I - Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS nắm được:
+ Kiến thức: thấy được việc hạn chế gia tăng dân số là một việc tất yếu của sự phát triển nhân loại nói chung, với dân tộc Việt Nam nói riêng từ đó góp phần mình vào việc tuyên truyền, vận động cho quốc sách của Đảng và nhà nước ta về phát triển dân số. Qua văn bản nhật dụng, củng cố thêm kiến thức văn bản nghị luận (chứng minh-giải thích).
+ Tích hợp: với TV ở bài “dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm” với tập làm văn ở “đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh”- với thực tế: hiểu biết về tình hình gia tăng dân số ở địa phương (gia đình, họ hàng, thôn, xóm, phường, xã, nơi học sinh ở)
+ Rèn kĩ năng: đọc - phân tích lập luận chứng minh - trong môn văn nhật dụng
II Chuẩn bị:
- Giáo viên làm sơ đồ hoặc mô hình hay tranh minh hoạ về bài toán cổ - phóng to bản thống kê dự báo sự phát triển của dân số thế giới từ 1950 - 2050 (tr 133).
Sưu tầm băng có hai bài hát “Thượng Đế buồn”và “lời ru buồn” của Trần Tiến.
- Học sinh tìm sưu tầm một số câu tục ngữ về sinh đẻ hoặc dân số.
III- Tiến trình lên lớp:
Hoạt động 1
1, Ổn định lớp (1)
2, Kiểm tra bài cũ (4)
Giáo viên đưa bảng phụ có câu hỏi trắc nghiệm
(?) Theo em giải pháp nào tối ưu để chống ôn dịch thuốc lá?
1. Phạt nặng những người hút thước lá trong tàu xe, nơi công cộng trong phòng họp, phòng làm việc ở cơ quan, đặc biệt là trẻ em trong trường học.
2. Cấm mua bán thuốc lá trong cả nước.
3. Cấm sản xuất thuốc lá ở các nhà máy thuốc lá, chuyển sang sản xuất mặt hàng khác.
4. Kết hợp vận động tuyên truyền không hút thuốc lá bằng nhiều hình thức với việc không nhập thuốc lá ngoại, giảm thiểu sản xuất trong nước đồng thời tăng giá cao đối với tất cả các loại thuốc lá, không dùng thuốc lá để tiếp khách trong các cơ quan, lễ cưới liên hoan, hội nghị, tổ chức “ngày toàn quốc không hút thuốc lá”
Học sinh trình bày - GV nhận xét bổ sung
22 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1372 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án ngữ văn 8 Tuần 1 Tiết 49 Bài 13 - Văn bản -Bài toán dân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Tiết 49 ngày soạn :22 /1//2007
ngày dạy:
Bài 13 - Văn bản -Bài toán dân
I - Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS nắm được:
+ Kiến thức: thấy được việc hạn chế gia tăng dân số là một việc tất yếu của sự phát triển nhân loại nói chung, với dân tộc Việt Nam nói riêng từ đó góp phần mình vào việc tuyên truyền, vận động cho quốc sách của Đảng và nhà nước ta về phát triển dân số. Qua văn bản nhật dụng, củng cố thêm kiến thức văn bản nghị luận (chứng minh-giải thích).
+ Tích hợp: với TV ở bài “dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm” với tập làm văn ở “đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh”- với thực tế: hiểu biết về tình hình gia tăng dân số ở địa phương (gia đình, họ hàng, thôn, xóm, phường, xã, nơi học sinh ở)
+ Rèn kĩ năng: đọc - phân tích lập luận chứng minh - trong môn văn nhật dụng
II Chuẩn bị:
- Giáo viên làm sơ đồ hoặc mô hình hay tranh minh hoạ về bài toán cổ - phóng to bản thống kê dự báo sự phát triển của dân số thế giới từ 1950 - 2050 (tr 133).
Sưu tầm băng có hai bài hát “Thượng Đế buồn”và “lời ru buồn” của Trần Tiến.
- Học sinh tìm sưu tầm một số câu tục ngữ về sinh đẻ hoặc dân số.
III- Tiến trình lên lớp:
Hoạt động 1
1, ổn định lớp (1’)
2, Kiểm tra bài cũ (4’)
Giáo viên đưa bảng phụ có câu hỏi trắc nghiệm
(?) Theo em giải pháp nào tối ưu để chống ôn dịch thuốc lá?
1. Phạt nặng những người hút thước lá trong tàu xe, nơi công cộng trong phòng họp, phòng làm việc ở cơ quan, đặc biệt là trẻ em trong trường học.
