bật sức mạnh của lòng căm thù khiến chị Dậu đã chiến thắng 3/ Luyện nói trước lớp: HS trình bày 4/ Củng cố: GV: người kể chuyện trong văn tự sự kể theo ngôi nào? HS: có thể kể theo ngôi thứ nhất, ngôi thứ ba và có thể kết hợp ngôi thứ nhất với ngôi thứ ba 5/ Dặn dò: học bài, xem bài câu ghép. V/ Rút kinh nghiệm: Tiết 43: CÂU GHÉP Ngày dạy: I)Mục tiêu: - Giúp học sinh nắm đặc điểm câu ghép - Hai cách nối các vế câu trong câu ghép - Rèn kỷ năng làm bài tập - Giáo dục học sinh ý thức sử dụng tốt các loại câu II)Chuẩn bị: GV: Giáo án, SGK, bảng phụ, VBT. HS: Học bài, soạn bài, SGK, VBT. III)Phương pháp: phương pháp đàm thoại, làm việc theo nhóm. IV)Tiến trình: 1.Ổn định lớp: Kiểm diện 2. KTBC: GV:Thế nào là nói giảm nói tránh? Tác dụng của nói giảm nói tránh? (7 đ) HS: là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh tô tục, thiếu lịch sự GV: Khi nào không nên nói giảm nói tránh? A.Khi cần phải nói năng lịch sự, có văn hoá B.Khi muốn làm cho người nghe bị thuyết phục C.Khi muốn bày tỏ tình cảm của mình D.Khi cần muốn nói thẳng nói đúng sự thật (x) 3. Bài mới Họat động thầy- trò Nội dung bài học Hoạt động1: Cho học sinh nắm đặc điểm câu ghép Gọi học sinh đọc đoạn trích GV yêu cầu học sinh chú ý phần in đậm SGK GV cho học sinh tìm cụm chủ vị trong phần in đậm. -Câu có nhiều cụm chủ vị không bao chứa nhau. -Câu có cụm chủ vị nhỏ nằm trong cụm chủ vị lớn . GV cho học sinh phân tích cấu tạo của những câu có hai hoặc nhiều cụm chủ vị HS thảo luận 5 phút Gọi đại diện học sinh trình bày Gọi học sinh nhận xét GV: cụm chủ vị làm bổ ngữ động từ quên Những cảm … ấy, nẩy nở… tôi Cụm chủ vị làm bổ ngữ so sánh cho động từ nẩy nở ( như) mấy cánh hoa tươi/ mỉm cười GV treo bảng phụ mẫu SGK/ 112 Gọi học sinh trình bày kết quả phân tích Kiểu cấu tạo câu Câu cụ thể Câu có 1 cụm c-v a. mẹ tôi- dẫn đi Câu có 2 cụm c-v -Cụm c-v nhỏ nằm trong cụm c-v lớn -Cụm c-v không bao hàm nhau b. Tôi quên thế nào… c. cảnh vật … GV: dựa vào những kiến thức đã học ở lớp dưới, hãy cho biết câu nào trong những câu trên là câu đơn, câu nào là câu ghép? HS trả lời, nhận xét GV: em hãy cho biết thế nào là câu ghép? Gọi học sinh đọc ghi nhớ Hoạt động 2: cho học sinh nắm cách nối các vế câu Gọi học sinh đọc thầm đoạn văn SGK GV: ngoài câu ghép in đậm hãy tìm thêm các câu ghép khác có trong đoạn văn? HS: các câu ghép khác a/ Hằng năm cú vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên khôngcó những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu truờng. b/ Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết c/ Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ GV: trong mỗi câu ghép các vế câu được nối nhau bằng cách nào? HS: câu a,b nối bằng quan hệ từ và Câu c nối bằng dấu phẩy ( nhưng) GV: dựa vào những kiến thức đã học ở lớp dưới hãy nêu thêm ví dụ về cách nối các vế trong câu ghép? HS: có thể có nhiều cách nối khác nhau như nối bằng quan hệ từ bởi vì, bằng dấu phẩy, bằng quan hệ từ hô ứng. GV: như vậy có mấy cách nối các vế trong câu ghép ? kể ra Gọi học sinh trả lời nhận xét Goị học sinh đọc ghi nhớ SGK Hoạt động 3: hướng dẫn học sinh làm bài tập Gọi học sinh đọc bài tập GV hướng dẫn học sinh làm bài tập I/ Đặc điểm của câu ghép : 1.Có một cụm chủ vị +Buổi mai… và hẹp - Câu có nhiều cụm chủ vị không bao