Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 13 tiết 49: bài toán dân số

I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:

- Nắm được mục đích và nội dung chính mà tác giả đặt ra qua văn bản là cần phải hạn chế sự gia tăng dân số, đó là con đường “ Tồn tại hay không tồn tại” của chính loài người.

- Thấy được cách viết nhẹ nhàng, kết hợp kể chuyện với lập luận trong việc thể hiện nội dung bài viết.

II. Các bước lên lớp:

1. Ổn định:

2.Kiểm tra:

3. Bài mới:

* Giới thiệu bài:

 Trong xã hội nông nghiệp cổ truyền, ông cha ta luôn quan niệm “Trời sinh voi, sinh cỏ! Có nếp có tẻ ” từ quan niệm ấy dẫn đến tập quán sinh đẻ tự do, vô kế hoạch, dẫn đến sự bùng nổ, gia tăng dân số đã đưa nước ta xếp vào loại đầu bảng trong khu vực và trên thế giới.Chúng ta đã và đang tìm mọi cách để giải bài toán hóc búa – bài toán dân số. Vậy bài toán ấy thực chất phải giải quyết như thế nào?

 

doc7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 19643 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 13 tiết 49: bài toán dân số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:24/11/07 TUẦN 13 Tiết 49: BÀI TOÁN DÂN SỐ I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: - Nắm được mục đích và nội dung chính mà tác giả đặt ra qua văn bản là cần phải hạn chế sự gia tăng dân số, đó là con đường “ Tồn tại hay không tồn tại” của chính loài người. - Thấy được cách viết nhẹ nhàng, kết hợp kể chuyện với lập luận trong việc thể hiện nội dung bài viết. II. Các bước lên lớp: 1. Ổn định: 2.Kiểm tra: 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Trong xã hội nông nghiệp cổ truyền, ông cha ta luôn quan niệm “Trời sinh voi, sinh cỏ! Có nếp có tẻ …” từ quan niệm ấy dẫn đến tập quán sinh đẻ tự do, vô kế hoạch, dẫn đến sự bùng nổ, gia tăng dân số đã đưa nước ta xếp vào loại đầu bảng trong khu vực và trên thế giới.Chúng ta đã và đang tìm mọi cách để giải bài toán hóc búa – bài toán dân số. Vậy bài toán ấy thực chất phải giải quyết như thế nào? Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học Ghi bảng 1. Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS đọc. Tìm hiểu chú thích SGK * Tại sao “ Bài toán dân số ” là văn bản nhật dụng? + Vấn đề XH: dân số gia tăng và những hậu quả của nó. 2. Hoạt động 2: HS tìm bố cục bài văn. * Văn bản chia mấy đoạn? + Mở bài: Từ đầu … “sáng mắt ra”: Bài toán dân số và kế hoạch hóa dường như đã được đặt ra từ thời cổ đại. + Thân bài: “Đó là chuyện cổ … sang ô thứ 31 của bàn cờ”: Tập trung làm sáng tỏ vấn đề: Tốc độ gia tăng dân số TG là hết sức nhanh chóng. + Kết bài: “Đừng để …” hết bài: Kêu gọi (khuyến cáo) loài người cần hạn chế sự bùng nổ và tăng dân số. Đó là con đường tồn tại của chính loài người. * Riêng phần Thân bài, chỉ ra chỉ ra các ý lớn (luận điểm)? + Ý 1: Câu chuyện nhà thông thái kén rể bằng cách ra đề toán hạt thóc. + Ý 2: Giả thiết của tác giả về tốc độ phát triển dân số của loài người. + Ý 3: Đối chiếu tỉ lệ sinh con trong thực tế của phụ nữ thế giới và V/Nam. 3. Hoạt động 3: Phân tích. - HS đọc đoạn mở bài. * Bài toán dân số thực chất là vấn đề gì? + Vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình,cụ thể vấn đề sinh đẻ có kế hoạch. * Bài toán dân số đặt ra từ bao giờ? Từ cổ đại hay mới gần đây? + Nêu 2 ý kiến: vấn đề này đã được đặt ra từ thời cổ đại hay mới gần đây? * Điều gì làm cho tác giả “sáng mắt ra”? + Tác giả tỏ ý nghi ngờ, phân vân, không tin lại có sự chênh lệch giữa các ý kiến như vậy à Tức là chợt hiểu ra, nhận ra bản chất của vấn đề. * Cách nêu vấn đề như thế có tác dụng gì với người đọc? + Tạo sự bất ngờ, hấp dẫn, lôi cuốn sự chú ý của người đọc. Đọc đến đó ai cũng muốn đọc tiếp xem câu chuyện gì đã làm cho người viết “sáng mắt ra”. - Dựa vào đoạn: “Đó là câu chuyên … dường nào!” * Kể tóm tắt câu chuyện kến rể của nhà thông thái? + HS dựa vào nội dung đoạn truyện kể. Nhận xét. * Em hiểu bản chất của “Bài toán hạt thóc” như thế nào? Liệu có người nào có đủ số hạt thóc để xếp đầy tất cả 64 ô trong bàn cờ không? Vì sao? (Thảo luận) àCon số sẽ tăng chóng mặt, khủng khiếp. Cứ đến ô 64 thì số hạt thóc sẽ tăng đến mức tỉ tỉ … và chắc rằng sẽ không có thể có nổi số thóc ấy. * Vậy nhà thông thái cổ đại đặt ra bài toán cực khó này để làm gì? Còn người viết dẫn chứng câu chuyện xưa để nhằm mục đích gì? (Thảo luận) + Nhà thông thái khó lòng có thể tìm được chàng rể thỏa mãn điều kiện của mình. Còn đối với các chàng trai đang lăm le được làm rể nhà thông thái chắc sẽ thất vọng tràn trề. + Người viết đưa ra bài toán cổ như một câu chuyện ngụ ngôn đầy thông minh, cốt dẫn đến việc so sánh với sự gia tăng dân số của loài người. * Cách chứng minh của người viết có gì thay đổi? + Từ câu chuyện về bài toán cổ, người viết nêu giả thiết so sánh từ thưở khai thiên lập địa đến năm 1995, quá trình phát triển dân số loài người theo cấp số nhân; Đưa vào vấn đề “ Bài toán dân số “ một cách tự nhiên và thuyết phục. * Thống kê tên các nước thuộc Châu Á và Châu Phi? Từ đó nhận xét về sự gia tăng dân số ở 2 Châu lục đó? + Tiếp theo, tác giả dẫn theo những con số rất cụ thể về tỉ lệ sinh con của phụ nữ một số nước thuộc Châu Á, Châu Phi. Trong đó: Châu Á và Châu Phi là 2 Châu lục trên TG có nhịp độ gia tăng dân số cao nhất. * Có thể rút ra kết luận gì về mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển xã hội? + Sự gia tăng dân số tỉ lệ thuận với sự nghèo khổ, lạc hậu, đói rét, sự mất cân đối về xã hội; tỉ lệ nghịch với sự phát triển kinh tế và văn hóa. * Việc tác giả nêu thêm một vài con số dự báo tình hình gia tăng dân số hiện nay và đến năm 2015, dân số TG sẽ hơn 7 tỉ người, nói lên điều gì? (Có tác dụng gì đối với người đọc, Thảo luận). + Dùng nhiều con số cụ thể để chứng minh hậu quả khôn lường dang thách thức nhân loại trong một tương lai gần như một sự cảnh báo nguy cơ bùng nổ dân số luôn có thể xảy ra trong lịch sử nhân loại. àTóm lại phần thân bài, người viết không lý luận dài dòng, chung chung mà chứng minh vấn đề bằng những con số tường minh, chính xác, làm người đọc phải sửng sốt, giật mình trước thực trạng bài toán dân số vẫn gia tăng đều đặn theo “cấp số nhân”, còn của loài người làm ra chỉ tăng theo “cấp số cộng”. Và đất đai thì chẳng nảy nở theo cấp số nào. * Em hãy nhận xét cách kết bài của tác giả? + Cách kết bài tập trung hướng vào chủ đề (bài toán dân số) vừa góp phần nâng cao tầm quan trọng của vấn đề, làm cho người đọc càng thấy rõ tầm quan trọng của nó. + Phải kiểm soát và định hướng được nhịp độ gia tăng dân số của một quốc gia là một trong những vấn đề sống còn và khó khăn nhất, đặt ra từ các cấp lãnh đạo cao nhất đến mỗi gia đình, mỗi người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. * Qua văn bản này đem lại cho em những hiểu biết gì? - HS ghi nhơ SGK trang 132. 