Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 77 Quê hương ( Tế Hanh)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:

1. Cảm nhận được vẻ đẹp tươi sáng giàu sức sống của một làng quê miền biển được miêu tả trong bài thơ và tình cảm quê hương đằm thắm của tác giả.

2. Thấy được những nét đặc sắc về NT của bài thơ.

* Trọng tâm: cảnh đoàn thuyền đi đánh cá và trở về.

B. CHUẨN BỊ:

GV: tuyển tập thơ Tế Hanh, chân dung nhà thơ, bức tranh làng chài ven biển.

HS: học bài cũ, soạn bài mới.

C. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

1. Ổn định

2. Kiểm tra:

Đọc thuộc lòng bài thơ " Nhớ rừng"

Hãy phân tích tâm trạng của con hổ trong bài thơ.

3. Bài mới

* Giới thiệu bài: Từ mục A GV dẫn vào bài

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 17987 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 77 Quê hương ( Tế Hanh), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 25/1/2008 Giảng: 28/1/2008 Tiết 77 Quê hương ( Tế Hanh) A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: 1. Cảm nhận được vẻ đẹp tươi sáng giàu sức sống của một làng quê miền biển được miêu tả trong bài thơ và tình cảm quê hương đằm thắm của tác giả. 2. Thấy được những nét đặc sắc về NT của bài thơ. * Trọng tâm: cảnh đoàn thuyền đi đánh cá và trở về. B. Chuẩn bị: GV: tuyển tập thơ Tế Hanh, chân dung nhà thơ, bức tranh làng chài ven biển. HS: học bài cũ, soạn bài mới. C. Hoạt động dạy- học 1. ổn định 2. Kiểm tra: Đọc thuộc lòng bài thơ " Nhớ rừng" Hãy phân tích tâm trạng của con hổ trong bài thơ. 3. Bài mới * Giới thiệu bài: Từ mục A GV dẫn vào bài Phương pháp Nội dung GV nêu hướng dẫn đọc Đoạn đầu giọng nhẹ nhàng, trong trẻo, tươi vui. Đoạn sau trầm lắng, suy tư. Nhịp thơ 3/2/3 3/5 GV đọc mẫu - gọi HS đọc - nhận xét ? Nêu những hiểu biết của em về tác giả? Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Lời của ai? Nhằm mục đích gì? Tìm từ địa phương và giải thích? Bài thơ có thể thơ giống với thể thơ nào? Bài thơ chia làm mấy đoạn? Nội dung chính của từng đoạn? - Tác giả đã giới thiệu về quê mình như thế nào?( vị trí, nghề nghiệp) - Em có nhận xét gì về lời giới thiệu và cách tính độ dài không gian? Gọi HS đọc đoạn 2 Người dân chài bắt đầu đi đánh cá trong khung cảnh thời gian, không gian nào? Qua các tính từ gợi tả màu sắc, tác giả đã gợi lên một khung cảnh như thế nào? Trong cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá , có những hình ảnh nào làm em chú ý hơn cả? ( Chiếc thuyền và cánh buồm) Hình ảnh chiếc thuyền được tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? " Tuấn mã" gợi lên một hình ảnh như thế nào? ( ngựa đẹp, phi nhanh) Ngoài ra em có nhận xét gì về cách dùng từ? Qua các biện pháp nghệ thuật đó, em thấy cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá như thế nào? Hai câu sau, nhà thơ đặc tả cánh buồm: So sánh "cánh buồm..." có gì độc đáo? Từ " rướn" gợi lên một tư thế như thế nào? ( mở rộng, vươn cao về phía trước) Qua sự so sánh đó, tác giả muốn khẳng định điều gì? Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở vềđược miêu tả qua nhữngcâu thơ nào? Không khí ồn ào, tấp nập đón ghe về cùng với lời cảm tạ chân thành trời đất cho thấy cuộc sống lao động ở nơi đây như thế nào? Trong niềm vui hân hoan đó, tác giả đã cảm nhận người dân chài như thế nào? Em có nhận xét gì về cách diễn đạt của từng câu thơ? Hình ảnh người dân chài hiện lên như thế nào? Hình ảnh con thuyền sau khi vật lộn với sóng gió biển khơi được hiện lên qua câu thơ nào? Đây cũng là một sáng tạo độc đáo .Vì sao? Biện pháp nghệ thuật nhân hoá giúp em cảm nhận tâm trạng làng chài sau một chuyến ra khơi như thế nào? Trong xa cách, lòng tác giả nhớ những điều gì nơi quê nhà? Điều gì làm cho tác giả nhớ nhất? Tại sao tác giả lại nhớ nhất cái mùi nồng mặn của quê hương? (Đó là mùi vị nồng nàn, đặc trưngcủa quê hương lao động: mùi nồng mặn của gió biển, của sóng biển, của muối biển.) Nỗi nhớ ấy cho ta cảm nhận gì về tấm lòng của nhà thơ? Em học tập được gì từ nghệ thuật thể hiện tình cảm quê hương từ trong bài thơ này. Bài thơ đã thể hiện tình cảm gì của nhà thơ? I. Đọc - tìm hiểu chú thích 1. Đọc 2. Chú thích a. Tác giả: - Trần Tế Hanh, sinh nam 1921 tại một làng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi. - Ông có mặt trong phong trào Thơ mới ở chặng cuối với những bài thơ mang nặng nỗi buồn và tình yêu quê hương tha thiết. b. Bài thơ * Xuất xứ: Bài thơ được sáng tác năm 1938, khi Tế hanh tròn17 tuổi, đanh học ở Huế. Xa quê, nhớ nhà, bằng một cảm xúc trong trẻo thuần khiết, ông viết bài thơ này như một kỉ niệm để dâng tặng cho quê hương. * Giải nghĩa từ: - Chim bay dọc biển đem tin cá: - Ghe: thuyền - Cánh buồm vôi: cánh buồm bằng vải màu trắng như vôi. 3.Thể thơ: tám chữ 4. Bố cục: 4 đoạn a. Đoạn 1: 2 câu đầu: giới thiệu chung về làng quê. b. Đoạn 2: 6 câu tiếp: cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá. c. Đoạn 3: 8 câu tiếp: Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về. d. Đoạn 4: 4 câu cuối: Nỗi nhớ quê hương II. Đọc - hiểu văn bản 1. Giới thiệu chung về quê hương - Nghề: chài lưới - Vị trí: nước bao vây, cách biển nửa ngày sông Lời thơ mộc mạc, giản dị và cách tính độ dài độc đáo của dân chài lưới. 2. Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá Trời trong gió nhẹ sớm mai hồng Bầu trời cao rộng, trong trẻo, nhuốm sắc hồng bình minh. Câu thơ tưởng như chẳng có gì mà dựng lên được cả không gian ban mai trên biển. Đó là thời tiết tốt đẹp, một vẻ đẹp tinh khôi, mát mẻ,dễ chịu, thoáng đãng, bao la sắc hồng của bình minh. Buổi sáng đẹp trời ấy, không chỉ báo hiệu một chuyến ra khơi yên lành mà còn hứa hẹn những mẻ cá bội thu. Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang So sánh và sử dụng một loạt các động từ ( hăng, phăng,vượt...) Cảnh ra khơi đầy khí thế hăm hở, hào hùng với một sức sống mạnh mẽ, một vẻ đẹp hùng tráng thật hấp dẫn. Bốn câu thơ vừa là phong cảnh thiên nhiên tươi sáng vừa là bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống. Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió So sánh giữa cái cụ thể và cái trừu tượng không làm cho đối tượng miêu tả cụ thể hơn mà gợi ra một vẻ đẹp bay bổng,mang ý nghĩa lớn lao. Hình ảnh cánh buồm trắng căng gió biển khơi quen thuộc bỗng trở nên lớn lao, thiêng liêng và rất thơ mộng. Đó là biểu tượng của linh hồn làng chài, một làng quê giàu sức sống , sức vươn lên. 3. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về Bức tranh lao động náo nhiệt, đầy ắp niềm vui và sự sống nhưng cũng nhiều nỗi lo toan. Câu đầu là tả thực: hình ảnh người dân chài làn da ngăm đen vì nắng gió. Câu sau là sự sáng tạo độc đáo, gợi cảm: người lao động làng chài, những đứa con của biển khơi thân hình vạm vỡ thấm đậm vị mặn mòi nồng toả vị xa xăm của biển. Hình ảnh người dân chài được miêu tả vừa chân thực vừa lãng mạn và trở nên có tầm vóc phi thường. Tác giả không chỉ nhìn thấy con thuyền đang nằm im trên bến mà còn thấy "sự mệt mỏi say sưa" của con thuyền . cùng với biện pháp nghệ thuật nhân hoá, ta cảm thấy con thuyền ấy như đang lắng nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ của mình.Con thuyền vô tri vô giác đã trở nên có hồn, một tâm hồn rất tinh tế. Đằng sau hình ảnh con thuyền là tâm trạng mãn nguyện và thư giãn của người dân chài sau một chuyến ra khơi. 4. Nỗi nhớ quê hương: - Biển - Cá - Cánh buồm - Thuyền - Mùi biển Gắn bó, thuỷ chung với quê hương cho dù xa cách. III.Tổng kết 1. Nghệ thuật: - Biểu cảm kết hợp với miêu tả. - Miêu tả thấm đẫm cảm xúc chủquan - So sánh đẹp, bay bổng, lãng mạn. - Biện pháp nhân hoá độc đáo thổi vào linh hồn sự vật khiến sự vật có một vẻ đẹp,một ý nghĩa tầm vóc bất ngờ. 2. Nội dung: Bài thơ đã nói lên nỗi nhớ làng chài, quê hươngthân yêu của nhà thơ. Đó là một làng quê lao động với những con người khoẻ mạnhvà lãng mạn, phóng khoáng. IV. Luyện tập Em thích câu thơ nào nhất ? Vì sao? 4. Củng cố và hướng dẫn: GV hệ thống kiến thức bài

File đính kèm:

  • docTiet 77 Que Huong.doc
Giáo án liên quan