chứa nhau + Cảnh vật… đi học - Câu có cụm chủ vị nhỏ nằm trong cụm chủ vị lớn + Tôi quên… quang đảng 2. Cấu tạo câu có hai cụm chủ vị a/ Câu “ Cảnh vật… đi học” -Có ba cụm chủ vị + Cảnh vật…tôi/ đều… + Vì… lòng tôi/ đang + Hôm nay, tôi/ đi học b/ Câu “ Tôi quên … quang đảng” có hai cụm chủ vị nhỏ - Cụm chủ vị lớn Tôi/ quên… Cụm chủ vị nhỏ . Những… ấy / nẩy nở … . Mấy cánh hoa tươi / mỉm cười… 4.Câu đơn là câu a Câu ghép là c Câu b là câu dùng cụm chủ vị để mở rộng câu * Ghi nhớ :SGK/112 II/ Cách nối các vế câu 1. Các câu ghép a/ Hằng năm… tựu trường b/ Những ý… nhớ hết c/ Con đường… thấy lạ 2/ Câu a,b nối bằng quan hệ từ mà Câu c nối bằng từ nhưng * Ghi nhớ : SGK/112 III/ Luyện tập:VBT/89,90,91 4/ Củng cố: GV: Dòng nào dưới đây nói đúng nhất về câu ghép? Là câu chỉ có một cụm chủ vị làm nồng cốt câu Là câu có hai cụm chủ vị và chúng không bao chứa nhau Là câu có hai cụm chủ vị trở lên và chúng không bao chứa nhau (x) Là câu có ba cụm chủ vị và chúng bao chứa nhau 5/ Dặn dò: học bài, xem bài Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh. V/ Rút kinh nghiệm: Tiết 44: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH Ngày dạy: I)Mục tiêu: - Giúp học sinh hiểu được thế nào là văn bản thuyết minh. Phân biệt văn bản thuyết minh với các văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận - Rèn kỷ năng viết và phân tích văn bản thuyết minh - Giáo dục học sinh tính chính xác, khách quan II)Chuẩn bị: GV: Giáo án, SGK, bảng phụ, VBT. HS: Học bài, soạn bài, SGK, VBT. III)Phương pháp: phương pháp đàm thoại, làm việc theo nhóm. IV)Tiến trình: 1.Ổn định lớp: Kiểm diện 2. KTBC: GV:Nêu dàn ý bài văn tự sự có kết hợp miêu tả, biểu cảm (10 đ) HS: Gồm ba phần - Mở bài: giới thiệu sự việc, nhận vật, tình huống xảy ra câu chuyện - Thân bài: kể lại chuyện theo một trình tự nhất định. Trong khi kể người viết thường kết hợp miêu tả sự việc, con người và thể hiện tình cảm, thái độ của mình trước sự việc và con người được miêu tả. -Kết bài: nêu kết cục và cảm nghĩ của người trong cuộc. 3. Bài mới Hoạt động thầy- trò Nội dung bài học Hoạt động 1: cho học sinh nắm vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh Gọi học sinh đọc văn bản a,b,c SGK GV: mỗi văn bản trên trình bày, giới thiệu, giải thích địều gì? HS: văn bản a nêu rõ lợi ích riêng của cây dừ, cái riêng này gắn liền với đặc điểm của cây dừa Bình Định Văn bản b giải thích về tác dụng của chất diệp lục đối với màu xanh đặc trưng của lá cây Văn bản c giới thiệu Huế với tư cách là một trung tâm văn hoá nghệ thuật lớn của Việt Nam, nơi có những đặc điểm riêng rất độc đáo GV: em thường gặp các loại văn bản đó ở đâu? HS: khi nào có những hiểu biết khách quan về đối tượng thì ta phải dùng văn bản thuyết minh GV: hãy kể tên một vài văn bản cùng loại mà em biết? HS: Thông tin về ngày trái đất năm 2000, ôn dịch thuốc lá. GV cho học sinh thảo luận câu hỏi 4 SGK/ 116,117 GV: các văn bản trên có thể coi là văn bản tự sự ( hay miêu tả, nghị luận, biểu cảm ) không? Tại sao? HS: không phải vì: . Văn bản tự sự có sự việc và nhân vật . Văn bản miêu tả phải có cảnh sắc, con người và cảm xúc. . Văn bản nghị luận phải có luận điểm, luận cứ và luận chứng. Đây là văn bản thuyết minh GV: các văn bản trên có đặc điểm chung nào làm chúng trở thành một