A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Mối nguy hại ghê ghớm toàn diện của tệ nghiện thuốc lá đối với sức khoẻ con người và đạo đức xã hội.
- Thấy được tác dụng của sự kết hợp chặt chẽ giữa hai phương thức biểu đạt lập luận và thuyết minh trong văn bản.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng đọc – hiểu ,phân tích một văn bản nhật dụng thuyết minh vấn đề khoa học xã hội bức thiết .
- Tích hợp với phần Tập làm văn để tập viết văn thuyết minh một vấn đề của đời sống xã hội.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
- GV : Soạn bài,các thông tin, tư liệu về ôn dịch thuốc lá.
- HS : học bài - chuẩn bị bài
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút )
- Văn bản “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” đã nêu ra những tác hại nào của việc sử dụng bao bì ni lông?
- Trong văn bản đó, đã kêu gọi ta vấn đề gì? Vấn đề ấy có tầm quan trong như thế nào?
(- Tính không phân hủy của pla-xtic là nguyên nhân cơ bản khiến cho việc dùng bao bì ni lông gây nguy hại đến môi trường và sức khỏe con người.
- Hạn chế dùng bao bì ni lông để giảm bớt chất thải ni lông là giải pháp hợp lí và có tính khả thi nhằm bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.
- Nhận thức về tác dụng của một hành động nhỏ, có tính khả thi trong việc bảo vệ môi trường Trái Đất)
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút
Dân gian ta có câu: “ Một điếu thuốc lào nâng cao sĩ diện”
Lễ vật đám cưới không thể thiếu điếu thuốc lá: Gặp bạn bè tay bắt mặt mừng, mời nhau điếu thuốc “Tuổi già điếu thuốc làm vui, vớ chiếc điếu cày trẻ là khoan khoái” (Thép mới) hay “Chẳng kiếp gì sung sướng nhưng có cái này là sung sướng ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc, thế là sướng.” (Nam Cao). Thế nhưng về phương diện sức khoẻ cá nhân và cộng đồng thì hút thuốc là có hại, nguy hiểm. Tính nguy hại đó như thế nào, hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung
Mục tiêu: HS nắm được những nét khái quát nhất về tác phẩm.
Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thực hành.
Thời gian: 10 phút
11 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1833 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn 8 Tuần 11 Trường THCS Nguyễn Khuyến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11
Tiết 41
Ngày soạn: 28/10/2012
Ngày dạy: 29/10/2012
ÔN DỊCH, THUỐC LÁ
( Theo Nguyễn Khắc Viện)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
Mối nguy hại ghê ghớm toàn diện của tệ nghiện thuốc lá đối với sức khoẻ con người và đạo đức xã hội.
Thấy được tác dụng của sự kết hợp chặt chẽ giữa hai phương thức biểu đạt lập luận và thuyết minh trong văn bản.
2. Kỹ năng:
Rèn kĩ năng đọc – hiểu ,phân tích một văn bản nhật dụng thuyết minh vấn đề khoa học xã hội bức thiết .
Tích hợp với phần Tập làm văn để tập viết văn thuyết minh một vấn đề của đời sống xã hội.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
- GV : Soạn bài,các thông tin, tư liệu về ôn dịch thuốc lá.
- HS : học bài - chuẩn bị bài
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút )
Văn bản “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” đã nêu ra những tác hại nào của việc sử dụng bao bì ni lông?
Trong văn bản đó, đã kêu gọi ta vấn đề gì? Vấn đề ấy có tầm quan trong như thế nào?
(- Tính không phân hủy của pla-xtic là nguyên nhân cơ bản khiến cho việc dùng bao bì ni lông gây nguy hại đến môi trường và sức khỏe con người.
- Hạn chế dùng bao bì ni lông để giảm bớt chất thải ni lông là giải pháp hợp lí và có tính khả thi nhằm bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.
