I. Mục tiêu bài học
* Mục tiêu chung
- Biết đọc- hiểu một đoạn trích trong tác phẩm truyện.
- Sự thể hiện của tinh thần nhân đạo, tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn An-đéc-xen qua một số tác phẩm tiêu biểu.
* Trọng tâm kiến thức, kĩ năng.
1. Kiến thức.
- Những hiểu biết bước đầu về người kể chuyện cổ tích An-đéc-xen.
- Nghệ thuật kể chuyện, cách tổ chức các yếu tố hiện thực, mộng tưởng trong tác phẩm.
- Lòng thương cảm của tác giả đối với em bé bất hạnh.
2. Kĩ năng.
- Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm.
- Phân tích được một số hình ảnh tương phản (đối lập, đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau)
- Phát biểu cảm nghĩ về một đoạn truyện.
3. Thái độ.
- Biết đồng cảm với những em bé có những cảnh đời nghèo khổ, bất hạnh.
II. Kĩ năng sống cơ bản đ¬ược giáo dục trong bài
1. Kĩ năng tư¬ duy sáng tạo
2. Kĩ năng giao tiếp
3. Kĩ năng tự nhận thức
4. Kĩ năng giải quyết vấn đề
5. Kĩ năng lắng nghe tích cực
III. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2.Học sinh: Soạn bài
IV. Ph¬ương pháp/ kĩ thuật dạy học
- Kĩ thuật: động não, khăn trải bàn ( thảo luận nhóm)
- Phương pháp: Đọc sáng tạo, gợi mở, phân tích và giảng bình, nêu vấn đề, tái hiện.
V. Các b¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬ước lên lớp.
1. Ổn định lớp( 1’)
2. Kiểm tra đầu giờ (3’):
* BC: Gia cảnh và số phận của cô bé bán diêm đã được tác giả thể hiện như thế nào?
*TL:
8 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3953 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 23 Cô bé bán diêm (trích) – tiếp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 1/10/2013
Ngày giảng: 8A: 4/10, 8B: 5/10/2013
TIẾT 23 - Văn bản: CÔ BÉ BÁN DIÊM
(trích) – Tiếp
- An-đéc-xen-
I. Mục tiêu bài học
* Mục tiêu chung
- Biết đọc- hiểu một đoạn trích trong tác phẩm truyện.
- Sự thể hiện của tinh thần nhân đạo, tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn An-đéc-xen qua một số tác phẩm tiêu biểu.
* Trọng tâm kiến thức, kĩ năng.
1. Kiến thức.
- Những hiểu biết bước đầu về người kể chuyện cổ tích An-đéc-xen.
- Nghệ thuật kể chuyện, cách tổ chức các yếu tố hiện thực, mộng tưởng trong tác phẩm.
- Lòng thương cảm của tác giả đối với em bé bất hạnh.
2. Kĩ năng.
- Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm.
- Phân tích được một số hình ảnh tương phản (đối lập, đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau)
- Phát biểu cảm nghĩ về một đoạn truyện.
3. Thái độ.
- Biết đồng cảm với những em bé có những cảnh đời nghèo khổ, bất hạnh.
II. Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
1. Kĩ năng tư duy sáng tạo
2. Kĩ năng giao tiếp
3. Kĩ năng tự nhận thức
4. Kĩ năng giải quyết vấn đề
5. Kĩ năng lắng nghe tích cực
III. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2.Học sinh: Soạn bài
IV. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học
- Kĩ thuật: động não, khăn trải bàn ( thảo luận nhóm)
- Phương pháp: Đọc sáng tạo, gợi mở, phân tích và giảng bình, nêu vấn đề, tái hiện.
V. Các bước lên lớp.
1. Ổn định lớp( 1’)
2. Kiểm tra đầu giờ (3’):
* BC: Gia cảnh và số phận của cô bé bán diêm đã được tác giả thể hiện như thế nào?
*TL:
+ Gia cảnh:
- Nhà nghèo, người thân yêu thương em nhất là bà và mẹ đã mất từ lâu
- ở cùng với người bố thô bạo
- Nơi ở là một xó tối tăm
+ Cảnh ngộ:
- Đầu trần, chân đất, đói rét đi bán diêm trong đêm giao thừa
(*) Với biện pháp tương phản, đối lập, t/g đã làm nổi bật gia cảnh đáng thương, tội nghiệp và số phận khốn khổ, nhỏ nhoi, cô độc của cô bé bán diêm.
