I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Củng cố nhận thức lí thuyết về văn bản giải thích , thuyết minh, vận dụng thực hành sáng tạo một văn bản thuyết minh, giải thích đảm bảo cụ thể các yêu cầu, nhưng vẫn phải phục vụ cho mục đích thuyết minh, giải thích . Kiểm tra các bước chuẩn bị để viết văn bản.
2. Kĩ năng:
- Biết lập dàn bài cho bài văn t/m , giải thích , tìm ý, kết hợp các phương pháp t/m giải thích
- Viết được bài văn thuyết minh, giải thích đúng kiểu loại, bố cục mạch lạc, có các yếu tự sự, biểu cảm, bình luận,.
3. Thái độ :
HS có ý thức tạo lập văn bản thuyết minh ,giải thích đúng yêu cầu.
II CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Đề bài, đáp án, biểu điểm.
- Học sinh : Giấy kiểm tra.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới : .
2 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1246 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 27 Tiết 103,104 Viết bài tập làm văn số 5 ( làm tại lớp ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Nam Thái A
Ngày soạn 20 /01 /2013
Tuần 27
Tiết 103,104
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
( Làm tại lớp )
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Củng cố nhận thức lí thuyết về văn bản giải thích , thuyết minh, vận dụng thực hành sáng tạo một văn bản thuyết minh, giải thích đảm bảo cụ thể các yêu cầu, nhưng vẫn phải phục vụ cho mục đích thuyết minh, giải thích . Kiểm tra các bước chuẩn bị để viết văn bản.
2. Kĩ năng:
- Biết lập dàn bài cho bài văn t/m , giải thích , tìm ý, kết hợp các phương pháp t/m giải thích
- Viết được bài văn thuyết minh, giải thích đúng kiểu loại, bố cục mạch lạc, có các yếu tự sự, biểu cảm, bình luận,...
3. Thái độ :
HS có ý thức tạo lập văn bản thuyết minh ,giải thích đúng yêu cầu.
II CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Đề bài, đáp án, biểu điểm.
- Học sinh : Giấy kiểm tra.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới : .
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
Hoạt động 1
- GV: chép đề lên bảng
- Giáo viên yêu cầu hs đúng tại chỗ xác định yêu cầu của đề.
Giáo viên nx và chốt lại sau đó hướng dẫn hs làm bài theo yêu cầu .
Yêu cầu.
- Đúng thể loại văn nghị luận (Giải thích – chứng minh)
- Bố cục 3 phần cân đối, rõ ràng.
- Bài viết trong sáng, dùng từ đặt câu chuẩn xác, dùng dấu câu để ngắt câu tách đoạn phù hợp.
- Bài viết có sáng tạo đúng mức.
- Trình bày sạch đẹp, sai chính tả ở mức độ nhất định.
* Thang điểm.
- 8 – 10đ: Đáp ứng đầy đủ yêu cầu đặt ra, có sự sáng tạo hợp lí.
- 6.5 – 7.5 đ: Đáp ứng từ 2/3 yêu cầu đặt ra, có sáng tạo hợp lí.
- 5-6 đ: Đáp ứng ½ yêu cầu đặt ra, còn mắc nhiều lỗi trong diễn đạt.
- 3.5 -4.5 đ: Đúng thể loại, diễn đạt yếu và chưa có định hướng cụ thể cho bài viết.
- Từ 0.5-3 đ: Bài viết xa đề hoặc làm khó hiểu.
Học sinh theo dõi
Học sinh xác định
Học sinh theo dõi
Học sinh theo dõi
Học sinh theo dõi
Học sinh theo dõi
I. Đề bài:
Trong bài “ bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp cần nêu ra một số phương pháp học đúng đắn, trong đó có phương pháp “ học đi đụi với hành” Em hãy trình bày suy nghĩ, quan điểm của em về mối quan hệ giữa “học” và “hành”.
II. Hướng dẫn làm bài
1. Mở bài: ( 1 điểm)
- Từ xưa đến nay có không ít người bàn về cách học , phương pháp học sao cho đạt hiệu quả cao nhất. ( 0,5 điểm)
- Trong bài tấu trình lên vua Quang Trung , Nguyễn Thiếp có bàn về phép học trong đó có đề xuất đến một số hương pháp học rất đúng đắn, rất tiến bộ , đó là: “ Học phải đi đôi với hành”. (0,5 điểm)
2. Thân bài :( 7 điểm)
- Học là gì ? Hành là gì ? Học là nắm chắc lý thuyết ,hành là thực tế , là việc làm cụ thể. Học đi đôi với hành có nghĩa là học lý thuyết phải gắn liền với thực tế , với việc làm ( lấy dẫn chứng). ( 2,5 điểm)
- Học và hành có mối quan hệ chặt chẽ , bổ sung cho nhau: Học giỏi lý thuyết thì làm kim chỉ nam cho thực hành một cách dễ dàng hơn. Thực hành tốt , lý thuyết sẽ nhớ lâu hơn, hiểu sâu sắc hơn. ( lấy dẫn chứng) ( 2,5 điểm)
- Thiếu đi một trong hai yếu tố thì làm việc gì cũng khó… ( 1 điểm)
- Học phải kết hợp với hành thì tri thức mới toàn diện và sâu sắc mới góp phần xây dựng quê hương đất nước. ( 1 điểm)
3. Kết bài: ( 1 điểm)
- Ý nghĩa, kết quả của phương pháp “ Học đi đôi với hành”trong thực tế cuộc sống. ( 0,5 điểm)
- Bài học cho bản thân về vấn đề học tập. ( 0,5 điểm)
4. Củng cố:
- Giáo viên gọi học sinh đứng tại chỗ nêu yêu cầu của đề bài .
5. Hướng dẫn tự học
- Soạn bài: .Thuế máu
* Rút kinh nghiệm
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Duyệt của tổ chuyên môn.
File đính kèm:
- Tiết 103-104.doc