I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Biết đọc – hiểu một đoạn trích trong tác phẩm truyện hiện đại.
- Thấy được bút pháp hiện thực trong nghệ thuật viết truyện của nhà văn Ngô Tất Tố.
- Hiểu được cảch ngộ cơ cực của người nông dân trong xã hội tàn ác, bất nhân dưới chế độ cũ; thấy được sức phản kháng mãnh liệt, tiềm tàng trong những người nông dân hiền lành và quy luật của cuộc sống: có áp bức – có đấu tranh.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ.
- Giá trị hiện thực và nhân đạo qua một đoạn trích trong tác phẩm Tắt đèn.
- Thành công của nhà văn trong việc tạo tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện và xây dựng nhân vật.
2. Kĩ năng:
- Tóm tắt văn bản truyện.
- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực.
III. HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN:
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1943 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn 8 tuần 3 - Trường THCS Hiệp Thạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3 Ngày soạn: 19/8/2010
Tiết 9 Ngày dạy: 27/8/2010
VĂN BẢN : TỨC NƯỚC VỠ BỜ
(Trích “Tắt Đèn” ) Ngô Tất Tố
''''
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Biết đọc – hiểu một đoạn trích trong tác phẩm truyện hiện đại.
- Thấy được bút pháp hiện thực trong nghệ thuật viết truyện của nhà văn Ngô Tất Tố.
- Hiểu được cảch ngộ cơ cực của người nông dân trong xã hội tàn ác, bất nhân dưới chế độ cũ; thấy được sức phản kháng mãnh liệt, tiềm tàng trong những người nông dân hiền lành và quy luật của cuộc sống: có áp bức – có đấu tranh.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ.
- Giá trị hiện thực và nhân đạo qua một đoạn trích trong tác phẩm Tắt đèn.
- Thành công của nhà văn trong việc tạo tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện và xây dựng nhân vật.
2. Kĩ năng:
- Tóm tắt văn bản truyện.
- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực.
III. HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1:Khởi động
- GV kiểm tra nề nếp ,ss.
- GV kiểm tra việc soạn bài của HS .
- Phân tích tâm trạng của bé Hồng khi nằm trong lòng mẹ (đoạn trích “trong lòng mẹ”)
-Qua văn bản trên em suy nghĩ gì về tình mẫu tử ?
Giới thiệu: Trong tự nhiên có quy luật đã được khái quát thành câu tục ngữ “Tức nước vỡ bờ”. Trong XH, đó là quy luật “Có áp bức có đấu tranh”. Quy luật ấy đã được chứng minh rất hùng hồn trong chương XVIII tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố.
Hoạt động 2 :Đọc – hiểu văn bản
- GV hướng dẫn học sinh đọc đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”: GV đọc mẫu 1 vài đoạn – hướng dẫn học sinh đọc: Lưu ý các em đọc chính xác, có sắc thái biểu cảm, nhất là ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật.
- Nhận xét cách đọc của học sinh.
-GV yêu cầu HS đọc phần chú thích .
- GV yêu cầu Hs dựa vào chú thích nêu vài nét cơ bản về tác giả và tác phẩm.
-GV chốt lại các ý cơ bản về tác giả ,tác phẩm .
- Sau đó HS đọc các chú thích còn lại (SGK),phần giải thích từ khó .
- GV hướng dẫn tóm tắt truyện:
-GV bình :
Toàn bộ nội dung đoạn trích kể chuyện buổi sáng ở nhà chị Dậu khi anh Dậu vừa tỉnh lại chị Dậu vừa thương vừa lo lắng cho chồng vừa hồi hộp chờ đơn bọn nhà lí trưởng kéo đến thúc sưu diễn ra trong không khí căng thẳng. Qua đây thấy được tình cảnh gia đình chị Dậu như thế nào? Mục đích duy nhất của chị giờ đây là gì?
- GV hỏi: Cai lệ là chức danh gì? Hắn xuất hiện ở đây với vai trò gì?
- GV: Cai lệ đại diện cho giai cấp nào?
- Từ cách hành xử của tên cai lệ em thấy xã hội ấy như thế nào?
GV chốt lại ý=>
-GV nhắc lại tình thế gia đình chị Dậu khi bọn tay sai “Sầm sập tiến vào” chị Dậu đã đối phó như thế nào để bảo vệ chồng mình?
