Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 16 Tiết 61 Bài 15 Thuyết minh về một thể loại văn học

1. Mục tiêu: Giúp học sinh

 1.1. Kiến thức:

* Hoạt động 1:

 _ HS biết sự đa dạng của đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh.

* Hoạt động 2:

 _ Việc vận dụng kết quả quan sát, tìm hiểu về một số tác phẩm cùng thể loại để làm bài văn thuyết minh về một thể loại văn học.

 1.2. Kỹ năng:

* Hoạt động 1:

 _ Quan sát đặc điểm hình thức của một thể loại văn học.

 _ Tìm ý, lập ý cho bài văn thuyết minh về một thể loại văn học.

 _ Hiểu và cảm thụ được giá trị nghệ thuật của thể loại văn học đó.

* Hoạt động 2:

 _ Tạo lập được văn bản thuyết minh về một thể loại văn học độ dài 300 chữ.

 1.3. Thái độ:

* Hoạt động 1,2:

 _ Có ý thức quan sát, tìm hiểu về thể loại văn học trước khi làm bài văn thuyết minh.

2. Nội dung học tập:

 _ Từ quan sát đến mô tả, thuyết minh một thể loại văn học:

 _ Vận dụng kết quả quan sát, tìm hiểu về một số tác phẩm cùng thể loại để làm bài văn thuyết minh về một thể loại văn học.

3. Chuẩn bị:

 3.1Giáo viên: Kiến thức về các thể loại văn học đã học.

 3.2Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi trong SGK, VBT

 Tìm hiểu kiến thức về các thể loại văn học đã học

 

