A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
1. Kiến thức:
- Bước đầu biết đọc- hiểu một tác phẩm thơ tiêu biểu của nhà thơ- chiến sĩ HCM
- Nắm được một đặc điểm của thơ Hồ Chí Minh: sử dụng thể loại thơ tứ tuyệt để thể hiện tinh thần hiện đại của người chiến sĩ cách mạng.
- Hiểu được cuộc sống vật chất và tinh thần của Hồ Chí Minh trong những năm tháng hoạt động cách mạng đầy khó khăn, gian khổ qua một bài thơ được sáng tác trong những ngày tháng cách mạng chưa thành công.
2. Kĩ năng:
a. Kĩ năng bài học
- Đọc- Hiểu thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh
- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
b. Kĩ năng sống:
- Giao tiếp: trao đổi, trình bày suy nghĩ về cuộc sống vật chất và tinh thần của Hồ Chí Minh trong những năm tháng hoạt động cách mạng đầy khó khăn, gian khổ qua một bài thơ được sáng tác trong những ngày tháng cách mạng chưa thành công.
- Suy nghĩ sáng tạo: Phân tích, bình luận giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, vẻ đẹp của hiình ảnh thơ.
- Xác định giá trị bản thân: Yêu sự sống, yêu tự do, kính yêu những chiến sĩ cách mạng; có trách nhiệm với vận mệnh đất nước, dân tộc.
3. Thái độ:
- Giáo dục cho HS lòng yêu sự sống, yêu tự do, kính yêu những chiến sĩ cách mạng.
B. CHUẨN BỊ
- GV: Giáo án, tư liệu tham khảo, tranh minh hoạ.
- HS: Soạn bài, học bài cũ
C. PHƯƠNG PHÁP- KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận
- KT hoạt động:
+ Học theo nhóm: thảo luận , phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
+ Động não: suy nghĩ, về tâm sự của nhân vật trữ tình trong văn bản.
+ Liên tưởng, tưởng tượng vẻ đẹp hình ảnh thơ.
+Trình bày một phút
20 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1574 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 22 Tiết 83 Tức cảnh Pác Bó, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:
Tiết: 83
Tuần 22
Tức cảnh Pác Bó
- Hồ Chí Minh -
A. Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức:
- Bước đầu biết đọc- hiểu một tác phẩm thơ tiêu biểu của nhà thơ- chiến sĩ HCM
- Nắm được một đặc điểm của thơ Hồ Chí Minh: sử dụng thể loại thơ tứ tuyệt để thể hiện tinh thần hiện đại của người chiến sĩ cách mạng.
- Hiểu được cuộc sống vật chất và tinh thần của Hồ Chí Minh trong những năm tháng hoạt động cách mạng đầy khó khăn, gian khổ qua một bài thơ được sáng tác trong những ngày tháng cách mạng chưa thành công.
2. Kĩ năng:
a. Kĩ năng bài học
- Đọc- Hiểu thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh
- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
b. Kĩ năng sống:
- Giao tiếp: trao đổi, trình bày suy nghĩ về cuộc sống vật chất và tinh thần của Hồ Chí Minh trong những năm tháng hoạt động cách mạng đầy khó khăn, gian khổ qua một bài thơ được sáng tác trong những ngày tháng cách mạng chưa thành công.
- Suy nghĩ sáng tạo: Phân tích, bình luận giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, vẻ đẹp của hiình ảnh thơ.
- Xác định giá trị bản thân: Yêu sự sống, yêu tự do, kính yêu những chiến sĩ cách mạng; có trách nhiệm với vận mệnh đất nước, dân tộc.
3. Thái độ:
- Giáo dục cho HS lòng yêu sự sống, yêu tự do, kính yêu những chiến sĩ cách mạng.
B. Chuẩn bị
- GV: Giáo án, tư liệu tham khảo, tranh minh hoạ.
- HS: Soạn bài, học bài cũ
c. Phương pháp- Kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận …
- KT hoạt động:
+ Học theo nhóm: thảo luận , phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
+ Động não: suy nghĩ, về tâm sự của nhân vật trữ tình trong văn bản.