2. Cấm mua bán thuốc lá trong cả nước.
3. Cấm sản xuất thuốc lá ở các nhà máy thuốc lá, chuyển sang sản xuất mặt hàng khác.
4. Kết hợp vận động tuyên truyền không hút thuốc lá bằng nhiều hình thức với việc không nhập thuốc lá ngoại, giảm thiểu sản xuất trong nước đồng thời tăng giá cao đối với tất cả các loại thuốc lá, không dùng thuốc lá để tiếp khách trong các cơ quan, lễ cưới liên hoan, hội nghị, tổ chức “ngày toàn quốc không hút thuốc lá”
Học sinh trình bày - GV nhận xét bổ sung
3 Bài mới:
Hoạt động 2 (1’)
Vào bài: Hôm trước cô dăn các em về nhà sưu tầm những câu tục ngữ , ca dao nói về vấn đề sinh để của nhân dân ta cô mới các bạn hãy trình bày kết quả của mình
HS: hãy đọc những câu thành ngữ tục ngữ em đã sưu tầm về sinh đẻ, về dân số và có thể nêu ý kiến của em về những quan niệm đó đối với thời đại ngày nay? (1 HS khá trả lời)
GV: - Có nếp, có tẻ.
- Trời sinh voi, trời sinh cỏ.
- Thêm con, thêm của.
- Con đàn cháu đống…
GV: Đó là những câu tục ngữ, thành ngữ, những câu nói cửa miệng của người Việt Nam xưa phản ánh quan niệm quý người, cần người mong đẻ nhiều con trong gia đình và xã hội nông nghiệp cổ truyền. Vì những quan niệm ấy dẫn đến việc sinh đẻ tự do, vô kế hoạch khiến dân số nước ta tăng nhanh vào loại đầu bảng ở khu vực và trên thế giới dẫn đến đói nghèo, bệnh tật, lạc hậu. Một trong những quốc sách hàng đầu của Đảng và nhà nước ta là chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình và đã từ lâu chúng ta đang tìm mọi cách giải bài toán hóc búa-bài toán dân số-bài toán ấy thực chất ra sao? Bài học hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu
(GV ghi tên bài học lên bảng)
Hoạt động 3 (4’)
GV: - Tên đầy đủ của bài báo là “Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại”
- Nhóm biên soạn đã rút ngắn và chỉnh lý cho phù hợp đối tượng là HS và SGK
Hoạt động 4 (5’)
GV: Đọc rõ ràng chú ý các câu cảm (dấu !). Đọc chính xác những từ phiên âm, những con số.
* GV đọc mẫu phần mở đầu sau khi nêu yêu cầu đọc cho HS. Hai học sinh đọc phần còn lại
* Giáo viên nhận xét cách đọc.
+ Cho một em đọc phần chú thích ở SGK
GV giảng thêm:
- Chàng Ađam và nàng Eva theo Kinh thánh của đạo Thiên chúa đó là cặp vợ chồng đầu tiên trên trái đất được Chúa tạo ra sai xuống trần gian để hình thành và phát triển loài người.
- “Tồn tại hay không tồn tại” là câu độc thoại nổi tiếng của nhân vật Hămlet trong vở kịch cùng tên của Sếch-xpia (Anh).
(?) Theo em văn bản này thuộc loại văn bản nào? Đề cập đến vấn đề gì?
- Đây là văn bản nhật dụng: Nghị luận chứng minh: giải thích vấn đề về xã hội sự gia tăng dân số và hậu quả của nó.
(?) Thử tìm bố cục văn bản trên? Nêu ý chính từng phần? (chú ý phần thân bài có mấy ý? Nói rõ từng ý?)
* Mở bài: “từ đầu…sáng mắt ra”: bài toán dân số và kế hoạch hoá gia đình được đặt ra từ thời cổ đại.
* Thân bài: “Đó là câu chuyện…ô thứ 31 của bàn cờ”: => chứng minh giải thích vì sao tác giả lại “sáng mắt ra”.
+ câu chuyện nhà thông thái kén rể bằng cách ra đề toán hạt thóc.
+ giả thiết của tác giả về tốc độ phát triển của dân số loài người.
+ đối chiếu với tỷ lệ sinh con trong thực tế của phụ nữ thế giới và Việt Nam.
* Kết bài: còn lại: lời khuyến nghị khẩn thiết
Hoạt động 5 (21’)
Cho HS đọc phần mở bài. sáng mắt ra” về “bài toán dân số”
(?) Ngay từ tên văn bản và phần mở đầu tác giả đã nêu vấn đề là “bài toán dân số” và theo tác giả bài toán ấy thực ra là gì?