- Nhận thức về tác dụng của một hành động nhỏ, có tính khả thi trong việc bảo vệ môi trường Trái Đất)
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút
Dân gian ta có câu: “ Một điếu thuốc lào nâng cao sĩ diện”
Lễ vật đám cưới không thể thiếu điếu thuốc lá: Gặp bạn bè tay bắt mặt mừng, mời nhau điếu thuốc “Tuổi già điếu thuốc làm vui, vớ chiếc điếu cày trẻ là khoan khoái” (Thép mới) hay “Chẳng kiếp gì sung sướng nhưng có cái này là sung sướng…ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc, thế là sướng.” (Nam Cao). Thế nhưng về phương diện sức khoẻ cá nhân và cộng đồng thì hút thuốc là có hại, nguy hiểm. Tính nguy hại đó như thế nào, hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung
Mục tiêu: HS nắm được những nét khái quát nhất về tác phẩm.
Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thực hành.
Thời gian: 10 phút
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
- Hướng dẫn đọc: Rõ ràng, mạch lạc, chú ý những dòng chữ in nghiêng cần đọc chậm.
- Giải nghĩa từ khó:
ôn dịch
AIDS
SARS
Phạm pháp:làm điều mà PL cấm.
HS đọc văn bản, trả lời câu hỏi
I. Tìm hiểu chung:
1. Đọc- Tìm hiểu chú thích:
Một số thuật ngữ khoa học
Việc dùng dấu phẩy ở đầu đề của văn bản có ý nghĩa gì?
Có thể sửa “Ôn dịch, thuốc lá” thành “Thuốc lá một loại ôn dịch” không? Vì sao?
Vì sao gọi văn bản này là văn bản thuyết minh?
Đây chỉ là cách nói nhấn mạnh để làm nổi bật ý của đầu đề bài viết. Nhờ dấu phẩy ngắt ở giữa mà cả hai từ ôn dịch và thuốc lá đều được nổi bật và khắc sâu hơn vào cảm nhận người đọc.
Không - tính biểu cảm giảm. Thái độ, gây chú ý
Tri thức về tác hại của thuốc lá. Lời văn chính xác cô đọng, chặt chẽ.
2. Kiểu văn bản:
“Ôn dịch, thuốc lá” thuộc kiểu văn bản nhật dụng đề cập đến vấn đề xã hội có nhiều tác hại. Nhan đề văn bản thể hiện quan điểm, thái độ đánh giá đối với tệ nạn hút thuốc lá.
Ta có thể chia văn bản này thành mấy phần? Mỗi phần từ đâu đến đâu? ý của từng phần?
- Từ đầu -> cả AIDS: Thông báo về nạn dịch thuốc lá.
- Tiếp -> phạm pháp: Tác hại của thuốc lá.
- Còn lại: Kiến nghị chống thuốc lá.
3. Bố cuc :
Hoạt động 3: Đọc- hiểu văn bản
Mục tiêu: HS nắm được những nét nghệ thuật tiêu biểu và nội dung chính của văn bản.
Phương pháp: Vấn đáp tìm tòi; thuyết trình; kĩ thuật động não.
Thời gian: 25 phút.
Theo dõi phần mở bài và cho biết những tin tức nào được thông báo trong phần này ?
Trong đó thông tin nào được nêu thành chủ đề của văn bản này?
Có những ôn dịch mới xuất hiện vào cuối thế kỉ này, đặc biệt là nạn AIDS và ôn dịch thuốc lá.
II. Đọc-hiểu văn bản:
1. Thông báo về nạn dịch thuốc lá:
Thuốc lá đe doạ sức khoẻ và tính mạng của loài người.
Em có nhận xét về đặc điểm lời văn thuyết minh trong các thông tin này?
Thuyết trình: Tác giả nói đến các nạn dịch nguy hiểm khác như thổ tả, dịch hạch, đại dịch AIDS, SARS cuối cùng nhắc đến ôn dịch thuốc lá -> nhằm nhấn mạnh sự nguy hiểm của nó đối với sức khoẻ con người. Đồng thời để nói đến sự nguy hiểm ấy, tác giả còn dẫn lời của Trần Hưng đạo -> sự nguy hiểm đáng sợ của thuốc lá.
