Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 25 Đánh nhau với cối xay gió (trích “đôn ki-Hô-tê”của xéc-van-tét)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

- Giúp học sinh thấy rõ tài nghệ của Xéc-van-tét trong việc xây dựng cặp nhân vật bất hủ Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa tương phản về mọi mặt; đánh giá đúng đắn các mặt tốt, mặt xấu của hai nhân vật ấy, từ đó rút ra bài học thực tiễn.

- Học sinh thấy được tính hài hước, gây cười trong các chi tiết và tính cách.

B. CHUẨN BỊ

- Bảng phụ.

- Tranh ảnh liên quan đến bài học.

C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

* Ổn định tổ chức :

* Kiểm tra bài cũ :

? Trong văn bản tự sự, ta cần kết hợp những yếu tố nào? Nêu vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự?

*Bài mới:

Giới thiệu bài: Xuất hiện trong thế kỉ XVI, tiểu thuyết “Đôn Ki-hô-tê” được coi là một kiệt tác văn chương, sáng ngời chủ nghĩa nhân văn cao đẹp, là một trong những tác phẩm vĩ đại nhất thời Phục hưng. Nó đã làm tên tuổi Xéc-van-tét trở thành bất hủ, sống mãi trong lòng nhân loại cùng với những tên tuổi lừng danh như Sêc xpia, Ra-bờ-le.vị trí vinh quang của những người đặt nền móng cho nền văn học thời đại mới.

 