- Bài toán dân số thực chất là vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình.
GV: tác giả cũng như chúng ta đều nghĩ rằng vấn đề này chỉ mới đặt ra thời gian vài chục năm nay. Nhưng mở đầu tác giả đã viết :Có người cho rằng: Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại”- Nghĩa là đã có từ rất xa xưa, từ dăm bảy nghìn năm về trước. Chính bởi sự chênh lệch về thời gian quá lớn nên lúc đầu tác giả cảm thấy như thế nào? Cách nói ở đây như thế nào?
(tác giả dùng câu phủ định nhằm dụng ý gì?)
Tôi không tin
Ai mà tin được
=> cách nói phủ định tỏ ý nghi ngờ.
(?) Và ngay sau đó tác giả lại lập luận “Thế mà nghe xong câu chuyện xưa thêm chút liên tưởng” tác giả bỗng nhận ra điều gì?
- “Tôi bỗng thấy sáng mắt ra”
(?) Cụm từ sáng mắt ra nghĩa là như thế nào? Dùng cách nói gì?
- Cách nói ẩn dụ.
=> như bừng tỉnh, thức tỉnh chợt nhận ra rất rõ vấn đề.
(?) Trong đoạn văn trên nhà văn dùng biện pháp nghệ thuật nào?
- Nghệ thuật đối lập.
+ Thời gian: gần đây >< xa xưa
lúc đầu >< sau đó
+ Nhận thức: không tin >< sáng mắt ra
ai mà tin
(?) Em nhận xét cách vào đề và lập luận của tác giả ở đoạn mở bài-điều đó có tác dụng gì?
GV: đến đây chúng ta muốn được theo dõi tiếp câu chuyện gì đã khiến tác giả bừng tỉnh hiểu rõ vấn đề.
(?) Đọc thầm và tóm tắt đoạn kể về câu chuyện kén rể của nhà thông thái ? (1 học sinh khá)->hỏi luôn.
(?) Em hiểu gì về bài toán của nhà thông thái?
- Số thóc mỗi ô kế tiếp sau sẽ như thế nào?
- Số thóc ô thứ hai gấp đôi ô thứ nhất: nghĩa là ô kế tiếp sau bao giờ cũng gấp đôi số thóc ô trước đó.
GV: (đưa sơ đồ hoặc mô hình và diễn giải)
Đúng vậy! Ta tưởng như số thóc ấy là ít nhưng số thóc tăng dần theo cấp số nhân với công bội là 2 thì con số tăng đến chóng mặt, khủng khiếp:
Ô1 = 1 hạt Ô2 = 2 hạt Ô3 = 4 hạt………..Ô10 = 256 hạt…………
Đến ô 64 số thóc nhiều đến mức có thể phủ kín cả bề mặt trái đất.
(?) Có chàng trai nào đủ giàu để có thể có đủ số thóc ấy và trở thành rể nhà thông thái không?
- Tất nhiên là không
(?) Theo em tác giả đưa ra bài toán cổ như một câu chuyện ngụ ngôn đầy thông minh trí tuệ này vào bài báo nhằm mục đích gì?
- Ngoài việc gây tò mò hấp dẫn người đọc, nhà văn đưa câu chuyện này vào để so sánh với sự gia tăng dân số của loài người.
GV: tiếp đó tác giả dẫn dắt người đọc dõi theo chủ đề về dân số.
- gọi 1 HS đọc “bây giờ nếu ta…ô thứ 31 của bàn cờ” (T 130)
(?) Phần vừa đọc tác giả chuyển sang chứng minh cho sự gia tăng dân số của nhân loại bằng cách nào?
- So sánh từ thuở khai thiên lập địa đến năm 1995.
(?) Tác giả đưa ra giả thiết về sự phát triển ấy ra sao?
Khai thiên lập địa: 2 người < Năm 1995: 5,63 tỷ người.
(?) Nhận xét cách chuyển ý và dẫn dắt vấn đề của tác giả?
- Cách dẫn dắt chuyển ý rất tự nhiên khéo léo đầy sức thuyết phục.
(?) Để tăng tính thuyết phục của bài báo tác giả còn làm gì?
- Tiếp tục dẫn ra các số liệu chứng minh tỷ lệ sinh con của phụ nữ một số nước.
(?) Các số liệu ở đây ra sao? Trong đoạn này tác giả dùng nhiều loại dấu câu nào?
- Các số liệu rất cụ thể, đầy đủ, chính xác. Tác giả dùng nhiều dấu hai chấm, ngoặc đơn.
