Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 24 Tiết 89 Bài 21 câu trần thuật

1. Mục tiêu: Giúp học sinh

 1.1. Kiến thức:

* Hoạt động 1:

 _ HS biết đặc điểm hình thức của câu trần thuật.

 _ HS hiểu chức năng của câu trần thuật.

* Hoạt động 2:

 _ HS hiểu chức năng của câu trần thuật và vận dụng làm bài tập.

 1.2. Kỹ năng:

* Hoạt động 1:

 _ Nhận biết câu trần thuật trong văn bản.

* Hoạt động 1:

 _ Sử dụng câu trần thuật phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

 1.3. Thái độ:

* Hoạt động 1,2:

 _ Ra quyết định: Nhận ra và biết sử dụng câu trần thuật đúng mục đích giao tiếp.

2. Nội dung học tập:

 _ Đặc điểm hình thức, chức năng của câu trần thuật.

 _ Luyện tập.

3. Chuẩn bị:

 3.1 Giáo viên: Một số ví dụ minh họa.

 3.2 Học sinh: Đọc ví dụ và trả lời câu hỏi trong SGK.

4.Tổ chức các hoạt động học tập:

 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:

 8A1:

 8A2:

 8A3:

 4.2. Kiểm tra miệng:

Câu hỏi 1: Hãy nhắc lại đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn, câu cầu khiến và câu cảm thán? (9 đ)

 Trả lời:

 * Câu nghi vấn: Kết thúc bằng dấu chấm hỏi

 _ Có những từ nghi vấn: ai, gì, nào, có không, làm (sao), hay (là).

 _ Dùng để hỏi.

 * Câu cầu khiến: Có các từ cầu khiến: hãy, đừng, chớ và kết thúc câu thường có dấu chấm than, ngoài ra còn dùng dấu chấm.

 _ Dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,

 * Câu cảm thán: Có các từ cảm thán: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ôi, trời ơi, và thường kết thúc bằng dấu chấm than.

 _ Dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói (người viết)

Câu hỏi 2: Theo hướng dẫn của cô ở tiết trước, em đã chuẩn bị gì cho tiết học hôm nay?(1đ)

 