doc12 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1844 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 16 Tiết 61 Bài 15 Thuyết minh về một thể loại văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 16 Tiết: 61 Bài: 15 Ngày dạy: …… THUYẾT MINH VỀ MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC 1. Mục tiêu: Giúp học sinh 1.1. Kiến thức: * Hoạt động 1: _ HS biết sự đa dạng của đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh. * Hoạt động 2: _ Việc vận dụng kết quả quan sát, tìm hiểu về một số tác phẩm cùng thể loại để làm bài văn thuyết minh về một thể loại văn học. 1.2. Kỹ năng: * Hoạt động 1: _ Quan sát đặc điểm hình thức của một thể loại văn học. _ Tìm ý, lập ý cho bài văn thuyết minh về một thể loại văn học. _ Hiểu và cảm thụ được giá trị nghệ thuật của thể loại văn học đó. * Hoạt động 2: _ Tạo lập được văn bản thuyết minh về một thể loại văn học độ dài 300 chữ. 1.3. Thái độ: * Hoạt động 1,2: _ Có ý thức quan sát, tìm hiểu về thể loại văn học trước khi làm bài văn thuyết minh. 2. Nội dung học tập: _ Từ quan sát đến mô tả, thuyết minh một thể loại văn học: _ Vận dụng kết quả quan sát, tìm hiểu về một số tác phẩm cùng thể loại để làm bài văn thuyết minh về một thể loại văn học. 3. Chuẩn bị: 3.1Giáo viên: Kiến thức về các thể loại văn học đã học. 3.2Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi trong SGK, VBT Tìm hiểu kiến thức về các thể loại văn học đã học. 4.Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 8A1: 8A2: 8A3: (Phân công giúp học sinh vắng nếu có) 4.2. Kiểm tra miệng: (Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS) 4.3 Tiến trình bài học: (GV thuyết trình giới thiệu bài) Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: (20’) * GV gọi HS đọc lại hai bài thơ: “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác và Đập đá ở Côn Lôn”. * Mỗi bài thơ có mấy dòng, mỗi dòng có mấy chữ (tiếng)? Số dòng, số chữ ấy có tuỳ ý thêm bớt được không? _ Mỗi bài thơ có 8 dòng, mỗi dòng có 7 chữ. Số dòng số chữ là bắt buộc không thể tuỳ ý thêm bớt. * GV hướng dẫn HS tìm hiểu về tiếng bằng, tiếng trắc theo SGK. * Hãy ghi ký hiệu bằng, trắc cho từng tiếng trong bài thơ: Đập đá ở Côn Lôn? (HS thảo luận 3’) _ Cho HS lên bảng ghi cả lớp nhận xét. Gợi ý: B B T T, T B B B T B B, T T B T T T B, B T T B B T T, T B B T B B T, B B T B T B B, T T B T T T B, B T T B B B T, T B B * Dựa vào mục tiêu quan sát, hãy nêu mối quan hệ bằng, trắc giữa các dòng? (Xác định đối, niêm) _ Đối ở các câu: 3 đối với 4; 5 đối với 6. _ Niêm: 1 niêm với 8; 2 niêm với 3 4 niêm với 5; 6 niêm với 7 * Hãy xác định các vần trong bài thơ trên? _ Vần bằng ở các tiếng cuối câu 1,2,4,6,8. * Hãy cho biết câu thơ trong bài ngắt nhịp như thế nào? _ Thường là theo nhịp 4/3; 2/2/3. * GV gọi HS đọc và tìm hiểu dàn bài trong SGK. * Hướng dẫn HS cách làm từng phần cho hoàn chỉnh với dàn bài đã nêu. Thảo luận 5’: N1: Mở bài; N2, 3: Thân bài; N4: Kết bài _ GV gọi HS đọc phần thảo luận của tổ mình, cùng hận xét. * GV dẫn dắt HS đến nội dung phần ghi nhớ. HĐ2: (15’) * GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1, đọc bài tham khảo về truyện ngắn: * GV hướng dẫn HS lập dàn bài, thảo luận 5’ _ Đại diện HS trình bày, GV cùng nhận xét. (8A1) Viết đoạn văn giới thiệu đặc điểm của thể loại truyện ngắn. - HS viết (5’), gọi HS trình bày, GV cùng HS nhận xét, chốt ý. I. Từ quan sát đến mô tả, thuyết minh một thể loại văn học: * Đề bài: Thuyết minh đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú. 1. Quan sát: _ Thất ngôn bát cú Đường luật. (8 câu/ 1bài; 7 chữ/ 1câu; gieo vần bằng cuối câu 1,2,4,6,8; kết cấu: đề, thực, luận, kết; hai cặp câu thực, luận đối nhau…) 2. Lập dàn bài: Ghi nhớ (SGK/154) II. Luyện tập: Bài tập: Thuyết minh đặc điểm chính của truyện ngắn. Mở bài: Nêu định nghĩa chung về thể loại. Thân bài: Các đặc điểm của thể loại. _ Dung lượng _ Nhân vật, sự kiện _ Cốt truyện _ Kết cấu. Kết bài: Cảm nhận về ưu điểm của truyện ngắn. 4.4 Tổng kết: Câu hỏi 1: Muốn thuyết minh đặc điểm một thể loại văn học ta cần làm gì? Trả lời: Quan sát, nhận xét, sau đó khái quát thành những đặc điểm chung. Câu hỏi 2: Khi nêu các đặc điểm cần chú ý điều gì? Trả lời: Lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu, quan trọng; cần có những ví dụ cụ thể để làm sáng tỏ các đặc điểm ấy. 4.5. Hướng dẫn học tập: 1. Đối với bài học tiết này: Học ghi nhớ (SGK/154) Hoàn thành bài viết thuyết minh đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú. Hoàn thành dàn bài thuyết minh đặc điểm chính của truyện ngắn. 2. Đối với bài học tiết tiếp theo: Chuẩn bị: Trả bài viết số 3 Xem lại cách làm văn thuyết minh Ôn tập cách làm văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm; cách làm văn thuyết minh chuẩn bị Thi Học Kì I. 5. Phụ lục: MUỐN LÀM THẰNG CUỘI (Tản Đà) Tuần: 16 Tiết: 62 Bài: 16 Ngày dạy: …… 1. Mục tiêu: Giúp học sinh (Hướng dẫn đọc thêm) 1. Kiến thức: * Hoạt động 1: _ HS hiểu tâm sự buồn chán thực tại: ước muốn thoát li rất “ngông” và tấm lòng yêu nước của Tản Đà. _ HS biết sự đổi mới về ngôn ngữ, giọng điệu, ý tứ, cảm xúc trong bài thơ “Muốn làm thằng Cuội”. 2. Kỹ năng: _ Phân tích tác phẩm để thấy được tâm sự của nhà thơ Tản Đà. _ Phát hiện, so sánh, thấy được sự đổi mới trong hình thức thể loại văn học truyền thống. 3. Thái độ: _ Đồng cảm với nỗi buồn của người khác. 2. Nội dung học tập: _ Tác giả, tác phẩm. _ Nỗi buồn nhân thế, ước muốn thoát li thực tại của tác giả. 3. Chuẩn bị: 3.1 Giáo viên: Bảng phụ ghi bài thơ, tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. 3.2 Học sinh: Đọc văn bản, tìm hiểu tác giả, tác phẩm. Trả lời câu hỏi trong SGK, VBT. Giấy vẽ sơ đồ tư duy. 4.Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 8A1: 8A2: 8A3: (Phân công giúp học sinh vắng nếu có) 4.2. Kiểm tra miệng: Câu hỏi 1: Đọc thuộc lòng bài thơ Đập đá ở Côn Lôn. Nêu cảm nhận của em về hình ảnh người chí sĩ cách mạng yêu nước đầu thế kỷ XX? (9đ) Trả lời: HS đọc đúng, diễn cảm. _ Bài thơ thể hiện khí phách hiên ngang bất khuất của người chí sĩ yêu nước: dù khó khăn gian khổ nhưng không lùi bước mà luôn tin tưởng vào ngày mai. Câu hỏi 2: Hôm nay em học văn bản gì? Tác giả? Thể loại? (1đ) Trả lời: Muốn làm thằng cuội – Tản Đà – Thất ngôn bát cú Đường luật. HS trả lời, GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới. 4.3 Tiến trình bài học: (GV thuyết trình giới thiệu bài) Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: (10’) * Qua phần chú thích em hãy cho biết những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm? _ Chú thích * (SGK/155). _ Tản Đà (1889-1939) _ Trích trong quyển “Khối tình con”, xuất bản 1917 * GV hướng dẫn HS đọc, GV đọc mẫu, gọi HS đọc. * GV hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích trong quá trình phân tích. * Thể thơ? Nêu đôi nét về thể thơ? _ Thất ngôn bát cú Đường luật. HĐ2: (25’) * Mở đầu bài thơ, em thấy cách xưng hô của tác giả ở đây như thế nào? _ Cách xưng hô với trăng thật tình tứ, mạnh bạo và mới mẻ so với thơ văn đương thời: Gọi trăng là chị Hằng, xưng là em. * Vì sao nhà thơ lại muốn lên cung trăng, muốn làm thằng Cuội? Vì sao như vậy? _ Ông chán trần thế + Xã hội nhiều ngang trái, bất công, đất nước mất độc lập tự do. + Là một hồn thơ lãng mạn tài hoa, Tản Đà tìm cách trốn