GV: Đoạn văn sử dụng nhiều dấu câu hai chấm, ngoặc đơn công dụng của chúng ta sẽ học ở bài sau.
(?) Học địa lý các em thấy những nước có tỷ lệ phụ nữ sinh con cao thường ở những châu lục nào? Các nước này có nền kinh tế như thế nào?
- Các nước có tỷ lệ phụ nữ sinh con cao đều ở hai châu lục: châu á, châu Phi. Đây là những nước còn nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển so với khu vực và trên thế giới.
(?) Có thể coi sự gia tăng dân số là nguyên nhân chính dẫn đến nghèo nàn kinh tế xã hội chậm phát triển của các nước này được không? Tại sao?
- Sự gia tăng dân số chính là nguyên nhân dẫn đến nghèo nàn chậm phát triển của mỗi quốc gia vì : đất đai không tăng mà ngày thêm cằn cỗi, tài nguyên khoáng sản dần cạn kiệt của cải lương thực làm ra chỉ tăng theo cấp số cộng nên không đủ đáp ứng cho sự phát triển quá nhanh của dân số.
(?) Không chỉ đưa ra các số liệu về sự sinh con của phụ nữ một số nước á - Phi tác giả còn đưa ra lời cảnh báo gì?
- Số người trên hành tinh năm 2015 là 7 tỷ mon men sang ô thứ 31 của bàn cờ. Em có cảm nhận gì trước những con số và lời cảnh tỉnh trên?
- Ta thấy sửng sôt, giật mình và đáng lo ngại.
(?) Có thể rút ra kết luận gì giữa sự liên quan về dân số và sự phát triển kinh tế xã hội?
GV (khaí quát): rõ ràng sự gia tăng dân số tỷ lệ thuận và đi cùng với nghèo khổ. đói rét lạc hậu và tỷ lệ nghịch với sự phát triển kinh tế, văn hoá của một quốc gia, một dân tộc, rộng hơn là cả nhân loại. Ngược lại khi kinh tế, văn hoá, giáo dục và xã hội càng kém phát triển thì càng khó khống chế được. Sự bùng nổ và gia tăng dân số là hai yếu tố tác động lẫn nhau vừa là nguyên nhân vừa là kết quả. Vậy hướng tìm ra đáp án cho bài toán hóc búa về dân số là gì? Ta sang phần kết bài:
GV gọi một HS đọc đoạn kết.
(?) Đoạn kết có 3 câu, hình thức câu đầu tiên của đoạn này là kiểu câu gì? Có tác dụng như thế nào?
- Kiểu câu cầu khiến: “đừng để mỗi con người trên trái đất chỉ còn diện tích một hạt thóc”=>lời đề nghị, yêu cầu kêu gọi khuyến cáo với mọi người.
GV: Và ngay sau đó tác giả đưa ra hướng giải quyết: “muốn thế phải góp phần làm cho chặng đường đi đến ô 64 lâu hơn”. Cách lập luận thật chặt chẽ. Cuối cùng tác giả chốt lại vấn đề bằng một câu độc thoại nổi tiếng của nhân vật Hămlet trong vở bi kịch cùng tên của nhà văn Sêch-xpia: “tồn tại hay không tồn tại”
(?) Em hiểu câu nói trên có ý nghĩa như thế nào? Đưa câu nói này vào văn bản có ý nghĩa như thế nào?
Sống hay không sống đây?
Sống hay là chết?
=>Mục đích: nhằm khẳng định đây là vấn đề sống còn của chúng ta.
GV (khái quát): Dụng ý của Thái An đưa câu độc thoại của một con người thời phục hưng với những suy tư, dằn vặt, day dứt trước khi hành động cho chúng ta thấy rõ tầm quan trọng của vấn đề và thấm thía việc kiểm soát hạn chế sự gia tăng dân số là vấn đề sống còn của một quốc gia, của mỗi gia đình, mỗi cặp vợ chồng, mỗi cá nhân. Đặc biệt là thế hệ trẻ chúng ta.
Hoạt động 6 (10’)
4, Củng cố
? Em thấy văn bản này được viết theo kiểu văn bản nào?- Văn bản nhật dụng kết hợp với tự sự và thuyết minh
?) Quan văn bản này em học tập được gì về cách lập luận của tác giả ?
+ Cách dẫn tự nhiên, khéo léo.
+ Dẫn chứng cụ thể, đầy đủ, chính xác.
+ Lập luận bằng những lý lẽ chặt chẽ logic.
=> Tạo tính thuyết phục, lôi cuốn hấp dẫn người đọc.