4. Hoạt động 4: HD luyện tập. HS đọc mục 1.2.3 phần đọc thêm. Trả lời câu hỏi 1.2.3. I. Tìm hiểu văn bản: 1. Đọc: 2. Phân tích: a. Phần mở bài: Sáng mắt ra về bài toán dân số. - Cách đặt vấn đề bất ngờ, hấp dẫn … để làm rõ thực chất vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình. b. Phần thân bài: Chứng minh – giả thích vấn đề xung quanh bài toán cổ. - Dân số vẫn gia tăng đều đặn theo cấp số nhân, trong khi đất đai chẳng sinh sôi nảy nở theo cấp số nào. c. Đoạn kết: Con đường tồn tại và phát triển của nhân loại. Hiện tại và tương lai của con người, của đất nước phụ thuộc vào vấn đề phát triển dân số theo kế hoạch được thực thi có kết quả như thế nào. II. Ghi nhớ: Học phần ghi nhớ SGK/132. III. Luyện tập: a. Ở lớp: 1.2 SGK/132 b. Ở nhà: đọc mục 1.2 phần đọc thêm SGK/132 4. Củng cố (Luyện tập): a. Bài 1/132: Con đường nào là con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số: Đẩy mạnh giáo dục là con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số. Bởi vì, sinh đẻ là quyền của phụ nữ, không thể cấm đoán bằng mệnh lệnh và các biện pháp thô bạo … Chỉ bằng con đường giáo dục mới giúp mọi người hiêu ra nguy cơ của sự bùng nổ và gia tăng dân số; Vấn đề dân số gắn liền với con đường đói nghèo hay hạnh phúc; “Đẩy mạnh giáo dục cho phụ nữ là hạ thấp tỉ lệ thụ thai cũng như tỉ lệ tử vong và tỉ lệ mắc bệnh. Điều đó cho thấy sự lựa chọn sinh đẻ là thuộc quyền của phụ nữ. Mà cái quyền này chỉ có thể là kết quả của việc giáo dục tốt hơn”. b. Bài 2/132: Vì sao sự gia tăng dân số có tầm quan trọng hết sức to lớn đối với tương lai nhân loại, nhất là đối với dân tộc còn nghèo nàn, lạc hậu? Dân số phát triển quá nhanh sẽ ảnh hưởng nhiều đến con người ở những phương diện nào (chổ ở, lương thực, môi trường, việc làm, giáo dục … và kết quả là dẫn đến đói nghèo, lạc hậu … )? Nhất là các nước còn nghèo nàn và lạc hậu. Vì nghèo nàn, lạc hậu hạn chế sự phát triển giáo dục. Giáo dục không phát triển lại tạo nên nghèo nàn, lạc hậu. c. Bài 3/132: HS phải tìm dân số Việt Nam trong thời điểm hiện tại là bao nhiêu. Sau đó làm phép toán: Đem số dân vào thời điểm 30-9-2003 do đồng hồ dân số TG cung cấp trừ đi dân số của TG năm 2000. Lấy hiệu số của phép trừ trên chia cho dân số của VN. Kết quả cho ta biết: từ năm 2000 đến tháng 9-2003 số người ûtrên TG đã tăng bao nhiêu và gấp khoảng bao nhiêu lần dân số VN hiện nay. 5. Dặn dò: - Bài cũ: Học ghi nhớ.+ Trả lời câu hỏi 3/132 SGK. - Bài mới: + Soạn “Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm”. + Trả lới tất cả các câu hỏi ở từng mục trong SGK/134, 135. + Rút ra ghi nhớ. + Xem trước các bài tập phần luyện tập. ***** Ngày soạn:25/11/07 Tiết :50 DẤU NGOẶC ĐƠN VÀ DẤU HAI CHẤM I.Mục tiêu cần đạt : Giúp HS : - Hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc đơn & dấu hai chấm. - Biết dùng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm trong khi viết. II.Các bước lên lớp : 1.Ổn định : 2.Kiểm tra : Qua văn bản “ Bài toán dân số “ đã cho em những hiểu biết gì ? 3.Bài mới: * Giới thiệu bài :Dấu câu có vai trò quan trọng trong diễn đạt, hành văn. Trong khi viết, ta thường sử dụng nhiều dấu câu khác nhau đặc biệt : Dấu ngoặc đơn & dấu hai chấm. Vậy chúng có công dụng như thế nào? Trong tiết học này các em sẽ rèn thêm kỹ năng sử dụng chúng. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học Ghi bảng * Hoạt động 1 : Tìm hiểu công dụng của dấu ngoặc đơn. H Đọc các VD trong SGK *Dấu ngoặc đơn trong những đoạn trích trên được dùng để làm gì? + Dùng để đánh dấu : a.Phần giải thích để làm rõ “họ” ngụ ý chỉ ai (những người bản xứ).Phần này thường nhằm giúp người đọc hiểu rõ hơn phần được chú thích, nhưng nhiều khi có tác dụng nhấn mạnh. b.Phần bổ sung thêm thông tin về năm sinh và mất của nhà thơ Lý Bạch và phần cho người đọc biết thêm Miền Châu thuộc tỉnh nào (Tứ Xuyên). * Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì ý nghĩa cơ bản của những đoạn trích trên có thay đổi không ? + Không, vì khi đặt một phần nào đó trong dấu ngoặc đơn thì người viết đã coi đó là phần chú thích, nhằm cung cấp thông tin kèm thêm, chứ nó không thuộc phần nghĩa cơ bản của câu hay của đoạn văn. * Học sinh ví dụ : “Trong tất cả những cố gắng của các nhà khai hóa nhằm bồi dưỡng cho dân tộc VN và dìu dắt họ lên con đường tiến bộ (?) thì phải kể việc bán rượu ti cưỡng bức!” (Nguyễn Ái Quốc). -Em hãy nhận xét trường hợp dùng dấu ngoặc đơn ở ví dụ trên có gì đặc biệt ? (thảo luận). + Dấu ngoặc đơn được dùng với dấu chấm hỏi, có khi được dùng cả dấu chấm hỏi, có khi được dùng cả với chấm than để tỏ ý vừa hoài nghi vừa mỉa mai -> Đây là một biểu hiện trường hợp đặc biệt của trường hợp dùng dấu ngoặc đơn đánh dấu phần bổ sung thêm. -HS đọc ghi nhớ SGK trang 134. * Hoạt động 2 : Tìm hiểu công dụng của dấu hai chấm : - H đọc các VD trong SGK * Dấu hai chấm trong những đoạn trích trên dùng để làm gì? + Dùng để đánh dấu (báo trước) a) Lời đối thoại (của Dế Mèn nói với Dế Choắt và của Dế Choắt nói với Dế Mèn). b) Lời dẫn trực tiếp (thép mới dẫn lại lời của người xưa). c) Phần giải thích lý do thay đổi tam trạng của tác giả trong ngày đầu tiên đi học. * Nhận xét các trường hợp phải viết hoa sau dấu hai chấm ? + Báo trước một lời thoại : Vd a). Báo trước một lời dẫn : Vd b) Giải thích một nội dung + Viết hoa khi báo trước một lời thoại hoặc một lời dẫn. Có thể không viết hoa khi giải thích một nội dung : Vd c). * HS đọc ghi nhớ 2 SGK trang 135. * Hoạt động 3 : Hướng dẫn làm bài tập : I. Bài học 1. Dấu ngoặc đơn Học ghi nhớ 1 SGK trang 134. 2.Dấu hai chấm : Học ghi nhớ 2 SGK trang 135. II/ Luyện tập : Ở lớp : Bài:1,2,3,4 SGK/ 136, 137. Về nhà : Bài 5,6 SGK/ 137 4. Củng cố (Luyện tập) : * Bài1/135 : Giải thích công dụng của dấu ngoặc đơn : a) Đánh dấu giải thích ý nghĩa của các cụm từ :tiệt nhiên, định phận tại thiên thư, hành khan thủ bại hư. Đánh dấu phần thuyết minh nhằm giúp người đọc hiểu rõ trong 2290m chiều dài của cầu có tính cả phần cầu dẫn. * Bài 2/136 : Công dụng của dấu hai chấm : a.Đánh dấu (báo trước) phần giải thích cho ý : họ thách nặng quá. b.Đánh dấu (báo trước) lời đối thoại (của Dế Choắt nói với Dế Mèn) và phần thuyết minh nội dung mà Dế Choắt khuyên Dế Mèn. c.