doc11 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3613 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 25 Đánh nhau với cối xay gió (trích “đôn ki-Hô-tê”của xéc-van-tét), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày tháng năm 2008 Tiết 25 đánh nhau với cối xay gió (Trích “Đôn Ki-hô-tê”của Xéc-van-tét) A. Mục tiêu cần Đạt - Giúp học sinh thấy rõ tài nghệ của Xéc-van-tét trong việc xây dựng cặp nhân vật bất hủ Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa tương phản về mọi mặt; đánh giá đúng đắn các mặt tốt, mặt xấu của hai nhân vật ấy, từ đó rút ra bài học thực tiễn. - Học sinh thấy được tính hài hước, gây cười trong các chi tiết và tính cách. B. Chuẩn bị - Bảng phụ. - Tranh ảnh liên quan đến bài học. C. Tổ chức các hoạt động dạy - học. * ổn định tổ chức : * Kiểm tra bài cũ : ? Trong văn bản tự sự, ta cần kết hợp những yếu tố nào? Nêu vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự? *Bài mới: Giới thiệu bài: Xuất hiện trong thế kỉ XVI, tiểu thuyết “Đôn Ki-hô-tê” được coi là một kiệt tác văn chương, sáng ngời chủ nghĩa nhân văn cao đẹp, là một trong những tác phẩm vĩ đại nhất thời Phục hưng. Nó đã làm tên tuổi Xéc-van-tét trở thành bất hủ, sống mãi trong lòng nhân loại cùng với những tên tuổi lừng danh như Sêc xpia, Ra-bờ-le...vị trí vinh quang của những người đặt nền móng cho nền văn học thời đại mới. I. Đọc – Hiểu chú thích - HS theo dõi chú thích trong SGK. 1. Tác giả- Tác phẩm. ? Trình bày những hiểu biết của em về nhà văn Xéc-van-tét? ? Hãy tóm tắt tác phẩm “Đôn Ki-hô-tê” theo hướng dẫn trong SGK? GV: Tác giả viết cuốn tiẻu thuyết trong vòng 10 năm (1605- 1615), ông viết trong nghèo khổ và nghiệt ngã của cuộc đời. Ngay từ khi ra đời, tác phẩm đã trở nên nổi tiếng. - Xéc-van-tét(1547- 1616) là nhà văn Tây Ban Nha. - Văn bản “Đánh nhau với cối xay gió” trích từ tiểu thuyết Đôn ki-hô-tê. 2. Đọc - GV hướng dẫn HS đọc: Đọc diễn cảm, đúng giọng điệu của các nhân vật. - GV đọc mẫu -> Gọi HS đọc -> Nhận xét. 3. Giải thích từ khó: SGK - GV hướng dẫn HS xem chú thích ở SGK, chú ý một số từ: Giám mã,hiệp sĩ, tình nương... ? Văn bản có bố cục như thế nào? - Phần 1: Từ đầu... “không cân sức”: - Phần 2: Tiếp đến... “ngã văng ra xa”: - Phần 3: Còn lại 4. Bố cục: Ba phần => Thầy trò Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa trước trận chiến đấu. => Đôn Ki-hô-tê tấn công “bọn khổng lồ” và thảm bại. => Hai thầy trò lại tiếp tục lên đường. II. Đọc – Hiểu văn bản ? Đoạn trích có những nhân vật và sự việc chính nào? (- GV gợi lại hình ảnh về đất nướcTây Ban Nha cách đây mấy thế kỉ. - Các sự việc chính: + Nhận định về những chiếc cối xay gió. + Đôn Ki-hô-tê đánh nhau ví cối xay gió. + Xan-chô Pan-xa ngăn cản không được. + Quan điểm và cách sử sự của mỗi người khi bị đau, trong việc ăn, việc ngủ...). ? Em hãy giới thiệu về nhân vật Đôn Ki-hô-tê? ( GV: Đôn Ki-hô-tê ( Ki-ha-đa) là lão quí tộc nghèo, tuổi trạc 50, thân hình gầy gò cao lênh khênh, chưa lấy vợ. Suốt ngày mê mẩn truyện kiếm hiệp và muốn trở thành hiệp sĩ lang thang để diệt trừ quân ác, giúp đỡ người lương thiện. Lão đổi tên cho mình, đánh bóng đồ binh giáp cổ, chọn cho mình một tình nương để tôn thờ. Cô gái béo lùn trong làng trở thành tình nương Đuyn-xi-nê-a xinh đẹp, con ngựa gầy còm được mang tên tuấn mã Rô-xi-nan-tê. - Lần thứ nhất ra đi bị thất bại thê thảm ( giao chiến với người lái buôn). - Đây là lần ra đi thứ 2: Tìm thuê một bác nông dân béo lùn, khỏe mạnh là Xan-chô Pan-xa làm giám mã, phục vụ hai thầy trò lên đường. 1. Hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê. ? Trong chuyến đi này, Đôn Ki-hô-tê đã gặp chuyện gì? ? Vì sao Đôn Ki-hô-tê quyết định đánh nhau với cối xay gió? - Gặp cối xay gió -> Tưởng đó là những gã khổng lồ -> Đánh nhau với chúng. ? Mục đíchcủa Đôn Ki-hô-tê là gì? ( - Trừ khử những gã hung tợn, xấu xa. - Trở nên giàu sang, phú quí). ? Em hãy so sánh lực lượng hai bên? - Cuộc chiến không cân sức: + “ Những tên khổng lồ”: Đông đảo, to lớn, hung tợn. + Đôn Ki-hô-tê: Một mình, một kiếm, một ngựa. ? Em hãy miêu tả lại trận chiến giữa Đôn Ki-hô-tê với “những tên khổng lồ”? ( Thét lớn -> phi thẳng tới chiếc cối xay gió gần nhất...). ? Kết quả cuộc chiến đó ra sao? => Kết quả: Đôn Ki-hô-tê thất bại, ngọn giáo gãy tan tành, người và ngựa văng ra xa. Đôn Ki-hô-tê nằm không cựa quậy. ? Sau khi đánh nhau với cối xay gió, Đôn Ki-hô-tê có những hành động và suy nghĩ gì? - Làm lại vũ khí để tiếp tục tìm chuyện phiêu lưu, mạo hiểm. - Bị thương : Không rên rỉ. - Đói : Không cần ăn. - Thức cả đêm để nghĩ tới tình nương. ? Qua đó,em có nhận xét gì về tích cách của Đôn Ki-hô-tê? => Dũng cảm, kiên cường, muốn tiêu diệt những cái ác, cái xấu, không thích quyền lợi vật chất tầm thường. ? Những phẩm chất này có đáng trân trọng không? ( Rất đáng trân trọng). ? Nhưng tại sao khi Đôn Ki-hô-tê bộc lộ lại làm cho ta buồn cười? ( Vì sự say mê mù quáng và tất cả chỉ làm theo sách vở ). ? Từ đó, em có nhận xét gì về nhân vật Đôn Ki-hô-tê? Đôn Ki-hô-tê là nhân vật có lí tưởng tốt đẹp, có lòng nhân ái, có tinh thần dũng cảm nhưng hành động điên rồ, mù quáng, suy nghĩ thiếu thực tế, viển vông, làm theo sách vở. ? Nhận xét về nghệ thuật kể chuyện của tác giả trong đoạn văn? ( Phóng đại, trào lộng, tương phản). GV: Đoạn văn hài hước, hóm hỉnh. Nghệ thuật dựng cảnh và kể chuyện rất tài tình làm hiện lên một trận đánh thời trung cổ. Có dàn trận, có đấu khẩu trước lúc giao chiến; Có cảnh đánh nhau dữ dội, quyết tử, có bãi chiến trường sau trận đánh. Hình ảnh Đôn Ki-hô-tê hiện lên với lí tưởng tốt đẹp nhưng lời nói và hành động thì lại điên rồ, mù quáng... * Hướng dẫn học bài - Về nhà học bài. - PBCN của em về nhân vật Đôn Ki-hô-tê. - Chuẩn bị nốt phần bài còn lại. Ngày tháng năm 2008 Tiết 26 đánh nhau với cối xay gió (Tiếp) (Trích “Đôn Ki-hô-tê”của Xéc-van-tét) A. Mục tiêu cần Đạt Đã ghi ở tiết 25 B. Chuẩn bị - Bảng phụ. - Tranh ảnh liên quan đến bài học. C. Tổ chức các hoạt động dạy - học. * ổn định tổ chức : * Kiểm tra bài cũ : ? Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật Đôn Ki-hô-tê? *Bài mới: Giới thiệu bài: Tiết học trước, cô cùng các em đã tìm hiểu về nhân vật Đôn Ki-hô-tê, là nhân vật có lí tưởng tốt đẹp, có lòng nhân ái, có tinh thần dũng cảm nhưng hành động thì điên rồ, mù quáng, suy nghĩ thiếu thực tế, làm theo sách vở. Thế nhưng người giám mã của Đôn Ki-hô-tê thì lại có tính cách hoàn toàn trái ngược. Tiết học tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về cặp nhân vật bất hủ này. II. Đọc – Hiểu văn bản 2. Giám mã Xan-chô Pan-xa ? Theo dõi văn bản và cho biết nhân vật Xan-chô Pan-xa được giới thiệu như thế nào? ( - Là bác nông dân béo, lùn. - Đi theo Đôn Ki-hô-tê làm giám mã với mục đích: Khi chủ thắng lợi sẽ được cai trị vài hòn đảo). ? Khi Đôn Ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió, Xan-chô Pan-xa đã làm gì? ? Vì sao Xan-chô Pan-xa có những lời can ngăn đó? ? Quan điểm của Xan-chô Pan-xa khi bị đau, chuyện ăn, chuyện ngủ? ? Từ đó, em hiểu gì về tính cách của Xan-chô Pan-xa? ? Khi chủ đánh nhau với cối xay gió, Xan-chô Pan-xa luôn đứng ngoài cuộc, qua đó bộc lộ thêm điều gì trong tính cách của anh ta? - Đã nói những lời can ngăn chủ. - Vì Xan-chô Pan-xa biết rõ sự thật đó là cối xay gió chứ không phải bọn khổng lồ. - Khi bị đau: Kêu rên. - Khi đói : ăn cho no. - Tối đến : Ngủ cho đã. => Đầu óc tỉnh táo nhưng thực dụng tầm thường. => ích kỉ, hèn nhát. 3. Cặp nhân vật tương phản Đôn Ki-hô-tê Xan-chô Pan-xa ? Nghệ thuật nổi bật được tác giả khắc họa trong văn bản là gì? ( Nghệ thuật