+ Liên tưởng, tưởng tượng vẻ đẹp hình ảnh thơ.
+Trình bày một phút …
D. Tiến trìnH bài dạy
1. ổn định:
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
8A1
8A6
2. Kiểm tra bài cũ:
? Đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ "Khi con tu hú" của Tố Hữu và nêu nội dung của bài thơ.
Yêu cầu:
+ Đọc thuộc lòng, diễn cảm ( 5 điểm)
+ Nêu nội dung ( 5 điểm)
- GV nhận xét, cho điểm
3. bài mới:
Sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, tháng 2 năm 1941 Nguyễn ái Quốc đã bí mật về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Người sống trong hang Pác Bó, nơi mà điều kiện sống, sinh hoạt rất gian khổ nhưng Bác vẫn rất vui. Niềm vui đó của Bác được thể hiện như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài thơ"Tức cảnh Pác Bó".
Hoạt động của Thầy và Trò
? Các em đã được học được những bài thơ nào của Bác
HS: Cảnh khuya, rằm tháng giêng.
? Nêu những nét chính về tác giả
HS:
G: Bổ sung thêm
? Hoàn cảnh ra đời của bài thơ " Tức cảnh Pác Bó"
HS: Tháng 2/1941 Bác trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Người sống và làm việc trong hoàn cảnh hết sức gian khổ...
GV: Người ở trong hang Pác Bó- một hang núi nhỏ sát biên giới Việt- Trung( Thuộc huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng); thường phải ăn cháo ngô, măng rừng thay cơm, bàn làm việc là một phiến đá bên bờ suối Lê- nin. “Tức cảnh Pác Bó” được Bác sáng tác trong thời gian này
- Trong bài viết “Từ Pác Bó đến Tân Trào” đại tướng Võ Nguyên Giáp kể lại:Những khi trời mưa to rắn rết chui cả vào chỗ nằm. Có buổi sáng Bác thức dậy thấy một con rắn lớn nằm khoanh tròn cạnh Người(…). Có thời gian cơ quan chuyển vào vùng núi đá trên khu đồng bào Mán Trắng gạo cũng không có, Bác cũng phải như các anh em khác phảI ăn cháo bẹ hàng tháng.
? Nêu cách đọc bài thơ
GV: Hướng dẫn H đọc
- Giọng điệu thoải mái thể hiện tâm trạng sảng khoái
- Đọc mẫu
- Gọi HS đọc
- Nhận xét đọc của HS, GV
? Những từ ngữ nào trong bài cần chú ý
GV: Hướng dẫn HS giải thích một số từ khó trong bài thơ.
? Em có cảm nhận như thế nào khi đọc bài thơ
HS: Bình dị, tự nhiên, giọng điệu thoải mái pha chút vui đùa hóm hỉnh.
GV: Tất cả gợi cảm giác vui thích, sảng khoái -> tinh thần lạc quan cách mạng của Bác thú "lâm tuyền" của nhân vật trữ tình.
GV: Giải thích cho HS hiểu thú "lâm tuyền" ( Niềm vui thú được sống với rừng, suối...)
? Bài thơ thuộc thể thơ nào
HS: Thất ngôn tứ tuyệt.
? Bố cục của bài thơ thất ngôn tứ tuyệt
HS: Bốn phần ( Tương đương với bốn câu): Khai, thừa, chuyển, hợp.
? Em đã học những bài thơ nào thuộc thể thơ này
- Cảnh khuya, Nguyên tiêu (rằm tháng giêng)
? Chỉ ra phương thức biểu đạt của bài thơ
- Biểu cảm, tự sự
? Theo em bài thơ có những ý lớn nào
HS: Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác ở Pác Bó (câu 1,2,3).
- Cảm nghĩ của Bác.
