I.Mục tiêu:Giúp HS
1.Kiến thức:-Nắm vững các khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ sinh hoạt với các đặc trưng cơ bản của nó để làm cơ sở phân biệt với các phong cách ngôn ngữ khác
2.Kỹnăng:-Rèn luyện và nâng cao năng lực giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày,nhất là
việc dùng từ,việc xưng hô,biểu hiện tình cảm,thái độ và nói chung là thể hiện văn hóa giao tiếp trong đời sống hiện nay
II.Chuẩn bị:
-Thầy:Thiết kế bài học
-Trò:Soạn bài
III.Tổ chức các hoạt động dạy học:
1.On định:Kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ:
-Trình bày đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết?
3.Giới thiệu bài mới
15 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1315 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 tuần 12- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ 36
Ngày soạn :23/11/06
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT
I.Mục tiêu:Giúp HS
1.Kiến thức:-Nắm vững các khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ sinh hoạt với các đặc trưng cơ bản của nó để làm cơ sở phân biệt với các phong cách ngôn ngữ khác
2.Kỹnăng:-Rèn luyện và nâng cao năng lực giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày,nhất là
việc dùng từ,việc xưng hô,biểu hiện tình cảm,thái độ và nói chung là thể hiện văn hóa giao tiếp trong đời sống hiện nay
II.Chuẩn bị:
-Thầy:Thiết kế bài học
-Trò:Soạn bài
III.Tổ chức các hoạt động dạy học:
1.Oån định:Kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ:
-Trình bày đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết?
3.Giới thiệu bài mới
HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
GV yêu cầu HS đọc đúng giọng điệu đoạn ghi chép trong SGK
HS thảo luận :
-Cuộc hội thoại diễn ra trong không gian thời gian nào?
-Các nhân vật giao tiếp là những ai và quan hệ giữa họ như thế nào?
-Nội dung,hình thức và mục đích của cuộc thoại là gì?
-Ngôn ngữ trong cuộc thoại có đặc điểm gì?
-Căn cứ vào kết quả phân tích cuộc thoại trên,cho biết ngôn ngữ sinh hoạt là gì?
-GV yêu cầu HStìm hiểu mục I.2 SGK và trả lời câu hỏi :Căn cứ vào câu trả lời ở
phần trên,hãy cho biết các dạng biểu hiện
của ngôn ngữ sinh hoạt?
HS đọc ghi nhớ SGK
GV hướng dẫn HS luyện tập:
+HS đọc bài tập
+GV gợi ý ,HS trả lời
I.Ngôn ngữ sinh hoạt:
1.Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt:
*Tìm hiểu ngữ liệu:
-Không gian:Khu tập thể X
-Thời gian:Buổi trưa
-Các nhân vật chính,có quan hệ bạn bè(bình đẳng về vai giao tiếp):Lan,Hùng
,Hương
-Các nhân vật phụ,có quan hệ ruột thịt hoặc quan hệ XH(vai bề trên,lớn tuổi hơn Lan,Hùng,Hương):Một người đàn ông,mẹ Hương
-Nội dung:Báo đêùn giờ đi học
-Hình thức gọi –đáp
-Mục đích:Để đến lớp đến giờ quy định
-Sử dụng nhiều từ ngữ hô gọi,tình thái:Ơi
đi,à,chứ,với,gớm,ấy,chết thôi…
-Sử dụng các từ ngữ thân mật suồng sã,khẩu ngữ:Chúng mày,lạch bà lạch bạch
…
-Sử dụng các câu ngắn,câu tỉnh lược,câu
đặc biệt:Hương ơi!Hôm nào cũng chậm…
=>Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hàng ngày dung để thông tin,trao đổi ý nghĩ,tình cảm,đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống
