A/ Mục tiêu cần đạt.
Giúp HS nắm được:
- Củng có lại về khái niệm Hành động nói.
- Phân biệt được Hành động nói trục tiếp và hành động nói gián tiếp.
- Rèn kĩ năng làm bài tập sgk.
B/ Chuẩn bị.
G/v: Bài tập, tài liệu tham khảo, bảng phụ.
H/s: sgk, sbt.
C/ Tiến trình bài dạy.
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Bài cũ: Hành động nói là gì? Một số kiểu hành động nói thường gặp?
3. Bài mới: G/v giới thiệu bài mới.
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1334 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 98 Tiếng việt Hành động nói (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy:
Tiết 98.
Tiếng Việt Hành động nói
(tiếp theo)
A/ Mục tiêu cần đạt.
Giúp HS nắm được:
- Củng có lại về khái niệm Hành động nói.
- Phân biệt được Hành động nói trục tiếp và hành động nói gián tiếp.
- Rèn kĩ năng làm bài tập sgk.
B/ Chuẩn bị.
G/v: Bài tập, tài liệu tham khảo, bảng phụ.
H/s: sgk, sbt.
C/ Tiến trình bài dạy.
1. ổn định tổ chức lớp.
2. Bài cũ: Hành động nói là gì? Một số kiểu hành động nói thường gặp?
3. Bài mới: G/v giới thiệu bài mới.
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Hướng dẫn HS nắm nội dung về cách thực hiện hành động nói.
- Yêu cầu HS đọc thông tin sgk.
- Sử dụng bảng phụ.
-Yêu cầu hs điền các câu vào các ô trống thích hợp.
? Cho biết sự giống nhau về hình thức của 5 câu trong đoạn văn?
? Cho biết trong năm câu ấy, những câu nào giống nhau về mục đích nói?
? Xác định hành động nói trong mỗi câu?
- Gọi hs trả lời, nhận xét, bổ sung.
? Dựa vào bài tập 1 hãy trình bày quan hệ giữa các kiểu câu: câu cầu khiến và câu trần thuật mà em biết?
? Cách thực hiện hành động nói là gì?
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS làm bài tập sgk.
- Yêu cầu hs đọc thông tin sgk.
? Xác định yêu cầu của bài tập 1? (Học sinh yếu)
? Tìm các câu nghi vấn trong bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn…Những câu ấy dùng để làm gì?
- Yêu cầu HS thảo luận và trả lời cá nhân.
- G/v nhận xét, bổ sung.
- Yêu cầu HS đọc và thảo luận theo nhóm, cử đại diện trình bày.
- G/v nhận xét, bổ sung.
- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi.
- G/v nhận xét. Kết luận
-Yêu cầu hs đọc thông tin sgk.
- Yêu cầu HS trả lời, nhận xét, bổ sung.
Đọc thông tin sgk.
Quan sát. Lắng nghe.
Trả lời, nhận xét, bổ sung.
Trả lời, nhận xét, bổ sung.
Trả lời thông tin sgk
Trả lời, nhận xét, bổ sung
Đoc thông tin.
Lắng nghe
Trả lời, nhận xét, bổ sung.
Đọc thông tin SGK
Trả lời, nhận xét, bổ sung.
Trả lời, nhận xét, bổ sung.
Trả lời, nhận xét, bổ sung.
Lắng nghe.
Đọc
Trả lời, nhận xét, bổ sung.
I/ Cách thực hiện hành động nói.
1. Ví dụ.
2. Nhận xét:
- Giống nhau:
+ Đều là câu trần thuật.
+ Đều kết thúc bằng dấu chấm.
- Giống nhau về mục đích nói:
+Nhóm 1: Gồm 3 câu đầu (1, 2, 3); mục đích trình bày.
+ Nhóm 2: Gồm 2 câu cuối (4, 5); mục đích cầu khiến.
* Câu trần thuật thực hiện hành động nói trình bày: Cách dùng trực tiếp.
* Câu trần thuật thực hiện hành động nói cầu khiến: Cách dùng gián tiếp.
3. Bài học: Mỗi hành động nói có thể được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động (cách dùng trực tiếp) hoặc bằng các kiểu câu khác (cách dùng gián tiếp).