? Từ các suy nghĩ này hãy nêu bố cục bài thơ
2 phần:
+ P1: 3 câu đầu->Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác ở Pác Bó
+ P2: 1 câu cuối-> Cảm nghĩ của Bác
? Đọc 3 câu thơ đầu
? Em có nhận xét gì về giọng điệu, cách ngắt nhịp, cấu tạo của câu thơ đầu
HS:
- Giọng điệu thoải mái, phơi phới
- Ngắt nhịp 4/3 tạo thành 2 vế sóng đôi
? Em hãy chỉ ra phép đối trong câu
HS: + Đối thời gian: sáng><tối
+ Đối không gian: Suối >< hang
+ Đối hoạt động: ra >< vào
? Tác dụng của cấu trúc đặc biệt này là gì
HS Diễn tả hoạt động đều đặn, nhịp nhàng của con người -> toát lên cảm giác về sự nhịp nhàng nề nếp...
GV: Diễn tả quan hệ gắn bó hoà hợp giữa con người với thiên nhiên ở Pác Bó. Bác Hồ sống thật ung dung, hoà điệu với nhịp sống núi rừng.
? Em hiểu như thế nào về ý thơ "ra suối ... vào hang"
HS: Hành động của người cách mạng Hồ Chí Minh.....
? Qua câu thơ trên, em hiểu gì về cuộc sống của Bác
HS: Cuộc sống hài hoà, thư thái, ung dung...
? Đọc câu thơ thứ 2 của bài thơ
GV: Thông thường ở thơ tứ tuyệt ngắt nhịp phổ biến là 4/ 3, nhưng ở câu thơ này nhịp thơ đã chuyển thành 2/ 2/ 3 tạo thành một sự đều đặn cùng với 2 thanh trắc liền nhau ở nhịp 3 càng khẳng định thêm điều đó.
? Cách ngắt nhịp, giọng điệu ở câu thơ này có gì khác câu 1
? Có ý kiến cho rằng ý của câu thơ là: dù chỉ ăn có cháo bẹ rau măng rất khổ nhưng tinh thần vẫn sẵn sàng. ý kiến của em như thế nào
HS: Hiểu như vậy không sai về mặt ngữ pháp nhưng không phù hợp với tinh thần chung giọng điệu chung của bài thơ cũng như cảm xúc của tác giả.
? Em có nhận xét gì về bữa ăn của Bác
HS: Bữa ăn đơn sơ, giản dị nhưng chan chứa tình cảm bởi đó là những thứ của thiên nhiên ban tặng.
GV: Hưởng thụ nó là niềm vui của người cách mạng luôn gắn bó, hoà hợp với thiên nhiên...
? Qua đó em hiểu thêm gì về Bác
GV: Câu thơ toát lên một sự yên tâm về đời sống vật chất. Thơ xưa thường biểu lộ cái vui vì cảnh nghèo như Nguyễn Trãi từng viết: “Nước lã cơm rau hãy tri túc”. Điều khác biệt với các nhà thơ xưa của Báclà bằng lòng với cuộc sống hiện tại nơi đầu nguồn
? Hai câu thơ đầu giúp em cảm nhận gì về tinh thần của Bác
GV: Sự giản dị trong cuộc sống, sự gắn bó với thiên nhiên-> Nổi bật cuộc sống thiếu thốn về vật chất, sang trọng về tinh thần.
? Có ý kiến cho rằng: Hai câu đầu vừa mang nét cổ điển vừa mang nét hiện đại. Vì sao?
- Nét cổ điển: Thể hiện niềm vui sống giữa núi rừng, người xưa gọi là “thú lâm tuyền”. Đó là thú của các hiền sĩ xưa gặp thgời bế tắc nhiễu nhương thường từ bỏ cuộc sống công danh về sống ẩn dật, làm bạn với thiên nhiên để giữ được phẩm chất thanh cao.
VD: Nguyễn Trãi sống ở Côn Sơn có bài “Côn Sơn ca”
- Nét hiện đại: Hiền sĩ xưa nói ăn măng, uống nước suối là cách nói ước lệ để thể hiện cuộc sống thanh tao, lánh đục về trong. Còn cảnh sinh hoạt của Bác ở Pác Bó là sự thật không hề tô vẽ. Bác cũng gắn bó với thiên nhiên làm chủ được cuộc sống, vượt qua được hoàn cảnh, cốt cách ấy không phải của một ẩn sĩ mà của một người chiến sĩ.