(?) Bài báo của Thái An mang đến bức thông điệp gì cho chúng ta?
Tác giả báo động về nguy cơ bùng nổ gia tăng dân số. Đó chính là một hiểm hoạ cần được ngăn chặn kịp thời – là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia và cả nhân loại..
? Đọc Ghi nhớ?
Cho hai HS đọc ghi nhớ SGK trang 132.
GV: tác dụng của văn bản nhật dụng là nội dung luôn gần gũi, bức thiết với cuộc sống trước mắt của mỗi con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại và để có một văn bản đi được vào lòng người mang tính thuyết phục phải vận dụng nhiều phương pháp: lập luận-tự sự-chứng minh-giải thích.
GVcó thể mở cho học sinh nghe băng nhạc 2 bài hát: “Thượng đế buồn” và “Lá diêu bông”của nhạc sĩ Trần Tiến. GV có thể hát cho học sinh nghe.
+ GV cho HS đọc lưu loát văn bản trích ở mục 1 ở phần đọc thêm “Giáo dục chìa khoá của tương lai”
(?) Con đường nào dẫn tới sự gia tăng dân số? Tại sao?
-? Biện pháp nào để việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số có hữu hiệu nhất ? Vì sao?
Chỉ có đẩy mạnh giáo dục - đó là con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số.
- Vì: sinh đẻ là quyền của phụ nữ không thể cấm đoán bằng mệnh lệnh và các biện pháp thô bạo chỉ có thể giáo dục để mọi người hiểu ra nguy cơ của sự gia tăng dân số. Điều đó luôn gắn liền với đói nghèo hay hạnh phúc.
GV: Treo bảng thống kê và dự báo sự phát triển dân số thế giới từ 1950-2050 ( bảng phụ hoặc máy chiếu)từ đó học sinh nhận thấy việc gia tăng dân số có ảnh hưởng sâu sắc tới cuộc sống của con người hiện nay
GV: Chia lớp thành 2 nhóm để thảo luận sau đó gọi đại diện nhóm trình bày
GV: nhận xét theo từng nội dung
+ Hiện tại : tuyện truyền nhắc nhở mọi người thân trong gia đình, họ hàng thực hiện tốt kế hoạch hoá gia đình.
+ tương lại: Thực hiện đúng chính sách của đảng và nhà nước ( không tảo hôn, mỗi gia đình sinh từ 1 đến 2 con, khoảng cách mỗi con là 5 năm)
5, Hướng dẫn về nhà: (1’)
- học và nắm được nội dung bài học , học tập cách thuyết minh
Chuẩn bị bài : Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
* Rút kinh nghiệm:
I Vài nét về văn bản ,tác giả tác phẩm:
- Văn bản được trích từ báo “Giáo dục và thời đại” chủ nhật số 28-1995 của tác giả Thái An.
II . Đọc và tìm hiểu chú thích và bố cục
* Đọc
* Tìm hiểu từ khó
*Bố cục
III- Đọc tìm hiểu văn bản:
Mở bài: (5phút)
Cách vào đề nhẹ nhàng, lập luận khéo léo cùng nghệ thuật đối lập tạo nên sự bất ngờ, lôi cuốn người đọc.
2. Thân bài: (chứng minh – giải thích về “bài toán dân số” )(13’)
Các số liệu rất cụ thể, đầy đủ, chính xác
- Sự gia tăng dân số chính là nguyên nhân dẫn đến nghèo nàn chậm phát triển của mỗi quốc gia
3, Kết bài: Con đường để tồn tại vầ phát triển của nhân loại (4’)
- lời đề nghị, yêu cầu kêu gọi khuyến cáo với mọi người thấy rõ tầm quan trọng của vấn đề và thấm thía việc kiểm soát hạn chế sự gia tăng dân số là vấn đề sống còn của một quốc gia, của mỗi gia đình, mỗi cặp vợ chồng, mỗi cá nhân.
IV Tổng kết (3’)
1, nghệ thuật
- Văn bản nhật dụng kết hợp với tự sự và thuyết minh
+ Cách dẫn tự nhiên, khéo léo.
+ Dẫn chứng cụ thể, đầy đủ, chính xác.
+ Lập luận bằng những lý lẽ chặt chẽ logic
2, nội dung
Tác giả báo động về nguy cơ bùng nổ gia tăng dân số. Đó chính là một hiểm hoạ cần được ngăn chặn kịp thời – là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia và cả nhân loại.
