I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
- Hình dung lớp kịch này trên sân khấu, hiểu rõ Môlie là nhà soạn kịch tài ba, xây dựng lớp kịch hết sức sinh động, khắc họa tài tình tính cách lố lăng của một tay trưởng giả học đòi làm sang và gây được tiếng cười sảng khoái cho tác giả.
- Rèn luyện kĩ năng đọc kịch bản văn học theo kiểu phân vai, tìm hiểu tính cách nhân vật hài kịch qua lời nói, hành động và mâu thuẩn kịch.
II/ CHUẨN BỊ:
1. GV: Giáo án, SGK, SGV, tư liệu.
2. HS: SGK, soạn bài ở nhà.
III/ LÊN LỚP:
1. Ổn định: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
(?) Yếu tố tự sự và miêu tả có tác dụng ntn trong văn nghị luận? Khi đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào văn nghị luận cần chú ý những gì? (Tác dụng: 5 – Chú ý: 5)
3. Bài mới:
11 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1306 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 30 tiết 117, 118: Ông giuốc – đanh mặc lễ phục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 29 – Văn bản Tuần 30 - Tiết 117, 118
ÔNG GIUỐC – ĐANH MẶC LỄ PHỤC
(Trích Trưởng giả học làm sang)
Mô – li – e
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
- Hình dung lớp kịch này trên sân khấu, hiểu rõ Môlie là nhà soạn kịch tài ba, xây dựng lớp kịch hết sức sinh động, khắc họa tài tình tính cách lố lăng của một tay trưởng giả học đòi làm sang và gây được tiếng cười sảng khoái cho tác giả.
- Rèn luyện kĩ năng đọc kịch bản văn học theo kiểu phân vai, tìm hiểu tính cách nhân vật hài kịch qua lời nói, hành động và mâu thuẩn kịch.
II/ CHUẨN BỊ:
1. GV: Giáo án, SGK, SGV, tư liệu.
2. HS: SGK, soạn bài ở nhà.
III/ LÊN LỚP:
1. Ổn định: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
(?) Yếu tố tự sự và miêu tả có tác dụng ntn trong văn nghị luận? Khi đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào văn nghị luận cần chú ý những gì? (Tác dụng: 5 – Chú ý: 5)
3. Bài mới:
Tg
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
1’
ØHoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Môlie là nhà soạn kịch lớn của Pháp thế kỉ XVII, ông chuyên viết và diễn hài kịch, những vỡ kịch gây ra những tiếng cười vui tươi và lành mạnh hoặc châm biếm, chế giễu của thói hư tật xấu của con người trong xã Pháp đương thời: điển hình như vở kịch Trưởng giả học làm sang mà ta tìm hiểu qua 1 phần của đoạn trích Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục.
13’
20’
40’
ØHoạt động 2: Tìm hiểu tác giả - tác phẩm.
(?) Hãy giới thiệu đôi nét về tg’ Mô-li-e?
- HS dựa vào SGK giới thiệu. GV chốt ý.
(?) Nêu vị trí của vở kịch?
ØHoạt động 3: Hướng HS tiếp xúc vở kịch.
à GV gọi 3 HS đọc theo phân vai, hướng dẫn HS cách đọc.
(?) Dựa qua phần đọc vở kịch em hãy tóm tắt ngắn gọn lại vở kịch này?
- HS tóm tắt, GV chỉnh sửa.
(?) Nêu thể loại?
à Tiếp tục GV gọi HS đọc lại từ khó.
Ø Hoạt động 4: Tìm hiểu vở kịch.
Bước 1: Tìm hiểu diễn biến và hành động kịch:
(?) Cho biết vở kịch diễn ra ở đâu? Căn cứ vào chỉ dẫn (những chữ in nghiêng) cho biết lớp kịch có mấy cảnh. Mỗi cảnh có các nhân vật nào?
- HS tìm hiểu trả lời. GV nhận xét.
(?) Câu hỏi thảo luận: Xem xét số lượng và nhân vật tham gia ở mỗi cảnh và các loại động tác, âm thanh trên sâu khấu để chứng minh rằng càng về sau kịch càng sôi động?
- HS thảo luận 2’. Đại diện trả lời.
- Nhóm khác nhận xét. GV kết luận.