doc14 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1541 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 24 Tiết 89 Bài 21 câu trần thuật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 24 CÂU TRẦN THUẬT Tiết: 89 Bài:21 Ngày dạy: …… 1. Mục tiêu: Giúp học sinh 1.1. Kiến thức: * Hoạt động 1: _ HS biết đặc điểm hình thức của câu trần thuật. _ HS hiểu chức năng của câu trần thuật. * Hoạt động 2: _ HS hiểu chức năng của câu trần thuật và vận dụng làm bài tập. 1.2. Kỹ năng: * Hoạt động 1: _ Nhận biết câu trần thuật trong văn bản. * Hoạt động 1: _ Sử dụng câu trần thuật phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. 1.3. Thái độ: * Hoạt động 1,2: _ Ra quyết định: Nhận ra và biết sử dụng câu trần thuật đúng mục đích giao tiếp. 2. Nội dung học tập: _ Đặc điểm hình thức, chức năng của câu trần thuật. _ Luyện tập. 3. Chuẩn bị: 3.1 Giáo viên: Một số ví dụ minh họa. 3.2 Học sinh: Đọc ví dụ và trả lời câu hỏi trong SGK. 4.Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 8A1: 8A2: 8A3: 4.2. Kiểm tra miệng: Câu hỏi 1: Hãy nhắc lại đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn, câu cầu khiến và câu cảm thán? (9 đ) Trả lời: * Câu nghi vấn: Kết thúc bằng dấu chấm hỏi _ Có những từ nghi vấn: ai, gì, nào, có…không, làm (sao), hay (là)... _ Dùng để hỏi. * Câu cầu khiến: Có các từ cầu khiến: hãy, đừng, chớ… và kết thúc câu thường có dấu chấm than, ngoài ra còn dùng dấu chấm. _ Dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,… * Câu cảm thán: Có các từ cảm thán: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ôi, trời ơi,… và thường kết thúc bằng dấu chấm than. _ Dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói (người viết) Câu hỏi 2: Theo hướng dẫn của cô ở tiết trước, em đã chuẩn bị gì cho tiết học hôm nay?(1đ) _ HS trả lời, GV dẫn vào bài. 4.3. Tiến trình bài học: GV thuyết trình vào bài Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: (15’) * Đọc các đoạn trích (SGK / 45,46) * Những câu nào trong các câu trên không có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán? _ Chỉ có câu "Ôi Tào Khê!" có đặc điểm hình thức của câu cảm thán, còn tất cả những câu khác thì không. Những câu còn lại ở mục I, ta gọi là câu trần thuật. * Những câu này dùng để làm gì? _ Vd a: (1),(2): trình bày suy nghĩ của người viết về truyền thống của dân tộc ta. (3): yêu cầu chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc... _ Vd b: (1): dùng để kể; (2): thông báo. _ Vd c: các câu trần thuật dùng để miêu tả hình thức của người đàn ông (Cai Tứ). _ Vd d: (2): nhận định; (3): bộc lộ tình cảm, cảm xúc. * GV khái quát, gọi HS đọc ghi nhớ (SGK/46 ) * Trong các kiểu câu nghi vấn, cảm thán, cầu khiến và trần thuật, kiểu câu nào được sử dụng nhiều nhất? Vì sao? _ Câu trần thuật có chức năng đáp ứng hầu như toàn bộ nhu cầu mục đích giao tiếp của con người. HĐ 2: (20’) Bài tập 1: a) Cả ba câu đều là câu trần thuật. Câu (l) dùng để kể, câu (2) và (3) dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của Dế Mèn đối với cái chết của Dế Choắt. b) Câu (1): câu trần thuật đùng để kể. Câu (2): câu cảm thán (được đánh dấu bằng từ quá) dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc. Câu (3) và (4): câu trần thuật, bộc lộ tình cảm, cảm xúc: cảm ơn. Bài tập 2: Câu thứ hai trong phần dịch nghĩa bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh là câu nghi vấn (giống với kiểu câu của câu trong nguyên tác bằng chữ Hán: Đối thử lương tiêu nại nhược hà?), trong khi câu tương ứng trong phần dịch thơ là một câu trần thuật. Hai câu này tuy khác nhau về kiểu câu nhưng cùng diễn đạt một ý nghĩa: đêm trăng đẹp gây sự xúc động mãnh liệt cho nhà thơ, khiến nhà thơ muốn làm một đều gì đó. Bài tập 3: Xác định các kiểu câu và chức năng. a) Câu cầu khiến. b) Câu nghi vấn. c) Câu trần thuật. _ Cả ba câu đều đùng để cầu khiến (có chức năng giống nhau). _ Câu (b) và (c) thể hiện ý cầu khiến (đề nghị) nhẹ nhàng, nhã nhặn và lịch sự hơn câu (a). Bài tập 4: (8A1) Tất cả các câu trong phần nây đều là câu trần thuật, trong đó câu (a) và câu được dẫn lại trong (b) (Em muốn cả anh cùng đi nhận giải.) được dùng để cầu khiến (yêu cầu người khác, thực hiện một hành động nhất định). Còn câu thứ nhất trong (b) được dùng để kể. Bài tập 5: Đặt câu trần thuật đùng để hứa hẹn, xin lỗi, cảm ơn, chúc mừng, cam đoan. _ HS tự đặt câu, GV cùng nhận xét. I. Đặc điểm hình thức và chức năng: Ghi nhớ (SGK/46) II. Luyện tập: Bài tập 1: Xác định các kiểu câu Bài tập 2: Bài tập 3: Xác định các kiểu câu và chức năng. Bài tập 4: Bài tập 5: Đặt câu 4.4 Tổng kết: Câu hỏi 1: Hãy nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật? Trả lời: Không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán. _ Kết thúc bằng dấu chấm (Có khi bằng dấu chấm than hay chấm lửng) _ Chức năng: kể, thông báo, nhận định, miêu tả… _ Ngoài ra còn dùng để yêu cầu, đề nghị, hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc. 4.5. Hướng dẫn học tập: 1. Đối với bài học tiết này: _ Học thuộc ghi nhớ. _ Nắm vững đặc điểm hình thức và chức năng của kiểu câu trần thuật _ Làm hết các bài tập (Chú ý bài tập 5, 6/47) 2. Đối với bài học tiết tiếp theo: Chuẩn bị: Câu phủ định _ Đọc ví dụ và trả lời câu hỏi trong SGK/52. _ Xem và làm các bài tập trong VBT 5. Phụ lục: Tuần: 24 Tiết: 90 Bài:22 Ngày dạy: …… CHIẾU DỜI ĐÔ (Lý Công Uẩn) 1. Mục tiêu: Giúp học sinh 1.1. Kiến thức: * Hoạt động 1: _ HS biết về thể Chiếu: thể văn chính luận trung đại, có chức năng ban bố mệnh lệnh của nhà vua. * Hoạt động 2: _ HS biết được sự phát triển của quốc gia Đại Việt đang trên đà lớn mạnh. _ HS hiểu ý nghĩa trọng đại của sự kiện dời đô từ Hoa Lư ra thành Thăng Long và sức thuyết phục mạnh mẽ của lời tuyên bố quyết định dời đô. 2. Kỹ năng: * Hoạt động 1: _ Đọc – hiểu một văn bản viết theo thể Chiếu. * Hoạt động 2: _ Nhận ra, thấy được đặc điểm của kiểu nghị luận trung đại ở một văn bản cụ thể. 3. Thái độ: * Hoạt động 1: _ Có thói quen đọc và tìm hiểu về tác giả, tác phẩm ở nhà. * Hoạt động 2: _ GDKN giao tiếp: Trao đổi, trình bày suy nghĩ về ý thức tự cường của dân tộc và khát vọng độc lập dân tộc. 2. Nội dung học tập: _ Tác giả, tác phẩm. _ Khát vọng độc lập, thống nhất, khí phách quật cường của dân tộc Đại Việt. _ Kết cấu chặt chẽ, lập luận thuyết phục của tác phẩm. 3. Chuẩn bị: 3.1 Giáo viên: Giáo án điện tử. _ Sưu tầm tài liệu về Lý Thái Tổ và lịch sử Hà Nội. 3.2 Học sinh: Đọc văn bản và trả lời câu hỏi trong SGK, VBT _ Thực hiện các yêu cầu của GV ở tiết trước. 4.Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 8A1: 8A2: 8A3: 4.2. Kiểm tra miệng: Câu hỏi 1: Đọc bài thơ Ngắm trăng. Em có cảm nhận gì về tâm hồn người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ đó ?