2.Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt:
a.Dạng nói:-Dạng chủ yếu,bao gồm cả đối
thoại và độc thoại
-Có một số trường hợp được ghi lại dưới dạng viết như: nhật ký,thư từ…
b.Dạng lời nói tái hiện:Mô phỏng các lời nói trong đời sống,nhưng đẵ gọt giũa,biên tập và phần nào mang tính ước lệ,tính cách điệu,có chức năng như các tín hiệu NT:Lời nói của các nhân vật trong kịch,
tuồng ,chèo,truyện,tiểu thuyết…
*Ghi nhơ:SGK
II.Luyện tập:
a.-Chẳng mất tiền mua:Tài sản chung của
cộng đồng dân tộc,ai cũng có quyền sử dụng
-Lựa lời:Nhấn mạnh đến khía cạnh lựa chọn,tức là dùng lời nói một cách có suy nghĩ,có ý thức và phải có trách nhiệm về lời nói của mình
-Vừa lòng nhau: Tôn trọng người nghe,không xúc phạm người khác nhưng cũng không a dua với những điều sai trái
-Vàng là vật chất,có thể dễ dàng kiểm tra
bằng các phương tiện vật chất và sẽ cho một kết quả tường minh
-Chuông:Vật chất,cũng có thể kiểm tra chất lượng bằng một thao tác đơn giản và cũng cho một kết quả tường minh
-Người ngoan:Nhấn mạnh đến phẩm chất năng lực-vốn trừu tượng,muốn đo cần phải có thời gian và phải bằng nhiều cách,một trong những cách đó là thử lời,tức là thông qua hoạt động giao tiếp bằng lời nói ->
Biết trình độ,nhân cách,quan hệ..
b.Nhận xét:
-Trong đoạn trích,tác giả đã mô phỏng ngôn ngữ sinh hoạt ở Nam bộ,cụ thể làlời ăn tiếng nói của những người chuyên đi bắt cá sấu.Cách mô phỏng này đã góp phần sinh độnghóa văn bản,làm cho văn bản mang đậm dấu ấn văn hóa địa phương
và khắc họa những đặc điểm riêng của nhân vật Năm Hên
-Dùng nhiều từ ngữ địa phương như:Quới,
ngặt,ghe,rượt,lợn…
4.Củng cố,dặn dò:
-Nắm được khái niệm:Ngôn ngữ sinh hoạt,các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt
-Chuẩn bị bài:Tỏ lòng,Cảnh ngày hè
*****
Tiết thứ:37
Ngày soạn 25/11/06 TỎ LÒNG Phạm Ngũ Lão
I.Mục tiêu: Giúp HS: (Thuật hoài)
1.Kiến thức:-Cảm nhận được vẻ đẹp của con người thời Trần qua hình tượng trang nam nhi với lý tưởng và nhân cách cao cả;cảm nhận được vẻ đẹp của thời đại qua hình tượng ‘’ba quân’’ với sức mạnh và khí thế hào hùng.Vẻ đẹp con người và thời đại hòa quyện vào nhau
2.Kỷ năng:Vận dụng những kiến thức đã học về thơ Đường luật để cảm nhận và phân tích được thành công NT của bài thơ:thiên về gợi,bao quát gây ấn tượng,dồn nén cảm
xúc,hình ảnh hoành tráng,đạt tới độ súc tích cao,có sức biểu cảm mạnh mẽ
3.Giáo dục:-Bồi dưỡng nhân cách,sống có ký tưởng,quyết tâm thực hiện lý tưởng
II.Chuẩn bị:
-Thầy:+Thiết kế bài giảng
+Tài liệu tham khảo
-Trò:Soạn bài
III.Tổ chức các hoạt động DH:
1.Oån định tổ chức:KT sĩ số,TP
2.Kiểm tra bài cũ:
-Trình bày đặc điểm nội dung chủ nghĩa yêu nước,chủ nghĩa nhân đạo trong VH trung đạo?
-Nêu những đặc điểm NT của VH trung đại?
3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG THẦY –TRÒ
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
-Cho biết vài nét về tác giả?
-GV yêu cầu HS đọc bản phiên âm,dịch nghĩa,dịch thơ ->Giọng đọc hùng tráng,
chậm rãi,ngắt nhịp 4/3
-Hãy cho biết thể thơ và bố cục bài thơ?