HS: - Cảnh trước: có 4 nhân vật: Ông Giuốc-đanh, bác phó may, tay thợ phụ và gia nhân. Cảnh sau: Có thêm 4 tay thợ phụ nữa là đông hơn, sôi động hơn.
- Cảnh trước có ông Giuốc-đanh và bác phó may nói chuyện. Cảnh sau cũng chỉ có 2 người: ông Giuốc-đanh và tay thợ phụ (người mang bộ lễ phục đứng ở cảnh trước) nói chuyện, nhưng ta hình dung 4 tay thợ phụ kia xúm xít và ông Giuốc-đanh tuy nói chuyện với 1 người mà như nói với tốp thợ phụ 5 người.
- Cảnh trước chủ yếu là lời đối thoại (tất nhiên là có kèm cử chỉ) sang cảnh sau khán giả không chỉ được nghe những lời đối thoại mà còn được xem các tay thợ phụ cởi quần áo cũ, mặc lễ phục à kịch sôi động hẵn lên.
à Đã thế trên sân khấu còn có cảnh nhảy múa và âm nhạc rộn ràng à kịch càng sôi động náo nhiệt.
Bước 2: Tìm hiểu cảnh trước:
(?) Ông Giuốc-đanh và bác phó may trò chuyện xoay quanh những việc gì? Và sự việc nào là chủ yếu?
- HS tìm và trả lời. GV nhận xét.
(?) Học đòi của ông Giuốc-đanh là học đòi theo tầng lớp nào trong xã hội lúc bấy giờ?
(?) Vì sao việc học đòi làm sang của ông lại trở nên lố bịch, buồn cười. Nêu dẫn chứng để chứng minh?
- HS tìm và trả lời. GV chuẩn kiến thức.
GV bổ sung: Ngoài ra những chi tiết bít tất chật không xỏ chân vào được, giày chật nên đau chân cùng với những câu hỏi: “áo này vừa vặn không?”; “Bộ tóc và lông đính mũ có chững chạc không?” cũng góp phần thể hiện tính cách học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh.
(?) Ngoài ra cảnh này ta thấy ông Giuốc-đanh bị bác phó may lợi dụng điều gì?
- HS trả lời. GV bổ sung.
Bước 3: Tìm hiểu cảnh sau:
à GV cho HS đọc nhẩm lại phần này.
(?) Đầu tiên tay thợ phụ gọi ông Giuốc-đanh là gì? Gã gọi khi nào?
HS: Gọi Ông lớn, gã gọi khi mặc xong cho ông Giuốc-đanh bộ lễ phục.
(?) Và qua đây cho ta thấy ông Giuốc-đanh tưởng tượng ra điều gì?
HS: Khi ông Giuốc-đanh mặc xong bộ lễ phục là được tôn làm ông lớn ngay khiến ông tưởng rằng mặc lễ phục vào là nghiễm nhiên trở thành quí phái.
(?) Và tiếp các lần sau tay thợ phụ này đổi cách gọi ntn?
HS: Ông lớn à cụ lớn à đức ông.
(?) Cách gọi như vậy có phải gã thực sự kính trọng ông Giuốc-đanh? Hay mục đích chính của gã gọi là gì?
HS: Gã không thực lòng kính trọng ông Giuốc-đanh mà thực chất tay thợ phụ này ranh mãnh dùng mánh khóe nịnh hót để moi tiền, điểm huyệt đúng thói học làm sang của ông Giuốc-đanh.
(?) Khi nghe được gọi như thế ông trưởng giả ta có cảm giác ntn (dẫn chứng)? Và ông hành động ra sao?
- HS suy nghĩ trả lời. GV chuẩn kiến thức.
Hs: Khi nghe những câu tâng bốc ông rất lấy làm khoái chí (HS nêu dẫn chứng qua các câu nói của ông Giuốc-đanh) và lập tức thưởng tiền cho các tay thợ phụ.
(?) Việc trả lời và thưởng tiền mấy lần của ông Giuốc-đanh chứng tỏ lão đang khao khát cái gì?
- HS trả lời. GV nhận xét.
HS: Qua câu thoại thể hiện niềm hân hoan tràn ngập trong lòng ông Giuốc-đanh vì được đi tàu bay giấy quá cao, điều đó cho ta thấy cái khao khát làm quí tộc của ông.
à Tiếp tục GV đọc lại những lời nói riêng của ông Giuốc-đanh.