? Đọc câu thơ thứ 3 của bài thơ
? Trong câu 3 sự đối ý, đối thanh được thể hiện như thế nào
HS:+ Đối ý: Điều kiện làm việc ( Bàn đá chông chênh) > <nội dung công việc quan trọng ( dich sử Đảng)
+ Đối thanh: B - T (chông chênh > < dịch sử Đảng)
? Tác dụng của phép đối đó như thế nào
HS: Lời thơ vang lên nhạc điệu vừa mềm mại, vừa khoẻ khắn...
? Em hiểu từ "chông chênh" có nghĩa là gì
HS: Từ láy miêu tả rất tạo hình và gợi tả thế lực c.mạng nước ta còn đang trong thời kì khó khăn...
? Dịch sử Đảng là làm việc gì? Mục đích
GV: HCM dịch l.sử đảng bạn làm tài liệu huấn luyện cán bộ c.m đồng thời cũng chính là đang suy tư, tìm cách xoay chuyển l.sử c.m VN nơi đầu nguồn đang đón đợi và chuẩn bị tích cực cho một cao trào đ.tranh mới giành đ.lập , tự do cho đ.nước.
? Đọc câu cuối của bài thơ
? Nội dung của câu thơ là gì
HS: Cảm nghĩ của Bác về cuộc đời cách mạng
? Từ nào có ý nghĩa quan trọng nhất của câu thơ, bài thơ? Vì sao
HS: Từ "sang"->làm nổi bật tinh thần của bài thơ
? Em hiểu từ "sang" ở đây có ý nghĩa ntn
HS: Sang là sang trọng, giàu có, cao quý, đẹp đẽ, là cảm giác hài lòng, vui thích.
GV: Đó là tâm trạng, là t.cảm của HCM khi tự nhìn nhận, đánh giá về c.sống của mình, c.đời c.m của chính mình trong những ngày làm việc ở Pác Bó, dù gian khổ, thiếu thốn nhưng người vẫn luôn cảm thấy vui thích, giàu có, sang trọng...
- Sang ở đây là sự sang trọng về t.thần của người c.mạng không bị gian khổ thiếu thốn khuất phục.
- Là cái sang trọng của nhà thơ luôn tìm thấy sự hòa hợp, tự tin, thư thái, hòa hợp với thiên nhiên.
- Trong thơ Bác hay nói tới cái “sang” của người làm cách mạng kể cả khi bị tù đày.
? Bài thơ cho em thấy, em hiều gì về những ngày Bác sống và làm việc ở Pác Bó
HS:
? Những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ- Giọng thơ tự nhiên, vui đùa
- Lời thơ thuần Việt, giản dị, dễ hiểu.
- Vừa mang m.sắc cổ điển vừa mang m.sắc h.đại
? Qua bài thơ giúp em hiểu gì về Bác
? Đọc to, rõ mục ghi nhớ SGK/ T30.
? Có gì khác và mới trong h.thức bài thơ thất ngôn tứ tuyệt của Bác so với các bài thơ Đường đã học( Thảo luận nhóm)
- Lời thơ thuần Việt, giản dị dễ hiểu
- Tình cảm vui tươi
- Giọng tự nhiên nhẹ nhàng.
?Nét cao quý nào của Bác được bộc lộ qua b. thơ
HS: Tâm hồn hoà hợp với TN, tinh thần lạc quan, phong thái ung dung...
? Thú lâm tuyền của Bác có gì độc đáo
HS: Bác Hồ sống ở chốn lâm tuyền, bằng lòng với cuộc sống đạm bạc nơi đầu nguồn để đem ánh sáng cách mạng cứu dân cứu nước.
Nội dung
A. Giới thiệu chung
1. Tác giả:
- Hồ Chí Minh ( 1890 - 1969)
2. Tác phẩm:
- Bài thơ sáng tác 2/1941 khi Bác Hồ sống và hoạt động ở Pác Bó
B. Đọc- Hiểu văn bản
1. Đọc - chú thích
2. Bố cục
* Thể thơ- Phương thức biểu đạt:
- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt
- Bố cục: 2 phần:
+ P1: 3 câu đầu
+ P2: 1 câu cuối
3. Phân tích
3.1. Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác ở Pác Bó.
