1. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
1.1. Kiến thức:
- Kiểm tra đánh giá việc nắm kiến thức của HS từ đầu kì II về phân môn Tiếng Việt
- Củng cố lại một lần nữa kiến thức cơ bản theo yêu cầu cho HS
1.2. Kĩ năng:
- Nhận biết và trình bày
- Phân tích đơn vị kiến thức tiêng Việt
- Rèn kĩ năng tạo lập văn bản theo yêu cầu
1.3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức học tập, tự giác, tích cực học tập, ôn luyện kiến thức.
2. CHUẨN BỊ
- GV: Đề bài pho to sẵn
- HS: Ôn tập theo nội dung đã học
3. PHƯƠNG PHÁP
- Thực hành làm bài trên giấy
4, TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
4,1, ỔN ĐỊNH:
4.2. KIỂM TRA BÀI CŨ:
- Kiểm tra sơ lược sự chuẩn bị của H
4.3. BÀI MỚI:
BẢNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4753 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 130 Kiểm tra Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 15 / 4/ 2011
NG: / 4/ 2011
Tiết 130
Kiểm tra
Tiếng Việt
1. Mục tiêu bài dạy:
1.1. Kiến thức:
- Kiểm tra đánh giá việc nắm kiến thức của HS từ đầu kì II về phân môn Tiếng Việt
- Củng cố lại một lần nữa kiến thức cơ bản theo yêu cầu cho HS
1.2. Kĩ năng:
- Nhận biết và trình bày
- Phân tích đơn vị kiến thức tiêng Việt
- Rèn kĩ năng tạo lập văn bản theo yêu cầu
1.3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức học tập, tự giác, tích cực học tập, ôn luyện kiến thức.
2. Chuẩn bị
- GV: Đề bài pho to sẵn
- HS: Ôn tập theo nội dung đã học
3. Phương pháp
- Thực hành làm bài trên giấy
4, Tiến trình bài dạy
4,1, ổn định:
4.2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sơ lược sự chuẩn bị của H
4.3. bài mới:
Bảng ma trận đề kiểm tra
Nội dung kiến thức
Các cấp độ tư duy
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Hội thoại
1/ 2 câu
( 1 đ)
1/ 2 câu
( 1 đ)
Sắp xếp trật tự từ trong câu
1/ 2 câu
( 2 đ)
1/ 2 câu
( 2 đ)
Các kiểu câu
1 câu
(4 đ)
Tổng cộng
( 3 đ)
( 3 đ)
( 4 đ)
Đề bài
Câu 1: ( 2 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn sau:
“ ...Thằng Dần níu lấy tay áo chị và khóc rầm rĩ:
- Chị phải ở nhà với em! Em không cho chị sang nhà cụ Nghị. Nếu chị sang nhà cụ Nghị rồi thì em chơi với ai?
Cái Tí khóc hu hu. Nó cứ quấn quít thằng Dần, không muốn rời xa. Nghoảnh lại nhìn chị Dậu, nó nói bằng giọng năn nỉ:
- Con nhớ em quá! Hay là u hãy cho con ở nhà một đêm nay nữa, để con ngủ thêm với em, để con nói chuyện với em.
Chị Dậu càng ra bộ đau đớn :
- Thôi, u van con, u lạy con, con có thương thầy thương u, thì con đi ngay bây giờ cho u. Nếu con chưa đi, cụ Nghị chưa giao tiền cho, u chưa có tiền nộp sưu thì không khéo thầy con sẽ chết ở đình, chứ không sống được. Thôi, u van con, u lạy con, con có thương thầy, thương u, thì con đi ngay bây giờ cho u.”
(Tắt đèn- Ngô Tất Tố)
a/ Đoạn hội thoại có bao nhiêu lượt lời, đó là lời của ai?
b/ Xác định và phân tích vai xã hội trong hội thoại đó?
Câu 2: ( 4 điểm)
a/ Nêu tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu?
b/ Phân tích tác dụng của cách sắp xếp trật tự từ của câu thơ in đậm đặt trong đoạn thơ sau:
“ Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật
Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu ?’
Câu 3 : ( 4 điểm)
Em hãy viết một đoạn văn ( từ 8 đến 10 câu) nêu suy nghĩ về mục đích chân chính của việc học trong đó có sử dụng câu cầu khiến ( hoặc câu nghi vấn) ?
Đáp án- Biểu điểm
Câu 1 : ( 2 điểm)
a/ Đoạn hội thoại trên có 3 lượt lời, đó là lời của : chị Dậu, cái Tí, thằng Dần. (1 điểm)
b/ Vai xã hội trong đoạn hội thoại đó là :
+ Chị Dậu trong vai trên- mẹ của cái Tí và thằng Dần
+ Cái Tí và thằng Dần là con- vai dưới so với chị Dậu
- > Đây là quan hệ gia đình. ( 1 điểm)
Câu 2 : ( 4 điểm)
a/ Tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu ( 2 điểm)
Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm của sự vật, hiện tượng..
Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật hiện tượng.
Liên kết câu với những câu khác trong văn bản.
Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm của lời nói.
b/ Phân tích tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu in đậm ( 2 điểm)
Có thể viết thành đoạn văn ngắn nhưng cần làm sáng rõ:
+ Bức tranh ngôn ngữ rất đặc sắc.
+ Tác giả đã đảo trật tự cú pháp của câu thứ hai ( Có thể có cách sắp xếp câu 2: “Ta đợi mảnh mặt trời gay gắt chết”)
+ Cách sắp xếp của tác giả làm cho hình ảnh thơ được nhấn mạnh, ý thơ thật lãng mạn, con hổ- mãnh thú của rừng xanh hiện nên kiêu hãnh, oai hùng!
Câu 3: ( 4 điểm)
- Hình thức: ( 2 điểm)
+ Trình bày một đoạn văn hoàn chỉnh
+ Có câu chủ đề ở đầu đoạn, cuối đoạn hoặc trình bày theo cách Tổng- phân- hợp ( 1 điểm)
+ Trong đoạn có câu cầu khiến ( hoặc câu nghi vấn)
Nội dung: (2 điểm)
Nêu mục đích chân chính của việc học: Học là để làm người
+ Học để có đạo đức, biết đối nhân xử thế đúng mực.
+ Học để có kiến thức, biết áp dụng kiến thức đó vào trong học tập và cuộc sống.
+ Học tập để có thể làm chủ bản thân, đóng góp xây dựng đất nước trong tương lai
+ Học không vì mục đích trước mắt, không vì bằng cấp, không vì danh lợi
+ Đưa ra lời khuyên các bạn hãy xác định đúng mục đích chân chính của việc học và chăm chỉ học tập hơn nữa.
4.4. củng cố:
- GV thu bài. nhận xét ý thức học tập của học sinh
- Giải đáp những thắc mắc của HS về đề bài, đáp án.
4.5. Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau:
* Hướng dẫn học ở nhà
- Xem lại kiến thức đối chiếu với những điều mình đã làm
* Hướng dẫn chuẩn bị cho bài sau: Ôn tập kiểm tra học kì II
- Ôn tập kĩ kiến thức
- Thực hành thành thạo các bài tập
5. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- T129- 132.doc