* BM: Kiểm tra vở soạn.
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động
*Khởi động
H: Khi đã lạnh quá cô bé bán diêm đã làm gì?
TL: Cô bé đã bật lần lượt những que diêm trong bao để sưởi, mỗi lần bật diêm thì một điều kì diệu lại đến với cô bé.
GV: Trong hoàn cảnh rét mướt, mỗi mộng tưởng lại đến với em bé lại thật kì diệu. Đó là những mộng tưởng như thế nào nội dung bài này sẽ trả lời tiếp.
*Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu văn bản
- Mục tiêu
- Phân tích được biện pháp nghệ thuật tương phản giữa hiện tại và mộng tưởng, những mơ ước của cô bé bán diêm và cái chết thương tâm của em.
- Hiểu được tấm lòng của tác giả đối với em bé bán diêm.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
HS: Theo p2 dõi sgk.
HS: Thảo luận nhóm lớn 5’, trình bày vào bảng phụ.
H: Trong VB, cô bé quẹt diêm mấy lần? Mỗi lần quẹt diêm em mộng tưởng thấy điều gì? Tại sao em lại mộng tưởng thấy những điều đó?
HS: 5 Nhóm báo cáo, các nhóm quan sát chéo, nhận xét.
GV: Nhận xét.
III. Tìm hiểu văn bản
1. Gia cảnh và cảnh ngộ của cô bé.
2.Thực tại và mộng tưởng
Lần
Mộng tưởng
Thực tại
1
Ngồi trước lò sưởi bằng sắt, toả ra hơi nóng dịu dàng
Lò sưởi vụt tắt, lo sợ
đêm về bị cha mắng
2
Bàn ăn thịnh soạn, ngỗng quay nhảy về phía em
Không có bàn ăn thịnh soạn
Phố xá vắng teo, lạnh buốt
lãnh đạm với em.
3….
Cây thông Nô en và hàng ngàn ngọn nến sáng rực lên
Ngọn nến bay lên, cây thông biến mất
4….
Bà hiện về và mỉm cười
Không có bà
5….
Hai bà cháu bay vụt lên cao
Em đang lịm dần trong đói rét
(chết)
GV giảng:
- Trong lần quẹt diêm thức nhất, diêm bén lửa thật nhạy, ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi trắng ra, rực hồng, sáng chói, em hơ đôi tay trên que diêm và bắt đầu mộng tưởng.
- >Vì trời lạnh, em đang rét cóng, em mong muốn được sưởi ấm trong một mái nhà thân thuộc.
- Lần 2 quẹt diêm đã mộng thấy bàn ăn thịnh soạn, ngỗng quay nhảy về phía em Đói, khát. Ngỗng quay là món ăn thường ngày em vẫn thích. Đó là món ăn phổ biến của người Đan Mạch. mong ước được sống và được ăn ngon trong ngôi nhà của mình. Đây là 1 mong ước hoàn toàn chính đáng.
- Lần 3 quẹt diêm đã mộng thấy cây thông Nô – en. Vì cây thông Nô-en là ước mơ vui chơi trong đêm giáng sinh, đây là một trong những phong tục tập quán quen thuộc của các nước Châu Âu và những người theo đạo Thiên Chúa. Đêm Giáng sinh diễn ra vào ngày 25/12 dương lịch, người theo đạo thiên chúa cho rằng đây là ngày chúa rê-su chào đời
GV liên hệ với đêm giao thừa ở VN ( cây đào)
-> Từ lần quẹt diêm thứ 1 đến lần quẹt diêm thứ 2, thực tế đã xoá nhoà đi mộng tưởng của em bé. Nhưng đến lần quẹt thứ ba thì dường như mộng tưởng đã vươn dậy , cố vượt lên trên thực tế. Vì thế sau khi diêm tắt, em thấy tất cả các ngọn nến bay lên, bay lên mãi rồi biến thành những ngôi sao trên trời. Dường như em bé đang ngẩng đầu lên nhìn sao , rồi nhớ đến người bà thân yêu. Em liền quẹt que diêm thứ tư.