V. Luyện tập: (7’)
Bài tập 1: /132
Bài tập 2: Trong hiện tại và tương lai, em tự thấy cần phải làm gì để góp phần thực hiện tố chính sách dân số của nhà nước và ở địa phương mình
Tuần 13 Ngày soạn : 23/11/2007
Tiết 50 Ngày dạy:
Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
I mục tiêu :
- Học sinh hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm, từ đó thực hành viết văn sử dụng đúng hai loại dấu câu này.
- Rèn kĩ năng sử dụng hai loại dấu câu trên và các laọi dấu câu khác đã học .
- Giáo dục ý thức sử dụng dấu câu.
II Chuẩn bị:
1 thầy : nghiên cứu soạn bài, tìm các ví dụ có và ghi ví dụ vào giấy trong hoặc bảng phụ để phục vụ cho việc phân tích , máy chiếu
2. Trò: Học bbài cũ và chuẩn bị theo sự hướng dẫn của thầy.
III Tiến trình lên lớp
Hoạt động 1
1, ổn định lớp (1’)
2, kiểm tra 15’
a , Thế nào là câu ghép ? Hãy đặt một câu ghép với các vế câu có môi quan hệ tương phản
b, Xác định cấu tạo câu ghép sau và cho biết quan hệ ý nghĩa của các vế trong câu ghép đó?
8G : “Anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.” ( Ngô tất Tố- Tắt đèn)
8B : “Nếu con chưa đi, cụ nghị chưa giao tiền cho, u chưa có tiền nộp sưu thì không khéo thầy con sẽ chết ở đình, chứ không sống được ” ( Ngô Tất Tố- Tắt đèn)
- Yêu cầu : Học sinh nêu được khái niệm của câu ghép
+ Câu ghép là câu có từ hai cụm C - V trở nên , mỗi cụm chủ vị là một vế câu , chúng không bao chứa nhau
- Học sinh tự lấy ví dụ và phân tích rõ cấu tạo của câu.
-Anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một
C1 V1 C2 V2
cái, ngã nhào ra thềm.”
V3
Vế 1: Nguyên nhân
Vế 2: Kết quả
Nếu con chưa đi, cụ nghị chưa giao tiền cho, u chưa có tiền nộp sưu thì không khéo thầy con
C1 V1 C2 V2 C3 V3 C4
sẽ chết ở đình, chứ không sống được ”
V4 V5
+ Vế1 : Điều kiện
+ Vế 2: kết quả
3, Bài mới
Hoạt động 2 (1’)
Ngoài những dấu câu ta đã được học như : Dấu chấm, dấu hỏi châm, dấu chấm than, dấu gạch ngang, dấu phẩy …để sử dụng khi viết văn thì ta còn sử dụng nhiều loại dấu câu nữa : Dó là dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm . Vậy các dấu đó có công dụng như thế nào thì bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu ( GVghi bài lên bảng)
Hoạt động 3 (16’)
GV: Treo bảng phụ hoặc sử dụng máy chiếu chiếu các ví dụ a-b-c/SGK/134
? Đọc 3 ví dụ trên ?
? Nêu nội dung thông bào của các ví dụ trên?
- Học sinh nhìn vào ví dụ tự trình bày
?Dấu ngoặc dơn trong những ví dụ trên dùng để làm gì?
-a, Dùng để đóng khung phần giải thích cho đối tượng được nêu trong câu( học chính là những người bản xứ)
-b, Dấu ngoặc đơn dùng để đóng khung đánh dấu phần dùng để thuyết minh cho tên gọi Ba Khía
-c, Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu ( năm sinh, năm mất và tên gọi chung của miền quê lúc mới 5 tuổi gia đình nhà thơ Lí Bạch định cư,nhằm bổ sung cho rõ hơn về thân thế , quê q2uán của nhà thơ Lí Bạch)
? Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì ý nghĩa của câu có thay đổi không?
- không thay đổi
? Nhưng có thêm phần này thì ý nghĩa diễn đạt của cau văn như thế nào?
- nghĩa diễn đạt cụ thể hơn
* GV: Khái quát lại
? Vậy dấu ngoặc đơn thường dùng để làm gì?
? Đọc phần ghi nhớ SGK?
Bài tập
Máy chiếu hoặc bảng phụ chiếu bài tập 1/SGK /135?
? Hãy giải thích công dụng của dấu ngoặc đơn trong những câu sau
a, Chiều dài của cầu là 2290m ( kể cả phần cầu dẫn với 9 nhịp dài và 12 nhịp ngắn)
? Nêu nội dung thông báo của câu văn?
?Dấu ngoặc đơn trong cau văn này có tác dụng gì?