- Tìm chi tiết miêu tả cảnh tượng chị Dậu quật lại 2 tên tay sai?
=> GV chốt lại ý: Khi không còn chịu đựng được nữa ,chị Dậu đã vùng lên đấu tranh bảo vệ chồng mình .
- GV nêu câu hỏi: Vì đâu mà chị Dậu có sức mạnh lạ lùng khi quật ngã 2 tên tay sai như vậy?
- GV bổ sung: kết luận tính cách nhân vật chị Dậu. Chị Dậu mộc mạc hiền diệu, vị tha, biết nhẫn nhục nhưng không yếu đuối mà trái lại vẫn có sức sống mạnh mẽ, 1 tinh thần phản kháng tiềm năng.
- GV nói rõ thêm về hành động của chị Dậu chỉ mang tính tự phát.
Hoạt động 3. Tổng kết.
- GV hỏi: Em hiểu như thế nào về nhan đề “Tức nước vỡ bờ”?. Theo em cách đặt tên như vậy có thỏa đáng không?
- GV chốt và nói rõ hơn ý nghĩa của nhan đề đoạn trích.
- Qua bài này em có nhận thức gì về XH nông thôn VN trước CM về người nông dân đặc biệt là người phụ nữ? Về NT kể chuyện và miêu tả nhân vật có gì đặc sắc?
- GV cho HS đọc mục ghi nhớ SGK
- GV nhấn mạnh điểm chính.
Hoạt động 4. Luyện tập:
- GV lập một nhóm có 4 HS để đọc diễn cảm văn bản. GV phân mỗi HS một vai: Chị Dậu, anh Dậu, cai lệ, người nhà lí trưởng. Khi đọc cần chú ý giọng điệu, ngữ điệu của các nhân vật, nhất là sự thay đổi trong ngôn ngữ đối thoại của nhân vật chị Dậu.
Hoạt động 5. Củng cố – dặn dò
- Qua bài này em có nhận thức gì về XH nông thôn VN trước CM về người nông dân đặc biệt là người phụ nữ? Về NT kể chuyện và miêu tả nhân vật có gì đặc sắc?
- Trong mỗi văn bản đều do nhiều đoạn văn tạo nên. Để nhận biết được đoạn văn ta dựa vào những dấu hiệu nào và thường biểu đạt ý như thế nào? Về nhà tham khảo trước bài:Xây dựng đoạn văn trong văn bản.
- HS để phần chuẩn bị trên bàn.
- HS tái hiện kiến thức cũ.
- HS nghe, ghi bài mới.
HS đọc đoạn trích – nhận xét cách đọc.
- HS đọc phần chú thích
HS: nêu vài nét về tác giả - tác phẩm.
- HS tìm hiểu chú thích
- HS tóm tắt truyện
- Hs trả lời – nêu ý kiến: Tên tay sai chuyên nghiệp
- HS giải thích từ “Cai lệ”. . trả lời câu hỏi
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS dựa vào ghi nhớ phát biểu.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Ngô Tất Tố (1893 – 1954) là nhà văn xuất sắc của trào lưu hiện thực trước Cách mạng; là người am tường trên nhiều lĩnh vực nghiên cứu, học thuật, sáng tác..
2. Tác phẩm: SGK
- Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu của nhà văn.
- Đoạn “Tức nước vỡ bờ” trích trong chương XVIII của tác phẩm Tắt đèn.
II. phân tích:
1.Nội dung:
a) Bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân nửa phong kiến:
Thể hiện ở lối hành xử của các nhân vật thuộc bộ máy chính quyền thực dân nửa phong kiến, đại diện cho giai cấp thống trị.
b) Tình cảm của tác giả:
- Sự thấu hiểu, cảm thông sâu sắc của tác giả với tình cảnh cơ cực, bế tắt của người nông dân.
- Sự phát hiện của tác giả về tâm hồn yêu thương, tinh thần phản kháng mãnh liệt của người nông dân vốn hiền lành, chất phác.
2. Nghệ thuật:
- Tạo tình huống truyện có tính kịch tức nước vỡ bờ.
- Kể chuyện, miêu tả nhân vật chân thực, sinh động( ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, tâm lí,...).
III. TỔNG KẾT:
- Với cảm quan nhạy bén, nhà văn Ngô Tất Tố đã phản ánh hiện thực về sức phản kháng mãnh liệt chống lại áp bức của những người nông dân hiền lành, chất phác.
