Giáo án ngữ văn 8 Tiết 65- Hai chữ nước nhà

A. Mục tiêu bài học.

 Giúp học sinh cảm nhận được nội dung trữ tình yêu nước trong đoạn thơ trích: Nỗi đau mất nước và ý chí phục thù cứu nước.

 Tìm hiểu sức hấp dẫn nghệ thuật của ngòi bút Trần Tuấn Khải; cách khai thác đề tài lịch sử, sự lựa chọn thể thơ thích hợp, việc tạo dựng không khí, tâm trạng, giọng điệu thơ thống thiết

B. Chuẩn bị: Thầy soạn bài.

 Trò soạn bài theo sgk.

C. Tiến trình: Ổn định lớp.

 Kiểm tra: Học thuộc lòng và nêu nội dung bài “Muốn làm thằng cuội”

 

doc165 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3708 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án ngữ văn 8 Tiết 65- Hai chữ nước nhà, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 65. hai chữ nước nhà. A. Mục tiêu bài học. Giúp học sinh cảm nhận được nội dung trữ tình yêu nước trong đoạn thơ trích: Nỗi đau mất nước và ý chí phục thù cứu nước. Tìm hiểu sức hấp dẫn nghệ thuật của ngòi bút Trần Tuấn Khải; cách khai thác đề tài lịch sử, sự lựa chọn thể thơ thích hợp, việc tạo dựng không khí, tâm trạng, giọng điệu thơ thống thiết… B. Chuẩn bị: Thầy soạn bài. Trò soạn bài theo sgk. C. Tiến trình: ổn định lớp. Kiểm tra: Học thuộc lòng và nêu nội dung bài “Muốn làm thằng cuội” Bài mới. ? Nêu vài nét về tác giả. ? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào. ? Đọc đúng những câu cảm, thể hiện giọng điệu thống thiết, chứa nỗi đau đớn, xót xa. ? Đề bài cho em biết nội dung chính của bài là gì. ? Tác giả không trực tiếp bộc lộ cảm nghĩ mà ông biểu hiện bằng cách nào (cha nói với con). ? Bài thơ có thể chia làm mấy đoạn. ? ý mỗi đoạn nói gì. ? Nhận xét về giọng điệu bài thơ: (Tác giả chọn thể thơ lục bát rất thích hợp để diễn tả những tiếng lòng sầu thảm hay những nỗi giận dữ, oán thán -> Giọng thơ ở đây lâm li, thống thiết, nhiều lời cảm thán… ? Đọc 8 câu đầu, theo em 8 câu thơ đầu biểu hiện nội dung gì (bối cảnh không gian - hoàn cảnh và tâm trạng nhân vật). ? Cảnh tượng cuộc ra đi được miêu tả như thế nào. ? Không gian: chốn ải Bắc và cõi giời Nam (đặt trong thế tương phản) đã phản ánh trạng thái, tâm tư nào của con người. ( Cuộc chia li diễn ra ở một nơi biên giới ảm đạm, heo hút “ải bắc…chim kêu” …Đối với cuộc ra đi không có ngày trở lại của Nguyễn Phi Khanh thì đây là điểm cuối cùng để chia biệt vĩnh viễn với tổ quốc, quê hương…). ? Các chi tiết “mây sầu, gió thảm…” gợi tính chất gì của khung cảnh cuộc ra đi. ( Tâm trạng buồn thảm ấy phủ lên cảnh vật một màu tang tóc, thê lương, cảnh vật ấy lại càng như giục cơn sầu trong lòng người…) ? Khung cảnh ấy như tiếng kêu bất bình của người cha - em hiểu nỗi bất bình ấy như thế nào. ? (Giáo viên giải thích về tính “ước lệ” của ngôn ngữ thơ). ? Giữa khung cảnh ấy, hình ảnh người cha hiện lên từ những lời thơ nào. ? Em hiểu gì về hoàn cảnh của người cha qua câu thơ. (Cha bị giải sangTàu không mong ngày trở lại, con muốn đi theo phụng dưỡng cha già cho tròn đạo hiếu nhưng cha đã nén lòng mình khuyên con trở lại lo tính đền nợ nước, trả thù nhà. Cả 2 cha con đều đau đớn tột cùng - tình nhà nghĩa nước đều sâu đậm thiết tha, cha con li biệt, trong tình cảnh này: máu hoà nước mắt…) ? Em hiểu nước mắt của người cha xót thương (cho con, cho mình, cho cảnh nước mất nhà tan). ? Những điều đó giúp em hiểu gì về người cha -> Là người nặng lòng với đất nước, quê hương. ? Giáo viên: Trong hoàn cảnh và tâm trạng như thế, lời khuyên của người cha có ý nghĩa như một lời trăng trối. Nó thiêng liêng xúc động và có sức truyền cảm mạnh hơn bao giờ hết, khiến cho người nghe phải nhập tâm, khắc cốt ghi xương, ghi nhớ chẳng thể nào quên. ? Người cha nhắc đến lịch sử dân tộc trong những lời khuyên nào. ? Có thể coi mục đích của những lời khuyên này là gì (tóm tắt truyền thuyết anh hùng của dân tộc…) ? Qua các sự tích “ Giống Hồng Lạc, Giời Nam riêng một cõi, anh hùng hiệp nữ…” đã nhắc tới đặc điểm nào của dân tộc. ? TS khi khuyên con trở về tìm cách cứu nước, cứu nhà, người cha lại nhắc đến lịch sử anh hùng của dân tộc ( vì dân tộc ta có lịch sử hào hùng - vì người cha muốn khích lệ dòng máu anh hùng dân tộc ở người con). ? Điều này cho ta thấy tình cảm sâu đậm nào trong người cha. ? Sau khái quát truyền thuyết của dân tộc, tiếp theo tác giả miêu tả hoạ mất nước qua những câu thơ nào. ? Những câu thơ này tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì (miêu tả kết hợp với ẩn dụ “xương rừng, máu sông” - nối tiếp là những chi tiết khái quát “bỏ vợ, lìa con”… ? Các hình ảnh ẩn dụ, đặc tả kết hợp với các chi tiết khái quát trên gợi cảnh đất nước như thế nào. ? Ngoài nghĩa thực của đoạn thơ là tả lại cảnh thê thảm của đất nước khi giặc Minh xâm lược, người đọc có thể hiểu rộng hơn điều gì (là cảnh đất nước dưới ách thống trị của thực dân Pháp). ? Những lời thơ nào diễn tả nỗi đau thương cho dân tộc, cho người yêu nước khi đất nước bị xâm lăng. ? Đoạn thơ này tác giả dùng các biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng (tác dụng dùng từ ngữ khoa trương, ẩn dụ và các hình ảnh lớn lao kì vĩ: Đất khóc, giời than, xây khối uất…Có tác dụng diễn tả nỗi đau mất nước, mất tự do lên đến tột đỉnh, kết lại thành những cơn đau xé tâm can, những khối đau cuồn cuộn, mờ mịt như xương khói phủ kín núi non, những dòng đau cuồn cuộn vật vã như sóng nước sông Hồng. Tác giả sử dụng kết hợp nhiều biện pháp tu từ rất phù hợp với những cung bậc cảm xúc vừa đau đớn xót xa, vừa cháy bỏng căm hờn. ? Những lời thơ trên đã bộc lộ cảm xúc nào trong lòng người cha (đau xót cho cảnh mất nước - căm phẫn trước tội ác trời không dung, đất không tha của giặc Minh). ? Đây là lời của nhà thơ, lời của non nước nhắn giử, kêu gọi, thức tỉnh đồng bào hãy nhận rõ tình hình đất nước để có suy nghĩ, hành động đúng, kịp thời đứng lên cứu nước - lời kêu gọi tập trung ở 8 câu cuối. ? Những lời thơ nào diễn tả tình cảnh thực của người cha. ? Các chi tiết “tuổi già, sức yếu, bó tay, thân lươn bao quản…” cho thấy người cha trong cảnh ngộ như thế nào (bó tay - chấp nhận - đau xót -> đau cho bản thân và đau cho vận nước đang cơn bĩ cực, nhưng ông đành gửi gắm tất cả khát vọng và niềm tin vào con trai…) ? TS khi khuyên con trở về tìm cách cứu nước cứu nhà người cha lại nói tới cảnh ngộ bất lực của mình (để khích lệ con làm tiếp những điều cha chưa làm được, giúp ích cho