kiểu riêng? HS trả lời, nhận xét GV: các văn bản trên đã thuyết minh về đối tượng bằng những phương thức nào? HS trả lời, nhận xét GV: ngôn ngữ các văn bản trên có đặc điểm gì ? HS trả lời, nhận xét GV nêu vấn đề: Thế nào là văn bản thuyết minh? Đặc điểm văn bản thuyết minh? Ngôn ngữ trong văn bản thuiyết minh? Học sinh trả lời- gọi học sinh đọc ghi nhớ Hoạt động 2:hướng dẫn học sinh luyện tập I/ Vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh Văn bản thuyết minh trong đời sống con người: a/ Nêu rõ lợi ích của cây dừa b/ Giải thích về tác dụng của chất diệp lục. c/ Giới thiệu Huế một trung tâm văn hoá nghệ thuật của Việt Nam 2/ Khi cần có những hiểu biết khách quan về đối tượng thì dùng văn bản thuyết minh 2/ Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh: a.các văn bản trên thuộc văn bản thuyết minh d. Đặc điểm: -Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của đối tượng -Cung cấp kiến thức khách quan về đối tượng, không có hư cấu, tránh bộc lộ cảm xúc chủ quan. c/ Phương thức trình bày: giới thiệu, giải thích d/ Ngôn ngữ chính xác, cô động chặt chẽ và hấp dẫn * Ghi nhớ : SGK /117 II/ Luyện tập : VBT/94 4/ Củng cố: GV: văn bản thuyết minh có tính chất gì ? Chủ quan, giàu tình cảm, cảm xúc Mang tính thời sự nóng bỏng Uyên bác, chọn lọc Tri thức chuẩn xác, khách quan, hữu ích (x) GV: ngôn ngữ văn bản thuyết minh có đặc điểm gì? Có tính hình tượng, giàu giá trị biểu cảm Có tính chính xác, cô động, chặt chẽ và sinh động (x) Có tính đa nghĩa và giàu cảm xúc Có tính cá thể và giàu hình ảnh 5/ Dặn dò: học bài, soạn bài Ôn dịch thuốc lá V/ Rút kinh nghiệm: : Ngày dạy: I/ Mục tiêu: - bài học giúp cho học sinh hiểu được tác hại to lớn của thuốc lá đối với mọi người, từ đó có thái độ quyết tâm phòng, chống thuốc. - Rèn kĩ năng cảm thụ, phân tích tác phẩm văn nhật dụng, sử dụng phương thức lập luận và thuyết minh. -Giáo dục ý thức cộng đồng, ý thức tuyên truyền không hút thuốc lá, hạn chế hút thuốc lá và bỏ hút thuốc lá đối với người trót nghiện thuốc. II/ Chuẩn bị: GV: giáo án, SGK, VBT, bảng phụ. -HS: học bài, xem bài mới, SGK, VBT III/ Phương pháp:đọc diễn cảm, đàm thoại, làm việc theo nhòm nhỏ IV/ Tiến trình dạy học: 1. ổn định lớp 2. kiểm tra bài cũ: GV: Nêu tác hãi của việc dùng bao ni lông? (5đ) HS: Cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật, tắt đường dẫn nước, làm chết sinh vật. Gây ung thư, ngộ độc, khó thở… cho con người GV: Chúng ta phải làm gì để hạn chế sử dụng bao ni lông? (5đ) HS:- Giặt bao ni lông dùng lại - Không sử dụng khi không cần thiết - Sử dụng túi bằng giấy, lá -Tuyên truyền về tác hại của bao ni lông 3. Giảng bài mới: Hoạt động của thầy trò Nội dung bài học Hoạt động 1: hướng dẫn học sinh đọc văn bản GV: đọc chậm rõ GV đọc, gọi học sinh đọc GV cho học sinh chú ý các chú thích 1,2,3,5,6,9 Hoạt động 2: hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản GV: văn bản chia làm mấy phần? Yù chính mỗi phần? HS: văn bản chia làm ba phần -Từ đầu... cả AIDS + Giới thiệu sự nguy hiểm của ôn dịch thuốc lá - Tiếp theo… phạm pháp + Tác hại ôn dịch thuốc lá - Còn lại + Phong trào chống thuốc lá và lời kêu gọi chống thuốc lá ở Việt Nam GV: để nói về tính chất nguy hiểm của thuốc lá tác giả có vào đề ngay về thuốc lá không? Tác giả căn cứ vào đâu