Đánh dấu (báo trước) phần thuyết minh cho ý : ủ màu là những mào nào. * Bài 3/136 :Được – Nhưng nghĩa của phần đặt sau dấu hai chấm không được nhấn mạn bằng. * Bài 4/138 :Được khi thay như vậy nghĩa của câu cơ bản không thay đổi, nhưng người viết coi phần trong dấu ngoặc đơn chỉ có tác dụng kèm thêm chứ không thuộc phần nghĩa cơ bản của câu như khi phần này đặt sau dấu hai chấm.Nếu viết lai “Phong Nha gồm : Động khô và động nước” thì không thể thay dấu hai chấm bằng ngoặc đơn, vì trong câu này về “động khô và động nước” không thể coi là thuộc phần CT. * Bài 5/138 :Sai, vì dấu ngoặc đơn (cũng như dấu ngoặc kép) bao giờ cũng được dùng thành cặp. GV yêu cầu Hs sửa :đặt thêm một dấu ngoặc đơn. 5.Dặn dò : Bài cũ : + Phần ghi nhớ;Làm bài tập. Bài mới : Xem bài “Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh” + Tìm hiểu các đề văn thuyết minh. + Đọc bài “xe đạp” Trả lời các câu hỏi SGK trang 139 ***** Rút kinh nghiệm: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn: 27/11/07 Tiết :51 ĐỀ VĂN THUYẾT MINH VÀ CÁCH LÀM VĂN THUYẾT MINH I.Mục tiêu cần đạt : Giúp HS : hiểu đề văn và cách làm bài văn thuyết minh. Đặc biệt phải làm cho HS thấy làm bài văn thuyết minh không khó, chỉ cần HS biết quan sát, tích luỹ tri thức và trình bày có phương pháp là được. II.Các bước lên lớp : 1.Ổn định : 2.Kiểm tra: - Nêu công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm ? Cho Vd và phân tích công dụng của dấùu hai chẩm. 3.Bài mới : * Giới thiệu bài : Để làm được bài văn thuyết minh cần phải biết quan sát, tích luỹ tri thức và nắm phương pháp trình bày. Đó là các nội dung cơ bản của tiết học này. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học Ghi bảng * Hoạt động 1: Tìm hiểu đề bài văn thuyết minh - HS đọc các đề văn thuyết minh SGK/ 137,138 * Xác định phạm vi về nội dung của mỗi đề bài trong SGK. Cho biết yêu cầu của mỗi đề bài ? Giới thiệu một guơng mặt trẻ tuổi của Việt Nam : + Họ tên, mội truờng sông, các biểu hiện năng khiếu … + Quá trình học tạp, rèn luyện, phấn đấu … + Thành tích nổi bật, ý nghĩa của nó. b)Giới thiệu một tập truyện : + Tác giả, nxb,năm xb, dư luận chung về tập truyện. + Giới thiệu những nét đặc sắc tập truyện. + Khẳng định những đóng góp tích cực của tập truyện. c) Giới thiệu về chiếc nón lá VN : + Nguồn gốc, chất liệu, cấu tạo, hình dáng , màu sắc…. + Vai trò, tác dụng của chiếc nón lá trong đời sống, sinh hoạt … * Làm sao em biết đó là đề văn thuyết minh ? + Không yêu cầu kể chuyện, miêu tả, biểu cảm, tức là yêu cầu giới thiệu, thuyết minh, giải thích. - HS thảo luận nhóm : yêu cầu ra một đề văn thuyết minh – rút ra nhận xét. *Hoạt động 2 : Hướng dẩn cách làm bài văn thuyết minh - HS đọc bài văn “ Xe đạp “. Trả lời câu hỏi SGK/ 139 HS nêu yêu cầu các câu hỏi này. HS chia làm bốn nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu một câu hỏi. a) Đối tượng của văn bản thuyết minh : Chiếc xe đạp b) Xác định bố cục và nội dung : Văn bản gồm ba phần : Mở bài , thân bài, kết bài. + Mở bài : ( Có một… sức người ) giới thiệukhái quát về phương tiện xe đạp. + Thân bài : ( Xe đạp do … tay cầm ) giới thiệu cấu tạo của xe đạp, nguyên tắc hoạt động của nó. + Kết bài : ( Xe đạp là ….vừa tiện lợi ) nêu vị trí cuả xe dạp trong đời sống hiện tại và tương lai. * Ở phần mở bài ta có thể diển đạt bằng cách khác không? Có thể diển đạt bằng cách khác. Vd có thể bỏ câu một trong đoạn mở bài; hoặc có thể nói : xe đạp là phương tiện giao thông phổ biến không ai là không biết… c ) * Xe đạp gồm ba bộ phận chính : + Hệ thống truyền động gồm : Khung,bàn đạp,trục, đĩa, ổ líp… + Hệ thống điều khiển gồm : Ghi đông, bộ phanh … + Hệ thống chyên chở : Yên xe, giàn đèo hàng, giỏ đựng. * Các bộ phận phụ : Chắn bùn, chắn xích, đèn… - Theo thứ tự từ khái quát đến cụ thể rất hợp lí, theo phương pháp phân tích, chia một sự vật ra thành các bộ phận