II/ Luyện tập.
Bài tập 1.
TL:
- Từ xưa các bậc trung thần …không có?(Câu nghi vấn thực hiện hành động khẳng định).
- Lúc bấy giờ… được không? (Câu nghi vấn thực hiện hành động phủ định).
- Lúc bấy giờ, …. phỏng có được không? (Thực hiện hành động khẳng định).
- Vì sao vậy? (Thực hiện hành động gây sự chú ý).
- Nếu vậy, rồi đây, … trong trời đất nữa? (Thực hiện hành động phủ định.
* Như vậy, phần đầu tạo tâm thế cho các tướng sĩ nghe những lí lẽ của tac giả.
Tiếp là thuyết phục, động viên, khích lệ các tướng sĩ.
Cuối cùng là khẳng định chỉ có con đường là chiến đấu.
Bài tập 2.
TL: Tất cả các câu trên đều là câu trần thuật thực hiện hành động cầu khiến, kêu gọi.
- Cách dùng gián tiếp này tạo sự đồng cảm sâu sắc, nó khiến cho những nguyện vọng của lãnh tụ trở thành nguyện vọng của mỗi người.
Bài tập 3.
TL: các câu có mục đích cầu khiến.
- Song anh có cho….dám nói…
- Anh đã nghĩ thương em như thế hay … thì em chạy sang…
- Được, chú mày cứ nói thẳng …
- ThôI, im cái điệu…
* Nhận xét:
+ Dế Choắt yếu đuối nên cầu khiến nhã nhặn, khiêm tốn.
+ Dế Mèn ỷ thế là kẻ mạnh nên giọng điệu ngạo mạn, hách dịch.
Bài tập 4.
TL: Có thể dùng cả năm cách.
Hai cách b và e nhã nhặn lịch sự hơn.
D/ Củng cố hướng dẫn về nhà.
- Nắm được nội dung: Cách thực hiện hành động nói là gì?
Làm bài tập 4, 5 sgk.
- Chuẩn bị: Ôn tập về luận điểm.
ẹ ú é
Ngày soạn: Ngày dạy:
Tiết 99.
Tập làm văn. Ôn tập về luận điểm.
A/ Mục tiêu cần đạt.
Giúp HS nắm được:
- Nắm chắc hơn về khái niệm luận điểm.
- Thấy rõ mối quan hệ giữa luận điểm đối với đề ngị luận và giữa các luận điểm với nhau trong một bài văn nghị luận.
B/ Chuẩn bị.
G/v: Bài tập, tài liệu tham khảo, bảng phụ.
H/s: sgk, sbt.
C/ Tiến trình bài dạy.
1. ổn định tổ chức lớp.
2. Bài cũ: Luận điểm là gì?
3. Bài mới: G/v giới thiệu bài mới.
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nắm vài nét về luận điểm
- Yêu cầu HS đọc thông tin sgk.
? Luận điểm là gì?(Học sinh yếu)
? Bài tinh thần yêu nước của nhân dân ta có mấy luận điểm?
? Em có đồng ý với cách xác định luận điểm bài Chiếu dời đô không? Vì sao?
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS nắm vài nét về mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận.
- Yêu cầu HS đọc thông tin sgk.
? Vấn đề được đặt ra trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là gì?
? Có thể làm sáng tỏ điều này nếu trong bài tác giả chỉ đưa ra luận điểm “Đồng bào ta ngày nay…”
? Nếu Lí Công Uẩn vchỉ đưa ra luận điểm “các triều đại…”thì mục đích của nhà vua có thực hiện được không? Tại sao?
? Qua 2 bài tập trên em có thể rút ra kết luận gì về yêu cầu của luận điểm?
Hoạt động 3. Hướng dẫn HS nắm vài nét về mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận.
- Yêu cầu HS đọc thông tin sgk.
? Em sẽ chọn hệ thống luận điểm nào? Vì sao?
? Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận như thế nào?
Hoạt động 4. Hướng dẫn HS làm bài tập sgk.
- Yêu cầu HS tìm luận điểm trong các bài tập sgk.
Đọc thông tin sgk.