(?) Qua lời nói riêng của ông Giuốc-đanh chứng tỏ ông ta có thật sự hoang tưởng nặng không? Và việc ông ta thích làm quí tộc ntn?
- HS phân tích, trả lời. GV kết luận.
HS: Ông vẫn nghĩ đến túi tiền của mình nhưng ông vẫn sẵn sàng cho hết nó để đổi lại 2 tiếng ngọt ngào – “tướng công” và ở đoạn nói riêng cuối cùng – qua đó ta thấy tính cách học đòi làm sang của ông vẫn còn mãnh liệt lắm, ông vẫn sẵn sàng cho hết tiền để được làm sang.
Bước 4: Tìm hiểu nhân vật ông Giuốc-đanh:
(?) Qua vở kịch em thấy ông Giuốc-đanh là người ntn?
- HS trả lời. GV bổ sung.
(?) Hãy nêu chủ đề của vở kịch này?
(?) Vở kịch này làm cho em nhớ tối truyện cổ tích nào của Andessen?
HS: Bộ quần áo mới của hòang đế.
I/ Giới thiệu:
1. Tác giả:
Mô-li-e (1622 – 1673) là nhà soạn kịch nổi tiếng của Pháp. Tác giả của những vở hài kịch bất hủ: Lão hà tiện, Trưởng giả học làm sang …
2. Tác phẩm:
Lớp kịch kết thúc hồi II, trích vở kịch có 5 hồi.
II/ Tiếp xúc vở kịch:
1. Đọc: Phân vai. Giọng phải phù hợp với nhân vật, ngữ cảnh.
2. Thể loại: Kịch sân khấu.
3. Từ khó: SGK121
III/ Tìm hiểu vở kịch:
1. Diễn biến và hành động kịch:
- Diễn ra tại phòng khách nhà ông Giuốc-đanh gồm 2 cảnh:
a. Cảnh trước: Ông Giuốc-đanh, bác phó may, tay thợ phụ và gia nhân.
b. Cảnh sau: Có thêm 4 tay thợ phụ nữa.
- Kịch diễn: có đối thoại, có nhảy múa, cử chỉ, động tác, âm thanh rộn ràng sôi động.
2. Ông Giuốc-đanh và bác phó may: (cảnh trước)
- Cuộc đối thoại xoay quanh vấn đề: đôi bít tất chật, lông đính mũ, bộ tóc giả, đặc biệt là bộ lễ phục.
- Ông Giuốc-đanh học đòi cách sống của tầng lớp quý tộc Pháp lúc bấy giờ.
- Bộ lễ phục bị may ngược hoa nhưng ông vẫn ưng thuận vì “những người quí phái đều mặc áo ngược hoa”.
- Bác phó may gạn bớt vải của ông Giuốc-đanh để may áo cho mình, và bác còn giao nhiệm vụ cung cấp bộ phận ở những nơi khác: giày, bít tất, tóc giả, lông đính mũ. Đây là cơ hội để moi tiền ông trưởng giả học đòi làm sang.
3. Ông Giuốc-đanh và các tay thợ phụ: (cảnh sau)
- Tay thợ phụ tâng bốc gọi là “ông lớn, cụ lớn, đức ông” à thực chất là để moi tiền.
- Vì ham làm quí tộc mãnh liệt nên khi nghe lời ngọt ngào tâng bốc, ông trưởng giả sẵn sàng bỏ ra hết tiền để được làm sang.
4. Ông Giuốc-đanh – nhân vật hài kịch bất hủ:
- Dốt nát, quê kệch, ngớ ngẩn nhưng thích học đòi làm sang.
- Dung tiền mua lấy danh hảo.
- Bị lột quần áo mặc bộ lễ phục lố lăng ngược hoa à vẫn khoái chí ra vẻ ta đây là nhà quí tộc.
* Ghi nhớ - SGK122
4. Củng cố: (8’)
(?) Qua vở kịch em thích nhất là chi tiết gây cười nào?
(?) Thông qua đoạn kịch Mô-li-e muốn phê phán chúng ta điều gì ở xã hội Pháp lúc bấy giò?
5. Dặn dò: (2’)
- Đọc lại vở kịch, xem lại nội dung.
- Soạn bài TV tt “Luyện tập: Lựa chọn trật tự từ”.
. Đọc lại nội dung của phần bài học Lựa chọn trật tự từ.