HS: Trao đổi, trình bày
So sánh => Lời thông báo ngắn gọn, chính xác, nhấn mạnh hiểm hoạ của nạn dịch này.
GV chuyển ý sang mục 2:
Phần thân bài sử dụng phương thức gì để nói về tác hại của thuốc lá?
Tác hại của thuốc lá được thuyết minh trên những phương diện nào?
Hãy xác định các đoạn văn thuyết minh cho từng phương diện đó?
HS: thuyết minh - trình bày.
HS: Sức khoẻ, lối sống, đạo đức cá nhân và cộng đồng.
HS: Tìm đoạn văn.
2. Tác hại của thuốc lá:
Sự huỷ hoại của thuốc lá đến sức khoẻ của con người được phân tích trên những chứng cớ nào?
a. Sức khoẻ:
- Khói thuốc lá có nhiều chất độc thấm vào trong cơ thể người hút.
- Đầu độc mọi người xung quanh.
Những tư liệu thuyết minh này cho thấy mức độ tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ con người như thế nào?
Huỷ hoại nghiêm trọng sức khoẻ của con người và là nguyên nhân gây ra những cái chết .
-> Huỷ hoại nghiêm trọng sức khoẻ.
=> Là nguyên nhân của những cái chết .
Nhận xét của em về các chứng cớ mà tác giả dùng để thuyết minh đoạn này?
GV:.
LHGD: Em suy nghĩ gì về những tri thức mà văn bản đã cung cấp cho ta?
MR: Theo báo cáo của Bộ Y tế, tổ chức Y tế thế giới, trên thế giới có 5 triệu người chết do hút thuốc lá . Dự báo năm 2020 có khoảng 10 triệu người chết vì lí do này.
=> Chứng cứ khoa học + số liệu thống kê => thuyết phục.
Những thông tin về ảnh hưởng xấu của thuốc lá đến đạo đức của con người được thuyết minh như thế nào?
Tỉ lệ thanh niên VN hút thuốc ngang với thanh niên Châu Âu, Châu Mĩ -> Sinh ra trộm cắp, nghiện ma tuý.
b. Lối sống đạo đức :
Tác giả đã sử dụng phương pháp so sánh như thế nào? Với dụng ý gì?
So sánh:
Mĩ :1 đôla mua -> một bao 555.
VN:15000 mua -> một bao 555.
è Đua đòi hút thuốc ở nước nghèo đánh vào túi tiền -> sinh ra các tệ nạn xã hội khác.
Qua đó , ta thấy được tác hại to lớn của thuốc đối với đạo đức của con người?
Thuốc lá là một thứ độc hại ghê gớm đối với sức khoẻ cá nhân và cộng đồng. Có thể huỷ hoại nhân cách con người đặc biệt là thanh thiếu niên.
Từ toàn bộ những thông tin trên, em hiểu gì về thuốc lá?
LH-GD: Tình hình tệ nạn hút thuốc lá ở lớp, trường và địa phương em?
Huỷ hoại lối sống nhân cách người Việt Nam, dẫn đến cái xấu.
Phần cuối cung cấp thông tin về vấn đề gì?
- Em hiểu như thế nào là chiến dịch và chiến dịch chống thuốc lá?
(Tập trung khẩn trương huy động những lực lượng trong thời gian ngắn nhằm thực hiện mục đích nhất định
3. Kiến nghị chống thuốc lá:
Chiến dịch chống thuốc lá
Trong số những thông tin về chiến dịch chống thuốc lá em chú ý đến thông tin nào? Vì sao?
Tác giả là bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, một nhà khoa học nổi tiếng -> vai trò nhà khoa học trong đời sống hiện đại (Thông tin kịp thời chính xác dịch bệnh cho cộng đồng để có biện pháp phòng ngừa)
Thái độ tác giả cổ vũ chiến dịch tin ở sự chiến thắng
Hoạt động 4: Tổng kết
Mục tiêu: Hs nắm được nghệ thuật đã sử dụng trong văn bản đồng thời biết về ý nghĩa văn bản thông qua tác phẩm
Phương pháp: Vấn đáp,thuyết trình,…
Thời gian: 5 phút
Em có nhận xét gì về hình thức văn bản?
