A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:
1. Biết nhận dạng và sắp xếp ý , viết đoạn văn thuyết minh ngắn.
2. Rèn kỹ năng xác định chủ đề, sắp xếp ý và phát triển ý.
*Trọng tâm: Luyện tập
B. CHUẨN BỊ:
GV: soạn bài + bảng phụ
HS: học bài cũ+ chuẩn bị bài mới
C. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Ổn định:
2. Kiểm tra:
Thế nào là đoạn văn? Nêu các cách trình bày nội dung trong một đoạn văn? Vai trò của đoạn văn trong bài văn?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Từ mục A để GV dẫn vào bài
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 7701 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 76 Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn:
Giảng:
Tiết 76 Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
1. Biết nhận dạng và sắp xếp ý , viết đoạn văn thuyết minh ngắn.
2. Rèn kỹ năng xác định chủ đề, sắp xếp ý và phát triển ý.
*Trọng tâm: Luyện tập
B. Chuẩn bị:
GV: soạn bài + bảng phụ
HS: học bài cũ+ chuẩn bị bài mới
C. Hoạt động dạy - học
1. ổn định:
2. Kiểm tra:
Thế nào là đoạn văn? Nêu các cách trình bày nội dung trong một đoạn văn? Vai trò của đoạn văn trong bài văn?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Từ mục A để GV dẫn vào bài
Phương pháp
Nội dung
Gọi HS đọc đoạn văn a
Đoạn văn trên gồm mấy câu? ( 5 câu)
Từ nào được nhắc lại trong các câu đó?
( nước)
Từ đó có thể khái quát đoạn văn nói về vấn đề gì? Câu nào nói rõ được chủ đề đó?
Vai trò của từng câu trong đoạn văn như thế nào trong việc thể thể hiện và phát triển chủ đề?
Mối quan hệ giữa các câu như thế nào?
Đây có phải là đoạn văn tự sự, miêu tả, biểu cảm hay thuyết minh không? Vì sao?
- Không phải làđoạn văn miêu tả vì: đoạn văn không tả màu sắc,mùi vị, hình dáng chuyển vận... của nước.
- Không phải là đoạn văn kể chuyện vì: đoạn văn không kể, không thuật những chuyện về nước.
- Không phải là đoạn văn biểu cảm.Vì đạon văn không không thể hiện gì cảm xúc của người viết trực tiếp hay gián tiếp.
- Không phải là đoạn văn nghị luận. Vì đoạn văn không bàn luận, phân tích, chứng minh, giải thích vấn đềgì về nước.
Gọi HS đọc đoạn văn b
Đoạn văn có mấy câu? ( 3 câu)
Từ nào được nhắc lại trong các câu đó?
( Phạm Văn Đồng)
Từ đó có thể khái quát đoạn văn nói về vấn đề gì? Câu nào nói rõ được chủ đề đó?
Vai trò của từng câu trong đoạn văn như thế nào trong việc thể thể hiện và phát triển chủ đề?
Đây có phải là đoạn văn thuyết minh không?
Gọi HS đọc đoạn văn a
Đoạn văn thuyết minh về cái gì? ( chiếc bút bi)
Cần đạt những yêu cầu gì? Nên sắp xếp như thế nào?
Đối chiếu những tiêu chuẩn đó, đoạn văn đã mắc những lỗi gì?
Nên sửa chữa như thế nào?
Gọi HS đọc đoạn văn b
Đoạn văn thuyết minh về cái gì? (chiếc đèn bàn)
Cần đạt những yêu cầu gì? Nên sắp xếp như thế nào?
Đối chiếu những tiêu chuẩn đó, đoạn văn đã mắc những lỗi gì?
Nên sửa chữa như thế nào?
Yêucầu các HS viết
GV nhận xét và sửa chữa
Gọi HS đọc ghi nhơSGK
Viết phần mở bài hoặc kết bài cho đề văn " Giới thiệu trường em".
Yêu cầu của phần mở bài hoặc kết bài?
HS viết bài
GV gọi HS đọc- sửa chữa và ghi điểm
* GV gợi ý:
- Năm sinh, năm mất, quê quán và gia đình
- Đôi nét về quá trình hoạt động
- Vai trò cống hiến với dân tộc và thời đại.
* Yêu cầu HS viết bài
GV gợi ý:- Sách có bao nhiêu bài? Mỗi bài có mấy phần? Mỗi phần có những nội dung gì?
I. Đoạn văn trong văn bản thuyết minh
1. Nhận dạng các đoạn văn thuyết minh
a. Đoạn văn a:
* Câu 1: Giới thiệu khái quát vấn đề thiếu nước ngọt trên thế giới.
* Câu 2,3,4: Giới thiệu cụ thể những biểu hiện của việc thiếu nước
- Câu2: cung cấp thông tinvề lượng nước ngọt ít ỏi.