-So sánh nguyên tác (bản phiên âm)với
,dịch nghĩa,dịch thơ và nhận xét:Cụm từ múa giáo và hoành sóc?
-Vẻ đẹp người con trai thời Trần hiện lên như thế nào?
-Câu thơ thứ 2 có thể được hiểu như thế nào?
-Trong 2 cách hiểu,cách hiểu nào hợp lý
hơn?
-Sức mạnh của quân đội nhà Trần là biểu trưng của sức mạnh nào?
-Cho biết thủ pháp NT nào được sử dụng trong câu thơ thứ 2?
-Câu 1 nói đến tướng ,câu 2 nói đến quân
điều này có ý nghĩa gì?
-Cho biết một số câu thơ nói về chí làm trai của người xưa?
->Làm trai đứng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông
(NCT)
-Chí làm trai trong XHPK có ý nghĩa gì?
->Chí làm trai có tác dụng cổ vũ con người từ bỏ lối sống tầm thường,ích ky,û cá nhân
sẵn sàng hy sinh chiến đấu cho sự nghiệp
cứu nước,trung quân để cùng trời đất muôn đời bất hủ->Lý tưởng tích cực có tác dụng to lớn đối với con người và XH
GV:Cái thẹn của PNL giống cái thẹn của NK sau này”Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào”
I.Vài nét về tác giả:
-Phạm Ngũ Lão(1255-1320):Làng Phù
Uûng,huyện Đường Hào(nay thuộc Aân Thi,Hưng Yên),là con rể của Trần Hưng
Đạo
-Người văn võ toàn tài
-Có nhiều công lớn trong cuộc kháng chiến chống Mông –Nguyên
-TP:Thuật hoài,Viếng thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương
II.Hướng dẫn đọc:
III.Hướng dẫn đọc hiểu chi tiết:
1.Thể thơ và bố cục:
-Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
-Bố cục:
+Tiền giải:Vẻ đẹp hào hùng của con người thời Trần
+Hậu giải:Vẻ đẹp tâm hồn nhân cách,lý
tưởng của tác giả
2.Bài thơ:
a.Hình tượng con người thời Trần:
*Câu1:
-Hoành sóc: cầm ngang ngọn giáo
-Cáp kỷ thu: Đã mấy năm nay
àVẻ đẹp của người con trai thời Trần thể hiện ở tư thế,tầm vóc lớn lao,kỳ vĩ,mang
tầm vũ trụ
*Câu 2:
-Tam quân: +3 đạo quân
+Chỉ quân đội nói chung
-Khí thôn ngưu:Có 2 cách hiểu:
+Khí thế hào hùng của ba quân như hổ báo có thể nuốt trôi cả con trâu
+Khí thế hào hùng của ba quân xông lên đến tận trời làm át cả sao ngưu
à-Sức mạnh của quân đội nhà Trần cũng là sức mạnh của toàn dân
-NT:Thủ pháp phóng đại so sánh vừa
khái quát hóa sức mạnh vật chất và tinh thần của quân đội mang hào khí Đông A
Hiện thực khách quan và cảm nhận chủ quan ,hiện thực và lãng mạn kết hợp trong
2 câu thơ này
-Kết hợp quân-tướng chính là vẻ đẹp của sức mạnh và khí thế của hào khí Đông A
2.Chí làm trai-tâm tình tác giả:
-Công danh trái:Món nợ công danh
-Thẹn->Biểu hiện của cái tâm chân thành và trong sáng của người anh hùng.Đây là nỗi hổ thẹn đầy khiêm tốn và cao cả
c.Chủ đề:
-Bài thơ thể hiện chí làm trai với lý tưởng trung quân ái quốc
4.Củng cố,dặn dò:
-Nhận xét ý kiến:Thuật hoài là chân dung tinh thần của tác giả đồng thời là chân dung tinh thần của thời đại nhà Trần,rực ngời hào khí Đông A
-Đặc sắc NT của bài thơ là gì?Là thơ tỏ chí,nói chí,tỏ lòng nhưng không hề khô khan cứng nhắc ?Vì sao?