. Xem các bài tập ở phần Luyện tập và làm theo yêu cầu.
Ngày soạn: 3/ 4/ 2007
Ngày dạy: 8A4:
8A5:
8A6:
Bài 29 - Tiếng việt Tuần 30 - Tiết 119
LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
- Vận dụng được kiến thức về trật tự từ trong câu để phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong một số câu trích từ các tác phẩm văn học chủ yếu là những tác phẩm đã học.
- Rèn luyện kĩ năng viết một đoạn văn ngắn thể hiện khả năng sắp xếp trật tự từ hợp lí.
II/ CHUẨN BỊ:
1. GV: Giáo án, SGK, SGV.
2. HS: SGK, bài soạn ở nhà.
III/ LÊN LỚP:
1. Ổn định: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
(?) Ở cảnh đầu, tính cách học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh thể hiện ntn và bị lợi dụng ra sao? (Tính học đòi làm sang: 5đ - Lợi dụng: 5đ)
(?) Và tính cách đó của ông như thế nào và bị lợi dung ra sao ở cảnh sau?(Tính học đòi làm sang: 5đ - Lợi dụng: 5đ)
3. Bài mới:
Tg
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
1’
Ø Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
GV cho HS nhắc lại nhận xét chung và tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ để giúp HS thực hành tốt phần luyện tập.
33’
Ø Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
BT1. GV gọi HS đọc lại Bt1. GV ghi cụm từ in đậm lên bảng ở từng phần khi tiến hành.
(?) Trật tự từ ở các từ và cụm từ in đậm thể hiện mối quan hệ giữa những hoạt động và trạng thái mà chúng biểu thị ntn?
- HS làm nhóm 3’. Đại diện trả lời.
- Nhóm khác nhận xét. GV kết luận.
BT2. GV gọi HS đọc lại Bt2
(?) Vì sao các từ in đậm được đặt ở đầu câu?
- GV gọi từng em trả lời từng câu a, b, c.
- HS trả lời. GV nhận xét, sửa sai.
BT3. GV gọi 2 HS đọc lại 2 đoạn thơ a, b
(?) Phân biệt hiệu quả diễn đạt trật tự từ?
- HS suy nghĩ trả lời.
- GV nhận xét, kết luận.
BT4. GV gọi HS đọc lại Bt4.
à GV ghi 2 câu vd a, b lên bảng. Đọc câu hỏi và cho HS thảo luận.
(?) Câu hỏi thảo luận: Các câu (a) và (b) này có gì khác nhau? Chọn câu thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn văn bên dưới.
- HS thảo luận 3’. Đại diện trả lời.
- Nhóm khác bổ sung. GV chuẩn kiến thức.
à Do thời lượng không nhiều, bài tập còn lại GV hướng dẫn cho HS về nhà làm.
BT5. GV cho HS đọc nhẩm lại Bt5 và gợi ý cho HS về làm:
Các từ in đậm đều là từ có tác dụng miêu tả cho “cây tre”, nghĩa là các từ này có quan hệ bình đẳng với nhau. Từ cơ sở đó em thử hoán đổi vị trí các từ in đậm và giải thích tại sao tg’ lại chọn trật tự từ như thế.
BT6. GV cho HS quan sát Bt6 và yêu câu HS tùy chọn viết 1 đoạn văn của (a) hoặc (b),
Cách sắp xếp ý trong câu, đoạn sẽ chi phối việc chọn lựa trật tự từ. Khi viết em phải chú ý tính liên kết và giải thích cách sắp xếp trật tự từ.
1/ Bài tập 1.
Trong các đoạn trích hoạt động và trạng thái được liệt kê theo thứ tự trước sau (hoặc thứ bậc quan trọng) cụ thể:
a. Các từ in đậm được liệt kê theo thứ tự trước sau việc này nối tiếp việc kia trong công tác vận động quần chúng, trước là giải thích sau mới tuyên truyền để hưởng ứng rồi tổ chức cho quần chúng làm theo tinh thần yêu nước thể hiện vào công việc yêu nước, công việc k/ch.
b. Liệt kê sắp xếp thứ bậc. Việc chính diễn ra hàng ngày của bà mẹ là bán bóng đèn còn bán vàng hương là việc phụ.
2/ Bài tập 2.