tạo thành để lần lượt giới thiệu. * So sánh văn bản “ xe đạp “ trên với văn bản miêu tả một chiếc xe đạp có điểm nào khác nhau? + Miêu tả thì chú trọng đén màu sắc, kiểu dáng, vẻ đẹp… của chiếc xe đạp. Khi tả luôn có yếu tố thích hay không thích… * Văn bản trong SGK có những yếu tố miêu tả không? Vì Sao? + Không. Vì mục đích trong SGK là giúp người đọc hiểu vè cấu tạo và nguyên lý vận hành của chiếc xe đạp. d )Phương pháp giải thích và phương pháp liệt kê. I1HS đọc ghi nhớ SGK/140. * Hoạt động 2 : HD luyên tập. I/ Bài học : 1.Đề văn thuyết minh : Cách làm bài văn thuyết minh: * Học ghi nhớ SGK/140. II/ Luyện tập : Bài 1: Trang 140 4.Củng cố (Luyện tập): 5.Dặn dò: học bài –chuẩn bị văn học địa phương. Rút kinh nghiệm: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn: 30/11/07 Tiết 52: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG ( PHẦN VĂN ) I.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh -Bước đầu có ý thức quan tâm đến truyền thống văn học địa phương . -Qua việc chọn chép một bài thơ hoặc một bài văn viết về địa phương vừa củng cố tình cảm quê hươn g vừa bước đầu rèn luyêïn năng lực thẩm bìnhvà tuyển chọn văn thơ. II.Các buớc lên lớp : 1.Ổn định : 2.Bài cũ : 3.Bài mới : Khánh Hòa không chỉ nổi tiếng là vùng đất có nhiều danh thắng, giàu truyền thống đấu tranh cũng là nơi có nền văn học địa phương phát triển. Tìm hiểu nền văn học địa phương Khánh Hòa là một cách giúp các em am hiểu thêm về quê hương mình, thêm lòng tự hào và góp phần bồi dưỡng tâm hồn mỗi con người. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học Ghi bảng Hoạt động 1 : GV và HS chuẩn bị nội dung Hoạt động 2 : - GV gọi 3 HS trình bày bảng danh sách các tác giả ở địa phương -HS khác nhận xét, bổ sung -GV bổ sung thêm Hoạt động 3 : -Gv gọi 3 HS đọc bài thơ bài văn viết về địa phương mà em thích -HS trao đổi ý kiến về những tác phẩm ấy Lập bảng danh sách các nhà văn, nhà thơ ở nơi em đang sống Sưu tầm một số bài văn, bài thơ viết về thiên nhiên, con người, sinh hoạt văn hóa… ở địa phương mà em thấy hay THÁP BÀ PONAGAR Quần thể di tích lịch sử và văn hóa rất độc đáo của dân tộc Chăm ( từ thế kỷ VII đến thế kỷ XII, trên một ngọn đồi nhỏ nơi cửa sông, ngay phía Bắc thành phố Nha Trang).Trải qua hơn một nghìn năm, công trình không còn nguyên vẹn nhưng những gì còn lại nhìn chung vẫn giữ cốt cách ban đầu của nó, đánh dấu một nền văn hoá đã phát triển với nét thẩm mĩ đặc sắc về kiến trúc, điêu khắc của dân tộc Chăm trong gia đình các dân tộc VN -GV định hướng những nội dung cần thiết cho HS tìm hiểu (Giá trị nội dung , nghệ thuật…) Hoạt động 4: -GV tổng kết, rút ra những kinh nghiệm tốt từ tiết học , từ việc sưu tầm , tích lũy và tuyển chọn tư liệu văn học. Nét độc đáo của khu di tích kiến trúc cổ nàyngoài yếu tố cân đối phối hợp hài hoà của công trình kiến trúc với môi trường xung quanh là nghệ thuật tạo dựng những ngôi tháp lớn bằng đất nung với chất kết dính đặc biệt cho đến nay vẫn còn là một bí mật gây nhiều tranh cãi.Tượng nữ thần Ponagar ( bà mẹ xứ sở) được đặt vào trong tháp chính cùng một số tượng phù điêu khắc bên trong và bên ngoài các tháp cũng thực sự là những tác phẩm cổ có giá trị . 4. Củng cố -Tổng kết , rút kinh nghiệm -Đọc, sưu tầm thêm một số tác phẩm khác 5.Hướng dẫn về nhà : Rút kinh nghiệm: ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doc8-13.DOC