- Lần 4: mộng thấy bà. Vì trong tình cảm của mẹ và bà là những người yêu thương em nhất
GVg: Được gặp người yêu thương mình nhất em sung sướng reo lên, trò chuyện với bà và cầu mong 1 ước nguyện với bà là van bà để bà xin với thượng đế chí nhân cho em về với bà. Thực tế bà đã mất, một cô bé mới hơn chục tuổi đầu lại mong ước lạ lùng là theo bà vào cõi chết?
- Lần 5: Hai bà cháu bay vụt lên cao.
H: Vì sao em bé quyết định quẹt tất cả những que còn lại trong bao?
HS suy nghĩ, trả lời.
GV n/x- Chốt: Muốn níu kéo h/ả bà ở lại và mong ước được đi theo bà.
*H: Tại sao em lại ước nguyện đi theo bà?
- Bởi sống với bà em sẽ được chở che, được yêu thương, được ấm no. Hơn nữa em thiết nghĩ cuộc sống trên thế giới của những người nghèo khổ chỉ chứa đựng buồn đau, đói rét bởi vậy chỉ có cái chết mới giải thoát được bất hạnh cho em, cái chết sẽ đưa linh hồn em đến nơi hạnh phúc vĩnh hằng, hạnh phúc đó sẽ do thượng đế chí nhân ban tặng)
*H: Em có nhận xét gì về trình tự sắp xếp các mộng tưởng của cô bé?
- sắp xếp các mộng tưởng của cô bé theo một trình tự hợp lí, lô gíc: vì rét mộng tưởng đến lò sưởi, đói…..bàn ăn, đêm giao thừa……cây thông, bà…Cách sắp xếp đó phù hợp với quá trình phát triển tâm lí của em)
GV cho học sinh thảo luận nhóm 4/3
H: Trong số các mộng tưởng trên, điều nào gắn với thực tế, điều nào thuần tuý chỉ là mộng tưởng?
HS: thảo luận nhóm đôi 2’ -> báo cáo, nhận xét, bổ sung.
GV: Chốt( Lò sưởi, bàn ăn, cây thông Nô-en gắn với thực tế. Hai bà cháu bay lên chỉ là MT)
GV: Qua việc tìm hiểu những mộng tưởng và thực tế của cô bé bán diêm trong đêm giao thừa cho biết:
H: Em có nhận xét gì về cách kể chuyện và sử dụng nghệ thuật của tác giả?
- Cách kể chuyện sáng tạo, hấp dẫn : đan xen giữa mộng tưởng và hiện thực.
- Nghệ thuật: tương phản, đối lập)
H: Qua đó thể hiện tâm hồn, khát vọng nào của cô bé bán diêm? thái độ gì của tác giả đối với cô bé?
HSTL
GV: Chốt
GV chuyển ý: Mặc dù nhà văn dành cho nhân vật của mình lòng thương cảm sâu sắc, sự đồng thuận tuyệt đối với những khát khao, mơ ước chính đáng thế nhưng thực tế phũ phàng – thực tế cuộc sống nước Đan Mạch những năm giữa thế kỉ thứ XIX , khi nhà văn viết tác phẩm này và thực tế ngày nay của không ít đất nước đói nghèo trên trái đất đã xoá đi mộng tưởng của cô bé bán diêm và biết bao người nghèo khổ khác nữa , vì thế khi em bé gặp lại bà cũng là lúc em từ giã cõi đời...
HS: Chú ý vào phần cuối của văn bản.
GV: Định hướng
H: Tìm chi tiết miêu tả cái chết của cô bé?
HSTL.
GV chắt lọc, ghi bảng.
- ở xó tường một em bé đôi má hồng, đôi môi đang mỉm cười, em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa
GV: Thời điểm mà cô bé từ giã cõi đời là buổi sáng mùng một tết, chút hơi thở cuối cùng trong một xó tường, chết vì đói, vì rét, vì sự cô độc không người yêu thương….
H: Em cảm nhận đó là một cái chết ntn ? Thông qua cái chết đó bộc lộ nỗi lòng gì của tác giả?
HSTL
GV: Chốt
H: Cái chết của cô bé gợi cho em suy nghĩ về xã hội Đan Mạch vào giữa thế kỉ XIX?
HS: Thực hiện cá nhân.
GV: N/x- Chốt.
- Đây là một xã hội thiếu tình thương ,thờ ơ, lạnh lùng độc ác: Họ không quan tâm , đoái hoài đến sự đói rét của cô bé trong đêm giao thừa, thậm chí nhìn thấy thi thể em vào buổi sáng mùng một họ vẫn lạnh lùng, tàn nhẫn thế.