tương phản). ? Em hãy nêu những nét tương phản giữa hai nhân vật? ? Hãy thảo luận nhóm theo bàn câu hỏi sau: Em rút ra được bài học gì từ hai tính cách này? ( Giáo viên: Con người muốn tốt đẹp không được hoang tưởng và thực dụng mà cần tỉnh táo và cao thượng). - Gầy gò, cao lênh khênh, cưỡi ngựa còm. - Điên rồ, xa rời thực tế. - Làm theo sách vở. - Theo đuổi lí tưởng cao đẹp. - Dũng cảm, lao vào nguy hiểm. -Béo, lùn, cưỡi lừa. - Thực tế, tỉnh táo. - Làm theo sở thích. - Thích quyền lợi vật chất tầm thường. - Tránh xa nguy hiểm. Hoang tưởng nhưng cao thượng. Tỉnh táo nhưng tầm thường. ? Em hiểu gì về nhà văn từ hai nhân vật nổi tiếng đó của ông? ( Giáo viên: Tác giả sử dụng tiếng cười khôi hài để giễu cợt cái hoang tưởng và tầm thường, đề cao cái thực tế và cao thượng). - Học sinh thảo luận và rút ra ghi nhớ Hai nhân vật bổ xung cho nhau sẽ trở thành con người hoàn thiện Ghi nhớ: SGK/tr80 III. Luyện tập - Học sinh tự viết. - Giáo viên gọi hai đến ba học sinh lên bảng trình bày. - Nhận xét, đánh giá bài viết của học sinh. ở cuối đoạn trích, tác giả viết: “ Đêm đến, hai người ngủ dưới gốc cây... nghĩ tới nàng Đuyn- xi- nê- a”. Theo em, Đôn Ki-hô-tê đã nghĩ gì. Em hãy thay mặt tác giả viết tiếp những điều đó bằng một đoạn văn từ 6 đến 8 câu. * Hướng dẫn học bài - Về nhà học bài. - PBCN của em về nhân vật Đôn Ki-hô-tê ( Viết thành một đoạn văn). - Chuẩn bị bài: Tình thái từ. Ngày tháng năm 2008 Tiết 27 Tình thái từ A. Mục tiêu cần Đạt - Giúp học sinh hiểu thế nào là tình thái từ. - Giáo viên cần lưu ý học sinh cẩn trọng trong việc sử dụng tình thái từ, có ý thức sử dụng tình thái từthể hiện tính lịch sự, lễ phép trong giao tiếp tức là qua đó giáp dục văn hóa giao tiếp cho học sinh. B. Chuẩn bị - Bảng phụ. C. Tổ chức các hoạt động dạy - học. * ổn định tổ chức : * Kiểm tra bài cũ : ? Thế nào là trợ từ, thán từ? Cho ví dụ và đặt câu với chúng? *Bài mới: I. Chức năng của tình thái từ - GV yêu cầu HS đọc ví dụ trong SGK. - Thảo luận nhóm theo bàn: ? Trong ví dụ a, b, c nếu bỏ các từ in đậm thì ý nghĩa của câu có gì thay đổi? ( Thông tin, sự kiện không đổi). ? ở ví dụ d, từ “ạ” biểu thị sắc thái, tình cảm gì của người nói? GV : Những từ : “à, đi, thay, ạ” ở các ví dụ trên được gọi là tình thái từ. 1. Ví dụ: SGK 2. Nhận xét: - Vda : Nếu bỏ từ “à” -> không còn là câu nghi vấn. - VDb : Nếu bỏ từ “đi” -> không còn là câu cầu khiến. - VDc : Nếu bỏ từ “thay” -> không còn là câu cảm thán. VD d :Từ “ạ” -> thể hiện sự kính trọng, lễ phép. ? Qua đó, em hiểu thế nào là tình thái từ? ? Có những loại tình thái từ nào? Cho ví dụ minh họa? Ghi nhớ 1/tr 81 - GV đưa bảng phụ: II. Sử dụng tình thái từ 1. Ví dụ ? Các tình thái từ gạch chân dưới đây được dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau như thế nào? + Bạn chưa về à? + Mẹ mệt ạ? + Bạn giúp tôi một tay nhé! + Bác giúp cháu với ạ? =>Hỏi, thân mật. => Hỏi, kính trọng. => Cầu khiến, thân mật. => Cầu khiến, kính trọng. ? Em hãy lấy ví dụ dùng tình thái từ không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp? =>VD: Bạn chưa về ạ? ( không phù hợp). - HS thảo luận nhóm theo bàn: ? Khi sử dụng tình thái từ cần chú ý điều gì? ? Vị trí thường gặp của tình thái từ? So sánh với vị trí thường gặp của trợ từ, thán từ? - Gv khái quát nội dung bài. Ghi nhớ 2/ tr 81 ? Đặt câu với các từ : nào , đi, chứ có các từ đồng âm khác nghĩa, khác từ loại? 2. Lưu ý Cần phân biệt tình thái từ với các từ đồng âm khác nghĩa, khác từ loại. VD: Từ “nào” (tình thái từ, đại từ nghi vấn, thán từ). Từ “đi” ( tình thái từ, động từ). Từ “chứ” ( tình thái từ, quan hệ từ)... III. Luyện tập - GV hướngdẫn HS làm bài tập 1và bài tập 2. Bài 1 Câu b, c, e, i dùng tình thái từ. - GV hướng dẫn học sinh làm bài tập 4 theo nhóm hai em. Bài 2 a. chứ : nghi vấn, dùng