- Đánh dấu phần giải thích.
b, Để văn bản có tính liên kết, người viết ( người nói) phải làm cho nội dung của các câu, các đoạn thống nhất gắn bó chặt chẽ với nhau; đồng thời phải biết kết nối các câu, các đoạn bằng đó bằng những phương tiện ngôn ngữ( từ, câu…) thích hợp.
? Câu văn cho ta biết điều gì?
Dấu ngoặc đơn dùng để làm gì?
- Đánh dấu phần thuyết minh
GV: đây chính là yêu cầu của bài tập 1 SGK về nhà các em làm tiếp phần còn lại
Ví dụ ( Máy chiếu –hoặc bảng phụ)
Trong tất cả những cố gắng của những nhà khai hoá nhằm bồi dưỡng cho dân tộc Việt Namvà dìu dắt họ lên con đường tiến bộ (?)thì phải kể đến việc bán ruộng đi cưỡng bức(!) ( Nguyễn ái Quốc)
GV: Giới thiệu ví dụ
? Đọc ví dụ ? Dấu ngoặc dơn trong ví dụ có gì đặc biệt ?
- Dấu ngoặc đơn không dùng đóng khung từ, cụm từ mà chỉ dùng đóng khung đánh dấu dấu hỏi chấm và dấu chấm than.
? Dấu ngoặc đơn trong ví dụ có ý nghĩa, tác dụng biểu thị thái độ tình cảm gì?
- Tỏ ý hoài nghi, mỉa mai
GV: Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu dấu hỏi chấm và đánh dấu dấu chấm thanbiểu thị thái độ hoài nghi mỉa mai
Máy chiếu hoặc bảng phụ
Chiếu các ví dụ a,b,c/SGK/135?
? Đọc ví dụ ?
? Dấu hai chấm trong đoạn văn a dùng để làm gì?
-Dùng để báo trước lời thoại của dế Choắt
? Dấu hai chấm trong ví dụ b có tác dụng gì?
- Dùng để baod trước phần được diễn ra một các trực tiếp, giữ nguyên vẹn
GV: Thường dùng trong văn bản tóm tắt, văn chứng minh, văn giải thích, văn bình luận…khi đưa các dẫn chứng trực tiếp
? trong ví dụ c dấu hai chấm có ý nghĩa gì?
- dùng báo trước phần giải thích rõ sự thay đổi lớn này là gì
? Qua các ví dụ vừa tìm hiểu , em thấy dấu hai chấm dùng để làm gì?( Dấu hai chấm được dùng khi nào?)
GV: Đây chính là công dụng của dấu hai chấm
? Vậy em hiểu dấu hai chấm có công dụng như thế nào?
? Đọc phần ghi nhớ?
? Nếu ta bỏ phần sau của dấu hai chấm thì ý nghĩa của câu văn sẽ như thế nào?-
ý nghĩa câu văn thay đổi
? Vì sao?
Vì đây là phần cơ bản của câu nếu thiếu nó thì câu văn không hoàn chỉnh.
GV: Trong văn bản hành chính; Dấu hai chấm bắt buộc dùng sau các đề mục
ví dụ: Kính gửi :
Tên tôi là:
Sinh : ngày…..
Hoạt động 4 (10’)
? Đọc bài tập và nêu yêu cầu?
? muốn nói được công dụng của dấu hai chấm trong các đoạn trích đó thì em làm như thế nào?
- nắm chắc công dụng của dấu hai chấm và tìm được nội dung của câu văn hoặc đoạn văn đó- Rồi nêu công dụng của dấu câu trong từng trường hợp cụ thể
? ở trường hợp nội dung thông baod ở đây là gì?
? Dấu hai chấm trong câu này có tác dụng gì?
? Tương tự như vậy ở các trường hợp còn lại ?
Bảng phụ hoặc máy chiếu chiếu bài tập
? Đọc và nêu yêu cầu bài tập ?
? Bài tập gồm mấy yêu cầu?
? Muốn thực hiện yêu càu bài tập ta làm như thế nào?
GV: cho học sinh lược bỏ dấu hai chấm sau đó cho học sinh so sánh nhận xét nội dung thông bào và ý nghĩa sắc thái biểu cảm của câu
? ? Có thể bỏ dấu hai chấm trong đoạn văn trên được không ? Vì sao?
-có thể bỏ dấu hai chấm trong đoạn văn trên được – Nôi dung thông báo của câu văn không thay đổi –
? ý nghĩa sắc thái biểu cẩm của câu văn như thế nào?