-Soạn bài:Bảo kính cảnh giới-bài 43
Tiết thứ:38
Ngày soạn:28/11/06 CẢNH NGÀY HÈ
(Bảo kính cảnh giới-bài 43) Nguyễn Trãi
I.Mục tiêu:Giúp HS
1.Kiến thức:-Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của bức tranh ngày hè.Qua bức tranh thiên nhiên là vẻ đẹp tâm hồn NT với tình yêu thiên nhiên,yêu đời,nặng lòng với ND,đất nước
2.Kỹ năng:Có kỹ năng phân tích một bài thơ Nôm:chú ý những câu thơ sáu chữ dồn nén cảm xúc,cách ngắt nhịp 4/3 trong câu 7 chữ có tác dụng nhấn mạnh
3.Giáo dục:Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên đất nước,tình cảm gắn bó với cuộc sống của người dân
II.Chuẩn bị:
-Thầy:Thiết kế bài học
-Trò:Soạn bài
III.Tổ chức các hoạt động dạy học:
1.Oån định tổ chức:Kiểm tra sĩ số,TP
2.Kiểm tra bài cũ:-Đọc thuộc lòng bài thơ Thuật hoài phần phiên âm,dịch thơ?
-Vẻ đẹp của con người thời Trần hiện lên như thế nào trong 2 câu thơ đầu bài thơ Thuật hoài?
3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG THẦY-TRÒ
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Hãy cho biết vài nét về tập thơ:Quốc âm thi tập của NT?
-HS đọc bài thơ,GV đọc lại
->Yêu cầu ngắt nhịp đúng những câu lục
ngôn xen kẽ(3-3),giọng hồ hởi,thanh thản,
vui tươi
-Cảnh trong bài thơ là cảnh cụ thể nào?Ở
đâu?Vì sao ta biết điều đó?
-Bức tranh được vẽ với những màu sắc ,âm thanh nào?
-Hình ảnh con người và cảnh vật hiện lên như thế nào?
-Nét độc đáo về NT trong những câu thơ đầu là gì?
-GV liên hệ đến câu thơ Nguyễn Du:
“Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông”
-Vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ được thể hiện như thế nào trong bài thơ?
I.Giới thiệu chung:
-Quốc âm thi tập gồm 254 bài, là tập thơ Nôm sớm nhất hiện còn
-Tập thơ phản ánh vẻ đẹp con người NT.
Về NT,thể thơ thất ngôn Đường luật của
TQ đã được NT sử dụng thuần thục như một thể thơ dân tộc,có khi chen vào chỗ thích hợp một số câu lục ngôn
-Quốc âm thi tập được chia thành 4 phần:
Vô đề,Môn thì mệnh(thời tiết),Môn hoa
Mộc(cây cỏ),Môn cầm thú(thú vật)
-Bảo kính giới thuộc phần Vô đề,Cảnh mùa hè là bài số 43
II.Hướng dẫn đọc:
III.Hướng dẫn đọc hiểu chi tiết:
1.Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên,cuộc sống:
-Cảnh:Chiều hè(tịch dương),ở một làng chài,bên bờ sông(hoặc biển)
-Màu sắc bức tranh:+Màu xanh của tán lá hòe cứ đùn đùn tuôn ra
+Hoa sen hồng trong ao mùi hương đã ngát
-Âm thanh : +Lao xao chợ cá…
+Dắng dỏi cầm ve…
->Con người và cảnh vật trong bức tranh
chiều hè ở một làng đánh cá hiện lên thật chân thực và sinh động qua cảm nhận thanh thản của một ông già đang rỗi thời gian(ở ẩn)
-NT:+Dùng từ:Đùn đùn,giương phun->Biểu hiện của một sức sống căng đầy ,không kìm lại được
+Cách ngắt nhịp 3/4(trongcâu3.4)-> Tập trung sự chú ý của người đọc,làm nổi bật hơn cảnh vật chiều hè
2.Vẻ đẹp tâm hồn tác giả
-Tâm hồn yêu thiên nhiên,yêu cuộc sống :
+Thiên nhiên qua cảm xúc của nhà thơ
trở nên sinh động,đáng yêu và đầy sức
sống,cội nguồn sâu xa là lòng yêu đời yêu
đời,yêu cuộc sống
-Tấm lòng ưu ái với dân với nước:
+Nhìn cảnh sống những người dân chài lam lũ được no đủ,yên vui,NT ước có được chiếc đàn của vua Thuấn để gảy khúc Nam
phong ca ngợi cảnh:Dân giàu đu,û khắp đòi
phương.Câu thơ 6 chữ ngắn gọn,thể hiện sự
dồn nén cảm xúc của cả bài.Điểm kết tụ không phải ở thiên nhiên mà ở con người
4.Hướng dẫn tổng kết và luyện tập:
a.Vẻ đẹp thiên nhiên và tâm hồn tác giả trong bài thơ được biểu hiện ở những đặc điểm gì?