HS trả lời
III. Tổng kết :
1.Hình thức:
- Kết hợp lập luận chặt chẽ, dẫn chứng sinh động với thuyết minh cụ thể, phân tích trên cơ sở khoa học.
- Sử dụng thủ pháp so sánh để thuyết minh một cách thuyết phục một vấn đề y học liên quan đến tệ nạn xã hội.
Hãy nêu ý nghĩa văn bản?
HS trả lời
2. Ý nghĩa văn bản:
Với những phân tích khoa học, tác giả đã chỉ ra tác hại của việc hút thuốc lá đối với đời sống con người, từ đó phê phán, kêu gọi mọi người ngăn ngừa tệ nạn hút thuốc lá.
Hoạt động 5: Hướng dẫn tự học
Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
Thời gian: 5 phút.
Bài vừa học:
Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về tác hại của tệ nghiện hút thuốc lá và khói thuốc lá đối với sức khỏe con người và cộng đồng.
b. Bài sắp học: “Câu ghép” (TT)
Tiết 42
Ngày soạn: 28/10/2012
Ngày dạy: 30/10/2012
CÂU GHÉP ( tt )
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép.
- Cách thể hiện quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép.
2. Kỹ năng:
Xác định được quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp.
Tạo lập tương đối thành thạo câu ghép phù hợp với y/cầu giao tiếp.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
GV: giáo án, bảng phụ
HS: Học bài , chuẩn bị bài.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút )
Nêu đặc điểm và cách nối các vế của câu ghép?
( -Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C - V này được gọi là một vế câu.
-Các vế của câu ghép được nối với nhau bằng hai cách:
+Dùng từ nối ( quan hệ từ, cặp quan hệ từ, cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ thường đi đôi với nhau );
+Không dùng từ nối: theo cách này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm. )
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút
Từ việc kiểm tra bài cũà Câu ghép.
Hoạt động 2: Quan hÖ ý nghÜa gi÷a c¸c vÕ c©u của câu ghép
Mục tiêu: HS hiểu được các vế của câu ghép có mối quan hệ mật thiết với nhau về ý nghĩa: Các quan hệ nguyên nhân, điều kiện, tương phản, tăng tiến, lựa chọn, bổ sung, tiếp nối, đồng thời, giải thích…Được đánh dấu bằng các quan hệ từ hoặc cặp từ hô ứng..
Phương pháp: Vấn đáp gợi tìm, thảo luận nhóm, thuyết trình.
Thời gian: 15 phút
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Xét ví dụ
Giáo viên cho học sinh phân tích cấu trúc câu, xác định vế câu
- Xác định và gọi tên quan hệ về ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép?
- Mỗi vế câu biểu thị ý nghĩa gì?
HS trả lời
I. Quan hÖ ý nghÜa gi÷a c¸c vÕ c©u:
1. Ví dụ:
VD1:
- Vế A: Có lẽ Tiếng Việt chúng ta đẹp
-Vế B (bởi vì) tâm hồn người Việt Nam chúng ta đẹp, ( bởi vì ) đời sống…
Vế A: Khẳng định
Vế B: Ý nghĩa giải thích
- Quan hệ ý nghĩa: nguyên nhân- kết quả
Phân tích cấu tạo của từng ví dụ và chỉ ra quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu.
GV nhận xét – cho điểm.
HS trả lời
VD2: Nếu trời mưa to thì khu phố này chắc chắn sẽ bị ngập nước.
à Quan hệ điều kiện ( giả thiết)
VD3 : Nó học giỏi còn tôi học kém.
à Quan hệ tương phản
VD4: Trời càng mưa to, đường càng ngập nước.
à Quan hệ tăng tiến
VD5: Mình đọc hay tôi đọc?
à Quan hệ lựa chọn
VD6: Nó không những học giỏi mà nó còn hát hay.