(10đ) Trả lời: _ HS đọc đúng, diễn cảm (5đ) _ Tâm hồn vĩ đại của người chiến sĩ cách mạng, vượt lên trên mọi khó khăn, một tinh thần thép, phong thái ung dung, tự tại, luôn để tâm hồn mình sống giữa thiên nhiên. Câu hỏi 2: Đọc bài thơ Đi đường. Nêu nội dung, nghệ thuật của bài thơ? (10đ) Trả lời: _ HS đọc đúng, diễn cảm (5đ) _ Bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, mang ý nghĩa tư tưởng sâu sắc, từ việc đi đường núi đã gợi ra chân lý đường đời: vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẽ vang. Câu hỏi 3: Theo hướng dẫn của cô ở tiết trước, em chuẩn bị gì cho tiết học ngày hôm nay? Trả lời: HS trả lời, GV nhận xét và vào bài. 4.3. Tiến trình bài học: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Giới thiệu bài. GV cho HS xem bản đồ Lí Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Đại La, và giới thiệu về hoàn cảnh ra đời Chiếu dời đô. HĐ1: (10’) * Dựa vào kiến thức lịch sử và những giới thiệu trong SGK về Lí Công Uẩn, hãy tóm tắt những gì em biết về tác giả? _ Lí Công Uẩn là người thông minh, nhân ái, có chí lớn, sáng lập vương triều nhà Lí. * Em biết gì về hoàn cảnh ra đời của bài “Chiếu dời đô”? _(GV giới thiệu: Bản gốc Chiếu dời đô), nhấn mạnh hoàn cảnh ra đời của tác phẩm để thấy được vị trí quan trọng của Chiếu dời dô đối với sự phát triển lịch sử dân tộc. * Chiếu là gì? _ Là thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh xuống thần dân. * GV hướng dẫn cách đọc: HS đọc với giọng điệu chung là trang trọng nhưng có những câu cần nhấn mạnh sắc thái tình cảm tha thiết hoặc chân tình: ''Trẫm rất đau xót... dời đổi'', trẫm muốn... thế nào?” * Gọi HS đọc cùng nhận xét. * Đọc kĩ chú thích 8. *Bài chiếu này được trình bày theo phương thức biểu đạt nào? - Văn nghị luận. * Vấn đề nghị luận ở bài chiếu này là gì? - Sự cần thiết phải dời đô từ Hoa Lư về Đại La. HĐ2: (25’) * Vấn đề nghị luận được trình bày bằng mấy luận điểm? Mỗi luận điểm ứng với phần nào trong văn bản? _ 2 phần: Phần 1: Từ đầu … … không dời đổi. Phần 2: Còn lại. * Trong đoạn này, tác giả viện dẫn sự kiện lịch sử gì ở Trung Quốc? _ Việc dời đô của nhà Thương, nhà Chu. * Theo suy luận của tác giả thì việc dời đô của các vua nhà Thương, nhà Chu nhằm mục đích gì? Kết quả của việc dời đô ấy ? _ Mưu toan việc lớn, xây dựng vương triều phồn thịnh, tính kế lâu dài cho con cháu đời sau. => Thuận theo mệnh trời, hợp ý dân. => Đất nước vững bền, phát triển thịnh vượng * Tác dụng của của việc viện dẫn này? _ Nêu tiền đề, làm chỗ dựa cho lí lẽ ở những phần tiếp theo. * Vì sao Lý Công Uẩn lại phê phán vương triều Đinh, Lê? _ Không noi gương Thương, Chu, không theo mệnh trời. * Theo Lý Công Uẩn kinh đô ở vùng cũ núi Hoa Lư của hai triều Đinh, Lê là không còn thích hợp, vì sao? _ Vùng núi Hoa Lư chỉ phù hợp với phòng ngự, không phù hợp với sự mở rộng và phát triển. * Theo tác giả, việc không dời đô sẽ phạm những sai lầm gì? Hậu quả như thế nào? _ Không theo mệnh trời _ Không biết học theo cái đúng của người xưa _ Hậu quả là triều đại thì ngắn ngủi, nhân dân thì khổ sở, vạn vật không thích nghi, không thể phát triển thịnh vượng trong một vùng đất chật chội. * Cách viết ở đoạn này có gì đáng chú ý? _ So với đoạn mở đầu, ở đoạn này, bên cạnh lý là tình: ''Trẫm rất đau xót về việc đó''. Lời văn tác động tới tình cảm người đọc. * Thành Đại La có những lợi thế gì, để chọn làm kinh đô của đất nước? _ Về vị thế địa lý: ở