Trả lời, nhận xét, bổ sung.
Trả lời, nhận xét, bổ sung.
Trả lời thông tin sgk
Đọc thông tin.
Trả lời, nhận xét, bổ sung
Trả lời, nhận xét, bổ sung.
Lắng nghe
Đọc thông tin SGK
Trả lời, nhận xét, bổ sung.
Trả lời, nhận xét, bổ sung.
Đọc
Trả lời, nhận xét, bổ sung.
Trả lời, nhận xét, bổ sung.
Lắng nghe.
I/ Khái niệm luận điểm.
1. Luận điểm là những tư tưởng, quan điểm chủ trương cơ bản mà người viết nêu ra trong bài văn nghị luận.
2. Có 3 luận điểm trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”.
- Lịch sử nước ta….
- Đồng bào ta ngày nay….
- Bổn phận của ta…
* Đó không phải là quan điểm mà là những vấn đề nên không thể gọi là luận điểm.
II/ Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận.
1. Ví dụ.
2. Nhận xét:
- Truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước.
- Không thể không đưa như vậy vì như vậy chưa chứng minh một cách toàn diện.
* Tóm lại: Luận điểm có liên quan chặt chẽ đến vấn đề. Luận điểm giải quyết từng khía cạnh của từng vấn đề.
- Luận điểm trên chưa đủ để làm sáng tỏ vấn đề cần phải dời đô đến Đại La- người nghe chưa hiểu vì sao phải dời đô.
* Ghi nhớ: Sgk.
III/ Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận.
1. Ví dụ.
2. Nhận xét:
Hệ thống thứ nhất đạt được các điều kiện ghi trong mục: Luận điểm là hệ thống có luận điểm chính và luận điểm phụ.
* Ghi nhớ: Sgk.
IV/ Luyện tập
Bài tập 1. Luận điểm của văn bản ấy: Nguyễn Trãi là tinh hoa của đất nước, dân tộc và thời đại lúc bấy giờ.
Bài tập 2.
- Giáo dục là yếu tố quyết định đến việc điều chỉnh tốc độ gia tăng dân số, thông qua đó quyết định môi trường sống,mức sống trong tương lai.
- Giáo dục trang bị kiến thức và nhân cách trí tuệ và tâm hồn cho trẻ em hôm nay, những người sẽ làm nên thế giới ngày mai.
- Giáo dục là chìa khoá cho…
- Giáo dục là… sự tiến bộ xx hội sau này.
D/ Củng cố hướng dẫn về nhà.
Nắm được nội dung:
+ Nắm chắc hơn về khái niệm luận điểm.
+Thấy rõ mối quan hệ giữa luận điểm đối với đề ngị luận và giữa các luận điểm với nhau trong một bài văn nghị luận.
- Chuẩn bị: viết đoạn văn trình bày luận điểm.
ẹ ú é
Ngày soạn: Ngày dạy:
Tiết 100:
Tập làm văn Viết đoạn văn trình bày
luận điểm .
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh
- Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của việc trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận.
- Biết cách viết đoạn văn trình bày một luận điểm theo cách diễn dịch và quy nạp.
B. Chuẩn bị.
- G/v: Bảng phụ, tài liệu tham khảo.
- H/s: Sgk, sbt.
C. Tiến trình hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức lớp.
2. Bài cũ: ? Thế nào là luận điểm? Mối quan hệ giữa luận điểm?
3. Bài mới: G/v giới thiệu bài mới.
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nắm nội dung của cách trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận.
- Yêu cầu HS đọc thông tin sgk.(Học sinh yếu)
? Hãy tìm câu chủ đề trong mỗi đoạn văn?
? Vị trí câu chủ đề? Sự khác biệt nhau về vị trí câu chủ đề?
? Phân tích cách diễn dịch và quy nạp ở mỗi đoạn.
- GV: Luận cứ: toàn diện, đầy đủ.
Lập luận mạch lạc, chặt chẽ.
? Cách trình bày luận điểm trong đoạn văn nghị luận?
? Lập luận là gì?
(Học sinh yếu)
? Cách lập luận đoạn văn trên như thế nào?
? Nhận xét cách lập luận.
? Hãy nhận xét việc sắp xếp ý.