b.Đọc ghi nhớ SGK
-Một trong những sáng tạo của NT khi sử dụng thể thơ thất ngôn Đường luật là gì?
c.Học thuộc bài thơ
-Chuẩn bị bài:Tóm tắt VB tự sự
Tiết thứ:39
Ngày soạn:28/11/06 TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
I.Mục tiêu: Giúp HS
-Nắm được mục đích yêu cầu và cách thức tóm tắt VB tự sự dựa theo nhân vật chính
-Tóm tắt được những VB tự sự đơn giản,có độ dài vừa phải(truyện ngắn)dựa theo nhân vật chính
II.Chuẩn bị:
-Thầy:Thiết kế bài giảng
-Trò:Soạn bài
III.Tổ chức các hoạt động dạy học:
1.Ổn định tổ chức:Kiểm tra sĩ số,TP
2.Kiểm tra bài cũ:
-Nêu nhiệm vụ của các đoạn :Mở bài,thân bài,kết luận?
3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG THẦY- TRÒ
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
-Nhân vật trong TPVH là gì?
-Tóm tắt VB dựa theo nhân vật chính là gì?
-Mục đích của việc tóm tắt này là gì? Cần đạt yêu cầu gì?
-Thử xác định đâu là nhân vật chính của truyện? Vì sao?
-Cho biết lai lịch của nhân vật ADV?
-Cho biết các sự việc chính trong truyện có liên quan đến ADV?
-Dựa vào các sự việc trên,hãy tóm tắt truyện theo nhân vật ADV?
-Cho biết vài nét chính về lai lịch MC?
-Nêu các sự việc chính về nhân vật MC?
-GV yêu cầu HS dựa vào các ý đã tìm hiểu trên ,tóm tắt truyện theo nhân vật MC
-HS đọc Ghi nhớ SGK
-GV hướng dẫn HS làm bài tập1 SGK
I.Mục đích,yêu cầu tóm tắt VB tự sự dựa theo nhân vật chính
-Tóm tắt VB tự sự dựa theo nhân vật chính là
viết hoặc kể lại một cách ngắn gọn những sự
việc cơ bản xảy ra với nhân vật đó
-Mục đích:Nắm vững tính cách và số phận của nhân vật,góp phần đi sâu tìm hiểu và đánh giá TP
-Yêu cầu:Bản tóm tắt cần đáp ứng đầy đủ yêu cầu chung của một VB,trung thành với VB gốc,nêu được đặc điểm và những sự việc xảy ra với nhân vật chính
II.Cách tóm tắt VB tự sự dựa theo nhân vật chính:
*Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu-Trọng Thủy:
a.Nhân vật chính:An Dương Vương.Vì:
-ADV xuất hiện từ đầu đến cuối truyện
-Có quan hệ hầu hết với các nhân vật còn lại
-Có quan hệ với hầu hết các sự việc,sự kiện của VB
b.Tìm hiểu và tóm tắt truyện dựa theo nhân vật An Dương Vương
-Lai lịch:ADV họ Thục tên Phán,vua nước Aâu lạc
-Các hành động,lời nói,việc làm diễn ra trong các sự việc và các quan hệ với các nhân vật khác:
+Sự việc 1:Nhờ thần Kim Quy giúp đỡ,
ADV
xây được thành,có nỏ thần,đánh lùi quân Triệu Đà,giữ được nước
+Sự việc 2:Mắc mưu Triệu Đà,mất nỏ thần,
bị Triệu Đà tấn công,bỏ thành cùng con gái chạy về phương Nam