à Quan hệ bổ sung
VD7: Tôi ăn cơm xong, rồi tôi đi học.
à Quan hệ nối tiếp
VD8: Trong khi chị nấu cơm thì em rửa bát.
à Quan hệ đồng thời
VD9: Mọi người im lặng : chủ toạ bắt đầu phát biểu.
à Quan hệ giải thích
Từ những ví dụ trên, em rút ra được điều gì trong mối quan hệ của từng vế?
HS trả lời
2. Kết luận:
- Các vế của một câu ghép có quan hệ ý nghĩa mật thiết với nhau. Đó có thể là quan hệ nguyên nhân, điều kiện (giả thiết), tương phản, tăng tiến, lựa chọn, bổ sung, nối tiếp, đồng thời, giải thích…
- Mối quan hệ giữa các vế câu ghép được nối với nhau bằng quan hệ từ hoặc cặp từ hô ứng.
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu: : Nhận biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép, các quan hệ từ nối các vế của câu ghép. Phân tích sự cần thiết phải sử dụng câu ghép trong văn cảnh. Viết đoạn văn có sử dung câu ghép.Tìm câu ghép trong văn bản và nhận xét cách nối các vế câu. Đặt câu ghép với các từ nối cho trước. Chuyển đổi câu ghép theo yêu cầu.
Phương pháp: Phân tích mẫu, thực hành, hoạt động nhóm. Kĩ thuật động não
Thời gian: 20 phút
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc ví dụ
Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu?
Mỗi vế câu biểu thị ý nghĩa gì trong mối quan hệ ấy?
II. Luyện tập :
Bài tập 1:
a. Vế 1 – 2 nguyên nhân – kết quả
Vế 2 - 3 giải thích
b. Quan hệ điều kiện – kết quả
c. Quan hệ tăng tiến
d. Quan hệ tương phản
e. Câu 1: Quan hệ từ “rồi” nối hai vế câu -> quan hệ thời gian nối tiếp
Câu 2: Nguyên nhân – kết quả ( vì yếu nên bị lẳng )
Học sinh đọc đoạn trích
Yêu cầu
- Tìm câu ghép?
- Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép
- Có thể tách rời mỗi vế câu trên thành câu đơn? Vì sao?
- Có thể giả định cho các cặp quan hệ từ (xét ý nghĩa vế câu)
Bài tập 2 :
Trời xanh thẳm…chắc nịnh.
Trời rải mây…hơi sương.
Trời âm u…nặng nề.
Trời ầm ầm…giận dữ.
Buổi sớm…mới quang.
- Buổi chiều…mặt biển.
- Đoạn trích 1: Quan hệ điều kiện - kết quả (vế đầu chỉ điều kiện, vế sau chỉ kết quả).
- Đoạn trích 2: Quan hệ nguyên nhân - kết quả.
- Để lí giải được việc biến đổi câu ghép thành câu đơn thì phải so sánh ý nghĩa của câu đã cho với các câu đơn vừa biến đổi.
VD câu: Buổi sớm, mặt trời lên ngang cột buồm, sương tan, trời mới quang. -> có 3 vế câu có quan hệ ý nghĩa rất chặt chẽ, cả 3 vế này đều được thành phần trạng ngữ buổi sớm bổ sung ý nghĩa. Mặt khác sự việc nêu ở vế 1 có quan hệ nguyên nhân với sự việc nêu ở vế 2. Vì thế không thể tách mỗi vế câu này thành 1 câu đơn.
- Trong đoạn trích dưới đây có 2 câu ghép rất dài. Xét về mặt lập luận, có thể tách mỗi vế của những câu ghép ấy thành 1 câu đơn không? Vì sao? Xét về giá trị biểu hiện, những câu ghép dài như vậy có tác dụng như thế nào trong việc miêu tả lời lẽ của nhân vật?
- Xác định hai câu ghép.
- Nội dung 2 câu?
- Đoạn văn gồm 4 câu:
+ Hai câu đầu là 2 câu đơn định hướng cho việc triển khai của cả đoạn: lão Hạc kể nhỏ nhẻ và dài dòng để nhờ ông giáo.