nơi trung tâm đất trời, mở ra bốn hướng nam bắc đông tây có núi lại có sông; đất rộng mà bằng phẳng, cao mà thoáng, tránh được nạn lụt lội, chật chội. _ Về vị thế chính trị, văn hoá: là đầu mốí giao lưu, ''chốn tụ hội của bốn phương'', là mảnh đất hưng thịnh, ''muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi''. * Tại sao kết thúc bài Chiếu dời đô, Lí Thái Tổ không ra mệnh lệnh mà lại đặt câu hỏi: Các khanh nghĩ thế nào? Cách kết thúc như vậy có tác dụng gì? _ Cách kết thúc mang tính chất đối thoại, trao đổi, tạo sự đồng cảm giữa mệnh lệnh của vua với thần dân: Bài Chiếu dời đô thuyết phục người nghe bằng lí lẽ chặt chẽ và bằng tình cảm chân thành. Nguyện vọng dời đô của Lý Thái Tổ phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. GDKN: Vì sao nói Chiếu dời đô phản ánh ý chí độc lập tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt? (HS thảo luận bàn 3’) _ Dời đô từ vùng núi Hoa Lư chứng tỏ triều đình nhà Lý đã đủ sức chấm dứt nạn ngoại xâm, thế và lực của dân tộc Đại Việt đủ sức sánh ngang hàng phương Bắc. Định đô ở Thăng Long là thực hiện nguyện vọng của nhân dân thu giang sơn về một mối, nguyện vọng xây dựng đất nước độc lập, tự cường. * GV hướng dẫn HS tổng kết ghi nhớ. I. Đọc – tìm hiểu chú thích: _ Lý Công Uẩn (974 – 1028) _ Chiếu dời đô được viết năm1010 II. Phân tích: 1. Lí do dời đô: _ Việc dời đô của nhà Thương, nhà Chu. => Thuận theo mệnh trời, hợp ý dân. => Đất nước vững bền, phát triển thịnh vượng _ Nêu tiền đề, làm chỗ dựa cho lí lẽ ở những phần tiếp theo. * Phê phán hai triều đại Đinh, Lê: _ Không theo mệnh trời _ Không biết học theo cái đúng của người xưa => Triều đại không lâu bền, nhân dân thì khổ sở, đất nước không thể phát triển thịnh vượng. _ Lập luận sắc sảo: lý và tình 2. Ý chí định đô mới: _ Về tất cả các mặt, thành Đại La có đủ mọi điều kiện để trở thành kinh đô của đất nước. Ghi nhớ (SGK/30) 4.4 Tổng kết: Câu hỏi 1: Thảo luận (4 phút) Hãy khái quát kiến thức đã học của bài “Chiếu dời đô” bằng một sơ đồ? Nhóm 1: Tác giả. Nhóm 2: Hoàn cảnh sáng tác. Nhóm 3: Nội dung. Nhóm 4: Nghệ thuật. Trả lời: 4.5. Hướng dẫn học tập: 1. Đối với bài học tiết này: _ Đọc lại văn bản Chiếu dời đô. Tìm hiểu thêm về con người, cuộc đời Lí Công Uẩn. _ Nắm nội dung: Sự ra đời của Chiếu dời đô phản ánh khát vọng độc lập, thống nhất, khí phách quật cường của dân tộc Đại Việt. _ Chú ý nghệ thuật lập luận của văn bản. _ Vẽ sơ đồ trình tự lập luận của văn bản. _ Làm phần luyện tập/52. 2. Đối với bài học tiết tiếp theo: Chuẩn bị: Hịch tướng sĩ Đọc chú thích, tìm hiểu về hoàn cảnh ra đời tác phẩm. Đọc kỹ văn bản và học thuộc lòng một vài đoạn văn biểu cảm trong Hịch tướng sĩ. Tìm hiểu thêm về tác giả Trần Quốc Tuấn và cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên- Mông của nhân dân ta thời Trần. _ Tìm hiểu trình tự lập luận của bài Hịch tướng sĩ (tập vẽ sơ đồ) 5. Phụ lục: Các side trình chiếu. Tuần: 24 Tiết: 91 Bài:22 Ngày dạy: …… CÂU PHỦ ĐỊNH 1. Mục tiêu: Giúp học sinh 1.1. Kiến thức: * Hoạt động 1: _ HS biết đặc điểm hình thức của câu phủ định. _ Chức năng của câu phủ định. * Hoạt động 2: _ HS hiểu chức năng của câu trần thuật và vận dụng làm bài tập. 1.2. Kỹ năng: * Hoạt động 1: _ Nhận biết câu phủ định trong các văn bản. * Hoạt động 2: _ Sử dụng câu phủ định phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. 