+Sự việc 3:Đến sát biển,sau khi Rùa Vàng hiện lên bảo”Kẻ ngồi sau ngựa chính là giặc”,nhà vua rút gươm chém MC,rồi rẽ nước đi xuống
biển
c.Tìm hiểu và tóm tắt truyện theo nhân vật Mỵ Châu:
-Lai lịch:MC là công chúa,con gái yêu của ADV
-Các hành động,lời nói… diễn ra trong các sự việc:
+Sự việc 1:Vì nhẹ dạ cả tin MC đã cho TT
xem trộm nỏ thần,TT đổi nỏ giả lấy nỏ thật mà không biết
+Sự việc 2:Khi chia tay chồng,cũng vì quá tin TT nên MC hẹn rắc lông ngỗng trên đường để làm dấu cho TT tìm theo
+Sự việc 3:Đến sát biển khi Rùa Vàng hiện lên thét lớn,MC bị vua cha chém đầu…
*Ghi nhớ:SGK
III.Luyện tập:
1.a/ -Bản tóm tắt(1) tóm tắt toàn bộ câu chuyện để giúp người đọc hiểu và nhớ VB
-Bản tóm tắt (2)bắt đầu từ “chàng Trương đi đánh giặc”đến “thì không kịp nữa”
Đoạn tóm tắt này được dùng làm dẫn chứng để làm sáng tỏ một ý kiến
b.- Bản tóm tắt (1)tóm tắt đầy đủ câu chuyện
-Bản tóm tắt (2)chỉ lựa chọn một số sự việc,chi tiết tiêu biểu phục vụ cho việc làm sáng tỏ một ý kiến
4.Củng cố,dặn dò:
-Nắm được cách tóm tắt TPTS theo nhân vật chính
-Giải các bài tập còn lại.
-Chuẩn bị bài:Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ(tt)
*****
Tiết thứ:40
Ngày soạn:2/12/06 PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT(tt)
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:Ôn tập ,củng cố khái niệm về ngôn ngữ sinh hoạt và khái niệm phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
-Nắm được đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
2.Kỹ năng:Rèn luyện kỹ năng phân tích và sử dụng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
II.Chuẩn bị:
-Thầy :Thiết kế bài giảng
-Trò:Soạn bài
III.Tổ chức các hoạt động dạy học:
1.Ổn định tổ chức:Kiểm tra sĩ số,TP
2.Kiểm tra bài cũ:-Nêu khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt?
-Cho biết các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt?
3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG THẦY –TRÒ
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
HS đọc ghi nhớ SGK
GV hướng dẫn HS giải bài tập.
GV:Những đặc điểm khác nhau của lời văn mô phỏng với lời thoại hàng ngày trong đoạn trích Mtao Mxây:
+Đoạn văn mô phỏng không có các yếu tố dư,không có các câu tỉnh lược
+Đoạn văn mô phỏng dùng nhiều dấu câu để thể hiện thái độ tình cảm lúc nói
II.Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
1.Tính cụ thể:
-Hoàn cảnh cụ thể:Thời gian,địa điểm diễn ra cuộc trao đổi
-Nhân vật cụ thể:Người nói,người nghe là ai,quan hệ thế nào?
-Nội dung cụ thể:Trao đổi về vấn đề gì?
Sự việc gì?