- Câu 3: Cho biết lượng nước ays bị ô nhiễm.
- Câu 4: Giới thiệu số người khổng lồ thiếu nước ngọt.
* Câu 5: Dự đoán tình hình thiếu nước ngọt trong tương lai.
Các câu có mối quan hệ rất chặt chẽ.
Đây là đoạn văn thuyết minh. Vì cả đoạn văn nhằm giới thiệu vấn đề thiếu nước ngọt trên thế giới hiện nay ( thuyết minh một sự việc, hiện tượng tự nhiên xã hội.)
b. Đoạn văn b
*Câu 1: Giới thiệu khái quát đồng chí Phạm Văn Đồng: vừa giới thiệu quê quán vừa khẳng định phẩm chất của ông.
* Câu 2: Giới thiệu sơ lược quá trình hoạtđộngCách mạng và những cương vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước mà Phạm Văn Đồng từng trải qua.
* Câu 3: nói về quan hệ của ông với Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
Đây là đoạn văn thuyết minh về một danh nhân theo kiểu cung cấp thông tin về các mặt hoạt động khác nhau của người đó.
2. Sửa lại cácđoạn văn thuyết minh:
* Đoạn văn a:
* Yêu cầu:
- Chủ đề
- Cấu tạo
- Công dụng
- Cách sử dụng
* Nhược điểm:
- Không rõ câu chủ đề
- Chưa có ý công dụng
- Các ý sắp xếp lộn xộn
* Sửa chữa:
Hiện nay, bút bi là loại bút thông dụng trên toàn thế giới. Bút bi khác bút mực ở chỗ là đầu ngọn bút có hòn bi nhỏ xíu. Ngoài ống nhựa có vỏ bút. Đầu bút có nắp đậy, có móc thẳngđể cài vào túi áo. Loại bút không có nắp đậy thì có lò xo và nút bấm. Khi viết người ta ấn đầucán bút làm cho ngòi bi trồi ra khiến hòn bi lăn làm mực trong ống nhựa chảy và ghi thành chữ. Khi thôi viết thì ấn nút bấmcho ngòi bi thụt vào bên trong vỏ bút. Dùng bút bi rất nhẹ nhàng, tiện lợi. Nhưng học sinh các lớp tiểu học chưa nên sử dụng vì đầu bút bi tròn, cứng và trơn nênkhó có thể luyện viết chữ nét thanh, nét đậm.
* Đoạn văn b
* Yêu cầu: công dụng, các loại , cấu tạo.
* Nhược điểm:
- Thiếu công dụng, các loại.
- Cấu tạo còn lộn xộn
* Sửa chữa:
Đèn bàn là chiếc đèn để trên bàn làm việc ban đêm. Đèn bàn có hai loại chủ yếu: đèn điện, đèn dầu. ở đây chỉ giới thiệu cấu tạo sơ lược của một kiểu đèn bàn cháy sáng bằng điện. Nếu tính từ dưới lên, từ ngoài vào trong, ta thấy: đầu tiên là đế đèn( được làm bằng khối thuỷ tinh vững chãi) có gắn công tắc để bật hay tắt đèn, tuỳ ý người sử dụng. Dây dẫn điện từ nguồn điện qua đế đèn, nối với công tắc, luồn hướng lên trong một ống thép không gỉ thẳng đứng,tới đầu ống, nối với đui đèn. Bóng đèn bàn công xuất có thể từ 25- 75 oát. Để tập trung nguồn sán,tren bóng đèn là chao đèn bằng đồng, sắt hay hợp kim( hoặc vải,lụa có khung sắt và vòng thép gắn vào bóng đèn).
3. Ghi nhớ: SGK
II. Luyện tập
1. Bài tập 1:
a. Mở bài: Giới thiệu chung về trường em( từ 1-2 câu, hấp dẫn, ấn tượng có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm)
* Ví dụ: Mời bạn đến thăm trường tôi- ngôi trường thân yêu be bé nằm giữa đồng xanh- mái nhà chung của chúng tôi.
b. Kết bài:
Trường tôi là như thế đó: giản dị, khiêm nhường mà biết bao gắn bó. Chúng tôi yêu quí ngôi trường như yêu ngôi nhà của mình. Chắc chắn những kỷ niệm về trường sẽ đi theo suốt cuộc đời.
2. Bài tập 2:Viết đoạn văn thuyết minh cho chủ đề: Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân ViệtNam.
3. Bài tập 3: Viết đoạn văn giới thiệu bố cục sách Ngữ văn 8, tập một.
4. Củng cốvà hướng dẫn
- GV hệ thống kiến thức bài
- Yêu cầu HS làm bài tập còn lại
File đính kèm:
- Tiet 76 Viet doan van trong van ban thuyet minh.doc