Các từ in đậm đặt ở đầu câu là liên kết câu ấy với những câu trước cho chặt chẽ hơn.
3/ Bài tập 3.
Việc đảo trật tự thông thường của các từ trên nhằm mục đích nhấn mạnh hình ảnh hoặc tâm trạng nêu ở các từ đứng đầu câu.
4/ Bài tập 4.
* Ở 2 câu phụ ngữ của động từ “thấy” đều là cụm C – V:
- Ở câu (a) cụm C – V này có chủ ngữ đứng trước nhằm nêu tên nhân vật và miêu tả hành động của nhân vật.
- Ở câu (b) cụm C – V làm phụ ngữ, có vị ngữ đảo lên trước, đồng thời từ “trịnh trọng” lại đặt trước động từ, cách viết này có tác dụng nhấn mạnh sự “làm bộ làm tịch”.
à Đối chiếu văn cảnh nhất là câu cuối cùng trong đoạn trích, ta thấy thích hợp nhất điền vào chỗ trống là câu b.
5/ Bài tập 5, 6.
(HS về nhà làm).
4. Củng cố: (3’)
à GV nhắc lại yêu cầu tiết học.
5. Dặn dò: (2’)
- Xem lại bài tập. Hoàn thành bài tập 5, 6.
- Soạn bài TLV tt “Luyện tập đưa yếu cố tự sự và miêu tả vào trong văn nghị luận”.
. Đọc lại đề bài ở yêu cầu I.
. Xem các hướng dẫn ở phần II và làm theo yêu cầu.
Ngày soạn: 3/ 4/ 2007
Ngày dạy: 8A4:
8A5:
8A6:
Bài 29 - Tập làm văn Tuần 30 - Tiết 120
LUYỆN TẬP
ĐƯA CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ VÀO VĂN NGHỊ LUẬN
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
- Củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận mà các em đã học.
- Vận dụng những hiểu biết đó để tập đưa các yếu tố đó và viết 1 đoạn văn, bài văn nghị luận có đề tài gần gũi, quen thuộc.
II/ CHUẨN BỊ:
1. GV: Giáo án, SGK, SGV, tài liệu.
2. HS: SGK, bài soạn ở nhà.
III/ LÊN LỚP:
1. Ổn định: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
à GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
Tg
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
1’
Ø Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Tiết trước các em đã tìm hiểu vai trò của yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận có những tác dụng rất tích cực, tiết này chúng ta sẽ thực hành vào một đề văn cụ thể.
15’
20’
Ø Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập.
à GV gọi HS đọc lại đề bài.
GV định hướng: một số bạn đang đua đòi theo lối ăn mặc không lành mạnh không phù hợp với lứa tuổi học sinh, truyền thống văn hóa của dt và hoàn cảnh của gia đình. Em viết một bài văn nghị luận để thuyết phục các bạn đó thay đổi cách ăn mặc.
à GV cho HS đọc luận điểm trong SGK.
(?) Câu hỏi thảo luận: Nên đưa vào bài viết luận điểm nào?
- HS thảo luận nhóm 2’. Đại diện trả lời.
- Nhóm khác nhận xét. GV kết luận.
(?) Sắp xếp các luận điểm?
- GV cho HS 1,5’ để sắp xếp luận điểm và trả lời.
à GV cho HS đọc đoạn a.
(?) Tìm luận điểm (câu chủ đề) của đoạn văn a?
(?) Tìm yếu tố tự sự và miêu tả của đoạn văn này?
- HS tìm và trả lời. GV bổ sung.
à Tiếp tục GV cho HS đọc đoạn văn b.
(?) Tìm luận điểm (câu chủ đề) của đoạn văn này?
(?) Tìm yếu tố tự sự và miêu tả ?
- HS trả lời, GV kết luận.
(?) Nên đưa ytố tự sự và miêu tả trong quá trình lập luận của mình không? Vì sao?
- HS trả lời. GV nhấn mạnh.
Hoạt động 3: Thực hành viết.
à Tiếp tục GV cho HS làm
Viết đoạn văn theo đề lợi ích của việc đi bộ.
Cho HS đọc, HS khác nhận xét. GV chỉnh ý.
I/ Chuẩn bị ở nhà:
Đề: Trang phục và văn hóa.
Lập dàn bài.