GV bình: Đối lập với một xã hội thiếu tình thương ,thờ ơ, lạnh lùng là tấm lòng yêu thương, cảm thông của tác giả bởi chính tình thương đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng, đôi môi đang mỉm cười, đồng thời hình dung ra cảnh hai bà cháu bay lên trời để đón lấy niềm vui đầu năm , những dòng cuối cùng của áng văn vừa là khát vọng, niềm tin của tác giả vào những điều tốt đẹp nhất cho con người đồng thời đây là một thông điệp gửi tơi tất cả chúng ta Hãy yêu thương con trẻ, hãy dành cho các em 1 c/s bình yên và hạnh phúc. Hãy cho con trẻ 1 mái ấm gia đình. Hãy biến những mộng tưởng đằng sau ánh lửa diêm thành hiện thực cho tuổi thơ. Đó cũng chính là giá trị nhân văn sâu sắc của VB “Cô bé bán diêm”.
- Bằng cách kể chuyện sáng tạo đan xen giữa hiện thực, mộng tưởng kết hợp với nghệ thuật tương phản đối lập đã khắc hoạ tâm hồn thơ ngây, khát vọng cuộc sống âm êm, hạnh phúc đầy tình yêu thương của cô bé, đồng thời thể hiện thái độ đồng cảm của tác giả với khát khao hạnh phúc của em bé bán diêm.
3.Cái chết của cô bé bán diêm
- Đây là cái chết thương tâm, vô tội, oan nghiệt của một sự thật đau lòng. Qua đó thể hiện nỗi lòng thương cảm, day dứt, xót xa của nhà văn đối với em bé bất hạnh.
.
*HĐ 2: Hướng dẫn tổng kết (5’)
- Mục tiêu: HS hệ thống khái quát tiết học, hiểu ý nghĩa nội dung của văn bản.
H: Qua tìm hiểu văn bản hãy khái quát nội dung và nghệ thuật chính của văn bản?
HS: Thực hiện cá nhân.
GV: Chốt
*NT:
- Đan xen giữa yếu tố thật và huyền ảo.
- Kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm.
- Kết cấu truyện theo lối tương phản, đối lập.
- Trí tưởng tượng bay bổng.
*ND:
- Trên 1 thế gian lạnh lùng và đói khát, không có chỗ cho ấm no, niềm vui và hạnh phúc của trẻ thơ nghèo khổ.=> Lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh
HS: Đọc ghi nhớ sgkT68.
GV: Chốt ND chính.
IV/ Ghi nhớ.(Sgk – T65)
- Nghệ thuật
- Nội dung
* HĐ 3: Hướng dẫn luyện tập(5’)
- Mục tiêu: Biết kể tóm tắt văn bản
H. Kể lại tóm tắt ND văn bản bằng lời văn của mình?
HS: Thực hiện cá nhân.
GV: N/x- sửa
V. Luyện tập
1. Bài tập 1: Kể tóm tắt văn bản
4. Củng cố: 4’
- Phát biểu cảm nghĩ của em về cô bé bán diêm trong truyện. (Gợi ý: HS có thể trình bày theo các ý:
+ Sự tội nghiệp của em bé….quá nghèo khổ…
+ Tác giả viết truyện với tất cả niềm cảm thương sâu sắc…) Tham khảo SGV- 61.
- Hình ảnh ngọn lửa diêm tượng trưng cho điều gì?
(Khát vọng ấm no, hạnh phúc; cuộc đời ngắn ngủi của cô bé; chiếc cầu nối giữa hiện thực đau khổ, đói rét và ước mơ hạnh phúc của cô bé với bà và mọi người; tinh thần nhân đạo của TG
5. Hướng dẫn học bài: 1’
- Đọc và học kỹ ND VB.
- Ghi lại cảm nhận của em về một hoặc một vài chi tiết nghệ thuật tương phản trong đoạn trích. Phát biểu những cảm nghĩ của em về truyện cô bé bán diêm nói chung hoặc đoạn cuối của văn bản.
Chuẩn bị bài: Trợ từ, thán từ (Đọc nội dung, trả lời các câu hỏi cuối bài).
File đính kèm:
- Tiet 23.doc