nước nhà) ? TS trong phần kết này, người cha mong con nhớ đến “tổ tông khi trước” (một tổ tông đã vì nước gian lao vì ngọn cờ độc lập) - vì lời khuyên của người cha nhằm mục đích: ? Em thấy giọng điệu của lời khuyên như thế nào (thống thiết, chân thành) ? Từ những lời khuyên đó, em hiểu tình cảm của người cha như thế nào. ? Nêu những nét đặc sắc của nghệ thuật. ? Bài thơ là lời của ai (Nguyễn Phi Khanh dặn con là Nuyễn Trãi - cũng chính là tấm lòng của Trần Tuấn Khải). Bài thơ bộc lộ điều gì. I. Vài nét về tác giả, tác phẩm. - á Nam Trần Tuấn Khải (1895 - 1983) quê ở Mĩ Hà - Mĩ Lộc - Nam Định. - Thơ ông mang tâm sự thời thế, đất nước, dân tộc…ông thường mượn đề tài lịch sử để gửi gấm lòng yêu nước và khát vọng độc lập, tự do… - Tác giả mượn lời người cha (Nguyễn Phi Khanh) dặn dò con (Nguyễn Trãi) để gửi gắm tâm sự yêu nước của mình. II. Đọc, tìm hiểu cấu trúc. - Bài thơ trình bày cảm nghĩ của con người về đất nước mình. + Đoạn 1: Từ đầu -> cha khuyên: Nỗi lòng của người cha trong cảnh ngộ éo le, đau dớn. + Đoạn tiếp -> đó mà: Thể hiện tình hình đất nước trong cảnh đau thương, tang tóc (nước mất nhà tan). + Đoạn 3 còn lại (8 câu cuối): Thế bất lực của người cha và lời trao gửi cho con. III. Tìm hiểu văn bản: 1/ tâm trạng của người cha trong cảnh phải rời xa đất nước. a. Bối cảnh không gian: Chốn ải Bắc mây sầu ảm đạm Cõi giời Nam gió thảm đìu hiu, Bốn bề hổ thét chim kêu Đoái nom phong cảnh như kêu bất bình. - Phản ánh tâm trạng của người yêu nước buộc phải rời xa đất nước. - Buồn thảm, thê lương, làm não lòng người. - Nỗi đau của người yêu nước buộc phải rời xa đất nước, nỗi căm tức quân Minh xâm lược. - Đó là tình ảm vừa nhớ thương vừa căm phẫn nhưng bất lực … b. Hoàn cảnh và tâm trạng nhân vật: Hạt máu nóng thấm quanh hồn nước Chút thân tàn lần bước dặm khơi Trông con tầm tã châu rơi Con ơi con nhớ lấy lời cha khuyên. -> Nói lên nhiệt huyết yêu nước của người cha cùng cảnh ngộ éo le, bất lực của ông. 2/ Tâm trạng người cha khi phải rời xa đất nước? Giống Hồng Lạc hoàng thiên đã định Mấy ngàn năm suy thịnh đổi thay Giời Nam riêng một cõi này. Anh hùnh hiệp nữ xưa nay kém gì - Nòi giống cao quý, lịch sử lâu đời, nhiều anh hùng dân tộc. - Niềm tự hào dân tộc, biểu hiện của lòng yêu nước. Bốn phương khói lửa bừng bừng Xiết bao thảm hoạ xương rừng máu sông Nơi đô thị thành tung quách vỡ Chốn nhân gian bỏ vợ, lìa con -> Có giặc ngoại xâm, đất nước bị huỷ hoại -> cảnh nước mất nhà tan. Thảm vong quốc kể sao xiết kể Trông cơ đồ nhường xé tâm can Ngậm ngùi đất khóc giời than Thương tâm nòi giống lầm than nỗi này Khói Nùng Lĩnh như xây khối uất Sông hồng giang nhường vật cơn sầu -> So sánh, ẩn dụ…-> Cực tả nỗi đau mất nước thấm tận tâm can thấm đến cả trời đất, núi sông. -> Niềm xót thương vô hạn trước cảnh nước mất nhà tan, lòng căm thù giặc Minh -> cũng là biểu hiện lòng yêu nước. 3/ Tình thế của người cha và lời trao gửi cho con: Cha xót phận tuổi già sức yếu Lỡ xa cơ đành chịu bó tay Thân lươn bao quản vũng lầy -> Già yếu, bị bắt, không còn địa vị, bất lực, đó là cảnh ngộ ngặt nghèo đau đớn. -> Khích lệ con nối nghiệp vẻ vang của tổ tông. - Đặt niềm tin vào con