II/ Luyện tập trên lớp:
1. Định hướng bài làm:
SGK125
2. Xác định luận điể:
Có thể đưa tất cả các luận điểm trong SGK, trừ câu (d).
3. Sắp xếp luận điểm:
Luận điểm cần sắp xếp lại: a – c – e – b.
4. Vận dụng yếu tố tự sự và miêu tả:
* Xét đoạn văn a – SGK125
- Luận điểm: “Sự ăn mặc … đến thế?”
- Yếu tố tự sự và miêu tả: “Có bạn … rộng lùng thùng”.
* Xét đoạn văn b – SGK126
- Luận điểm: “Hình như … sành điệu” (Lđ xuất phát); “Vậy thì … đâu” (Lđ kết luận)
- Yếu tố tự sự và miêu tả: “Và có lẽ … khi tập kiếm”.
* Nên đưa ytố ts và mtả vì nhờ đó việc trình bày luận cứ rõ ràng, cụ thể sinh động hơn.
5. Viết đoạn văn có yếu tố tự sự và miêu tả.
(HS làm)
4. Củng cố: (3’)
à GV nhấn mạnh lại các yêu cầu làm bài.
5. Dặn dò: (2’)
- Xem lại nội dung bài.
- Soạn bài tt “Chương trình địa phương”
. Xem phần Chuẩn bị ở nhà các yêu cầu 1, 2, 3, 4.
. Lưu ý các yêu cầu ở phần II câu 1 để vào lớp GV gọi phát biểu.
Ngày soạn: 4/ 4/ 2007
Ngày dạy: 8A4:
8A5:
8A6:
Tư liệu trợ giúp
MÔLIE:
(Molière; tên thật: Jean - Baptiste Poquelin; 1622 - 73), nhà hài kịch Pháp. Thời trẻ, năng lui tới các nhóm văn nghệ sĩ, chịu ảnh hưởng triết học duy lí của Đêcac R. (R. Descates) và triết học tự nhiên của Gaxăngđi P. (P. Gassendi). Môlie gia nhập đoàn kịch của nữ nghệ sĩ Bêja (M. Béjart). Ở Pari, đoàn thất bại, phải đi diễn ở các tỉnh lẻ. Sau 13 năm, đoàn nổi tiếng và trở về Pari (1658). Môlie vừa viết kịch bản vừa làm diễn viên, đạo diễn, nhà quản lí sân khấu, bậc thầy của hài kịch cổ điển Pháp; người cải cách vĩ đại của nghệ thuật sân khấu Pháp; người sống với sân khấu và chết trên sân khấu (khi diễn vở "Người bệnh tưởng"). Tác phẩm gồm: "Những bà đài các rởm" (1659), "Trường học làm vợ" (1662), "Tactuyp" (1669), "Đông Joăng" (1665), "Kẻ ghét đời" (1666), "Lão hà tiện" (1668), "Người bệnh tưởng" (1673), vv. Môlie được các nghệ sĩ chân chính và nhân dân quý mến. Vua Lu - i XIV (Louis XIV) trọng tài năng của Môlie, che chở Môlie chống lại sự căm thù của quyền lực nhà thờ và những đại quý tộc hủ bại. Môlie tiếp thu những truyền thống của hài kịch dân gian và những thành tựu của kịch cổ điển, đã sáng tạo nên những vở hài kịch có nội dung xã hội sâu sắc. Nhiều nhân vật trong kịch của Môlie như Đông Joăng (Don Juan), Tactuyp (Tartuffe), Acpagông (Harpagon) ... đã trở thành những điển hình xã hội về những thói hư, tật xấu. Môlie là người sáng tạo hài kịch Pháp, đóng góp vào mĩ học cổ điển Pháp nhiều quan niệm mới. Hài kịch Môlie đạt quy mô lớn chủ yếu do ông kết hợp một cách đầy sáng tạo tư tưởng Đêcac với tư tưởng Gaxăngđi, cái "cổ điển" với cái "barôc", vừa có tính lịch sử, vừa có tính nhân loại, nhiều khi đạt tới cái mênh mông bí ẩn của con người, cái khát vọng không bờ bến, cái cô đơn vĩnh hằng, bằng nghệ thuật hài kịch. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Môlie đóng vai trò lớn trong sự phát triển của hài kịch toàn Châu Âu và cả thế giới.
File đính kèm:
- giao an ngu van 8 HKII tuan 30.doc