mà coi thuốc lá là ôn dịch? Kết luận như thế có thuyết phục không? HS: Tác giả không nói ngay về thuốc lá mà nói về các dịch nguy hiểm như thổ tả, dịch hạch là những thứ dịch “ khủng khiếp” sau đó tác giả nói về đại dịch AIDS mà loài người đang lo âu, cuối cùng tác giả mới căn cứ vào “ hơn năm vạn công trình nghiên cứu” để kết luận “ ôn dịch thuốc lá đe doạ sức khoẻ và tính mạng loài người còn nặng hơn cả AIDS” kết luận như vậy hoàn toàn thuyết phục vì đây không phải là của một người, một tổ chức mà được rút ra từ mấy chục năm. GV: Tại sao khi nói về sự nguy hiểm của thuốc lá tác giả lại dẫn lời Trần Hưng Đạo? Theo em sự so sánh thuốc lá với giặc, cách hại của thuốc lá với cách gặm nhấm như tằm ăn dâu có điều gì độc đáo? HS: Vì để nhấn mạnh tính chất nguy hiểm và đáng sợ của thuốc lá, chúng tấn công con người như giặc, nhưng loại giặc này nguy hiểm hơn, chúng gặm nhấm như tằm ăn dâu, chúng gặm nhấm dần dần nên con người chủ quan khing suất và cuối cùng bị chúng đánh gụcà cách so sánh thật độc đáo. GV: Tác giả nêu tác hại cụ thể của thuốc lá căn cứ vào những điều gì? Điều đó có đáng tin cậy không? Vì sao tác giả chỉ lấy ví dụ về bêïnh viêm phế quản, một loại bệnh nhẹ nhất để thuyết phục mọi người ? HS: Tác giả căn cứ vào những kết luận của các nhà khoa học ngoài ra còn căn cứ vào tình trạng cụ thể của các bệnh viện điều trị bệnh nhân. Việc tác giả lấy bệnh viêm phế quản, một căn bệnh nhẹ nhất thông thường nhất do thuốc lá gây ra cho hàng triệu người làm giảm sức khoẻ, làm mất ngày công lao động, làm tốn thuốc men điều trị ai cũng nhìn thấy để thuyết phục mọi người. GV: vì thuốc lá là một thứ gây nghiện nên người đã nghiện khó vứt bỏ thói quen. Từ đó dẫn đến thái độ cực đoan “ Tôi hút tôi bị bệnh mặc tôi!” bằng cách nào tác giả bác bỏ thái độ đó? HS: Tác giả nêu ra tác hại của thuốc lá đối với cộng đồng. Con người không thể sống đơn độc, không giao tiếp với ai. Thừa nhận quyền tự do nhưng tác giả cũng căn cứ vào quyền của con người để phê phán “ anh không có quyền đầu độc những người xung quanh” không chỉ đầu độc mà ở mức độ cao hơn tác giả coi hút thuốc lá là một tội ác khi khiến cho mẹ nhiễm độc, thai nhi nhiễm độc. GV: Tác giả phê phán việc hút thuốc lá ở Việt Nam trên những mặt nào? HS trả lời- nhận xét GV: trước khi kêu gọi chống thuốc lá ở Việt Nam, tác giả đã nêu lên phong trào chống thuốc lá ở các nuớc phát triển, theo em điều đó có ý nghĩa gì? Suy nghĩ của em về trách nhiệm của những học sinh trong việc chống hút thuốc lá? HS: Điều đó cho thấy tác giả muốn chỉ rõ chúng ta không thể đứng ngoài cuộc, phải đứng vào mặt trận chung. Mặt khác tác giả khích lệ, khơi gợi sự tự ái dân tộc trong khi ta còn “ trong tình trạng nhiều bệnh tật” lại nhiễm thêm bệnh do thuốc gây ra thì thật đáng xấu hổ. Vì vậy ta càng phải chống ôn dịch thuốc lá mạnh mẽ. GV: Nêu nghệ thuật đặc sắc của bài viết? HS trao đổi trả lời GV nhận xét chốt lại ý chính GV: Nhắc lại nội dung và nghệ thuật của văn bản? HS trả lời, gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK I/ Đọc và tìm hiểu chú thích: 1/ Đọc 2/ chú thích: SGK/121 II/ Tìm hiểu văn bản: 1/ Bố cục: 2/ Phân tích: a. Tính chất nguy hiểm của thuốc lá: - Tác hại của thuốc lá: + Khói thuốc làm tê liệt những lông rung của những tế bào niêm mạc gây ho