và đất nước. - Tình yêu con hoà trong tình yêu đất nước, dân tộc. IV. Tổng kết - Nghệ thuật: ẩn dụ, hình ảnh kì vĩ, thể thơ dân tộc, nhịp thơ, câu cảm… - Nội dung: Tình yêu nước thiết tha, tự hoà dân tộc, khích lệ lòng yêu nước của mọi người. Củng cố: Đọc lại bài thơ - đọc phần ghi nhớ. Hướng dẫn về nhà: Học thuộc lòng - đọc thêm “Chiêu hồn nước” Ôn tập để chuẩn bị cho kiểm tra. D. Rút kinh nghiệm: _________________________________________ Ngày soạn: Dạy: Tiết 68. ông đồ A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh cảm nhận được tình cảnh đáng buồn của ông đồ, qua đó thấy rõ sự kết hợp của hai nguồn cảm hứng; niềm cảm thương và nỗi nhớ tiếc ngậm ngùi của tác giả trước một lớp người tài hoa, một nét văn hoá cổ truyền nay trở nên tàn tạ và đang vắng bóng. Sức truyền cảm của bài thơ thể hiện ở sự đối lập tương phản thể thơ ngũ ngôn, ngôn từ bình dị, cô đọng, chứa đựng nhiều cảm xúc. Rèn kỹ năng đọc diễn cảm thể thơ ngũ ngôn, tìm hiểu phân tích hiệu quả của biện pháp đối lập, tương phản, câu hỏi tu từ trong thơ. B. Chuẩn bị: Giáo viên soạn bài + giáo án. Học sinh đọc, chuẩn bị bài. C. Tiến trình: ổn định tổ chức lớp. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc bài thơ “ Nhớ rừng” - Thế Lữ. Bài mới. ? Nêu những hiểu biết của em về tác giả. ? Nêu xuất sứ của bài thơ, Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc bài. Nêu cách đọc, đọc mẫu 1 đoạn. ? Giải thích “ Ông đồ” -> Người dạy chữ nho xưa. ? Bài thơ có phương thức biểu đạt như thế nào. -> Biểu cảm kết hợp miêu tả tự sự. ? Bài thơ có bố cục như thế nào. ? Đọc khổ thơ 1. ? ý chính của khổ thơ này là gì. -> Giới thiệu ông đồ. ? Ông đồ thường xuất hiện vào thời điểm nào. ? Thời điểm đó có ý nghĩa gì. -> Báo hiệu mùa xuân đến, mùa đẹp, mùa vui, hạnh phúc. ? Từ “mỗi năm”, “lại thấy” diễn tả điều gì. -> Thời gian lặp lại -> Viết chữ nho đã trở thành phong tục. ? Nhận xét về phong tục đó. -> Phong tục văn hoá đẹp. ? Hình ảnh ông đồ xuất hiện giữa mùa xuân gợi lên cảnh tượng như thế nào. ? Đọc khổ thơ thứ 2, nêu ý chính. -> Ông đồ viết chữ. ? Tài viết chữ của ông được gợi tả qua các chi tiết nào. ? Em hiểu như thế nào về nét chữ của ông đồ. ? Nét chữ đó có giá trị như thế nào. -> Cao quý. ? Thái độ của mọi người đối với nét chữ của ông đồ ntn. ? Em hiểu thái độ của mọi người đối với nét chữ của ông đồ. ? Qua 2 khổ thơ em cảm nhận được ông đồ có vị trí như thế nào ở thời xưa. ? Em cảm nhận được cảm xúc của tác giả đối với ông đồ và nét văn hoá phong tục Việt Nam. ? Đọc khổ thơ thứ 3. Nêu ý chính. -> Nỗi buồn vắng khách của ông đồ. ? Nỗi buồn đó được diễn tả như thế nào. ? Nhận xét của em về hình ảnh thơ. -> Nỗi buồn tủi lan cả ra những vật vô tri, vô giác. ? Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng ở đây. Giáo viên: Thời gian cứ trôi: Một sự biến đổi lớn đã xảy ra. Ông đồ mất khách, thú chơi câu đối, chơi chữ Hán cứ giảm dần giảm dần theo mỗi năm. ? Hình ảnh ông đồ được miêu tả như thế nào. ? Nhận xét của em về hình ảnh ông đồ lúc này. Giáo viên: Giấy đỏ cả ngày, cả tuần phơi mặt ra phố hứng bụi mà chẳng 1 lần nhận lấy những những nét bút tung hoàng nên buồn bã, nhợt nhạt đi. Mực mài sẵn đã lâu không được động bút vào đã đọng thành khối. Đó là bao nỗi sầu tủi kết đọng, hoà cùng với mực mài nước mắt. Đó cũng chính là nỗi sầu tủi của giấy của mực, của nghiên, của bút và của ông đồ. ? Hai câu thơ: “ Lá vàng….bụi bay” tả cảnh hay tả tình. -> Tả cảnh ngụ tình. ? Lá vàng rơi gợi lên điều gì?. Giáo viên: Lá vàng rơi mà lại rơi trên giấy dành để viết câu đối của ông đồ. Vì ông ế khách và bỏ mặc không có nhu cầu nhặt lá vàng. Mưa bụi, mưa xuân nhè nhẹ, phân phất li ti chứ không phải mưa to gió lớn hay mưa dầm rả rích vậy mà vẫn ảm đạm lạnh lùng buốt giá. ? Đọc doạn 5 Đọc với giọng bâng khuâng, thảng thốt. ? Tác giả gọi ông đồ bằng những từ ngữ nào. ? Em có nhận xét gì về cách thay đổi, cách gọi. ? Cách mở đầu và kết thúc bài thơ có gì đặc biệt. ? Hình ảnh ông đồ trong câu thơ cuối: Giáo viên: Kết cấu đầu cuối tương ứng góp phần thể hiện chủ đề bài thơ. Tứ thơ cảnh đó - người đây thường gặp trong thơ cổ đầy gợi cảm. ? Ông đồ xưa với ông đồ già có gì khác nhau và giống nhau. ? Gợi lên điều gì trong lòng tác giả. ? “Những người muôn năm cũ” là những ai. ? Nghệ thuật gì được sử dụng trong 2 câu cuối. Giáo viên: Đây là lời tự vấn ân hận của nhà thơ là nỗi niềm thương tiếc khắc khoải của nhà thơ trước việc vắng bóng ông đồ. Nhà thơ bâng khuâng nghĩ đến những người xưa, những người cũ, những người như ông trong dòng đời hiện tại. CHTT gieo vào lòng người đọc nỗi buồn thương không dứt, nhớ tiếc không nguôi. ? Nêu ý nghĩa của việc cảm thương ấy. ? Đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ. ? Tình cảm của nhà thơ được biểu hiện như thế nào. Giáo viên: Thực tế mấy chục năm gần đây trong phong trào đổi mới toàn diện ở thủ đô Hà Nội và một số nơi khác người ta lại triển lãm thư pháp. Ngày tết lại xuất hiện các ông đồ già, các anh đồ trẻ viết chữ. I. Vài nét về tác giả - tác phẩm. 1/ Tác giả: 1913 - 1996, quê gốc Hải Dương. 2/ Tác phẩm: Viết 1936 là bài thơ nổi tiếng nhất của ông. II. Đọc, tìm hiểu văn bản. - Khổ 1, 2: Hình ảnh ông đồ xưa. - Khổ 3, 4 : Hình ảnh ông đồ hiện tại. - Khổ 5: Nỗi lòng tác giả. 1/ Hình ảnh ông đồ thời xưa. Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già -> Cảnh tượng hài hoà giữa thiên nhiên và con người có sức gợi niềm vui. Hoa tay thảo nét chữ Như phượng múa rồng bay. -> Chữ đẹp, phóng khoáng, bay bổng, sinh động, cao quý. - Bao nhiêu…..khen tài. - Quý trọng, mến mộ. -> Ông đồ được mọi người trọng vọng mến mộ, yêu quý. -> Nhà Nho được quý trọng, mến mộ. Chữ Nho là nét đẹp văn hoá dân tộc. 2/ Hình ảnh ông đồ hiện tại - Giấy đỏ buồn không thắm. - Mực đọng trong nghiên sầu. - Nghệ thuật nhân hoá. Ông đồ vẫn ngồi đấy Qua đường không ai hay -> Cô đơn, lạc lõng và trơ trọi. - Lá vàng….bụi bay. Lá vàng rơi gợi sự tàn tạ. - Ngoài trời….bay; là câu thơ tả cảnh. 3/ Nỗi lòng tác giả. - L1: Ông đồ già. - L2: Ông đồ. - L3: Ông đồ xưa. - Hình ảnh ông đồ thay đổi biến thiên theo thời gian. - Mỗi năm hoa đào nở >< năm nay đào lại nở. - Lại thấy ông đồ già >< không thấy ông đồ xưa. - Ông đồ đã hoàn toàn vắng bóng. -> Nỗi niềm nuối tiếc sâu xa. - Câu hỏi tu từ. - Chuyện ông đồ là chuyện 1 phong tục đẹp, 1 nền văn hoá bị thay đổi, giá trị bị thờ ơ. III. Tổng kết. 1. Nghệ thuật - Lãng mạn, hoài cổ, hiện thực trữ tình. - Thể thơ ngũ ngôn thích hợp với giọng điệu trầm lắng. - Kết hợp đầu cuối tương ứng. - Ngôn ngữ giản dị sâu sắc, lắng đọng. 2/ Nội dụng. - Tình cảm nhà thơ biểu hiện gián tiếp và trực tiếp trong bài. - Thể hiện niềm cảm thương của tác giả đối với một lớp người hết thời bị người đời lạnh nhạt và lãng quên. Củng cố: Đọc bài thơ. Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật. Hướng dẫn: Học kĩ bài, soạn bài “Quê hương” D. Rút kinh nghiệm: ____________________________________________ Ngày soạn: Dạy: Tiết 67 + 68 Kiểm tra tổng hợp học kỳ I A. Mục tiêu bài học. Nhằm đánh giá khả năng vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năng ở cả 3 phần: Văn. tiếng việt và tập làm văn của môn học ngữ văn trong một bài kiểm tra. Năng lực vận dụng phương thức thuyết minh hoặc phương thức tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm trong một bài viết và các kĩ năng tập làm văn nói chung để viết được một bài văn. B. Chuẩn bị: Thầy chuẩn bị đề bài + đáp án. Trò học ôn + giấy bút. C. Tiến trình: ổn định lớp. Kiểm tra giấy bút làm bài của học sinh. Bài mới. + Giáo viên quán triệt yêu cầu bài kiểm tra. + Phát đề - bao quát học sinh làm bài. Đề bài. I. Phần 1: Trắc nghiệm Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi bên dưới: “ Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi...Toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; Không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; Không bao giờ ta thương…Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ đến một cái gì, đến ai được nữa. cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỷ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận…” Câu 1: Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? A. Tức nước vỡ bờ B. Lão Hạc C. Tôi đi học D. Trong lòng mẹ Câu 2: Tác giả đoạn văn trên là ai? A. Nam Cao B. Ngô Tất Tố C. Thanh Tịnh D. Nguyên Hồng Câu 3: Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? A. Miêu tả. B. Biểu cảm. C. Tự sự. Câu 4: Đoạn văn chủ yếu nói lên điều gì về con người ông giáo? A. Bênh vực, bao che đối với hành động từ chối giúp đỡ Lão Hạc của vợ mình. B. Có thái độ sống, một cách ứng sử mang tinh thần nhân đạo đối với con người. C. Thương hại đối với Lão Hạc và những người như Lão Hạc. D. Có cái nhìn hẹp hòi đối với con người và cuộc sống nói chung. Câu 5: Câu văn có các từ gạch dưới sử dụng phép tu từ nào là chủ yếu? A. ẩn dụ. B. Nhân hoá. C. Liệt kê. D. So sánh. Câu 6: Những từ gạch dưới trong đoạn đó thuộc trường từ vựng nào? A. Trí tuệ con người. B. Tính cách cảu con người C. Tình cảm của con người. D. Năng lực của con người. Câu 7: Dấu 3 chấm được sử dụng nhiều lần trong đoạn văn trên có tác dụng gì? A. Làm giàu nhịp điệu câu văn. B. Biểu thị bộ phận chưa liệt kê hết. C. Cả A, B. Câu 8: Dấu chấm phẩy trong đoạn văn trên có công dụng gì? A. Đánh dấu ranh giới các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp. B. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp. C. Cả A, B. Câu 9: Thống kê các thán từ được sử dụng trong đoạn văn trên? Chao ôi! Câu 10: Phân tích cấu tạo ngữ pháp của các câu sau: A. Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. B. Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. C. Tôi biết vậy, nên tôi buồn chứ không nỡ giận. Câu 11: Trong câu C: “ Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn…nỡ giận” có mấy tình thái từ? A. Một. B. Hai. C. Ba. D. Bốn. Câu 12: Liệt kê các tình thái từ trong câu C ở trên: (Vậy). Câu 13: Câu C vừa nói ở trên có mấy trợ từ. A. Một. B. Hai. C. Ba. D. Bốn. Câu 14: Liệt kê trợ từ trong câu C ở trên: Chỉ (chứ). II. Phần 2: Tự luận Đề bài: Đêm giao thừa đã đến với em và gia đình như thế nào? Đáp án. Phần 1: Trắc nghiệm: - Đúng mỗi ý được 0, 25 điểm. Phần 2: Tự luận : Đạt các yêu cầu sau: * Về hình thức: - Làm hoàn chỉnh bài văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm. - Bố cục đủ, rõ ràng 3 phần, biết kết hợp các yếu tố thích hợp. - Biết dùng từ đúng, viết câu đúng ngữ pháp, tách đoạn hợp lí, hành văn lưu loát, có cảm xúc, các sự việc phải trình tự, sát thực tế. - Viết sạch, đẹp, đúng chính tả, trình bày mạch lạc… * Về nội dung: a/ Mở bài: ấn tượng chung về những đêm giao thừa đã qua, đặc biệt là đêm giao thừa vừa qua. b/ Thân bài: - Chuẩn bị đón giao thừa của gia đình và của riêng em. (quang cảnh, không khí, tâm trạng của các thành viên trong gia đình) - Phút giao thừa đến. c/ Kết bài: Nêu cảm xúc và suy nghĩ trong đêm giao thừa. 4. Củng cố: Nhận xét giờ kiểm tra - thu bài của học sinh. 5. Hướng dẫn về nhà: Tiếp tục ôn, chuẩn bị cho thi chất lượng. D. Rút kinh nghiệm: _____________________________________________ Duyệt của BGH Ngày tháng năm 200 Phan Thị Sử ______________________________________________ Ngày soạn: Dạy: Tuần 18 Tiết 69. hoạt động ngữ văn: làm thơ bảy chữ. A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh biết cách làm bài thơ 7 chữ với những yêu cầu tối thiểu: Đặt câu thơ 7 chữ, biết ngắt nhịp 4/3, biết gieo đúng vần. Tạo không khí mạnh dạn, sáng tạo, vui vẻ. B. Chuẩn bị: Thầy soạn bài. Trò đọc sgk. C. Tiến trình: ổn định lớp. Kiểm tra việc sưu tầm thơ của học sinh. Bài mới. ? Thơ 7 chữ ta phải xác định được những yếu tố nào. ? Nhắc lại bố cục của thơ 7 chữ. Thất ngôn bát cú: Đề - thực - luận - kết. Thất ngôn tứ tuyệt: Khai - thừa - chuyển - hợp. ? Nhiệm vụ của từng phần. ? Về bằng trắc, thơ 7 chữ có luật như thế nào. (lấy bài “Bánh trôi nước” để phát triển. B B B T T B B T T B B T T B T T T B B T T B B T T T B B ? Nêu cách gieo vần. ? Hãy đọc, gạch nhịp và chỉ ra các tiếng gieo vần cũng như mối quan hệ bằng trắc của 2 câu thơ kề nhau trong bài thơ sau: (Cho học sinh chép lên bảng, ghi luật bằng trắc rồi nhận xét, rút ra kết luận về Đối - Niêm). ? Học sinh đọc bài thơ. ? Hãy chỉ ra chỗ sai? Nói lý do (Lưu ý dấu câu, cách ngắt hịp, gieo vần). ? Tìm cách sửa lại cho đúng. I. Ôn tập: (xem lại bài 15: Thuyết minh thể thơ). - Số tiếng (chữ) và số dòng (câu). - Luật bằng trắc, cách ngắt nhịp và gieo vần. - Nhất, tam, ngũ bất luận (có thể bằng hay trắc tuỳ ý). - Nhị, tứ, lục phân minh (phải rõ ràng, chính xác, đúng kuật) - Câu 1 đối với câu 2. Câu 3 đói với câu 4. - Câu 1 niêm với câu 4. Câu 2 niêm với câu 3. Tiếng cuối câu 1-2-4 hoặc 1-2-4-6-8. II. Nhận diện luật thơ. a/ Chiều: - Nhịp 2/2/3. 