1.3. Thái độ: * Hoạt động 1,2: _ Ra quyết định: nhận ra và biết sử dụng câu Phủ định theo mục đích giao tiếp cụ thể. _ Giáo dục cho HS ý thức tự giác trong học tập. 2. Nội dung học tập: _ Đặc điểm hình thức, chức năng của câu phủ định. _ Luyện tập 3. Chuẩn bị: 3.1Giáo viên: Bảng phụ ghi ví dụ. Một số ví dụ minh họa. 3.2Học sinh: Đọc ví dụ và trả lời câu hỏi trong SGK. Thực hiện theo hướng dẫn của GV ở tiết trước. 4.Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 8A1: 8A2: 8A3: 4.2. Kiểm tra miệng: Câu hỏi 1: Hãy nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật? Cho ví dụ, xác định chức năng của câu vừa ví dụ? (9 đ) Trả lời: Không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán. _ Kết thúc bằng dấu chấm (Có khi bằng dấu chấm than hay chấm lửng) _ Chức năng: kể, thông báo, nhận định, miêu tả… _ Ngoài ra còn dùng để yêu cầu, đề nghị, hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc. HS tự cho ví dụ, GV cùng nhận xét. Câu hỏi 2: Theo hướng dẫn của cô ở tiết trước, em đã chuẩn bị gì cho tiết học hôm nay?(1đ) _ HS trả lời, GV dẫn vào bài. 4.3. Tiến trình bài học: Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: (15’) * GV treo bảng phụ phần I, gọi HS đọc. * Các câu b; c; d có dấu hiệu gì khác so với câu a? _ Chứa từ phủ định. * Mục đích của các câu ấy để làm gì? a. “Nam đi Huế” => nêu thông báo b. Chứa “không” => Phủ định việc Nam đi Huế c. Chứa “chưa” (không diễn ra) d. Chứa “chẳng” đối lập với câu a * Gọi HS đọc phần 2. * Trong đoạn trích, câu nào có chứa từ phủ định? _ Không phải (câu 4). _ Đâu có (câu 6). * Mấy ông thầy bói dùng những câu có từ ngữ phủ định ấy để làm gì? _ Bác bỏ ý kiến nhận định ở (câu 2). * GV chốt ý, kết luận, dẫn dắt HS rút ra đặc điểm, chức năng câu phủ định. _ HS đọc ghi nhớ. HĐ 2: (20’) Bài tập 1: Câu phủ định bác bỏ vì: Câu a: Phủ định miêu tả Câu b: Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu! Câu c: Không, chúng con không đói nữa đâu => Phản bác một ý kiến, nhận định trước đó. Bài tập 2: * HS thảo luận bàn (5’) _Tất cả 3 câu trên đều là câu phủ định vì có hình thức phủ định. Song ý nghĩa câu là khẳng định. _ Đặt câu: (Ví dụ) Câu chuyện ... , song nó có ý nghĩa. Tháng tám, ... ai cũng từng ăn trong ... Từng qua thời thơ ấu ..., ai cũng có một lần... Bài tập 4: * HS thảo luận bàn (5’) _ Không phải là câu phủ định (không có từ ngữ phủ định) song để biểu thị ý phủ định (phản bác) _ Đặt câu: (Ví dụ) Không đẹp. Không có chuyện đó. Bài thơ này không hay. Tôi không sung sướng như cụ tưởng đâu. * Lưu ý HS ở bài tập 2; 4. Bài 2: Có kiểu câu phủ định song nghĩa là khẳng định. Bài 4: Không phải kiểu câu phủ định song nghĩa là phủ định. Bài tập 3: (8A1) _ Thay từ “không” bằng từ “chưa” thì câu văn phải viết lại “Choắt chưa dậy được nằm thoi thóp.” “Chưa” phủ định một thời điểm nào đó, sau thì dậy được => Không phù hợp với diễn biến câu chuyện (Choắt chết) I. Đặc điểm hình thức và chức năng: Ghi nhớ (SGK/53) II. Luyện tập: Bài tập 1: Tìm câu phủ định bác bỏ, giải thích. Bài tập 2: Bài tập 4: Bài tập 3: 4.4 Tổng kết: Câu hỏi 1: Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định? Trả lời: _ Có chứa những từ ngữ phủ định: không, chẳng, chả, chưa, không phải (là), chẳng phải (là), đâu (có)… _ Dùng để: Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (câu phủ định miêu tả) + Phản bác một ý kiến, một nhận định (câu phủ định bác bỏ). 