Câu 1:
- Ngắt nhịp 4/ 3 tạo thành hai vế đối sóng đôi.
- Giọng điệu thoải mái.
-> Khái quát một nhịp sống đã trở thành nếp, chủ động, sống ung dung, hoà điệu với nhịp sống của núi rừng
Câu 2:
- Nhịp 2/ 2/ 3
- Giọng vui đùa, hóm hỉnh
- Bữa ăn: đơn sơ, giản dị -> là niềm vui của người cách mạng luôn gắn bó, hoà hợp với thiên nhiên
=> Tinh thần lạc quan vượt lên trên hoàn cảnh.
=> Vừa mang nét cổ điển, vừa mang nét hiện đại.
Câu 3:
- Chông chênh: Từ láy miêu tả gợi hình-> Điều kiện làm việc khó khăn
- Dịch sử Đảng:Việc làm lớn lao phục vụ cách mạng
-> Nghệ thuật đối
-> Hoàn cảnh khó khăn, vất vả không ngăn được tinh thần làm việc của Bác.
3.2. Cảm nghĩ của Bác
- Cuộc đời các mạng thật là sang
+ "sang": sang trọng, giàu có cảm giác hài lòng, vui thích...-> Nhãn tự
-> Tâm trạng, tình cảm của Bác khi nhìn nhận, đánh giá về cuộc sống của mình: Làm cáh mạng đã đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc
4. Tổng kết:
4.1. Nghệ thuật:
- Thơ ngắn gọn, hàm súc
- Lời thơ bình dị pha giọng vui đùa, hóm hỉnh
- Vừa mang đặc điểm cổ điển vừa mang màu sắc hiện đại
- Tứ thơ độc đáo, bất ngờ, thú vị
4.2. Nội dung- ý nghĩa :
ND: - Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ
- Niềm vui được làm cách mạng, sống hoà hợp với thiên nhiên
ýNghĩa : Bài thơ thể hiện cốt cách tinh thần HCM luôn tràn đầy lạc quan tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng
4.3. Ghi nhớ: SGK/ T30
C. Luyện tập:
Có gì khác và mới trong hình thức bài thơ thất ngôn tứ tuyệt của Bác so với các bài thơ Đường đã học
4. củng cố:
G hệ thống lại toàn bộ nội dung kiến thức bài học cần ghi nhớ.
? Đọc diễn cảm lại bài thơ
? Chữ "sang" kết thúc bài thơ có ý nghĩa như thế nào
5. Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau:
* Hướng dẫn học ở nhà
- Học thuộc lòng bài thơ
- Phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài.
- Sưu tầm thêm các bài thơ của Bác viết về Việt Bắc.
* Hướng dẫn chuẩn bị cho bài sau: Câu cầu khiến
- Đọc kĩ bài
- Chuẩn bị theo nội dung SGK
E. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
_________________________________________
NS:
Tiết 84
Tuần 22
Câu cầu khiến
A. Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức:
Nắm vững đặc điểm điển hình và chức năng của câu cầu khiến
- Nắm được đặc điểm hình thức của câu cầu khiến
- Nắm được chức năng của câu cầu khiến
2. Kĩ năng.
a. Kĩ năng bài học:
- Nhận biết câu cầu khiến trong văn bản
- Sử dụng câu cầu khiến phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
b. Kĩ năng sống:
- Ra quyết định: sử dụng câu câu khiến trong giao tiếp và tạo lập văn bản có hiệu quả.
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ ý tưởngvà chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân về cách sử dụng câu cầu khiến một cách có hiệu quả.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức trong giao tiếp, tự giác học tập...