4/3. 4/3. 4/3. - Gieo vần: Về, nghe, lê. +Đối: B - T - B Câu 1 + 2: T - B - T. Câu 3 + 4: T - B - T. B - - B. + Niêm: câu 1 + 4, câu 2 + 3. b/ Tối.: - Sau từ “mở” không dùng phẩy. - Sau từ “xanh” thành “lê”, (hoặc nhoè, khè, hoe v.v…. VD: Ngọn đèn mờ tỏ ánh xanh lè. Ngọn đèn mờ tỏ ánh vàng hoe. Ngọn đèn mờ tỏ bóng đem nhoè. Củng cố: Giáo viên khái quát toàn bài. Hướng dẫn về nhà: Tiếp tục sưu tầm và làm thơ theo yêu cầu sgk. D. Rút kinh nghiệm: _______________________________________ Ngày soạn: Dạy: Tiết 70. Hoạt động ngữ văn: làm thơ 7 chữ (tiếp). A. Mục tiêu bài học: Như tiết 69. B. Chuẩn bị: Thầy soạn bài. Trò đọc sgk, soạn. C, Tiến trình: ổn định lớp. Kiểm tra: trình bày hiểu biết của em về thể thơ 7 chữ. Bài mới. ? Hãy làm tiếp hai câu cuối theo ý mình trong hài thơ của Tú Xương mà người biên soạn đã giấu đi (phóng tác). 2 câu đó là: Chứa ai chẳng chứa, chứa thằng Cuội Tôi gớm gan cho cái chị Hằng. Có thể: Đáng cho cái tội quân lừa dối. Già khấc nhận gian vẫn gọi thằng. Hoặc: Cõi trần ai cũng chường mặt nó. Nay đến cung trăng bỡn chị Hằng. ? Làm tiếp bài thơ dang dở dưới đây cho trọn vẹn theo ý mình. Có thể: Phất phới trong lòng bao tiếng gọi. Thoảng hương lúa chín gió đồng quê. a/ - Tôi thấy người ta bảo rằng Bảo rằng thằng Cuội ở cung trăng! “Cung trăng hẳn có chị Hằng nhỉ? Có dạy cho đời bớt cuội chăng?” “ Bao giờ chúng tản lên du hí Có được vui vầy với Cuội chăng?” b/ - Vui sao ngày đã chuyển sang hè, Phượng đỏ sân trường rộn tiếng ve. “Nắng đấy ồi mưa như trút nước Bao người vẫn vội vã đi về” “ Nắng cháy hàng me lòng nuối tiếc, Hết rồi năm học bạn xa bè” c/ “Buổi học hôm nay lắm kẻ cười, Cười vì một nỗi làm thơ chơi. Làm thơ con cóc, bao người khóc Kẻ khóc, người cười thế mới vui” Củng cố: Giáo viên nhận xét diểm mạnh - yếu trong giờ học. Hướng dẫn về nhà: Tiếp tục sưu tầm và làm thơ 7 chữ. D. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: Dạy: Tiết 71. Trả bài kiểm tra tiếng việt. A. Mục tiêu bài học. Ôn tập lại những kiến thức đã học. Nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm về kết quả của bài làm. Hướng dẫn khắc phục những lỗi còn mắc. B. Chuẩn bị: Thầy chấm bài. Trò ôn lý thuyết. C. Tiến trình: ổn định lớp. Kiểm tra. Bài mới. I. Nhận xét, đánh giá chung. A. Kiến thức: - Nhiều em có cố gắng làm bài theo yêu cầu. - Tuy vậy có một số ít em chưa tập chung suy nghĩ để làm bài, còn trông bạn. - Phần phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu ghép có em còn lúng túng (không chỉ rõ các vế câu - Không hiểu phân tích cấu tạo ngữ pháp là gì) - Có em viết đoạn văn chưa đạt yêu cầu (ví dụ đoạn văn chưa hoàn chỉnh, hoặc quá dài; các ý giữa các câu văn có khi chưa khớp; các dấu câu sử dụng chưa thật thích hợp - hoặc nội dụng đoạn văn chưa hay… B. Kĩ năng: - Có em vận dụng kí thuyết vào thực hành tốt. - Nhưng cũng có em vận dụng chưa linh hoạt, còn gượng ép. C. Trình bày: - Nhiều em viết sạch, đẹp, trình bày rõ ràng, ít mắc lỗi. - Cũng có em còn gạch, xoá, tình bày luộm thuộm (một vài em v

File đính kèm:

  • docGANV 8.doc