4.5. Hướng dẫn học tập: 1. Đối với bài học tiết này: _ Học thuộc ghi nhớ. _ Nắm vững đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định. _ Làm hết các bài tập còn lại/ 54. 2. Đối với bài học tiết tiếp theo: Chuẩn bị: Hành động nói _ Đọc ví dụ và trả lời câu hỏi trong SGK/62. _ Xem và làm các bài tập trong VBT _ Phân biệt hành động nói và từ chỉ hành động (Cho ví dụ) 5. Phụ lục: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN TẬP LÀM VĂN) Tuần: 24 Tiết: 92 Bài:22 Ngày dạy: …… 1. Mục tiêu: Giúp học sinh 1.1. Kiến thức: * Hoạt động 1: _ Các bước chuẩn bị và trình bày văn bản thuyết minh về di tích lịch sử (danh lam thắng cảnh) ở địa phương. * Hoạt động 2: _ Những hiểu biết về danh lam, thắng cảnh của quê hương. 1.2. Kỹ năng: * Hoạt động 1: _ Quan sát, tìm hiểu, nghiên cứu,… về đối tượng thuyết minh cụ thể là danh lam thắng cảnh của quê hương. * Hoạt động 2: _ Kết hợp các phương pháp, các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự, nghị luận để tạo lập một văn bản thuyết minh có độ dài 300 chữ. 1.3. Thái độ: * Hoạt động 1,2: _ Nâng cao hơn nữa lòng yêu quê hương, đất nước. 2. Nội dung học tập: _ Vận dụng kiến thức về làm văn thuyết minh để giới thiệu trước lớp về một di tích (thắng cảnh) của quê hương. 3. Chuẩn bị: 3.1Giáo viên: Một số tranh ảnh về di tích (thắng cảnh) của địa phương. Tìm hiểu kiến thức về di tích (thắng cảnh) của địa phương. 3.2Học sinh: Đọc tham khảo một số bài làm về văn thuyết minh, cách làm văn bản thuyết minh. Tìm hiểu kiến thức về di tích (thắng cảnh) của địa phương. 4.Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 8A1: 8A2: 8A3: 4.2. Kiểm tra miệng: GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS 4.3. Tiến trình bài học: (GV thuyết trình vào bài) Hoạt động của thầy và trò Nội dung * GV giới thiệu một số tranh ảnh về di tích (thắng cảnh) của địa phương. (Núi Bà, chùa Tòa Thánh…) * GV ghi đề lên bảng. HĐ1: (5’) * GV chia tổ, HS làm (đã chuẩn bị trước 1 tuần). - Tổ 1 và 3: Giới thiệu chùa Tòa Thánh. - Tổ 2 và 4: Giới thiệu núi Bà HĐ 2: (35’) _ Đại diện tổ trình bày bài qua bảng phụ dàn ý. _ GV gọi bất kỳ HS trong nhóm trình bày bằng ngôn ngữ nói phần bài viết đã chuẩn bị. _ HS nhận xét ưu – khuyết điểm của từng bài. _ GV tổng hợp - nhận xét: + Biểu dương bài - nhóm làm tốt (trình bày đẹp, diễn đạt hay). + Rút kinh nghiệm cho một số bài làm chưa tốt. + Thu lại các bài đã làm – Lưu lại làm tài liệu... * Đề bài: Em hãy thuyết minh về một danh lam thắng cảnh (di tích lịch sử) ở địa phương mà em biết. I. Chuẩn bị: _ Tham quan đối tượng. _ Tìm hiểu qua sách báo, những người hiểu biết về nơi đó. II. Trình bày trước lớp: Dàn ý: a. Mở bài: (1.5đ) _ Giới thiệu chung về danh lam thắng cảnh em định thuyết minh. b. Thân bài: (7đ) _ Giới thiệu kết hợp miêu tả tổng quát về cảnh quan. (Theo trình tự từ ngoài vào trong, theo thời gian) _ Giới thiệu, kết hợp miêu tả, bình luận về những nét cảnh đặc sắc theo trình tự hợp lý. (Chú ý về vai trò, vị trí, lễ hội, quá trình xây dựng, trùng tu, các truyền thuyết có liên quan...nhưng không bịa đặt, phải theo tài liệu chính xác.) c. Kết bài: (1.5đ) Nêu cảm nhận về đối tượng thuyết minh, vai trò của nó trong đời sống văn hóa tinh thần. 4.4 Tổng kết: GV nhắc lại các điểm cần chú ý khi làm bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh, liên hệ giáo dục HS lòng yêu quê hương, đất nước, giữ gìn và bảo vệ những danh lam thắng cảnh (di tích lịch sử) ở địa phương. 