B. Chuẩn bị
- GV: Giáo án, tư liệu tham khảo, bảng phụ, phiếu học tập
- HS: Soạn bài, học bài cũ
C. Phương pháp- Kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: Nghiên cứu trường hợp điển hình, vấn đáp, thuyết trình…
- KT hoạt động:
+ Học theo nhóm: thảo luận trao đổi, phân tích nhận ra đặc điểm câu cầu khiến
+ Động não: suy nghĩ về đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu cầu khiến sử dụng câu cầu khiến phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
+ Thực hành có hướng dẫn: Viết đoạn văn sư dụng câu cầu khiến với chức năng khác ngoài chức năng chính.
D.Tiến trình bài dạy
1. ổn định:
Ngay giảng
Lớp
Sĩ số
8A1
8A6
2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra 15 phút
Đề bài:
Câu1: Chọn câu trả lời đúng cho những câu hỏi sau ( Mỗi câu đúng1 điểm. Tổng 2 điểm)
Khi viết câu nghi vấn thường kết thúc bằng dấu câu nào?
A. Dấu cảm thán
B. Dấu chấm hỏi
C. Dấu chấm
D. Dấu hỏi
Trong các câu sau câu nào là câu nghi vấn?
A. Trời nắng.
B. Trời mưa.
C. Anh làm hay tôi làm?
D. Cô giáo giảng bài.
Câu 2: Nêu đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn? Viết một đoạn đối thoại ngắn trong đó có sử dụng câu nghi vấn?
Đáp án- Biểu điểm
Câu1: (Mỗi câu đúng 1 điểm. Tổng 2 điểm).
Câu số
1
2
Đáp án
B
C
Câu 2: (8 điểm)
- Đặc điểm, hình thức câu nghi vấn:
+ Có chứa từ nghi vấn
+ Có dấu chấm hỏi (?) ở cuối câu( 2 điểm)
- Chức năng chính:
+ Dùng để hỏi ( 1 điểm)
- Viết được đoạn hội thoại có sử dụng câu nghi vấn( 5 điểm)
+ Có lời dẫn dắt giới thiệu tình huống
+ Lời thoại rõ ràng
+ Có cấu nghi vấn
+ Chỉ ra câu nghi vấn
Kết quả kiểm tra:
3. bài mới:
GV: Trong cuộc sống khi giao tiếp đều yêu cầu, đề nghị khuyên bảo, hay ra lệnh... người nói, người viết cần sử dụng kiểu câu sao cho phù hợp với mục đích giao tiếp. Vậy làm thế nào để nhận biết và s.d có hiệu quả những y.c trên? C.ta cùng tìm hiểu tiếp một kiểu câu khác cùng nằm trong kiểu câu p.loại theo m.đ nói: “Câu cầu khiến”
Hoạt động của Thầy và Trò
GV: Treo bảng phụ ghi ví dụ SGK / T 30
? Đọc to rõ VD1 SGK/ 30
? Trong các đoạn trích trên, câu nào là câu cầu khiến
HS: a) Thôi đừng lo lắng, cứ về đi.
b) Đi thôi con.
? Dựa vào đâu mà em biết đó là câu cầu khiến?
HS: Ví nó chứa những từ cầu khiến như: đừng, đi, thôi.
? Những câu cầu khiến đó được dùng để làm gì?
HS: + Thôi đừng lo lắng khuyên bảo
+ Cứ về đi yêu cầu
+ Đi thôi con yêu cầu
? Đọc to, rõ VD 2/ T 30, 31
? Cách đọc "mở cửa" trong câu a và b có giống nhau không? Vì sao?
HS: Đọc ngữ điệu không giống nhau vì câu - Câu a: câu trần thuật (trả lời câu hỏi)
- Câu b: cầu khiến, phát âm với giọng được nhấn mạnh hơn (ra lệnh, đề nghị)
? Từ 2 ví dụ trên em hãy rút ra đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến.
HS:+ Hình thức: Có các từ cầu khiến: Đi, thôi, hãy, đừng, chớ, ngữ điệu cầu khiến...
+ Chức năng: Dùng để ra lệnh, yêu cầu, sai khiến, khuyên bảo..
? Quan sát các VD mục 1, 2 và cho biết khi viết câu cầu khiến có thể kết thúc bằng dấu câu nào
HS:- Dấu chấm than (!)
- Khi ý cầu khiến không cần nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm (.)