? Nhận xét về sự trình bày luận điểm
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS nắm nội dung và làm luyện tập.
? Hãy diễn đạt luận điểm dưới dạng ngắn gọn, sáng rõ hơn.
? Hãy tìm luận điểm của đoạn văn.
? Hãy tìm các luận cứ.
? hãy nhận xét cách sắp xếp luận cứ.
? Tìm luận cứ để làm sáng tõ luận điểm “Văn giải thích cần…”
Học sinh đọc và tìm hiểu ND
Học sinh trả lời theo chỉ định của GV
Học sinh trả lời ( HĐCN)
Học sinh trả lời( HĐCN).
HS nhắc lại khái niệm.
Đấy là đoạn văn quy nạp
HS trả lời.
HS nhận xét.
HS đọc xác định yêu cầu bài tập
HS trả lời
HS trả lời
HS suy nghĩ và trả lời
HS tìm
I/ Trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận.
1. Ví dụ.
2. Nhận xét:
a) Câu chủ đề:
- Thành Đại La là chốn hội tụ…
- Đồng bào ta ngày nay cũng…
b) Vị trí câu chủ đề:
- Câu chủ đề đạt vị trí đầu ( đoạn diễn dịch).
- Câu chủ đề đạt vị trí cuối ( đoạn quy nạp )
c) Cách lập luận theo trình tự
* Vốn là kinh đô cũ:
- Vị trí
- Thuế đất
- Dân cư
- KL: Xứng đáng là kinh đô muôn đời.
* Trình tự lập luận đoạn b:
Theo lứa tuổi, theo không gian, vị trí công tác, ngành nghề.
3. Bài học : Khi trình bày luận điểm cần chú ý:
- Thể hiện rõ ràng, cân xứng nội dung luận điểm trong câu chủ đề.
- Tìm đủ luận cứ cần thiết, tính chất lập luận một trình tự hợp lý làm nổi bật luận diểm.
- Diễn đạt trong sáng, hấp dẫn.
* Bài tập 2:
- Nhận xét:
a) Lập luận là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, hợp lý thì bài văn mới có thuyết phục.
- Cách lập luận tương phản đặt ….bên người.
b) Cách lập luận chặt chẽ có hình dung lớn đến việc chứng minh làm rõ luận điểm. “ Bản chất chó má của giai cấp địa chủ”
c) Sắp xếp các ý theo một thứ tự hợp lý nhằm làm nổi bật luận điểm.
d) Luận cứ và luận điểm được trình bày chặt chẽ và hấp dẫn. Những cụm từ….? được đặt cạnh nhau vừa làm cho đoạn văn xoáy vào chủ đề vừa khiến bản chất …. của bọn địa chủ hiện ra rõ ràng.
II/ Luyện tập:
1. Bài tập 1. Diễn đạt luận điểm dưới dạng ngắn gọn.
a/ Cần tránh lối viết dài dòng khiến người đọc khó hiểu.
b/ Nguyên Hồng thích truyền nghề cho bọn trẻ.
2. Bài tập 2. Luận điểm: “ Tế Hanh là một người tinh lắm”.
- Luận cứ: + Tế Hanh đã ghi….
+Thơ Tế Hanh….
* Các luận cứ xếp đặt theo trình tự tăng tiến. Luận cứ sau biểu hiện ở mức độ cao hơn.
3. Bài tập 4:
- Văn giải thích được viết ra nhằm làm cho người đọc hiểu.
- Giải thích càng khó hiểu thì người viết càng khó đạt mục đích.
- Ngược lại, giải thích càng dễ hiểu thì người đọc càng dễ tỉnh hội , dễ nhớ, dễ làm theo.
- Vì thế, văn giải thích phải được viết sao cho dễ hiểu.
D/ Củng cố hướng dẫn về nhà.
Nắm được nội dung:
+ Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của việc trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận.
+ Biết cách viết đoạn văn trình bày một luận điểm theo cách diễn dịch và quy nạp.
- Chuẩn bị: bàn luận về phép học (luận học pháp).
ẹ ú é
File đính kèm:
- Ngu van 8 3 cot Tuan 24 tiep theo.doc