-Thái đọ tình cảm cụ thể:Bộc lộ rõ yêu,
ghét,tán thành,phản đối,dửng dưng,thờ ơ…
-Cách nói cụ thể:Nói thẳng tuột,nói xa xôi,nói vòng vo,nói bóng gió mát mẻ…
2.Tính cảm xúc:
-Với dạng nói:Tính cảm xúc thể hiện qua giọng điệu(giọng thân mật,gắt gỏng…)
-Với dạng viết:+Thể hiện qua câu văn(câu cảm thán,câu cầu khiến,câu hỏi,câu tỉnh lược…)
+Thể hiện qua từ ngữ(đặc biệt loại từ trái nghĩa,từ láy làm giảm nghĩa hoặc tăng nghĩa,từ khẩu ngữ…)
+Thể hiện qua dấu câu
3.Tính cá thể:
-Với dạng nói:+Thể hiện ở tiếng nói(âm
sắc)
+Ở vốn từ ngữ ưa dùng(Ví dụ:Vấn đề là,
Phải không,Tôi nghĩ rằng..)
+Ở cách nói riêng(Câu nói có nhiều yếu tố dư,nhiều từ đệm…nói chậm,nói nhanh…)
-Với dạng viết:+Thể hiện ở nét chữ
+Ở cách sử dụng các dấu câu
+Ở cách tổ chức câu(có người thích dùng câu đơn,câu có thành phần chêm xen…)
III.Luyện tập:
1.Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt thể hiện:
*Tính cụ thể:+Thời gian cụ thể:Giữa đêm khuya
+Địa điểm cụ thể:Trạm y tế…
+Công việc cụ thể:Đi thăm bệnh nhân về +Cảm xúc cụ thể:.Ngạc nhiên trước sự im
lặng của rừng khuya
.Bồi hồi nhớ lại
.Cảm xúc day dứt,niềm vui
*Tính cảm xúc:-Thể hiện qua lời gọi :“Nghĩ gì đấy Th.ơi?””Đáng trách quá Th.ơi”
-Thể hiện qua câu văn:Đan xen câu kể,
câu hỏi,câu cảm với những dấu câu thích
hợp nên diễn tả được cảm xúc của Th
*Tính cá thể:-Thể hiện qua kiểu diễn đạt:
Đó là kiểu phân thân để thể hiện đối thoại trong độc thoại(đây là cách ưa dùng của Th trong nhật ký)
2.Dấu ấn phong cách ngôn ngữ sinh hoạt thể hiện ở:
*Tính cụ thể:
-Nhân vật nói là ta(thường là người con trai).Nhân vật nghe là Mình(thường là người con gái)
-Hoàn cảnh nói:Lúc tạm biệt
-Nội dung cụ thể:Ta nhớ mình(yêu)
*Tính cảm xúc:
3.Đoạn đối thoại của Đăm Săn với dân làng mô phỏng hình thức đối thoại có hô- đáp,có luân phiên lượt lời,nhưng lời nói được xếp đặt theo kiểu:
-Có đối chọi:”Tù trưởng các ngươi đã chết,lúa các ngươi đã mục”
-Có điệp từ,điệp ngữ:”Ai chăn ngựa hãy đi””Ai giữ voi hãy đi..””Ai giữ trâu hãy đi”
-Có ngữ điệu theo câu hay theo ngữ đoạn
4.Củng cố,dặn dò:
-Các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
-Soạn bài:NHÀN
Tiết thứ:
Ngày soạn:4/12/06 NHÀN
Nguyễn Bỉnh Khiêm
I.Mục tiêu:Giúp HS
-Cảm nhận được vẻ đẹp cuộc sống nhân cách của NBK:cuộc sống đạm bạc,nhân cách thanh cao,trí tuệ sáng suốt uyên thâm
-Biết cách đọc hiểu một bài thơ có những câu thơ ẩn ý thâm trầm;thấy được vẻ đẹp của
ngôn ngữ tiếng Việt:mộc mạc ,tự nhiên mà ý vị
-Hiểu đúng quan niệm sống nhàn của tác giả,từ đó càng thêm yêu mến,kính trọng NBK
II.Chuẩn bị:
-Thầy:Thiết kế bài học
-Trò:Soạn bài
III.Tổ chức các hoạt động dạy học:
1.Ổn định tổ chức:Kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ:-Đọc thuộc bài thơ:Cảnh ngày hè?