- Đoạn trích còn cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân, vừa giàu yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.
- HS phân vai đọc, giọng đọc đúng ngữ điệu của nhân vật.
Tuần 3 Ngày soạn: 19/8/2010
Tiết 10 Ngày dạy: 27/8/2010 XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN
TRONG VĂN BẢN
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Nắm được yêu cầu của văn bản về bố cục.
- Biết cách xây dựng bố cục văn bản mạch lạc, phù hợp với đối tượng phản ánh, ý đồ giao tiếp của người viết và nhận thức của người đọc.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
Bố cục của văn bản, tác dụng của việc xây dựng bố cục.
2. Kĩ năng:
- Sắp xếp các đoạn văn trong bài theo một bố cục nhất định.
- Vận dụng kiến thức về bố cục trong việc đọc – hiểu văn bản.
III. HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1 :Khởi động
- GV kiểm tra nề nếp ,ss
- Kiểm tra việc soạn bài của HS .
* KTBC: - Bố cục văn bản gồm mấy phần? Nhiệm vụ từng phần?
- Hãy cho biết cách sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản?
* Giới thiệu bài : Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản –xây dựng đoạn văn trong văn bản là điều cần thiết .
Hoạt động 2 :Tìm hiểu thế nào là đoạn văn .
-GV gọi HS đọc văn bản “Ngô Tất Tố” và tác phẩm “Tắt đèn” và trả lời các câu hỏi.
1/ Văn bản trên gồm mấy ý? Mỗi ý được viết thành mấy đoạn văn?.
- GV gọi HS nhận xét – GV chốt lại.
- GV nêu câu hỏi:
2/ Em dựa vào dấu hiệu hình thức nào để nhận biết đoạn văn?
-GV tổng hợp nhấn mạnh ý: Dựa vào chữ viết hoa lùi đầu dòng ,kết thúc dấu chấm xuống dòng ..
Qua phân tích nội dung và hình thức của đoạn văn em hãy cho biết htế nào là đoạn văn?
GV chốt lại ý =>
* Tìm hiểu Từ ngữ và câu trong đoạn văn:
- GV cho HS đọc đoạn 1 của văn bản “Ngô Tất Tố” và trả lời câu hỏi.
1a phần II: tìm từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng trong đoạn văn (từ ngữ chủ đề)
- GV nhấn mạnh: từ ngữ chủ đề.
- GV cho HS đọc thầm đoạn 2 của văn bản và tìm câu then chốt của đoạn văn (câu chủ đề) vì sao em biết? Vị trí củacâu then chốt?
- GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung và hình thức cấu tạo, vị trí của câu chủ đề.
- Từ các nhận thức trên, em hiểu từ ngữ chủ đề và câu chủ đề là gì? chúng đóng vai trò vì trong văn bản?
GV chốt ý =>
- GV hướng dẫn HS tiếp tục phân tích hai đoạn văn về Ngô Tất Tố. Đọan văn có câu chủ đề không? Ý đoạn văn triển khai theo trình tự nào?
GV chốt =>
- GV cho Hs đọc và phân tích đoạn văn “các tế bào. . “ (SGK tr 35) tìm câu chủ đề? (vị trí của nó). Ý đoạn văn triển khai theo trình tự nào?
- Từ việc phân tích trên HS rút ra cách trình bày nội dung trong đoạn văn.
GV chốt ý =>
+Diễn dịch :vd +kn +vd
+Quy nạp : kn +vd +kn
+Song hành :vd+kn +vd +kn .
- GV gọi Hs đọc mục ghi nhớ .
Hoạt động 3 :LUYỆN TẬP
-GV gọi HS đọc văn bản Ai nhầm SGK 36.
-Văn bản chia làm mấy ý?Mỗi ý được diễn đạt bằng mấy đoạn văn?
-GV nhận xét ,chốt ý .
-GV hướng dẫn HS làm bài 2,bằng cách thảo luận nhóm .
-Xác định cách trình bày nội dung của đoạn văn .
-GV nhận xét ,chốt ý=>
Hoạt động 4. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
- Thế nào là đoạn văn?
- Từ ngữ chủ đề là từ như thế nào?
- Thế nào là câu chủ đề?
- Có mấy loại trình bày nội dung trong 1 đoạn văn?