đời, thoát ly vào thơ, vào rượu… * Em hiểu thế nào hai hình ảnh cung quế, cành đa và thằng Cuội? _ Theo thần thoại Trung Hoa thì cây quế mọc bên cung trăng nơi Hằng Nga ở. Theo truyền thuyết Việt Nam thì trên trăng có cây đa cổ thụ, có thằng Cuội ngồi dưới gốc chăn trâu. * Em có nhận xét gì về giọng điệu của câu thơ 3 và 4? _ Giọng thơ càng trở nên hồn nhiên, biểu hiện hồn thơ rất độc đáo, rất ngông của Tản Đà. * Lên trăng, ngồi dưới gốc đa, tâm trạng của Tản Đà chuyển biến ra sao? Bạn bè của nhà thơ khi đó là những ai? Và điều đó chứng tỏ suy nghĩ gì của ông? _ Trên cung trăng có bầu bạn mới nên không còn buồn tủi nữa mà dâng lên niềm vui mới. _ Xa cách hẳn cõi trần bụi lắm bon chen. _ Thực chất là ông vẫn buồn, vẫn tủi, chẳng mấy khi vui. Khi không có thể bạn với người thì đành bạn với trăng, với mây, với gió trong mơ, trong chốc lát mà thôi! * Nhiều người đã nhận xét rằng: Tản Đà là một hồn thơ “ngông”. Em hiểu “ngông” nghĩa là gì? Hãy phân tích cái “ngông” của Tản Đà trong ước muốn được làm thằng Cuội?(8A1) _ Ngông có nghĩa là làm những việc trái với lẽ thường, khác với mọi người bình thường. _ Tản Đà đã ngông khi chọn cách xưng hô thân mật, thậm chí hơi suồng sả với chị Hằng, khi dám lên tận trời cao, tự nhận mình là tri âm, tri kỉ, xem chị Hằng như một người bạn tâm tình để giải bày mọi nổi niềm sâu kín… thật là mơ mộng và cũng thật là tình tứ. * Phân tích hình ảnh cuối bài thơ “Tựa nhau trông xuống thế gian cười”. Em hiểu cái cười ở đây có ý nghĩa gì? (Thảo luận nhóm 3 phút.) _ Mạch cảm xúc lãng mạn và ngông được đẩy lên đến cao độ bằng một hình ảnh tưởng tượng đầy bất ngờ và ý vị của Tản Đà. _ Cái cười có hai nghĩa: + Vừa thoả mãn vì đã đạt được khát vọng… + Vừa thể hiện sự mỉa mai, khinh bỉ cõi trần gian… * Theo em, những yếu tố nghệ thuật nào đã tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ? _ Lời lẽ giản dị, trong sáng, không gọt giũa cầu kì mà vẫn mượt mà ý nhị, giàu sức biểu cảm. _ Sức tưởng tượng phong phú, táo bạo. Giọng thơ hóm hỉnh, trong sáng. _ Thể thơ Đường luật vẫn tuân thủ nghiêm chỉnh quy tắc về vần, luật nhưng không hoàn toàn còn gò bó, công thức. * GV dẫn dắt HS đến nội dung phần ghi nhớ. * (Thảo luận 4’). So sánh ngôn ngữ và giọng điệu ở bài thơ này với bài thơ Qua Đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan (đã học ở lớp 7). _ Bài “Qua Đèo Ngang”, tuy cũng chất chứa tâm trạng nhưng giọng điệu mực thước trang trọng, đăng đối. _ Còn bài thơ này giọng điệu thật nhẹ nhàng thanh thoát, có nét phóng túng, ngông nghênh của một hồn thơ lãng mạn thoát li ở thời kì đầu. I. Đọc – tìm hiểu chú thích: II. Phân tích: 1. Bốn câu đầu: Tiếng than và lời tâm sự của tác giả với chị Hằng. _ Vầng trăng đã trở thành người bạn, người chị hiền tri âm, tri kỉ. _ Xã hội nhiều ngang trái, Tản Đà tìm cách trốn đời, thoát ly vào thơ, vào rượu… _ Hồn thơ lãng mạn, pha chút ngông. 2. Diễn biến tâm trạng của tác giả: _ Trên cung trăng có bầu bạn mới => Dâng lên niềm vui mới => Thực chất là ông vẫn buồn. => Đây là một cách nói ngông của nhà thơ. “Tựa nhau trông xuống thế gian cười” _ Cái cười có hai nghĩa: + Vừa thoả mãn vì đã đạt được khát vọng… + Vừa thể hiện sự mỉa mai, khinh bỉ cõi trần gian… Ghi nhớ: (SGK/157) 4.4. Tổng kết: Câu hỏi 1: Vẽ sơ đồ tư duy khái quát nội dung bài thơ? Tác giả Nghệ thuật MUỐN LÀM THẰNG CUỘI Tác phẩm Nội dung Thể thơ Trả lời: 4. 