-Bức tranh thiên nhiên ngày hè hiện lên với những nét độc đáo nào?
3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG THẦY-TRÒ
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
-HS đọc phần tiểu dẫn và tóm tắt vài nét chính
HS đọc bài thơ
->Yêu cầu:Nhịp 2-2-3,4-3 chậm rãi,ung
dung,thanh thản,vẻ hài lòng
- Cuộc sống của NBK khi cáo quan về ở ẩn được thể hiện như thế nào?
-Cách dùng điệp từ-số từ”một” có hàm ý gì?
-Nhận xét của em về cuộc sống đó của
NBK?
-Câu thơ 5-6 cho thấy thêm điều gì trong cuộc sống của NBK?
-Câu 3-4 sử dụng biện pháp NT gì?
-Nơi vắng vẻ,chốn lao xao ở đây có ý nghĩa gì?
-
I.Vài nét về tác giả:
-Nguyễn Bỉnh Khiêm(1491-1585)quê Hải
Phòng,đỗ trạng nguyên làm quan dưới triều nhà Mạc
-Bất mãn triều đình,cáo quan về quê dạy học
-Tác phẩm:Bạch Vân am thi tập(chữ Hán)
Bạch Vân quốc ngữ thi (chữ Nôm)àThơ
NBK mang đậm chất triết lý,giáo huấn,ca ngợi chí cuỉa kẻ sĩ,thú thanh nhàn,đồng thời phê phán những điều xấu xa trong XH
-Nhàn là bài thơ Nôm trong tập Bạch Vân
quốc ngữ thi
II.Hướng dẫn đọc hiểu chi tiết:
1.Vẻ đẹp của cuộc sống ở Bạch Vân am:
(câu1-2,5-6)
-Cuộc sống lao động như một lão nông tri
điền
-Công cụ:Mai,cuốc,cần câu
-Cách dùng số từ tính đếm rành rọt->Sẵn sàng chu đáo,sự ung thanh thản
àĐây là cuộc sống thuần hậu,tự cung,tự cấp ,với thú vui tự nhiên,tự trong lòng,mặc
kệ người đời,tự do tùy thích
-Câu 5-6->Cuộc sống đạm bạc,thanh cao
trong sự trở về với tự nhiên,mùa nào thức ấy->Bức tranh tứ bình về cảnh sinh hoạt
với bốn mùa xuân,hạ,thu,đông;có mùi vị, hương sắc
2.Vẻ đẹp nhân cách(câu3-4,7-8):
-Ta > <Người
-Vắng vẻ > <lao xao
-Nơi vắng vẻ:+nơi không người cầu cạnh ta và ta cũng không cầu cạnh người
+Nơi tĩnh tại của thiên nhiên,nơi thảnh thơi của tâm hồn
-Chốn lao xao:Chốn công quyền;sang thì
có ngựa tấp nập,kẻ hầu người hạ,thủ đoạn thì có bon chen,luồn lọt,sát phạt
-Ta dại…Người khôn…->Tỉnh táo trong cách nói đùa vui,nghĩa ngược,dại thực chất là khôn,còn khôn mà hóa dại
àNBK đã quay lưng lại với danh lợi,tìm
sự thư thái cho tâm hồn,sống ung dung hòa nhập với tự nhiên
-Câu7-8àBiểu hiện một cái nhìn thông tuệ:Tìm đến cái say là để tỉnh.Trí tuệ nhận ra công danh,của cải,quyền quý chỉ là giấc chiêm bao.Trí tuệ nâng cao nhân
cách nhà thơ
File đính kèm:
- GIAO AN TUAN 12(TT).doc