* Một văn bản tự sự gồm mấy phần? Nhiệm vụ của mỗi phần?
- Về nhà học bài, làm bài tập
- Chuẩn bị tiết sau làm bài viết số 1 – văn tự sự.
-GV diễn giảng một vài đề tham khảo trong SGK .
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS đọc văn bản và trả lời câu hỏi.
- Văn bản trên gồm 2 ý. Mỗi ý được viết thành 1 đoạn văn.
- HS trả lời –HS khác nhận xét.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
HS: Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng ,kết thúc dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh .Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành .
- HS đọc đọan 1 của vb (I)
- Trả lời: từ đó là Ngô Tất Tố, các câu trong đoạn đều thuyết minh cho đối tượng này.
- HS đọc thầm. Tìm câu then chốt: Tắt Đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố (câu 1 của đọan 2)
- Vì câu này mang ý nghĩ khái quát của cả đoạn văn
- Vị trí: đứng đầu đoạn văn
- HS nhận xét
- HS : Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp lại nhiều lần (thường là chỉ từ, đại từ, từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt.
- HS: Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn.
- HS đọc đoạn văn 1 (I) – phân tích – nhận xét.
- HS: Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ đề của đọan bằng các phép diễn dịch, quy nạp, song hành.
- HS đọc ghi nhớ.
-HS đọc văn bản .
-HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
-HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
-HS thảo luận nhóm –đại diện nhóm HS trả lời –nhóm khác nhận xét bổ sung .
-HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
I. Thế nào là đoạn văn ?:
Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng ,kết thúc dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh .Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành .
II. Từ ngữ và câu trong đoạn văn:
1. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề:
- Đọan văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề. Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp lại nhiều lần (thường là chỉ từ, đại từ, từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt.
- Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn.
2. Cách trình bày nội dung đoạn văn:
Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ đề của đọan bằng các phép diễn dịch, quy nạp, song hành.
III/Luyện tậ p
Bài 1 :SGK 36
VB có 2 ý ,mỗi ý diễn đạt thành 2 đoạn v ăn .
Bài 2 :SGK 36-37
Đoạn a :diễn dịch
Đoạn b:song hành
Đoạn c:song hành .
Tuần 3 Ngày soạn: 26/8/2010
Tiết 11,12 Ngày dạy: 30/8/2010
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
VĂN TỰ SỰ
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Làm được kiểu bài tự sự đã học ở lớp 6, có kết hợp với kiểu bài biểu cảm đã học ở lớp 7.
- Luyện tập viết đoạn văn và bài văn .
II. YÊU CẦU:
GV :Đề kiểm tra
HS : Xem các đề tham khảo .
III. HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN:
1/On định :kiểm tra nề nếp ,ss.
2/KTBC : không KTBC
3/Bài mới :
ĐỀ BÀI:
- Em hãy kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học.
Gợi ý(dàn bài )
MB :Giới thiệu kỉ niệm ngày đầu tiên đi học .
TB :
1. Xác định ngôi kể: thứ nhất, thứ ba
2. Xác định trình tự kể
+ Theo thời gian, không gian
+ Theo diễn biến của sự việc
+ Theo diễn biến của tâm trạng
3. Xác định cấu trúc của văn bản (3 phần) dự định phân đoạn (số lượng đoạn văn cho mỗi phần) và cách trình bày các đoạn văn.
4. Thực hiện bước tạo lập văn bản (đã học ở lớp 7), chú trọng bước lập đề cương.
Chú ý :kết hợp các yếu tố miêu tả ,biểu cảm ,kết hợp với kể lại câu chuyện .
KB :Nêu suy nghĩ của em về ngày đầu tiên đi học .
THANG ĐIỂM : MB :1 đ; TB :6 đ ;KB :1 đ.
Văn phong giàu cảm xúc 1 điểm .
Rõ ràng sạch đẹp 1 điểm .Tùy theo mức độ sai lỗi chính tả mà trừ điểm
4/ Củng cố :HS xem kĩ bài trước khi nộp
GV thu bài theo sĩ số
5/Dặn dò :hs về nhà soạn bài Lão Hạc .
Chú ý :phần Đọc hiểu văn bản .GV HD HS cách soạn bài
Trả lời các câu hỏi 1,2,3,4 SGK .
File đính kèm:
- TUAN 3.doc