hen, viêm phế quản. + Làm sức khoẻ giảm sút + Làm ung thư vòm họng và ung thư phổi + Gây bệnh huyết áp cao tắt động mạch, nhồi máu cơ tim à Chết đột ngột, đau đớn 2/ Phê phán lí sự cùn “ Tôi hút tôi bị bệnh mặc tôi” - Tác giả phê phán trên ba phương diện: + Người lớn hút, đầu độc con em nêu gương xấu + Tỉ lệ thanh thiếu niên hút caồ trộm cắp, phạm pháp. + Cho hút thuốc là biểu tượng quí trọng, sành điệu C/ Nghệ thuật: -Lập luận chặt chẽ, có căn cứ khoa học -Sự so sánh độc đáo và giàu sức thuyết phục * Ghi nhớ : SGK/123 4/ Củng cố:GV: Nêu lại những tác hại của thuốc lá đối với con người ? GV: + Khói thuốc làm tê liệt những lông rung của những tế bào niêm mạc gây ho hen, viêm phế quản. + Làm sức khoẻ giảm sút + Làm ung thư vòm họng và ung thư phổi + Gây bệnh huyết áp cao tắt động mạch, nhồi máu cơ tim à Chết đột ngột, đau đớn 5/ Dặn dò:học bài, xem bài câu ghép (tt) V/ Rút kinh nghiệm: Ngày dạy: I)Mục tiêu: - Giúp học sinh nắm ý nghĩa các vế câu ghép - Rèn kỷ năng làm bài tập - Giáo dục học sinh ý thức sử dụng tốt các loại câu II)Chuẩn bị: GV: Giáo án, SGK, bảng phụ, VBT. HS: Học bài, soạn bài, SGK, VBT. III)Phương pháp: phương pháp đàm thoại, làm việc theo nhóm. IV)Tiến trình: 1.Ổn định lớp: Kiểm diện 2. KTBC: GV:Nêu đặc điểm của câu ghép? ( 4đ) HS: Là những câu do hai hoặc nhiều cụm chủ vị không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm chủ vị là một vế câu. GV: Có mấy cách nối các vế câu ghép? Cho ví dụ ( 6đ) HS: Có hai cách: dùng từ hoặc không dùng từ nối ( dùng dấu phẩy, chấm phẩy…) VD: HS cho ví dụ đúng 3. Bài mới Họat động thầy- trò Nội dung bài học Hoạt động 1: cho học sinh nắm quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu GV cho học sinh đọc các câu ghép SGK GV: quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép đó là quan hệ gì? Trong mối quan hệ đó, mỗi vế câu biểu thị mối quan hệ gì? HS: đó là quan hệ nguyên nhân kết quả hay còn gọi là quan hệ nguyên nhân , các vế cuối chỉ nguyên nhân còn các vế đầu chỉ kết quả. Quan hệ ý nghĩa: nguyên nhân-kết quả GV: dựa vào những kiến thức đã học hãy nêu thêm những quan hệ ý nghĩa có thể có giữa các vế câu. Cho ví dụ. HS: Ngoài các quan hệ nguyên nhân kết quả còn có quan hệ như quan hệ mục đích, quan hệ điều kiện ( giả thuyết) quan hệ tương phản, quan hệ nhượng bộ, tăng tiến Gọi học sinh cho ví dụ GV: các vế trong câu ghép có quan hệ như thế nào? Có những quan hệ nào thường gặp? Dựa vào đâu để nhận biết quan hệ giữa các vế câu ghép? Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK/123 Hoạt động 2: hướng dẫn học sinh luyện tập Gọi học sinh đọc bài tập 1,2 VBT/97,98 GV hướng dẫn học sinh làm bài tập GV chia 4 nhóm cho học sinh trao đổi thảo luận nhóm Gọi các nhóm trình bày kết quả Gọi học sinh nhận xét GV nhận xét I/ Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu: 1/ Vế A: có lẽ Tiếng Việt chúng ta đẹp Vế B: (bởi vì) tâm hồn của người Việt Nam ta… Vế A chỉ kết quả Vế B chỉ nguyên nhân à Quan hệ : nguyên nhân -kết quả 2a. Quan hệ điều kiện kết quả VD: Nếu ai buồn phiền cau có thì gương cũng buồn phiền cau có theo b/ Quan hệ mục đích VD: Các em phải cố gắng học để thầy mẹ vui lòng và thầy dạy sung sướng c/ Quan hệ tương phản * Ghi nhớ : SGK

File đính kèm:

  • docNGU VAN 8_PHAN 3.DOC
Giáo án liên quan