A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
I. Chuẩn:
1.Kiến thức: Sự kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự.
2. Kỹ năng:
- Thực hành sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong làm văn kể chuyện.
-Viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm có độ dài khoảng 90 chữ.
* Tích hợp KNS: Giao tiếp, tự tin trước đám đông.
3. Thái độ: HS có ý thức viết đoạn văn sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm và đặc biệt là sử dụng chúng trong bài viết số 2 sắp tới.
II. Nâng cao, mở rộng: Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn theo những yêu cầu cho trước từ đó HS biết cách viết cho bài TLV
B. CHUẨN BỊ:
* Thầy: Soạn bài, bảng phụ, hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài.
* Trò: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới theo sự hướng dẫn của GV.
C. PHƯƠNG PHÁP & KTDH: Động não, thực hành, thảo luận, viết tích cực, trình bày 1 phút.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
* Ổn định: (1')
* Kiểm tra bài cũ: (3') Tìm và đọc một đoạn văn tự sự (trong các văn bản đã học) có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm? Chỉ ra các yếu tố ấy trong đạn văn? Tác dụng?
* Triển khai bài mới:
* Khởi động: (1') Từ nội dung mà bạn vừa trình bày, chúng ta đã thấy được tác dụng của việc kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự. Bài học hôm nay giúp chúng ta rèn luyện khả năng viết đoạn văn tự sự có kết hợp miêu tả và biểu cảm.
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 10473 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 28 Luyện tập viết văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 28:
Ngày soạn: 9/10/2012
Ngày giảng: 12/10/2012
LUYỆN TẬP
VIẾT VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
I. Chuẩn:
1.Kiến thức: Sự kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự.
2. Kỹ năng:
- Thực hành sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong làm văn kể chuyện.
-Viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm có độ dài khoảng 90 chữ.
* Tích hợp KNS: Giao tiếp, tự tin trước đám đông.
3. Thái độ: HS có ý thức viết đoạn văn sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm và đặc biệt là sử dụng chúng trong bài viết số 2 sắp tới.
II. Nâng cao, mở rộng: Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn theo những yêu cầu cho trước từ đó HS biết cách viết cho bài TLV
B. CHUẨN BỊ:
* Thầy: Soạn bài, bảng phụ, hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài.
* Trò: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới theo sự hướng dẫn của GV.
C. PHƯƠNG PHÁP & KTDH: Động não, thực hành, thảo luận, viết tích cực, trình bày 1 phút.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
* Ổn định: (1')
* Kiểm tra bài cũ: (3') Tìm và đọc một đoạn văn tự sự (trong các văn bản đã học) có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm? Chỉ ra các yếu tố ấy trong đạn văn? Tác dụng?
* Triển khai bài mới:
* Khởi động: (1') Từ nội dung mà bạn vừa trình bày, chúng ta đã thấy được tác dụng của việc kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự. Bài học hôm nay giúp chúng ta rèn luyện khả năng viết đoạn văn tự sự có kết hợp miêu tả và biểu cảm.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: (15') hướng dẫn tìm hiểu sự việc, nhân vật, đoạn văn có sử dụng...
* GV gọi HS đọc những thông tin trong SGK.
? Những yếu tố cần thiết để xây dựng đoạn văn tự sự là gì?
? Yếu tố miêu tả và biểu cảm thường dùng để làm gì?
? Quy trình xây dựng một đoạn văn tự sự gồm mấy bước? Nhiệm vụ của mỗi bước là gì?
? Ở bước 1: Lựa chọn sự việc chính như thế nào? (Sự việc có đối tượng là đồ vật, con người).
? Bước 2: Có thể lựa chọn ngôi kể nào? Xưng là gì?
( Người kể ở ngôi thứ nhất: tôi, tớ...)
? Bước thứ 3 cần phải làm gì? Bố cục như thế nào?
- Thử dùng một vài lời cho đề 1? (lời mở đầu có thể là cảm tưởng, nhận xét, hành động...)
* Minh họa: Huỵch một cái, lọ hoa trên tay tôi vỡ tan khi tôi vấp ngã ngay bục cửa...
? Ở bước 4, nếu để kể việc làm vỡ lọ hoa bằng một đoạn văn, em sẽ sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm như thế nào?
- Tả trạng thái, hình ảnh lọ hoa, mảnh vỡ -> miêu tả.
- Suy nghĩ, tiếc nuối...-> biểu cảm.