- ý nghĩa sắc thái biểu cảm không còn nữa. tức là dụng ý muốn nhấn mạnh những đặc sắc của tiếng Việt không còn nữa
?Bài tập cho biết điều gì và yêu càu điêù gì?
Để thực hiện được yêu cầu bài tập thì em phải dựa vào đâu?
GV: Chia lớp thành nhóm thảo luận , sau đó cử đại diện nhóm trình bày kết quả
? Có thể thay thế dấu câu được không ?
Vì sao?
? Có thể thay thế được không ? Vì sao?
4, Củng cố: (1’) Đọc phần ghi nhớ của của hai mục ?
GV: Khái quát lại toàn bộ nọi dung bài học
5, hướng dẫn về nhà (1’)
Học và làm hết các bài tập còn lại
Vận dụng vào bài văn thuyết minh
- Chuẩn bị tiết 51
Gợi ý bài tập về nhà:
* Bài tập 5 : trường hợp bạn học sinh dùng “ (’’ đã đúng chưa ? Vì sao? – Dấu ngoặc đơn cũng như dấu ngoặc kép thường dùng thành cặp “( )”, cần đặt thêm một dấu ngoặc đơn nữa
Hãy xem xem phần trong ngoặc đơn là bộ phận của câu hay là từng câu độc lập . nếu là bộ phận của câu thì có thể sử dụng dấu ngoặc đơn được nhưng nếu không phải là bộ phận của câu thì không thể dùng dấu ngoặc đơn ở đây được ( bộ phận chú thúc ấy có thể là một câu hoặc cũng có thể là nhiều câu)
* Bài tập 6: Các em nên viết về các biện pháp làm giảm sự gia tằng dân số ở địa phương em Ví dụ ở địa phương đã có những chính sách gì để khuyến khích chị em sinh đẻ có kế hoạch và để mọi người nhận thức nhận thức đầy đủ về việc sinh để có kế hoạch ( tác hại , lợi ích., biện pháp cụ thể….)
* rút kinh nghiệm:
I Dấu ngoặc đơn
1, Ví dụ :
2, Kết luận :
- Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích ( chú giải, thuýêt minh, bổ sung thêm)
Chú ý: Đâylà trường hợp đặc biệt
II Dấu hai chấm
1, Ví dụ:
2, kết luận :
Dấu hai chấm dùng để :
+Đánh dấu ( báo trước) phần giải thích, thuýêt minh cho một phần trước đó ;
+ Đánh dấu( báo trước) lời dãn trực tiếp ( dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại( dùng với dấu gạch ngang)
III Luyện tập
1,Bài tập 2/SGK/136
Giải thích công dụng của dấu hai chấm trong các đoạn sau
a, Giải thích lời thách cưới của nhà gái yêu cầu quá cao nên anh con trai lão hạc không lấy được vợ
b, Đánh dấu lời thoại của dế Choắt nói với Dế mèn và phần thuyết minh cho nội dung Dế Choắt khuyên Dế mèn
c, Đánh dấu ( báo trước) phần thuýêt minh cho ý: đủ là những màu nào
2,Bài tập 3/SGK/136
Có thể bỏ dấu hai chấm trong đoạn trích sau được không? Trong đoạn trích này tác giả dùng dấu hai chấm với mục đích gì?
3, Bài tập 4/SGK/137
a, Phong Nha gồm hai bộ phận : Động khô và động nước
- Có thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn được vì cả hai trường hợp này sau phần dấu hai chấm và phần để trong ngoặc đơn đều giữc nhiệm vụ giải thích cho ý nêu ở trước nó .
- Động Phong Nhà gồm hai bộ phận( Động khô và Động nước)
b, Nếu là Phong Nha gồm: Động khô và Động nước thì trong trường hợp này không thể thay dáu ngoặc đơn cho dấu hai chấm được vì vế sau không còn là thành phần chú thích mà nó là thành phần chính của câu.
Tiết 51 Ngày soạn: 23/11/2007
Ngày dạy:
Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh
I Mục tiêu:
- Học sinh hiểu cấu tạo của đề văn thuyết minh từ đó nhận biết được yêu cầu thường có ở đề văn thuyết minh. Biết cách làm bài văn thuyết minh.
- Rèn kĩ năng tìm hiểu đề và kĩ năng kết hợp với các phương pháp làm bài văn thuyết minh có hiệu quả .
- Giáo dục ý thức phân tích đề, định hướng đúng yêu cầu của đề văn thuyết minh, ý thức tích luỹ kiến thức về nhiều mặt để làm bài thuýet minh
II Chuẩn bị :
1, Thầy: Nghiên cư
File đính kèm:
- gaio an van 8 tuan 13.doc