? Cho ví dụvề câu cầu khiến
- HS lấy VD
- HS nhận xét
- GV nhận xét
? Hãy nêu kết luận chung về câu nghi vấn
? Đọc to, rõ ghi nhớ SGK/ T 31.
GV: Hướng dẫn H làm bài tập
Bài tập 1: Hoạt động cá nhân
? Đọc yêu cầu BT1/ SGK 30
? Xét các câu sau và trả lời câu hỏi
? Đặc điểm hình thức nào cho biết những câu trên là câu cầu khiến
? Nhận xét chủ ngữ trong những câu trên. Thử thêm, bớt hoặc thay đổi chủ ngữ xem ý nghĩa của các câu trên thay đổi như thế nào
- 1 HS lên bảng làm
- HS ở dưới cùng làm và nhận xét đối chiếu - HS nhận xét
- GV nhận xét, chốt đúng sai, sửa chữa (nếu có)
Bài tập 2 Họat động cá nhân
? Trong các đoạn trích câu nào là câu cầu khiến
? Nhận xét sự khác nhau về hình thức biểu hiện ý nghĩa cầu khiến giữa những câu đó
? Đối với trường hợp c, tình huống được mô tả trong truyện và hình thức vắng CN trong 2 câu cầu khiến này có liên quan gì với nhau không?
HS: Có. Trong tình huống gấp gáp, cấp bách đòi hỏi những người có liên quan phải hành động nhanh và kịp thời-> câu câu khiến phải ngắn gọn nên CN chỉ người tiếp nhận thường vắng mặt
GV: Câu cầu khiến càng ngắn thì ý nghĩa cầu khiến càng mạnh
Bài tập 3: Hoạt động cá nhân
? So sánh hình thức và ý nghĩa hai câu
Bài tập 4: Hoạt động nhóm
? Đọc đoạn trích
? Dế Choắt nói với Dế Mèn như trên nhằm mục đích gì
? Tại sao trong lời nói với Dế Mèn, Dế Choắt không dùng nhứng câu như:
- Anh hãy đào giúp em một cái ngách sang bên nhà anh.
- Đào ngay giúp em một cái ngách.
Bài tập 5: Hoạt động nhóm
? Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi: Câu “Đi đi con!” trong đoạn trích trên và câu “đi thôi con.” trong đoạn trích ở mục I.1.b có thể thay thế cho nhau được không? Vì sao
Nội dung
I. Đặc điểm hình thức và chức năng.
1. Phân tích ngữ liệu: SGK/T30
* VD1: Câu cầu khiến
a) Thôi đừng lo lắng. Cứ về đi.
b) Đi thôi con.
- Đặc điểm hình thức:
+ Có chứa các từ cầu khiến: đừng, đi, thôi
- Chức năng:
a) Thôi đừng lo lắng.-> Khuyên bảo
+ Cứ về đi.-> Yêu cầu
b) Đi thôi con.-> Yêu cầu
* VD 2:
a) Mở cửa -> Dùng để trả lời câu hỏi-> Câu trần thuật
b) Mở cửa.-> Dùng đẻ đề nghị, ra lệnh-> Câu cầu khiến
=> Câu cầu khiến
+ Hình thức: Có các từ cầu khiến: Đi, thôi, hãy, đừng, chớ, ngữ điệu cầu khiến...
+ Chức năng: Dùng để ra lệnh, yêu cầu, sai khiến, khuyên bảo..
+ Khi viết: - Thường kết thúc bằng dấu chấm than (!)
- Khi ý cầu khiến không cần nhấn mạnh thì có thể dùng dấu chấm (.)
2. Ghi nhớ: SGK/ T 31
II. Luyện tập
Bài tập 1/ 31:
- Hình thức: Chứa từ cầu khiến
a) Hãy
b) đi
c) đừng
- Nhận xét CN
a) vắng CN
b) CN: ông giáo
c) CN: chúng ta
- Thay đổi hình thức chủ ngữ:
a) Con hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương.
Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương
-> Không thay đổi ý nghĩa mà chỉ làm cho đối tượng tiếp nhận được thể hiện rõ hơn, lơìyêu cầu nhẹ hơn, tình cảm hơn.
b) Hút trước đi.
-> ý nghĩa cầu khiến mạnh hơn, câu nói thiếu lịch sự hơn.
c) Nay các anh đừng...
->Thay đổi ý nghiã c.bản của câu (trong số những người tiếp nhận lời đề nghị không có người nói)
Bài tập 2/ T32:
a) Thôi im cái điệu mưa dầm sụt sùi ấy đi-> vắng CN.
b) các em/ đừng khóc
c) Đưa tay cho tôi mau!
Cầm lấy tay tôi này!
-> Chỉ có ngữ điệu cầu khiến, vắng CN.
Bài tập 3/ 32:
a) vắng CN
b) có CN ngôi thứ hai số ít-> ý cầu khiến nhẹ hơn. thể hiện rõ tình cảm của người nói với người nghe
Bài tập 4/ 32:
- Mục đích cầu khiến
- Dế Choắt là vai dưới so với Dế Mèn ( Xưng là “em ” và gọi Dế Mèn là “anh” lại là người yếu đuối lên ngôn từ của Dế Choắt thường khiêm nhường, có sự rào đón trước sau
- Trong lời Dế Choắt yêu cầu Dế Mèn Tô Hoài dùng câu nghi vấn làm cho ý cầu khiến nhẹ hoen, ít rõ ràng hơn, như thế phù hợp với tính cách của Dế Choắt và vị thế của Dế Choắt với Dế Mèn.
Bài tập 5/ 33:
- Không thay thế cho nhau được
- Vì: đặt trong ngữ cảnh cụ thể
+ Câu “Đi thôi con.” có chức năng yêu cầu.
+ Câu “Đi đi con!” có chức năng khuyên bảo động viên.
4. củng cố:
G hệ thống lại toàn bộ nội dung kiến thức bài học cần ghi nhớ.
? Câu cầu khiến dùng để làm gì? Hình thức của nó
5. Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau:
* Hướng dẫn học ở nhà:
- Học thuộc phần ghi nhớ
- Hoàn thành bài tập còn lại.
* Hướng dẫn chuẩn bị cho baì sau: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
- Đọc kĩ bài
- Chuẩn bị theo nội dung SGK
E. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
.................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... _____________________________________________
NS:
Tiết: 85
Tuần 22
Thuyết minh về một
danh lam thắng cảnh
A. Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức:
- Nắm được sự đa dạng về đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh.
- Nắm được đặc điểm và cách làm bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh
- Hiểu mục đích, yêu cầu cách quan sát và cách làm bài văn giới thiệu danh lam thắng cảnh
2. Kĩ năng:
a. Kĩ năng bài dạy
- Quan sát danh lam thắng cảnh
- Đọc tài liệu, tra cứu, thu thập, ghi chép những tri thức khách quan về đối tượng để sử dụng trong bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh.
- Tạo lập được một văn bản thuyết minh theo yêu cầu; biết viết một bài văn thuyết minh về một cách thức, phương pháp, cách làm có độ dài 30 chữ.
b. Kĩ năng sống:
- Giao tiếp: Trình bày ý tưởng/ lắng nghe phản hồi tích cực về sự đa dạng về đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh. Đặc điểm, cách làm bài văn thuyết minh. Mục đích, yêu cầu, cách quan sát và cách làm bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
- Ra quyết đinh: Lựa chọn cách quan sát và cách làm bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức tìm tòi tích cực trong học tập của HS.
B.Chuẩn bị
- GV: Giáo án, tư liệu tham khảo
- HS: Soạn bài, học bài cũ
C. Phương pháp- Kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: Nghiên cứu trường hợp điển hình, vấn đáp, thuyết trình…
- KT hoạt động:
+ Phân tích tình huống để phân biệt sự khác biệt của văn thuyết minh với các loại văn bản đã học.
+ Thực hành viết tích cực: viết đoạn văn/ Bài văn thuýet minh về một danh lam thắng cảnh theo các yêu cầ
File đính kèm:
- T83- 86.doc