? Có thể sự dụng tình thái từ ở yếu tố nào, tác dụng? (biểu cảm -> trực tiếp...)
? Ở bước cuối cùng, ta có thể sử dụng những cách trình bày nào cho đoạn văn? (Quy nạp, diễn dịch, song hành)
* HS trả lời.
* GV nhấn mạnh: Viết theo cách đã chọn, chú ý phương tiện liên kết.
I. Từ sự việc và nhân vật đến đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
1. Ví dụ:
Đề 1: Chẳng may em đánh vỡ một lọ hoa đẹp.
2. Nhận xét:
* Những yếu tố cần thiết để xây dựng đoạn văn tự sự: Sự việc được kể, người kể, ngôi kể, trình tự kể
* Yếu tố miêu tả và biểu cảm
- Miêu tả: dựng lại hình ảnh, hình dáng, kích thước, màu sắc, âm thanh, thứ tự đồ vật được sắp xếp... -> sự việc sinh động hơn.
- Biểu cảm: (trực tiếp, gián tiếp) làm cho lời văn biểu cảm hơn.
* Các bước xây dựng đoạn văn TS...:
+ Bước 1: Lựa chọn sự việc chính.
+ Bước 2: Lựa chọn ngôi kể phù hợp với câu chuyện được kể.
+ Bước 3: Xác định thứ tự kể: khởi đầu, diễn biến, kết thúc.
+ Bước 4: Xác định yếu tố miêu tả, biểu cảm phù hợp.
+ Bước 5: Viết thành đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm..
Hoạt động 2: (18') Hướng dẫn luyện tập.
* GV cho HS đọc yêu cầu bài tập 1.
? Đóng vai ông giáo và viết đoạn văn kể lại giây phút lão Hạc sang báo tin bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ.
* HS hoạt động nhóm, (sử dụng KT thực hành có hướng dẫn, viết tích cực, trình bày một phút), cử đại diện trình bày. HS nhóm khác nhận xét.
* GV đánh giá, bổ sung.
? So sánh đoạn văn trên với đoạn văn của Nam Cao để rút ra nhận xét?
* HS hoạt động nhóm, (sử dụng KT thực hành có hướng dẫn, trình bày một phút), cử đại diện trình bày. HS nhóm khác nhận xét.
* GV đánh giá, bổ sung.
II. Luyện tập:
1. Bài tâp 1:
Hôm sau, lão Hạc sang nhà tôi chơi. Vừa trông thấy tôi, lão báo ngay rằng đã bán con chó vàng đi rồi. Trông lão buồn lắm, mặc dù lão cố làm ra vẻ vui bởi lão cười như mếu và muốn khóc. Tôi ái ngại cho lão quá nên hỏi cho qua chuyện về việc bán chó, không ngờ động vào nỗi đau của lão làm lão khóc hu hu như một đứa con nít.
2. Bài tập 2: Đoạn văn đã kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm rất đậm nét. Đó là việc ông tập trung tả lại chân dung đau khổ của lão Hạc với những chi tiết độc đáo:
- Miêu tả: cố làm ra vui vẻ, cười như mếu... hu hu khóc.
- Biểu cảm: không xót xa 5 quyển sách... ái ngại cho lão Hạc, hỏi cho có chuyện.
=> Giúp Nam Cao khắc sâu vào lòng người đọc một lão Hạc khốn khổ về hình dáng bên ngoài và đặc biệt là thể hiện rất sinh động sự đau đớn, quằn quại về tinh thần của một người trong giấy phút ân hận, xót xa, day dứt...
E. TỔNG KẾT - RÚT KINH NGHIỆM: (7')
* Củngcố phần KT - KN:
- Trình bày miệng một đoạn văn kể về lớp học của em.
* HS trình bày. GV nhận xét, chốt lại nội dung bài học.
* Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài mới:
- Nắm chắc nội dung bài học, hoàn thiện lại đoạn văn.
- Chuẩn bị bài mới: Lập dàn ý cho bài văn TS kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
+ Đọc và trả lời câu hỏi SGK (mục 1T94)
+ Lập dàn ý: Văn bản Cô bé bán diêm; Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi.
* Đánh giá chung về buổi học:
……………………………………………………………………………………….
* Rút kinh nghiệm (về nghiệp vụ GV):
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- Tiet 28 Luyen tap viet doan van tu su ket hopvoi mieu ta va bieu cam.doc