+ Hai câu cuối là 2 câu ghép. Mỗi câu gồm nhiều vế, đều tập trung trình bày vào 1 việc: Việc thứ nhất lão Hạc nhờ ông giáo viết văn tự, việc thứ 2 lão Hạc nhờ ông giáo giữ hộ tiền.
- Lập luận như vậy thì không thể tách các vế câu ghép thành câu đơn. Hơn nữa cách viết câu ghép dài của tác giả là có dụng ý miêu tả lối kể chậm rãi, dài dòng của lão Hạc, 1 người đã già yếu, lại hay bị dằn vặt vì trách nhiệm của người cha.
Bài tập 3:
- Nội dung: Hai sự việc Lão Hạc nhờ
- Lập luận: thể hiện cách diễn giải của Lão Hạc
- Quan hệ ý nghĩa: Chỉ rõ mối quan hệ giữa tâm trạng, hoàn cảnh của nhân vật lão Hạc với những sự việc mà lão muốn nhờ ông Giáo giúp đỡ.
* Nếu tách thành câu đơn thì sẽ không đảm bảo tính mạch lạc của lập luận
Tác giả cố ý viết câu dài để thể hiện cách nói “dài dòng” của Lão Hạc.
Học sinh đọc đoạn trích
- Quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép thứ 2 là gì?
- Có nên tách thành câu đơn? Vì sao?
Bài tập 4:
a, Quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép thứ hai là quan hệ điều kiện. Để thể hiện rõ mối quan hệ này, không nên tách mỗi vế câu thành một câu đơn.
b, Nếu tách mỗi vế thành câu đơn thì ta có cảm tưởng nhân vật nói nhát gừng vì quá nghẹn ngào đau đớn.
Viết như thế tác giả khiến ta hình dung ra sự kể lể, van vỉ tha thiết của nhân vật.
Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học
Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
Thời gian: 5 phút.
Bài vừa học:
Tìm câu ghép và phân tích quan hệ ý nghĩa giữa các vế của những câu ghép trong một đoạn văn cụ thể.
b. Bài sắp học: Bài viết số 2 ( Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm )
Tiết 43, 44
Ngày soạn: 28/10/2012
Ngày dạy: 02/11/2012
BÀI VIẾT SỐ 2
TỰ SỰ KẾT HỢP MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Củng cố kiến thức về văn bản tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
2. Kĩ năng :
- Luyện viết kiểu văn bản này.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS ý thức trong mọi hành vi của mình.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên : Ra đề + soạn đáp án.
- Học sinh : Ôn cách viết văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
III. BÀI MỚI:
* Đề: Kể về một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy cô giáo buồn.
* Đáp án và biểu điểm
1. Mở bài: (1,5 điểm)
Cảm nghĩ khi nhớ lại lỗi lầm đã mắc .
2. Thân bài : (6 điểm)
- Tính cách của em trước khi xảy ra lỗi lầm này(vốn là HS ngoan năng nổ, tích cực, được sự tin tưởng của thầy cô hoặc là HS từng có nhiều vi phạm) .
- Diễn biến của sự việc gây ra khuyết điểm:
Nguyên nhân gây ra lỗi lầm.
Thái độ, hành động của em.
Hậu quả của lỗi lầm ấy.
Hình ảnh thầy, cô giáo trong và sau khi em phạm lỗi.
Tình cảm và suy nghĩ của em khi sự việc xảy ra và sau đó(lo lắng, ân hận…)
3. Kết bài:
Suy nghĩ về ý thức rèn luyện bản thân của mỗi học sinh.
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1. Bài vừa học :
- Tự xem xét, đánh giá bài làm của mình.
2. Bài sắp học : BÀI TOÁN DÂN SỐ
- Đọc kĩ văn bản.
- Xác định nội dung văn bản
- Xác định nghệ thuật và ý nghĩa văn bản
Xác nhận của BGH Tổ chuyên môn nhận xét
File đính kèm:
- Tuần 11.doc