5. Hướng dẫn học tập: 1. Đối với bài học tiết này: Học thuộc lòng bài thơ. Học nội dung phân tích theo hướng dẫn. Tập vẽ sơ đồ tư duy. Trình bày cảm nhận về một biểu hiện nghệ thuật mới mẻ, độc đáo trong bài thơ “Muốn làm thằng Cuội” 2. Đối với bài học tiết tiếp theo: Chuẩn bị: Thi Học Kì I Ôn tập kiến thức Văn học từ đầu HKI (tác giả, tác phẩm, thể loại, nội dung, nghệ thuật, tóm tắt văn bản, phân tích nhân vật…) 5. Phụ lục: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT Tuần: 16 Tiết: 63 Bài: 16 Ngày dạy: …… 1. Mục tiêu: Giúp học sinh 1.1. Kiến thức: * Hoạt động 1: _ HS hệ thống các kiến thức về từ vựng: cấp độ khái quát nghĩa của từ, trường từ vựng, từ tượng hình, từ tượng thanh, từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, các biện pháp tu từ từ vựng. * Hoạt động 2: _ HS hệ thống các kiến thức về ngữ pháp đã học ở học kì I: trợ từ, thán từ, tình thái từ, câu ghép. 1.2. Kỹ năng: * Hoạt động 1,2: _ Vận dụng thuần thục kiến thức Tiếng Việt đã học ở học kì I để hiểu nội dung, ý nghĩa văn bản hoặc tạo lập văn bản. 1.3. Thái độ: * Hoạt động 1,2: _ Có ý thức ôn tập kiến thức môn học chuẩn bị thi học kì I. 2. Nội dung học tập: _ Hệ thống các kiến thức về từ vựng và ngữ pháp đã học 3. Chuẩn bị: 3.1 Giáo viên: Hệ thống các kiến thức về từ vựng và ngữ pháp đã học. Ví dụ minh hoạ. 3.2 Học sinh: Trả lời câu hỏi trong SGK, VBT. 4.Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 8A1: 8A2: 8A3: (Phân công giúp học sinh vắng nếu có) 4.2. Kiểm tra miệng: Kiểm tra trong quá trình ôn tập. 4.3 Tiến trình bài học: (GV giới thiệu bài) Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: (20’) * Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ là gì? Cho ví dụ _ HS trả lời, GV cùng nhận xét. Hoa _ Ví dụ: Hoa sen Hoa lan Hoa hồng * Trường từ vựng là gì? Cho ví dụ. _ Trường tự vựng là tập hợp các từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. (HS tự cho ví dụ) * Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh? Cho ví dụ. _ Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. _ Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người. (HS tự cho ví dụ) * Thế nào là từ ngữ địa phương? _ Là từ ngữ chỉ dùng ở một (một số) địa phương nhất định. (HS tự cho ví dụ) * Theo em biệt ngữ xã hội là gì? _ Biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định. (HS tự cho ví dụ) * Nói quá là gì? Tìm một thành ngữ , câu ca dao, tục ngữ có sử dụng biện pháp nói quá? _ Ví dụ: Thuận vợ, thuận chồng tát biển Đông cũng cạn. * Thế nào là nói giảm nói tránh? Cho ví dụ. _ VD: Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương. * Gọi HS đọc câu hỏi a và lên bảng vẽ sơ đồ. Truyện dân gian Truyền thuyết Truyện cười Ngụ ngôn Truyện cổ tích * Đặt một câu có dùng từ tượng hình, một câu dùng từ tượng thanh? _ HS lên bảng đặt câu, GV cùng nhận xét. HĐ2: (20’) * Thế nào là trợ từ? Cho ví dụ. _ Trợ từ là từ chuyên đi kèm với một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc. (HS cho ví dụ.) * Thán từ là gì? Cho ví dụ. _ Thán từ là những từ bộc lộ cảm xúc, tình cảm của người nói hoặc dùng để gọi đáp. (HS cho ví dụ.) * Thế nào là tình thái từ? Cho ví dụ. _ Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán hoặc để tạo sắc thái tình cảm của người nói. * Nêu đặc điểm của câu ghép? Có mấy cách nối các vế câu ghép? _ Là những câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành, mỗi cụm C-V được gọi là một vế câu. _ Có 2 cách nối các vế câu ghép: + Dùng từ nối + Không dùng từ nối * Gọi HS đọc và làm bài tập b, c b. Câu ghép: Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. => Có thể tách câu ghép thành câu đơn, nhưng ý nghĩa nối tiếp không còn nữa. c. Câu thứ nhất và câu thứ ba là câu ghép, nối với nhau bằng quan hệ từ: cũng như, bởi vì. I. Từ vựng: 1. Lý thuyết: a. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ b. Trường từ vựng: c. Từ tượng hình, từ tượng thanh: d. Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội: e. Nói quá: g. Nói giảm, nói tránh: 2. Thực hành: II. Ngữ pháp: 1. Lý thuyết: a. Trợ từ: b. Thán từ: c. Tình thái từ: d. Câu ghép: 2. Thực hành: 4.4 Tổng kết: GV khái quát lại các nội dung ôn tập bằng sơ đồ tư duy. 4.5. Hướng dẫn học tập: 1. Đối với bài học tiết này: Học bài theo nội dung ôn tập. Xem lại các bài tập. 2. Đối với bài học tiết tiếp theo: Chuẩn bị: Thi Học kì I Ôn tập kiến thức Tiếng Việt từ đầu năm, học bài chuẩn bị tốt cho thi HKI. 5. Phụ lục: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 Tuần:16 Tiết: 64 Bài: 16 Ngày dạy: …… 1. Mục tiêu: Giúp học sinh 1.1. Kiến thức: * Hoạt động 1: _ HS hiểu được yêu cầu của đề bài. * Hoạt động 2: _ HS biết đánh giá ưu khuyết điểm bài làm của bản thân. * Hoạt động 3: _ HS biết lập dàn bài và sửa lỗi sai. _ HS ôn lại kiến thức về cách làm bài văn thuyết minh. 1.2. Kỹ năng: * Hoạt động 1: _ HS đọc và xác định được yêu cầu của đề. * Hoạt động 2: _ HS thực hiện được sử dụng từ ngữ đúng trong diễn đạt và kỹ năng xây dựng văn bản. * Hoạt động 3: _ HS thực hiện thành thạo: lập dàn bài, phát hiện và sửa lỗi sai. 1.3. Thái độ: * Hoạt động 1,2,3: _ Cẩn thận trong thi cử, kiểm tra. _ Giáo dục HS ý thức sửa chữa các lỗi sai khi mắc phải. 2. Nội dung học tập: _ Tìm hiểu đề. _ Phát hiện và sửa lỗi bài làm. 3. Chuẩn bị: 3.1 Giáo viên: Chấm bài kiểm tra, điểm, các lỗi cần sửa. 3.2 Học sinh: Nhớ lại đề bài và lập dàn ý cho đề Tập làm văn đã làm. 4.Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 8A1: 8A2: 8A3: (Phân công giúp học sinh vắng nếu có) 4.2. Kiểm tra miệng: Không 4.3. Tiến trình bài học: Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: (2’) * Đề yêu cầu điều gì? _ Thuyết minh về một dụng cụ học tập mà em thích HĐ2: (13’) * GV nhận xét ưu - khuyết điểm: 1. Ưu điểm: HS nắm được yêu cầu và thể loại của đề bài. HS biết chọn dụng cụ và thuyết minh theo đặc điểm quan trọng của đối tượng, HS có những hiểu biết cơ bản về đồ dùng học tập. 2. Khuyết điểm: Vài em chưa biết cách thuyết minh, chủ yếu miêu tả và phát biểu cảm nghĩ về đồ dùng riêng của bản thân. Một số em kể dài dòng nhưng chưa cung cấp tri thức về đối tượng cần thuyết minh. * Hình thức: Viết chữ còn cẩu thả, sai lỗi chính tả. Diễn đạt chưa trọn ý, dùng từ chưa đúng nghĩa. Gọi tên sai các bộ phận trên đồ dùng học tập. GV phát bài và công bố điểm. Lớp Trên Trung bình Dưới Trung bình 8A1 8A2 8A3 HĐ3: (20’) GV gọi 2 HS lên bảng lập dàn bài GV cùng HS nhận xét dựa vào dàn bài ở tiết 55, 56 GV gọi HS lên bảng ghi lại các lỗi (chính tả, dấu câu, diễn đạt) và sửa lại. GV kết hợp đọc các đoạn văn sai, cùng sửa lỗi. GV gọi HS đọc bài văn hay cho các bạn cùng học tập kinh nghiệm. * Hướng khắc phục: _ Tìm đọc nhiều bài tham khảo, rút ra bài học cho bản thân. _ Học cách viết văn thuyết minh đúng yêu cầu. _ Thường xuyên kiểm tra các em học sinh có kết quả thấp. _ Trao đổi bài, phát hiện và sửa lỗi. I. Đề - tìm hiểu đề: Đề: Em hãy thuyết minh về một dụng cụ học tập mà em thích. II. Nhận xét ưu - khuyết điểm: * Phát bài và công bố điểm: III. Lập dàn bài, sửa lỗi và đọc bài văn hay: GV đọc bài văn hay và rút kinh nghiệm cho cả lớp. 8A1: 8A2: 8A3: 4.4. Tổng kết: GV nhắc lại các lỗi học sinh cần tránh ở bài kiểm tra sau. 4.5. Hướng dẫn học tập: 1. Đối với bài học tiết này: Xem lại bài làm, sửa lỗi. Ôn tập cách viết văn thuyết minh. 2. Đối với bài học tiết tiếp theo: Chuẩn bị: Hoạt động Ngữ Văn: Làm thơ 7 chữ. Tìm hiểu yêu cầu của thể thơ 7 chữ. Tập làm bài thơ 7 chữ với chủ đề tự do. (Quê hương, gia đình. bạn bè…) 5. Phụ lục:

File đính kèm:

  • docNV8 Tuan 16.doc
Giáo án liên quan