4.5. Hướng dẫn học tập: 1. Đối với bài học tiết này: Viết bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh (di tích lịch sử) ở địa phương hoàn chỉnh. 2. Đối với bài học tiết tiếp theo: Chuẩn bị tốt cho tiết trả bài viết số 5 Xem lại đề kiểm tra và cách làm bài văn thuyết minh. Chuẩn bị: Ôn tập luận điểm Xem lại SGK Ngữ Văn 7, trả lời các câu hỏi ôn tập/73, 74. 5. Phụ lục: 1. Núi Bà Đen thuộc xã Thạnh Tân, huyện Hoà Thành, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh, cách thị xã Tây Ninh 11km về phía đông bắc.Nhìn xa núi Bà Ðen như một chiếc nón úp trên đồng bằng. Núi nằm trong một quần thể di tích văn hóa lịch sử nổi tiếng bởi phong cảnh hữu tình và nhiều huyền thoại tại Tây Ninh. Quần thể di tích Núi Bà trải rộng 24 km², gồm 3 ngọn núi tạo thành: Núi Heo - Núi Phụng - Núi Bà Đen. Núi Bà Đen cao 986 m cao nhất Nam Bộ. Cách thành phố Hồ Chí Minh 110 km. Núi Bà Đen còn gọi là núi Điện Bà, còn có tên là Vân Sơn, vì thường có mây phủ. Và còn có tên là núi Một. Hệ thống chùa Điện Bà ở núi có chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng, chùa Hang và một số hang động được các tăng ni, phật tử sửa chữa làm nơi thờ tự như động Thanh Long, động Ông Hổ, động Ba Cô, động Ba Tuần, động Thiên Thai, động Ông Tà... Ngọn núi này thu hút khách thập phương vì cảnh núi non hùng vĩ, nhiều hang động, nhiều ngôi chùa nguy nga tráng lệ. Trước đây vốn là nơi ẩn cư của nhiều sư sãi. 2. Tòa Thánh Tây Ninh là một cụm công trình gồm nhiều kiến trúc tôn giáo của đạo Cao Đài, nằm trên địa phận Thị trấn Hòa Thành, xã Long Thành Bắc (huyện Hòa Thành) và một phần Thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh, cách thị xã Tây Ninh 4 km về phía Đông Nam. Đây cũng là vùng Thánh địa thiêng liêng và nơi đặt Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Tòa Thánh Tây Ninh. Tòa Thánh Tây Ninh tại huyện Hòa Thành - tỉnh Tây Ninh, được khởi công xây dựng vào năm 1933, chính thức hoàn thành vào năm 1955. Tòa Thánh tọa lạc trên diện tích 12km² có hàng rào bao bọc xung quanh, gồm nhiều công trình kiến trúc tôn giáo: tòa thánh, đền thờ Phật mẫu, bửu tháp. Tòa thánh dài trên 100m với 12 cửa, cửa Chánh Môn là lớn nhất. Mặt ngoài có 2 tháp cao 36m. Phía trước tòa thánh, trên cao có hình Thiên nhãn-một con mắt tỏa hào quang, đây là biểu tượng của đạo Cao Đài. Trên nóc có Nghinh Phong Đài, (có tượng kỳ lân đứng trên quả địa cầu). Trên nóc phía sau có Bát Quái Đài (có tượng các thiên tướng). Bên trong gồm: Hai hàng cột trụ rồng được trang trí, chạm khắc tinh xảo. Bao gồm 10 cặp cột trụ, cặp trụ chính giữa là Giảng Đài, nơi giáo chủ đứng để giảng đạo cho các tín đồ. Nền tòa thánh có 9 cấp gọi là “Cửu phẩm thần tiên”, mỗi cấp là một phẩm cấp. Phía trước gian Chánh Điện có 7 ghế chia làm tam cấp: Cao nhất là ghế của Giáo Tông. Tiếp theo là 3 ghế của 3 vị Chưởng Pháp. Cuối cùng là 3 ghế của 3 vị đầu sư. Chánh điện có 8 cột trụ rồng xếp thành vòng tròn. Giữa là quả địa cầu lớn tượng trưng cho vũ trụ với thiên nhãn nằm phía trước, xung quanh là 3072 vì sao, 72 quả địa cầu và 3000 thế giới. Trên thờ Quan Thế Âm Bồ Tát và Đại Tiên Lý Thái Bạch (hiện nay là Giáo Tông thiêng liêng của Đạo Cao Đài). Điều đặc biệt ở công trình Tòa Thánh Tây Ninh là nó được xây dựng bằng bê-tông cốt tre.

File đính kèm:

  • docNV8 Tuan 24.doc
Giáo án liên quan