trong trường hợp điều muốn hỏi đã ít nhiều khẳng định. b. chứ : nhấn mạnh điều vừa khẳng định, cho là không thể khác được. c. ư : hỏi, với thái độ phân vân. d.nhỉ : thái độ thân mật. e.nhé : dặn dò, thái độ thân mật. g. vậy: thái độ miễn cưỡng. h. cơ mà : thái độ thuyết phục. * Hướng dẫn học bài - Về nhà học bài. - Làm bài tập 3, 5 ở SGK trang83. - Chuẩn bị bài : Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. Ngày tháng năm 2008 Tiết 28 Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm A. Mục tiêu cần Đạt - Giúp học sinh thông qua hoạt động thực hành biết cách vận dụng sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm khi viết một đoạn văn tự sự. - Tích hợp với các văn bản đã học để thực hành viết đoạn văn cho tốt. B. Chuẩn bị - Bảng phụ. - Một số văn bản tự sự đã học. C. Tổ chức các hoạt động dạy - học. * ổn định tổ chức : * Kiểm tra bài cũ : ? Yếu tố miêu tả và biểu cảm có vai trò như thế nào trong văn bản tự sự? *Bài mới: Giới thiệu bài : ở tiết trước, các em đã được làm quen và nhận biết được sự kết hợp, đan xen các yếu tố miêu tả và biểu cảm kết hợp với kể chuyện trong một văn bản tự sự. Bài học này đi vào thực hành , luyện tập viết đoạn văn có sự kết hợp các yếu tố đó, qua đó nhằm củng cố những hiểu biết đã học, biết vận dụng để viết những đoạn văn, bài văn tự sự theo tinh thần tích hợp các kiểu phương thức biểu đạt trong một văn bản. I. Từ sự việc và nhân vật đến đoạnvăn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm. - GV cho HS ba sự việc và nhân vật : a. Chẳng may em đánh vỡ một lọ hoa đẹp. b. Em giúp môt bà cụ qua đường vào lúc đông người và nhiều xe cộ qua lại. c. Em nhận được một món quà bất ngờ nhân ngày sinh nhật hay ngày tết, lễ. ? Hãy xây dựng một đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm? ? Để xây dựng một đoạn văn tự sự có kêt hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm ta cần tuân theo những bước nào? => Cần thực hiệntheo 5 bước : - Bước 1: Lựa chọn sự việc chính. - Bước 2 : Lựa chọn ngôi kể. - Bước 3 : Xác định thứ tự kể. - Bước 4 : Xác định yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn tự sự sẽ viết. - Bước 5 : Viết thành đoạn văn kể chuyện kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm. - GV cho HS tự lựa chọn sự việc để viết thành đoạn văn tự sự có kết hợp miêu tả và biểu cảm. - Gọi 1đến 3 em đọc trước lớp. - HS nhận xét. - GV bổ xung. II. Luyện tập - GV : Cho sự việc và nhân vật : Sau khi bán chó, lão Hạc sang nhà ông giáo để báo cho ông giáo biết. Hãy đóng vai ông giáo, viết một đoạn văn kể lại giây phút lão Hạc sang báo tin bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ. - Yêu cầu HS phải tuân theo 5 bước để viết. ? Hãy so sánh với đoạn văn của Nam Cao và cho biết nhà văn đã kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm ở chỗ nào? => Nhà văn đã lồng vào đó các yếu tố miêu tả và biểu cảm rất đậm nét. Đó là việc ông tập trung miêu tả chân dung đau khổ của lão Hạc với những chi tiết rất độc đáo : nụ cười như mếu, mắt ầng ậng nước, những nếp nhăn xô lại với nhau,...Lão hu hu khóc. ? Những yếu tố miêu tả và biểu cảm đã giúp nhà văn thể hiện được điều gì? => Khắc sâu vào lòng người đọc một lão Hạc khốn khổ về hình dáng bên ngoài và sự đau đớn, quằn quại về tinh thần của một người trong giây phút ân hận, xót xa vì “già bằng này tuổi rồi còn đánh lừa một con chó”. - Cho HS trao đổi nhóm hai người và nhận xét đoạn văn mình vừa viết đã kết hợp được các yếu tố miêu tả và biểu cảm chưa. - GV gọi 2 em lên đọc đoạn văn vừa viết. - HS nhận xét. - GV bổ xung. * Hướng dẫn học bài - Về nhà học bài. - Đọc thêm hai đoạn văn ở SGK. - Viết lại đoạn văn ở phần luyện tập cho hoàn chỉnh. - Soạn bài : Chiếc lá cuối cùng.

File đính kèm:

  • docTiet 25 Danh nhau voi coi xay gio.doc