Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 85 Ngắm trăng- Đi đường

* Mục đích yêu cầu: Giúp HS

- Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên dặc biệt của Bác Hồ. Dù trong hoàn cảnh tù ngục, người vẫn mở rộng tâm hồn tìm đến giao hoà với vầng trăng ngoài trời + Bài đi đường: từ việc đi đường gian lao mà nói lên bài học đường đời, bài học CM.

- Thấy được đặc sắc nghệ thuật của 2 bài thơ.

- Bồi dưỡng cho HS tìmh yêu thiên nhiên, ý chí và niềm lạc quan CM.

* Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy -học:

. Kiểm tra bài cũ.

- Đọc thuộc lòng Tức cảnh Pắc Bó

- Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Tức cảnh Pắc Bó

* Tổ chức hướng dẫn học sinh tiếp nhận kiến thức mới:

I. Đọc và tìm hiểu chú thích:

1.Tìm hiểu chung:

? Nêu những hiểu biết của em về Hồ Chí Minh

* Tác giả (chú giải-SGK):

. Giới thiệu tác giả

* Tác phẩm: Gv cho HS kể thêm một số tác phẩm của HCM

. Tìm hiểu từ khó: Hs nhắc lại nghĩa của một số từ: 1-2.

NGẮM TRĂNG

? Bài thơ làm theo thể thơ gì?

- Thể thơ tứ tuyệt

? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?

1. Hoàn cảnh sáng tác:

- Bài thơ rút trong tập NKTT, được Bác Hồ sáng tác trong nhà tù Tưởng Giới Thạch từ tháng 8-1942->9-1943

2. Đọc và tìm hiểu bài thơ:

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 6181 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 85 Ngắm trăng- Đi đường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 85: Ngắm trăng- đi đường (Hồ Chí Minh) * Mục đích yêu cầu: Giúp HS - Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên dặc biệt của Bác Hồ. Dù trong hoàn cảnh tù ngục, người vẫn mở rộng tâm hồn tìm đến giao hoà với vầng trăng ngoài trời + Bài đi đường: từ việc đi đường gian lao mà nói lên bài học đường đời, bài học CM. - Thấy được đặc sắc nghệ thuật của 2 bài thơ. - Bồi dưỡng cho HS tìmh yêu thiên nhiên, ý chí và niềm lạc quan CM. * Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy -học: . Kiểm tra bài cũ. - Đọc thuộc lòng Tức cảnh Pắc Bó - Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Tức cảnh Pắc Bó * Tổ chức hướng dẫn học sinh tiếp nhận kiến thức mới: Đọc và tìm hiểu chú thích: 1.Tìm hiểu chung: ? Nêu những hiểu biết của em về Hồ Chí Minh * Tác giả (chú giải-SGK): . Giới thiệu tác giả * Tác phẩm: Gv cho HS kể thêm một số tác phẩm của HCM . Tìm hiểu từ khó: Hs nhắc lại nghĩa của một số từ: 1-2. Ngắm trăng ? Bài thơ làm theo thể thơ gì? - Thể thơ tứ tuyệt ? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? 1. Hoàn cảnh sáng tác: - Bài thơ rút trong tập NKTT, được Bác Hồ sáng tác trong nhà tù Tưởng Giới Thạch từ tháng 8-1942->9-1943 2. Đọc và tìm hiểu bài thơ: Hoạt động của thầy và trò ? Đọc kỹ bài thơ, nhận xét về các câu thơ dịch? ? GV giải thích về hoàn cảnh ngắm trăng của thi nhân? ? Nhận xét về hoàn cảnh ngắm trăng của tác giả? (Gv nói thêm về hoàn cảnh...) Yêu cầu đạt: - Câu thứ hai không thể hiện sự xốn sang, bối rối của tác giả trước cảnh TN-> Tình yêu thiên nhiên. - Hai câu câu không thể hiện độ cấu trúc đăng đối. Vì vậy giảm đi sự truyền cảm, ngoìa ra dùng hai từ: nhòm, ngắm không chuẩn, không hay. b . Hai câu đầu: Hoàn cảnh và tâm trạng người tù: - Trong tù.... không.. không.. -> bị giam hãm trong tù ngục, là một tù nhân bị đoạ đầy, cực khỗ ... ? Tại sao Bác Hồ lại nhắc đến rượu và hoa trong hoàn cảnh này? ? Bác Hồ có tâm trạng như thế nào trước cảnh đẹp đêm trăng? ? Đọc 2 câu cuối ? Em có nhận xét gì về sự sắp xếp các từ ngữ? Sự sắp xếp đó diễn đạt điều gì? ? Bài thơ thể hiện điều gì về phẩm chất tâm hồn Bác? -> Bác nhắc đến rượu và hoa-> những thứ cần thiết để ngắm trăng-> tưởng như Bác không thể thưởng trăng một cách trọn vẹn -> Nhạy cảm với Tn-> yêu trăng. - Câu 2: Tâm trạng của Bác: Câu hỏi thể hiện sự xốn sang, bối rối rất nghệ sỹ của tác giả trước đêm trăng đẹp -> Tình yêu thiên nhiên, yêu trăng say mê, hồn nhiên của tác giả. b. Hai câu cuối: Nhân hướng song tuyền khán minh nguyệt Nguyệt tòng song khích khán thi gia -Sắp xếp từ: nhân- thi gia.. Nghệ thuật: cấu trúc đăng đối và nhân hoá -> Bác Hồ và trăng rất gắn bó, khăng khít với nhau thành tri âm, tri kỷ-> Cuộc vượt ngục về tinh thần. *Tổng kết: - Bài thơ thể hiện tình yêu TN sâu sắc, mạnh mẽ của một tâm hồn nghệ sĩ và tinh thần gang thép, phong thái ung dung, tự tại của người chiến sỹ cách mạng vĩ đại. - NT: bài thơ giản dị, sâu sắc vừa mang màu sắc cổ điển, vừa mang tư tưởng hiện đại-> chất thép trong thơ Bác. Phân tích bài thơ đi đường ? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? Đọc bài thơ Nhận xét về bản dịch và kết cấu của bài thơ? ? Câu thơ đầu mở ra ý chủ đạo của bài thơ là gì? ? Câu 2 cho ta biết vì sao đi đường lại gian lao? ? Câu 3 chuyển ý thơ như thế nào? Câu thơ diễn đạt điều gì? ? Đọc và phân tích nôi dung và nghệ thuật của câu thơ? ? Em thử hình dung hình ảnh người đi đường lúc đó? ? Nhận xét về nội dung và nghệ thuật cuả bài thơ? 1. Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ rút trong tập NKTT, được Bác Hồ sáng tác trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, Bác bị giả đi hết nhà lao này đến nhà lao khác. 2. Đọc và tìm hiểu bài thơ: - Đọc và tìm hiểu chú thích: - Bản dịch khá sát, tuy chưa giữ điệp ngữ ở câu 1, dịch chữ “ trùng san” chưa sát và thể thơ lục bát - Kết cấu bài thơ: tứ tuyệt: khai - thừa- chuyển - hợp. 3. Phân tích: Hai câu đầu: - Câu 1: điệp từ: tẩu lộ=> giọng thơ suy ngẫm=> nỗi gian lao của người đi đường, đây là suy ngẫm rút ra từ thực tế mà người đi đường trải qua. Câu thơ giản dị những suy nghĩ, cảm xúc, có ý nghĩa khái quát cao. - Câu 2 nói rõ những khó khăn nguy hiểm chồng chất triền miên mà người đi đường gặp phải. Điệp từ trùng san và từ hựu => nổi bật ý thơ-> Hình ảnh nhân vật trữ tình trên con đường Cm đầy khó khăn b. Hai câu cuối: - Câu 3 chuyển ý mọi gian lao, khó khăn đã kết thúc, lùi về phía sau, người đi đường đã lên đến đỉnh núi, lúc gian lao nhất nhưng đồng thời khó khăn vừa kết thúc=> người đi đường đã đạt tới đích. -> ý nghĩa so sánh: con đường CM, con đường đi. - Câu 4: Từ tư thế con người bị đày đoạ kiệt sức, tưởng như tuyệt vọng (đi đường bỗng trở thành du khách đang thưởng ngoại cảnh đẹp thiên nhiên. Hình ảnh người chiến sỹ đứng trên đỉnh cao vòi vọi của chiến thắng sau gian khổ. => Câu thơ diễn tả niềm hạnh phúc, sung sướng bất ngờ, của người đi đường, người CM sau khi vượt qua bao nhiêu gian khổ. c. Tổng kết: Bài thơ có hai lớp nghĩa - Nghiã đen: việc đi đường núi. - Nghĩa bóng: con đường CM, đường đời-> Bác nêu ra một chân lý, một bài học, con đường CM lâu dài, gian khổ nhưng kiên trì, bền chí vượt khó-> chiến thắng - Bài thơ thiên về suy nghĩ, triết lý nhưng như lời kể chuyện, tâm sự có sức thuyết phục bởi lời thơ giản dị mà hàm súc. * Hướng dẫn học bài: - Học thuộc lòng 2 bài thơ. Nắm vững nội dung, nghệ thuật - Soạn bài: Câu cảm thán ...................................................................................

File đính kèm:

  • docTêt 85.doc
Giáo án liên quan